intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng với du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

32
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận "Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng với du lịch" nhằm trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến trong Tết truyền thống Việt Nam hiện nay, những ảnh hưởng của nó đối với du lịch, đề ra một số giải pháp để khai thác du lịch trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá du lịch: Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng với du lịch

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHỮNG TÍN NGƯỠNG TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở HÀ NỘI VÀ ẢNH HƯỞNG VỚI DU LỊCH Khoá luận tốt nghiệp ngành : Văn hoá du lịch Người hướng dẫn : PGS.TS Triệu Thế Việt Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thùy Linh Mã sinh viên : 1805VDLA026 Lớp : Văn hóa Du lịch 18 Khóa : 2018-2022 Hà Nội – 2022
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 6 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 8 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 8 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 9 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 9 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 9 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 9 6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 10 Chương 1 .......................................................................................................... 11 TỔNG QUAN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ........................................ 11 1.1. Giới thiệu về Tết cổ truyền của người Việt ............................................... 11 1.1.1. Lịch sử hình thành Tết cổ truyền của người Việt ................................... 11 1.1.2. Đặc điểm về thời gian của Tết cổ truyền của người Việt......................... 12 1.1.2.1. Tiết khí trong năm................................................................................. 13 1.1.2.2. Các khí tiết và lễ tiết theo lịch pháp Mặt Trăng ..................................... 13 1.1.3. Không gian lễ hội của Tết cổ truyền ......................................................... 22 1.1.4. Các phong tục ngày Tết ........................................................................... 22 1.1.4.1. Tống Cựu Nghinh Tân .......................................................................... 23 1.4.1.2. Hạ Nguyên............................................................................................ 23 1.4.1.3. Tất niên ................................................................................................ 24 1.1.1.4. Giao thừa ............................................................................................. 24 1.4.2.5. Tri ân ................................................................................................... 24
  3. 1.4.1.6. Hóa vàng ............................................................................................. 25 1.4.1.7. Tết trồng cây ........................................................................................ 25 1.1.5. Các thú chơi ngày Tết ............................................................................. 26 1.1.5.1. Khai bút đầu xuân................................................................................. 27 1.1.5.2. Câu đối................................................................................................. 27 1.1.5.3. Tranh Tết.............................................................................................. 28 1.1.5.4. Hoa trong ngày tết ................................................................................ 28 1.1.6. Ẩm thực ngày Tết ................................................................................... 29 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 33 Chương 2 .......................................................................................................... 