Kinh tế phát triển - Bài 7: Cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế
lượt xem 10
download
Kinh tế phát triển - Bài 7: Cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế cung cấp cho người học các kiến thức về những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế phát triển - Bài 7: Cơ cấu kinh tế với tăng trưởng kinh tế
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người BÀI 7: CƠ CẤU KINH TẾ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chương VII gồm những nội dung sau: I. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế II. Cơ cấu ngành kinh tế III. Cơ cấu vùng kinh tế IV. Cơ cấu thành phần kinh tế I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 1. Khái niệm Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực, bộ phận… vận động và phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ, phức tạp, lệ thuộc vào nhau cả về quy mô và trình độ. Cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực kinh tế... và các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng được gọi là cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các bộ phận, các mặt, các yếu tố cấu thành của nó có sự phù hợp lẫn nhau về chất và về lượng, hay nói cách khác, phải có cơ cấu kinh tế hợp lý. Do vậy, khi nghiên cứu những điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nhà kinh tế không thể bỏ qua vấn đề quan trọng là cơ cấu kinh tế. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế Điều kiện tự nhiên, bao gồm các nguồn tài nguyên như đất đai, dầu khí và các khoáng sản trong lòng đất; tài nguyên rừng, biển, sức gió, sức nước; các điều kiện về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến cơ cấu kinh tế. Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 1
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Khi nền sản xuất xã hội còn ở tình trạng lạc hậu thì cơ cấu kinh tế của nó phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Nền kinh tế càng phát triển thì sự phụ thuộc đó càng bớt dần. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế có hàm lượng khoa học-công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế khép kín, nhiều ngành nghề phải được đầu tư để thoả mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của cả sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, cơ cấu kinh tế sẽ dịch chuyển theo hướng: những ngành có nhiều lợi thế sẽ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế; những ngành không có lợi thế, chi phí sản xuất cao sẽ thu hẹp dần và nhu cầu về các loại sản phẩm của ngành đó sẽ được thoả mãn bằng con đường nhập khẩu. Cơ chế chính sách của nhà nước. Trước hết, các chính sách kinh tế của nhà nước tác động đến các yếu tố cung và cầu và qua đó tác động đến cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, với tư cách là một loại nhân tố độc lập, cơ chế chính sách thực sự có tác động rất mạnh đến xu hướng vận động tổng quát của sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kể cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng lãnh thổ của nền kinh tế. 3. Tính chất của cơ cấu kinh tế Thứ nhất, tính khách quan. Cơ cấu kinh tế do những yếu tố vật chất của nền sản xuất quy định (sức lao động, tư liệu sản xuất, tài nguyên, công nghệ...). Cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức độ phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Điều đó có nghĩa là, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan; tồn tại và vận động độc lập với con người. Thứ hai, tính lịch sử. Bị quy định bởi các yếu tố vật chất của nền sản xuất, mà các yếu tố này lại luôn luôn vận động và phát triển nên cơ cấu kinh tế cũng không ngừng vận động và phát triển. Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 2
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Tính lịch sử của cơ cấu kinh tế biểu hiện ở chỗ: không có cơ cấu kinh tế chung cho mọi nền kinh tế và không có cơ cấu kinh tế duy nhất cho một nền kinh tế ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. II. CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1. Khái niệm Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật. Đó là tổng thể các quan hệ, sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Các ngành kinh tế không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào nhau cả về chất và lượng. Sự phát triển hay lạc hậu của một ngành kinh tế có thể kéo theo sự phát triển hoặc trì trệ của các ngành kinh tế khác. Chẳng hạn, sự phát triển của ngành thông tin viễn thông, của hệ thống giao thông vận tải... sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và xây dựng, ngân hàng và thương mại... Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý trở thành một trong những điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. 2. Nội dung xây dựng cơ cấu ngành kinh tế Theo cách phân chia của kinh tế học hiện đại, nền kinh tế gồm có 3 khu vực: khu vực một gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai khoáng; khu vực hai gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực ba bao gồm các ngành dịch vụ. Quan hệ giữa các khu vực xuất phát từ vai trò, vị trí của chúng đối với các khu vực khác và đối với nền kinh tế. Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn xã hội và đó là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, khi nông nghiệp đã phát triển đến một trình độ nhất định, nhất là khi đã thoả mãn về cơ bản nhu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội thì cơ cấu ngành nông nghiệp cũng phải thay đổi theo hướng chăn nuôi sẽ phải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với trồng trọt. Cả chăn nuôi và trồng trọt cũng phải Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 3