34 TÍN NGƯỠNG VÀ NHỮNG BÀN LUẬN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở HÀ NỘI ............................................................................................... 34 2.1. Tín ngưỡng trong Tết Nguyên Đán ở Hà Nội ............................................ 34 2.1.1. Tống cựu nghinh tân .............................................................................. 34 2.1.2 Hạ Nguyên .............................................................................................. 35 2.1.3. Tất niên .................................................................................................. 38 2.1.4. Giao thừa ................................................................................................ 40 2.1.5. Tri ân ...................................................................................................... 43 2.1.6. Hóa vàng ................................................................................................ 46 2.1.7. Tết trồng cây ........................................................................................... 47 2.2. Những bàn luận về Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội .............................. 48 2.2.1. Những nét đẹp trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội .......................... 48 2.2.2. Nhưng bất cập trong Tết cổ truyền ở Hà Nội .......................................... 54 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 55 Chương 3 .......................................................................................................... 57
  4. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TÍN NGƯỠNG TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở HÀ NỘI VÀ KHAI THÁC DU LỊCH ...................................... 57 TRONG DỊP TẾT CỔ TRUYỀN ..................................................................... 57 3.1. Những biến đổi về tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội ... 57 3.1.1. Biến đổi về quan niệm “Tết”của người Hà Nội ...................................... 57 3.1.2. Những biến đổi trong tín ngưỡng của Tết cổ truyền ở Hà Nội ............... 59 3.1.3. Biến đổi về mâm cỗ ngày Tết của người Việt ở Hà Nội .......................... 63 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa Tết Nguyên Đán vào khai thác du lịch .............................................................................................................. 65 3.2.1.Những thuận lợi ...................................................................................... 65 3.2.2. Những khó khăn.................................................................................... 66 3.3. Một số giải pháp để khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán trong du lịch..................................................................................................................... 68 3.3.1. Khai thác tài nguyên tĩnh ....................................................................... 68 3.3.2. Khai thác tài nguyên động ...................................................................... 71 3.3.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên Tết Nguyên Đán trong du lịch ..................................................................................................... 71 3.3.3.1. Cần có những nghiên cứu khoa học tổng thể về lễ hội TếtNguyên Đán 71 3.3.3.2. Duy trì bảo tồn và phát triển các phong tục cổ truyền ngày Tết khuyến khích các hoạt động vui xuân đón Tết của nhân dân.................................... 72 3.3.3.3. Đa dạng các loại hình du lịch, các chương trình tour trong dịp Tết ....... 73 3.3.3.4. Nâng cao chất lượng phục vụ trong dịp Tết ........................................... 78 3.3.3.5. Một số kiến nghị giải pháp trong việc khai thác Tết Cổ Truyềntrong kinh doanh du lịch....................................................................................... 80 3.3.4. Giải pháp gìn giữ giá trị truyền thống trong Tết cổ truyền ..................... 82 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 83 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 86
  5. PHỤ LỤC.......................................................................................................... 87
  6. LỜI CẢM ƠN Đối với sinh viên năm tư chuyên ngành Văn hoá Du lịch của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp là một trong những minh chứng, là thành quả sau bốn năm cố gắng học tập và rèn luyện. Ngoài những sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành tốt công việc của mình nếu như không có sự giúp đỡ tận tình chỉn chu và khoa học đến từ Phó Giáo sư Tiến sĩ Triệu Thế Việt. Tôi xin chân thành được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy! Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các quý thầy cô trong khoa Quản lý Xã hội đã tạo điều kiện để bản thân tôi được trưởng thành trong môi trường giáo dục nề nếp. Xin được gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy, Cô bộ môn, thầy giáo chủ nhiệm trong suốt quá trình học tập đã truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên ngành thật hữu ích và có giá trị sâu sắc đối với sự phát triển trong chặng đường cuối cùng của thời sinh viên để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này! Với điều kiện thời gian ngắn hạn cùng kinh nghiệm bản thân còn non trẻ nên chắc chắn trong quá trình làm luận án không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và nhận xét, đóng góp ý kiến đến từ quý thầy cô giúp tôi nhận ra những hạn chế để bài đồ án của mình có thể hoàn thiện một cách đầy đủ, nâng cao ý thức và kinh nghiệm để phục vụ cho công tác làm việc sau này! Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả thực hiện Trương Thị Thùy Linh 1
  7. LỜI CAM ĐOAN Trải qua thời gian miệt mài làm khóa luận, sơ suất có sai sót có. Được sự thông cảm và tạo điều kiện từ phía nhà trường và PGS.TS Triệu Thế Việt, một lần nữa, tôi xin được cam đoan đề tài này là thành quả của quá trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự giúp đỡ khoa học và tận tình của người Cha, người Thầy Triệu Thế Việt. Tất cả những nội dung trong đề tài là sự thai nghén kiến thức và ấp ủ cùng niềm đam mê với những văn hóa truyền thống dân tộc, “Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng với du lịch” là đề tài mà tôi xin được chọn. Những thông tin thu thập trong bài đều có trích dẫn từ các nguồn chính thống để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu! Tôi xin chân thành cám ơn! Tác giả thực hiện Trương Thị Thùy Linh 1
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tết truyền thống Việt Nam hay gọi là Tết Nguyên Đán – chỉ khi nhắc tới những từ này, dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào: dù giàu sang, phú quý; dù cơ cực, xa quê; dẫu bần hàn, thiếu thốn,… Nhắc đến Tết, ta liên tưởng ngay đến những hình ảnh thuở xưa, nó luôn nằm đấy, án ngữ trong tâm thức, trong cuộc đời của mỗi con người từ lúc thơ bé háo hức chờ manh áo mới mừng tuổi ngày Tết cho đến độ trưởng thành, phải lo toan hết mọi việc, tự chịu trách nhiệm của cuộc đời mình để khi về già được an nhàn tận hưởng Tết theo đúng vị. Với Tết Việt, đây đã trở thành một mỹ tục của dân ta, nó không chỉ đơn thuần là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới hay có thể bày bằng cách khác đó là sự giao mùa. Hơn thế, Tết mang ý nghĩa tâm linh và nguồn cội, Xuân về làm ta tươi sắc hơn, gắn bó hơn với quê hương và gia đình, mỗi Xuân đi qua ta lại thêm tuổi mới, rồi lại lần nữa thốt lên tựa lời thơ Xuân Diệu: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần … Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” (Vội vàng – Xuân Diệu) Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập và giao lưu nền văn hóa hiện đại như bấy giờ, nhiều nét đẹp văn hóa được du nhập từ nước ngoài được dân ta nhanh chóng tiếp thu trong khi đó, có những nét đẹp văn hóa truyền thống Việt có nguy cơ bị rơi vào quên lãng hoặc không được hiểu theo cách đúng nghĩa điển hình như một số tín ngưỡng của Tết cổ truyền dân tộc đặc biệt là vùng đất Kinh Bắc, nơi hội tụ những tín ngưỡng thu hút khách du lịch không chỉ nội địa mà còn cả quốc tế... Trong khi đó, Tết truyền thống (Tết Nguyên Đán) lại là một thuần phong mỹ tục mang đầy nét văn hóa Việt mang những đặc trưng riêng của người Việt Nam mà không nơi nào có thể có. Nhận thấy được sự thay đổi này, tác giả mới khảo sát tín ngưỡng cổ truyền ở Hà Nội để làm rõ những vấn đề về tín ngưỡng và ảnh 8
  9. hưởng đến du lịch. Vì nó tác động mạnh mẽ đến hầu như các lĩnh vực trong cuộc sống, là cơ hội và cũng là sự thách thức không hề nhỏ đến việc khai thác du lịch. Thấu hiểu và nhìn nhận được tầm quan trọng của những vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng với du lịch” với mục đích hệ thống lại một cách đầy đủ, ngắn gọn đồng thời qua khóa luận lần này, bản thân có thể góp một phần nhỏ trong việc lưu giữ và quảng bá, lưu truyền giá trị văn hóa cổ truyền xưa tóm gọn vỏn vẹn trong 3 chữ lớn lao mang tên: “TẾT – NGUYÊN – ĐÁN”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm trong quá trình diễn biến trong Tết truyền thống Việt Nam hiện nay, những ảnh hưởng của nó đối với du lịch, đề ra một số giải pháp để khai thác du lịch trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. 3. Ý nghĩa của đề tài Hệ thống lại một cách đầy đủ về Tết truyền thống, qua đó, công trình nghiên cứu này có thể sẽ là một tài liệu tham khảo cho những công trình có nội dung tương tự. 4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu: Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế. Qua khảo sát còn cho phép thu thập được nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Từ đó có những nhận xét, đánh giá ban đầu để đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bán sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. - Phương pháp thống kê và phân tích: Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hệ thống lại những luật tục trong Tết truyền thống Việt Nam. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Những tín ngưỡng của Tết cổ truyền Việt Nam. + Những ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với du lịch. 9
  10. - Phạm vi nghiên cứu: Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam ở Hà Nội và ảnh hưởng đến du lịch. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu làm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về Tết cổ truyền Việt Nam. - Chương 2: Những tín ngưỡng và bàn luận về Tết cổ truyền ở Hà Nội. - Chương 3: Những biến đổi trong tín ngưỡng của Tết cổ truyền và việc khai thác các giá trị tín ngưỡng phục vụ du lịch. 10
  11. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 1.1. Giới thiệu về Tết cổ truyền của người Việt 1.1.1. Lịch sử hình thành Tết cổ truyền của người Việt Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một lãnh thổ. Mỗi một dân tộc đều có một cái tết riêng của mình nhưng tất cả đều ăn Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán được coi là tiêu biểu nhất và có phạm vi rộng lớn diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc Hán, “Nguyên” tức là sự bắt đầu, khởi đầu mang tính sơ khai và “Đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Chỉ có gọi như vậy mới nói hết được tầm với và chiều sâu tâm hồn của nếp sống truyền thống người Việt. Một số nước chịu ảnh hưởng và du nhập từ văn hóa Trung Hoa nên lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (hay được gọi là Tết Tây). Theo quy luật 3 năm sẽ nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 (Dương) và sau ngày 19 tháng 2 (Dương) mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 (Dương). Thời gian nghỉ Tết thường thường sẽ kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày (cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới) tức 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng. Theo văn hóa học và Lễ hội học, Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) là một dịp lễ lạt, văn hóa theo mùa cho nên có thể xem Tết Nguyên Đán là một hội lễ nông nghiệp, nghi thức nông nghiệp. Vào thời cổ năm mới bắt đầu từ tháng Tý tức tháng 11 âm lịch, về sau do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa mới lấy tháng Dần làm tháng đầu năm. Theo lịch sử Trung Hoa Tết Nguyên Đán có từ thời Tam Vương, Ngũ Đế: Đời Tam Vương: Nhà Hạ chuộng màu đen, nên chọn tháng Dần là tháng đầu năm tức tháng Giêng âm lịch. Nhà Thương thích màu trắng, nên chọn tháng Sửu làm tháng đầu năm tức tháng Chạp. 11
  12. Qua nhà Chu (1050-256 TCN) ưa sắc đỏ, nên chọn tháng Tý làm tháng đầu năm. Các Vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới khai thiên lập địa nghĩa là: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu có Đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra các ngày Tết khác nhau. Đến thời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời đổi ngày Tết vào ngày một tháng nhất định là tháng Dần. Mãi đến thời Tần thế kỉ 3 TCN, Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi tức tháng 10. Cho đến khi nhà Hán trị vì(Hán Vũ Đế (140TCN)) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau trải qua bao nhiêu thời đại không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thư năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người, ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Vì thế ngày Tết được kể từ ngày mồng 1 cho đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng . 1.1.2. Đặc điểm về thời gian của Tết cổ truyền của người Việt Tết Nguyên Đán nói riêng và Lễ Tết nói chung đều gắn với thời gian nhất định. Nó diễn ra theo thời vụ hàng năm. Tết nguyên Đán là lễ hội có thời gian diễn ra dài nhất trong hệ thống lễ hội Tết ở Việt Nam. Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống Lễ Hội Việt Nam, mà phần Lễ cũng như phần Hội đều rất phong phú về cả nội dung lẫn hình thức: Phần Lễ các yếu tố linh thiêng bao giờ cũng diễn ra trước phần Hội. Lễ kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng Âm lịch. Tức là bắt đầu từ lễ cúng Ông Táo cho đến lễ Khai Hạ (hạ cây Nêu) người nông dân bắt đầu cày ruộng, những người không có việc thì đi chơi xuân. Phần hội diễn ra khá dài và dài nhất trong các lễ hội Việt Nam. Nó kéo dài tới ba tháng. Vì thế dân gian thường có câu ca dao: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi. 12
  13. Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè” Ăn Tết xong là người dân bắt đầu đi trẩy hội, du xuân, cầu phúc, cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Đây cũng là thời điểm để ngành du lịch bắt đầu một mùa du lịch cho một năm mới, mở ra cơ hội lớn cho kinh doanh du lịch. 1.1.2.1. Tiết khí trong năm Theo văn hóa Đông Á thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác đã có sự phân chia thời gian. Một năm 365 ngày được chia thành 4 mùa, mỗi mùa 3 tháng, gồm 8 tiết (Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí) và có 24 tiết khí (Lập xuân, Vũ thủy, Kinh rập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn) tương ứng với xuân, hạ, thu, đông. Ứng với mỗi tiết sẽ có một thời khắc “giao thời”. Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức nói cách khác là sự chuyển giao, tiếp biến giữa cái cũ và cái mới. Tiết khí thực chất là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất khi quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi điểm đặc biệt này cách đều nhau 15 độ, hoặc mỗi tiết khí cách nhau 15 ngày. Có thể nói, lịch 24 tiết khí là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kinh nghiệm được dân gian dày công đúc kết từ đời cha ông ta xưa. 1.1.2.2. Các khí tiết và lễ tiết theo lịch pháp Mặt Trăng Nguyên nghĩa phát âm của Tết là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc Hán, “Nguyên” tức là sự bắt đầu, khởi đầu mang tính sơ khai và “Đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”- là sự khởi đầu của năm mới nhưng không nằm trong 24 tiết khí, mà nó nằm giữa tiết này với tiết khác. Lịch tiết khí vừa gắn tháng với tuần trăng, vừa gắn năm với thời tiết. Nông nghiệp thường dùng lịch này để chỉ đạo sản xuất, canh tác theo thời tiết mỗi mùa. Theo cách tính từ thời cổ đại, 24 tiết khí ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có 6 ngày tiết khí. Tuy nhiên, khi phân loại, người xưa dựa vào 4 13
  14. tiêu chí như sau: 8 tiết khí biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau gồm: Lập xuân, Xuân Phân; Lập Hạ, Hạ chí; Lập thu, Thu Phân; Lập Đông, Đông Chí. 5 tiết khí biểu thị nhiệt độ thay đổi gồm: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn. 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết. 4 tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng gồm: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng. Ý nghĩa của 24 tiết khí: • Tiết Lập xuân “Lập” có nghĩa là xác lập, đánh dấu. “Xuân” có nghĩa là mùa xuân. Vì vậy, tiết Lập Xuân đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân, cũng như đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Ngày dương lịch: Từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 đến thời gian bắt đầu tiết Vũ thủy. Ý nghĩa: Theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đất trời hân hoan, bắt đầu những điều tươi mới và may mắn. Theo góc độ thiên văn học, thì tiết Lập Xuân đánh dấu một chu trình quỹ đạo mới của Trái đất khi quay quanh Mặt trời. • Tiết Vũ Thủy “Vũ” là mưa, “Thủy” là nước theo tiếng Hán thì Vũ Thủy là thời tiết mưa ẩm ướt, mưa phùn, có gió thổi nhẹ. Ngày dương lịch: Từ ngày 18 tháng 2 hoặc ngày 19 tháng 2 đến thời gian bắt đầu tiết Kinh trập. Ý nghĩa: Tiết khí Vũ thủy bắt đầu bằng những cơn mưa phùn nhỏ, người ta gọi đó là những cơn mưa xuân mang tới sự thay đổi tươi mới cho đất trời. Độ ẩm và ánh sáng ở tiết khí này tạo điều kiện thuận lợi cho cây cỏ muôn loài sinh sôi, nảy nở. Đây cũng là thời gian người nông dân có thể tiến hành trồng trọt, cấy cày để bắt đầu một vụ mới tươi tốt, hứa hẹn một mùa vụ bội thu. • Tiết Kinh Trập 14
  15. “Kinh” có nghĩa là kinh động, làm thức tỉnh, “Trập” có nghĩa là sâu bọ, côn trùng. Như vậy “Kinh trập” có nghĩa là các loại côn trùng, sâu bọ được thức tỉnh đến mùa sinh sôi, phát triển. Nôm na thì đây là tiết khí sâu nở sau một thời gian ngủ đông. Ngày dương lịch: Từ ngày 5 tháng 3 hoặc ngày 6 tháng 3 đến thời gian bắt đầu tiết xuân phân. Ý nghĩa: Kinh Trập cũng là lúc sâu bọ sinh sôi và phá hại mùa màng vụ xuân của người dân. Chính vì vậy cần tiến hành phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ mùa màng, cây trái của mình. Tuy nhiên một vài loại cây ăn quả nhờ có côn trùng mà quá trình thụ phấn nhanh chóng hơn. • Tiết Xuân Phân Theo lịch Trung Hoa cổ đại, Xuân Phân là điểm giữa của mùa xuân, là một trong 24 tiết khí trong nông lịch. Theo định nghĩa này, thời điểm bắt đầu của nó trùng với khái niệm điểm xuân phân. Tuy nhiên, theo khoa học phương Tây thì xuân phân là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc Bán cầu. Khi mà Mặt Trời xuất hiện ở gần xích đạo nhất và đi lên hướng Bắc. Ngày dương lịch: Từ ngày 20 tháng 3 hoặc ngày 21 tháng 3 đến thời gian bắt đầu tiết Thanh minh. Ý nghĩa: Tiết Xuân phân tượng trưng cho sự cân bằng âm dương, là tiết khí cực kỳ tốt. Thời điểm này rất thích hợp để tiến hành những việc trọng đại như đám cưới, đám hỏi. • Tiết Thanh Minh “Thanh” là trong xanh, còn “Minh” có nghĩa là sáng sủa. Khi những cơn mưa phùn của mùa xuân đã hết, bầu trờ trở nên quang đãng, trong xanh là sang tiết Thanh Minh. Ngày dương lịch: Từ ngày 4 tháng 4 hoặc ngày 5 tháng 4 đến thời gian bắt đầu tiết Cốc vũ. Ý nghĩa: Tiết Thanh Minh từ lâu đã gắn liền với đạo đức, bổn phận con người Việt Nam. Đây được coi là ngày giỗ tổ chung của dòng họ. Tiết khí này còn gắn liền với tục tảo mộ đầu năm. Vì ngày này thời tiết ấm dần, cây cỏ tốt hơn 15
  16. trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải đi tảo mộ, cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ. Nhân lúc đi tảo mộ, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, người thân đã khuất, còn có thể đi dạo chơi ngắm cảnh, nên gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu: Thanh Minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh. (Truyện Kiều – Nguyễn Du) • Tiết Cốc Vũ “Cốc” chỉ ngũ cốc, còn “vũ” nghĩa là mưa. Tiết Cốc Vũ là thời điểm có mưa lớn như những hạt ngũ cốc rơi, rất tốt cho cây cối mùa màng. Ngày dương lịch: Từ ngày 20 tháng 4 hoặc ngày 21 tháng 4 đến thời gian bắt đầu tiết Lập hạ. Ý nghĩa: Tiết Cốc Vũ chính là mốc đánh dấu khi đất trời chuyển mình từ xuân sang hè. Sau thời khắc này, những cơn gió lạnh sẽ hoàn toàn biến mất, thay vào đó là nắng ấm của mùa hạ, rất tốt cho sự sinh trưởng của cây cối, hoa màu. • Tiết Lập Hạ “Lập” nghĩa là xác lập, đánh dấu, còn “Hạ” nghĩa là mùa Hạ. Vậy Lập Hạ là tiết khí đánh dấu sự bắt đầu của mùa Hạ. Ngày dương lịch: Từ ngày 5 tháng 5 hoặc ngày 6 tháng 5 đến thời gian bắt đầu tiết Tiểu mãn. Ý nghĩa: Thời tiết nắng nhiều mưa nhiều nên nóng ẩm liên tục. Đây là điều kiện thuậ lợi cho vi khuẩn, sâu bọ, cỏ dại phát triển nhanh chóng. Thời gian này cây trồng cũng phát triển, chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Do đó, nên chăm sóc kỹ lưỡng, bảo vệ mùa màng để tránh bị côn trùng phá hoại, nên làm cỏ để tránh việc chúng mọc lây lan chiếm ánh sáng và dinh dưỡng của cây trồng. • Tiết Tiểu Mãn Tiểu mãn trong tiết khí được hiểu theo 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất: “tiểu” là nhỏ bé, “mãn” nghĩa là đầy, biểu thị lượng nước dồi dào. “Tiểu mãn” nghĩa là lũ nhỏ. Nghĩa thứ hai: Tiểu mãn có nghĩa là sự bắt đầu đủ đầy về lương thực, thực 16
  17. phẩm. Đây là thời điểm cây cối, hoa màu và ngũ cốc đang vào mùa kết hạt và sắp sửa được thu hoạch, tuy nhiên chưa thực sự chín muồi. Ngày dương lịch: Từ ngày 21 tháng 5 hoặc ngày 22 tháng 5 đến thời gian bắt đầu tiết Mang chủng. Ý nghĩa: Những đặc trưng của thời tiết cùng với sự phát triển của cây trồng, vật nuôi trong Tiết Tiểu Mãn ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. • Tiết Mang Chủng “Mang” có nghĩa là vòi nhụy của các loại ngũ cốc, “chủng” nghĩa là hạt giống nói chung. Tiết Mang Chủng khoảng thời gian mà các loại hạt ngũ cốc đã được thụ phấn và phát triển đến độ chín muồi, có thể thu hoạch hoặc làm giống. Ngày dương lịch: Từ ngày 5 tháng 6 hoặc ngày 6 tháng 6 đến thời gian bắt đầu tiết Hạ chí. Ý nghĩa: Tiết Mang Chủng có đặc điểm khí hậu riêng biệt thường xuyên xuất hiện những cơn mưa bão và sự thích nghi của cây trồng, vật nuôi, Tiết Mang Chủng thích hợp cho các công việc như: trồng trọt vụ trễ, phòng tránh bão lũ, thu hoạch lương thực, trái cây. • Hạ Chí Hạ chí là thời điểm giữa mùa hè, thường rơi vào giữa năm. Cắc bán cầu vào thời gian Hạ chí sẽ nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn so với Nam bán cầu. Do đó Bắc bán cầu nhận được lượng bức xạ lớn, thời gian của ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng hơn. Thậm chí, một số thành phố ở Bắc Âu còn có hiện tượng “đêm trắng”, chỉ có ban ngày mà hoàn toàn không có ban đêm. Ngày dương lịch: Từ ngày 21 tháng 6 hoặc ngày 22 tháng 6 đến thời gian bắt đầu tiết Tiểu thử. Ý nghĩa: Vào Tiết Hạ Chí, thời tiết có ánh nắng gay gắt, nóng bức, bầu trời xanh. Vì nhiệt độ cao nên thời tiết vô cùng oi bức, khô và nóng, nước bốc hơi rất nhanh. Gió Tín phong và gió Mậu dịch hoạt động mạnh mẽ trên biển nên thường tạo ra sự ngưng tụ của hơi nước dẫn đến những trận mưa lớn kéo dài, bão lũ, thiên tai ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhiệt độ nóng ẩm, tạo điều kiện cho các 17
  18. loài động thực vật phát triển mạnh, nguồn thức ăn rất dồi dào. • Tiết Tiểu Thử “Tiểu” là nhỏ bé, “Thử” là nóng bức. “Tiểu thử” biểu thị thời tiết nắng nhẹ, chuẩn bị bước sang giai đoạn nóng cực điểm trong năm. Ngày dương lịch: Từ ngày 7 tháng 7 hoặc ngày 8 tháng 7 đến thời gian bắt đầu tiết Đại thử. Ý nghĩa: Ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ trong tiết Tiểu Thử đều vẫn cao, tác động lớn tới sự sinh sổi, phát triển của các hệ động thực vật. Trong khi cây trồng có cơ hội phát triển nhanh thì nhiều loài cỏ có hại cũng bắt đầu xâm lấn mạnh mẽ. Chim chóc, gia súc gia cầm, thủy hải sản hay côn trùng đều bước sang giai đoạn hoạt động mạnh, không ngừng sinh sản và phát triển. • Tiết Đại Thử “Đại” nghĩa là to lớn, “Thử” là nóng nực, oi bức. Đại thử là giai đoạn trời vô cùng oi bức, nắng nóng, là thời điểm nóng cực điểm trong năm. Ngày dương lịch: Từ ngày 22 tháng 7 hoặc ngày 23 tháng 7 đến thời gian bắt đầu tiết Lập thu. Ý nghĩa: Đại Thử là thời điểm dương khí cực thịnh, vận động mạnh sẽ dễ mất nước mà suy kiệt, nên hạn chế vận động, luyện tập nặng nhọc ngoài trời. Tìm cách tránh nóng, giải nhiệt cho cơ thể, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài. • Tiết Lập Thu “Lập” có nghĩa là sự bắt đầu, “thu” chỉ mùa thu. Do vậy, Lập thu là thời điểm bắt đầu mùa thu. Ngày dương lịch: Từ ngày 7 tháng 8 hoặc ngày 8 tháng 8 đến thời gian bắt đầu tiết Xử thử. Ý nghĩa: Theo âm lịch, Lập thu rơi vào tháng 7 – hay còn gọi là tháng cô hồn. Dân gian quan niệm, vào tháng này cửa Âm phủ được mở ra cho vong hồn về dương gian thăm gia đình. Những vong hồn mà không được thờ cúng thì đi lại khắp nơi. Chúng gây những điềm xấu và cản trở đường công danh sự nghiệp. • Tiết Xử Thử 18
  19. “Xử” là chấm dứt,“Thử” là nắng nóng. Vậy Xử thử là tình trạng nắng nóng đã chấm dứt. Ngày dương lịch: Từ ngày 23 tháng 8 hoặc ngày 24 tháng 8 đến thời gian bắt đầu tiết Bạch lộ. Ý nghĩa: Trong tiết Tiểu thử,nóng nực, oi bức đã hoàn toàn chấm dứt, khí trời mát dịu, độ ẩm trong không khí cao, thời tiết vô cùng dễ chịu, lượng mưa không nhiều, không khí lục địa hoạt động mạnh nên buổi sáng sớm và đêm tiết trời se lạnh. Thời gian ngày và đêm không tương đối cân bằng. Trước những thay đổi này, nhiều loài sinh vật sẽ có những thích nghi với môi trường. • Tiết Bạch Lộ “Bạch” nghĩa là màu trắng, “lộ” có nghĩa là sương mù. Tiết Bạch Lộ được hiểu là thời gian bắt đầu xuất hiện sương mù. Ngày dương lịch: Từ ngày 7 tháng 9 hoặc ngày 8 tháng 9 đến thời gian bắt đầu tiết Thu phân. Ý nghĩa: Vào tiết khí Bạch Lộ, một ngày có thể có thay đổi lớn về nhiệt độ. Sáng và đêm nhiệt độ giảm nhanh, hơi nước ngưng tụ kết thành sương thường đọng trên cỏ cây. Còn ban ngày vẫn có nắng nóng, thời tiết ấm áp. Tiết Bạch Lộ kỵ nhất là phơi sương nên khi ra ngoài vào buổi tối hay sáng sớm, cần có biện pháp hạn chế tiếp xúc với sương mù vào thời gian này. • Tiết Thu Phân “Phân” có nghĩa là phân chia làm hai phần bằng nhau, “thu” nghĩa là mùa thu. Vậy tiết Thu phân là thời điểm giữa mùa thu. Ngày dương lịch: Từ ngày 23 tháng 9 hoặc ngày 24 tháng 9 đến thời gian bắt đầu tiết Hàn lộ. Ý nghĩa: Vào tiết Thu phân do sự dịch chuyển về phía Nam của Mặt trời nên ở bán cầu Bắc, ánh sáng và nhiệt độ vẫn tiếp tục giảm. Thời kỳ này, các loài thực vật quang hợp kém, sự sống của muôn loài chuyển dần sang trạng thái tiềm ẩn, chờ đợi cơ hội phát triển mới. • Tiết Hàn Lộ “Hàn” là lanh giá, “Lộ” nghĩa là sương. Như vậy Hàn lộ nghĩa là trong 19
  20. thời điểm này có sương mù lạnh giá. Ngày dương lịch: Từ ngày 8 tháng 10 hoặc ngày 9 tháng 10 đến thời gian bắt đầu tiết Sương giáng. Ý nghĩa: Tiết Hàn Lộ là thời điểm bắt đầu của mùa đông, dương khí dần nhường chỗ cho âm khí, hoạt động sinh lý của cơ thể cũng cần thích nghi với sự biến hóa tự nhiên này. • Tiết Sương Giáng Sương Giáng là thời điểm thường xuyên xuất hiện sương mù dày đặc, không khí có độ ẩm cao gây hạn chế tầm nhìn. Ngày dương lịch: Từ ngày 23 tháng 10 hoặc ngày 24 tháng 10 đến thời gian bắt đầu tiết Lập đông. Ý nghĩa: Vào Tiết Sương Giáng, có gió khô lạnh, nhiệt độ thấp khiến hơi nước từ ao hồ, sông suối bốc lên để cân bằng lại khí quyển, dẫn tới hiện tượng sương mù rất dày đặc. Do vậy, trong tiết này cần: chú ý chăm sóc cây trồng vật nuôi, tăng cường bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất, hạn chế ra ngoài khi sương dày đặc. • Tiết Lập Đông “Lập” là xác lập, bắt đầu, “đông” chỉ mùa đông. Vậy “lập đông” có nghĩa là thời điểm bắt đầu của màu đông. Ngày dương lịch: Từ ngày 7 tháng 11 hoặc ngày 8 tháng 11 đến thời gian bắt đầu tiết Tiểu tuyết. Ý nghĩa: Bước vào tiết Lập đông nên bình ổn, tĩnh lặng để xem xét lại bản thân. Từ đó, có những ý tưởng mới cho những kế hoạch sắp tới, cần bao dung, mềm mỏng, hành thiện và nên giúp đỡ người khác. Như vậy vừa giúp chúng ta có tâm hồn thanh thản, cuộc sống lại thêm phần ý nghĩa, giúp tăng vận may, phúc đức cho bản thân, gia đình và các thế hệ sau này. • Tiết Tiểu Tuyết “Tiểu” nghĩa là nhỏ bé, “tuyết” là những trận tuyết. Vậy “tiểu tuyết” là khoảng thời gian mà ở bán Cầu bắc thường xảy ra những trận tuyết nhỏ, nhiệt độ không khí hạ thấp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2