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng: đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Công nghiệp một mặt cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn xã hội, do đó quyết định quy mô và trình độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, công nghiệp cung cấp các hàng hoá và tiện nghi phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt của toàn thể dân cư. Do đó, công nghiệp quyết định mức sống, trình độ văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc. Công nghiệp chỉ phát triển được khi bản thân nó có cơ cấu hợp lý, trong đó công nghiệp chế tạo phải tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong sản lượng công nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các quốc gia không nhất thiết phải phát triển tất cả các ngành công nghiệp, mà chỉ nên phát triển những ngành có tiềm năng, lợi thế. Các ngành dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các loại dịch vụ của dân cư mà cả nhu cầu dịch vụ cho sản xuất - kinh doanh cũng ngày càng tăng. Việc cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường, các yếu tố đầu vào cho sản xuất, việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm... trực tiếp quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do vậy, sự phát triển của các ngành dịch vụ trở thành điều kiện cho sự tăng trưởng, phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3. Điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Trước hết, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên. Hiện nay, phần lớn các ngành kinh tế vẫn phải dựa trực tiếp hoặc gián tiếp vào điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của đất đai, nhiệt độ, độ ẩm...; phát triển các ngành công nghiệp khai thác phải tính đến trữ lượng, chất lượng... các nguồn tài nguyên. Thứ hai, khả năng về cơ sở vật chất - kỹ thuật. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa vào những điều kiện vật chất nhất định, trước hết là các nguồn lực cơ bản. Chẳng hạn, chuyển đổi hoạt động kinh tế từ nông nghiệp Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 4
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người sang tiểu thủ công nghiệp hoặc công nghiệp cần phải có mặt bằng sản xuất, nhà xưởng; cần có vốn cố định và vốn lưu động đủ lớn... Gắn liền với cơ sở vật chất - kỹ thuật là trình độ khoa học-công nghệ trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mới. Thứ ba, trình độ phát triển nguồn nhân lực. Nếu người lao động không đủ tri thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế mới, hiệu quả hoạt động kinh tế không thực hiện được và do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể thành công. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phải tính đến khả năng tổ chức quản lý. Do vậy, phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mới cần tính tới khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực về yêu cầu này. Thứ tư, điều kiện thị trường. Nếu nhu cầu thị trường về hàng hoá, dịch vụ ổn định hoặc có xu hướng gia tăng; các loại hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế... thì việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mới có cơ hội thành công. Ngược lại, nếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng sản phẩm của ngành mới không có khả năng cạnh tranh hoặc không có thị trường; giá cả giảm, tổng thu nhập giảm… thì việc chuyển dịch được coi là thất bại. Thứ năm, chính sách kinh tế - xã hội. Nếu chính sách phù hợp, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch nhanh theo hướng tiến bộ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, chính sách kinh tế không phù hợp có thể tạo ra sự mất cân đối trong nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài những nhân tố nêu trên, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: phong tục tập quán sản xuất, tiêu dùng; quan hệ kinh tế quốc tế... Do vậy, muốn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành công, cần phải cân nhắc, tính toán tới nhiều nhân tố. Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 5
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người III. CƠ CẤU VÙNG KINH TẾ 1. Khái niệm Các quốc gia thường không thuần nhất về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Mỗi khu vực có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế-xã hội có thể được gọi là vùng kinh tế. Các vùng kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau hình thành nên cơ cấu vùng kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện không gian và lãnh thổ. Các vùng kinh tế trong một quốc gia có những tiềm năng khác nhau về tài nguyên, lao động, vốn, về kết cấu hạ tầng... Do đó, xây dựng cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ cho phép khai thác các lợi thế, tiềm năng của từng vùng, khắc phục các nhược điểm của chúng và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Cơ cấu vùng kinh tế, dưới sự tác động của các quy luật thị trường sẽ phát triển theo xu hướng: các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu có tài nguyên và các nguồn lực khác... sẽ phát triển rất nhanh. Các vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nghèo tài nguyên, không thuận tiện về giao thông... sẽ phát triển chậm, ngày càng trở lên lạc hậu tương đối so với vùng khác. Như vậy, dưới sự tác động của các quy luật thị trường, các vùng sẽ phát triển không đồng đều; sự phát triển không đồng đều giữa các vùng là điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng như trên cũng đồng thời là quá trình phân liệt ngày càng sâu sắc giữa thành thị và nông thôn, hình thành các đô thị có quy mô ngày càng lớn. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là ở nhiều vùng, các tiềm Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 6
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người năng kinh tế không được khai thác, trong khi đó ở các đô thị lớn xuất hiện tình trạng qua tải về dân số, việc làm và môi trường... Để khắc phục việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nêu trên phải giải quyết hai vấn đề: tránh đầu tư qua tập trung vào một số trung tâm nào đó và cũng phải đầu tư cho những vùng chậm phát triển ở chừng mực nhất định. Cũng cần phải lưu ý rằng, giải quyết cơ cấu kinh tế vùng phải đặt trong tổng thể các mối quan hệ trong nền kinh tế, phải tính tới các yêu cầu của các quy luật thị trường, trước hết là yêu cầu năng suất, chất lượng, hiệu quả và phải hướng tới mục tiêu cao nhất là đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nên kinh tế quốc dân. Do đó, chỉ có thể khắc phục ở mức độ nào đó sự chênh lệch trong quá trình phát triển giữa các vùng. III. CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ 1. Khái niệm Cơ cấu kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, đó là cơ cấu giữa các thành phần kinh tế. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan, là phổ biến ở tất cả các quốc gia. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có tác dụng tích cực đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Cho phép khai thác những nguồn lực của các vùng và của đất nước. Là điều kiện cho sự phát triển của kinh tế thị trường. Cho phép khai thác những khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý, kinh nghiệm sản xuất của dân cư. Tạo quan hệ cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, sự phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống dân cư. Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 7
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 3. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở các nước đang phát triển Ở các nước đang phát triển đều bao hàm hai thành phần kinh tế quan trọng nhất là kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Kinh tế nhà nước bao gồm những cơ sở kinh tế mà nhà nước là người sở hữu hoặc là cổ đông chính. Kinh tế nhà nước ở các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng lớn vì: Thứ nhất, do trình độ kinh tế lạc hậu, thị trường tài chính chưa phát triển, khả năng tích luỹ của kinh tế tư nhân rất kém. Thứ hai, muốn giữ độc lập về kinh tế nhà nước buộc phải kiểm soát các lĩnh vực kinh tế quan trọng. Thứ ba, kinh tế nhà nước có một nguồn gốc quan trọng là từ việc quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế của tư sản mại bản, của tư bản nước ngoài. Thứ tư, một số nước đẩy mạnh phát triển kinh tế nhà nước là do mô hình kinh tế mà họ lựa chọn đòi hỏi. Kinh tế nhà nước ở các nước đang phát triển, nhìn chung, tính hiệu quả rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, sự ra đời của các xí nghiệp nhà nước có rất nhiều lý do, trong đó có những lý do phi kinh tế như quốc hữu hoá các công ty nước ngoài, chống lại sự thao túng của công ty tư nhân trong và ngoài nước, giải quyết việc làm, ổn định xã hội. Thứ hai, nhiều công ty nhà nước được hưởng đặc quyền độc quyền, nhất là các công ty hoạt động trong các ngành kinh tế then chốt như khai thác tài nguyên, sản xuất điện, sắt thép, điện thoại... do đó không có nhu cầu cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả. Thứ ba, sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động của các công ty làm mất đi tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và tập thể những người lao động... Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 8
- Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người 4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Để tăng trưởng nhanh, bền vững, các nước đang phát triển đang phải xem xét lại cơ cấu các thành phần kinh tế mà trước hết là cơ cấu giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Phương hướng cơ bản là: Coi trọng chất lượng hoạt động của kinh tế nhà nước chứ không phải là mở rộng quy mô. Do đó, một loạt công ty thua lỗ được tư nhân hoá hoặc giải thể. Nhà nước chỉ giữ lại những công ty làm ăn có hiệu quả hoặc có vai trò quan trọng với quốc kế dân sinh. Các doanh nghiệp nhà nước được mở rộng quyền tự chủ. Họ hoạt động với tư cách một chủ thể thực sự của thị trường, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho các doanh nghiệp nhà nước trở nên năng động hơn. Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho thành phần kinh tế này phát triển. Chúc Anh/Chị học tập tốt! Kinh tế phát triển - Bài 7 Trang 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm kinh tế phát triển - Đề 03
4 p | 2850 | 1006
-
Đề thi trắc nghiệm kinh tế phát triển - Đề 04
5 p | 2287 | 894
-
Đề thi trắc nghiệm Kinh tế Phát triển - Đề 02
5 p | 2203 | 878
-
Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
78 p | 3734 | 843
-
Đề thi trắc nghiệm kinh tế phát triển - Đề 05
5 p | 1788 | 724
-
Đề thi trắc nghiệm kinh tế phát triển - Đề 06
5 p | 1624 | 688
-
Trắc nghiệm Kinh tế Phát triển - Đề 01
5 p | 1871 | 678
-
Đề thi môn Kinh tế quốc tế - Đề số 1
8 p | 1776 | 578
-
Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Kinh tế phát triển
12 p | 2349 | 442
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
11 p | 501 | 138
-
Đề kiểm tra môn kinh tế phát triển
4 p | 560 | 106
-
Đề cương kinh tế phát triển
20 p | 108 | 21
-
Câu hỏi ôn tập phát triển nông thôn
2 p | 276 | 20
-
Học Kinh tế học vi mô
48 p | 77 | 10
-
Đề cương môn học Kinh tế phát triển
27 p | 134 | 6
-
Chương I: Tăng trưởng và phát triển kinh tế (tiếp)
12 p | 78 | 2
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Kinh tế phát triển – ĐH Đà Nẵng
8 p | 32 | 2
-
Đề cương môn học Kinh tế phát triển (Mã môn học: ECON2324)
20 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn