Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 14
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI NGHĨA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 9 34 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS. TS. Trần Đình Hảo HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án này là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Nghĩa
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở nước ngoài ......................................................................................................... 14 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở trong nước ......................................................................................................... 18 1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu....................................................... 38 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ....................................................................................................... 41 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người cao tuổi ................................... 41 2.2. Lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi ......................................... 47 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi ................... 70 2.4. Khung phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ................. 73 Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................... 82 3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam ........................................................................................................... 82 3.2. Khái quát về nội dung chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam............ 96 3.4. Đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................... 122 3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập................................................ 125 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................... 128 4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay .................................................................................................. 128 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi .............. 128 KẾT LUẬN .................................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 150 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 166
- DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nội dung 1 BHYT Bảo hiểm y tế 2 CCSK Chăm sóc sức khỏe 3 HĐBT Hội đồng Bộ trưởng 4 NCT Người cao tuổi 5 TP Thành phố 6 TW Trung ương 7 WHO Tổ chức Y tế thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ..... 78 Bảng 3.1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi .................. 101 Bảng 3.2. Hiểu biết của người cao tuổi về chính sách đối với người cao tuổi ......................................................................................................................... 104 Bảng 3.3. Mức độ đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi ................................................................................................................... 105 Bảng 3.4. Đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi .................................................................................................................. 108 Bảng 3.5. Đánh giá về khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của người cao tuổi ............................................................................................................ 110 Bảng 3.6. Mức độ tiếp cận thông tin của người cao tuổi ................................ 112 Bảng 3.7. Khảo sát về an toàn tài chính và thu nhập giành cho người cao tuổi ................................................................................................................... 114 Bảng 3.8. Vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi ................................................................................................................... 115 Bảng 3.9. Khảo sát về vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung giành cho người cao tuổi .................................................................................................. 116 Bảng 3.10. Khảo sát về vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi .......... 117 Bảng 3.11. Khảo sát về vấn đề an toàn cho người cao tuổi ............................ 118 Bảng 3.12. Khảo sát về hoà nhập và đóng góp cho cộng đồng của người cao tuổi ............................................................................................................ 119 Bảng 3.13. Khảo sát về khả năng tiếp cận dịch vụ và chương trình hỗ trợ của Chính phủ.................................................................................................. 119
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay, chính sách đối với người cao tuổi đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp thiết góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Tính cấp thiết của đề tài, theo đó, thể hiện thông qua thực trạng số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên ở Việt Nam; tình trạng kinh tế và sức khỏe của đối tượng này còn thấp và sự bất cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta, cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam là cần thiết bởi số lượng người cao tuổi trong dân số Việt Nam ngày càng tăng làm tăng nhu cầu được chăm sóc một cách khá toàn diện. Theo Cuộc tổng điều tra dân số năm 1979, Việt Nam có 7.07% dân số từ 60 tuổi trở lên, tương đương với 3.688.137 người (Phạm Bích San, 1985). Đến năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam trong tổng dân số tăng nhẹ và chiếm 7,2% dân số; tăng chỉ khoảng 1.3% so với năm 1979; con số này tiếp tục tăng nhanh vào năm 2008 với 9.9% (Nguyễn Văn Trí, 2011). Như vậy trong vòng 30 năm qua, qua 4 kỳ tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999, 2009), số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam chỉ tăng trung bình 0,06% mỗi năm. Nhưng chỉ trong vòng 1 năm, từ 1/4/2009- 1/4/2010, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên đã tăng từ 8,67% lên 9,4%, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 6,4% lên 6,8% (Hà Anh, 2012). Năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% tổng dân số cả nước; năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 10,5% (Ngân Anh, 2015). Con số này cho thấy, chỉ trong một năm, tỷ lệ người cao tuổi đã tăng hơn gấp 10 lần so với cả giai đoạn trước đây cộng lại. Mặt khác, theo kết quả dự báo, đến năm 2020, số lượng người cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm 18%, và sẽ là 30% vào năm 2030 (Hồng Sơn, 2012). Khi đó, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi tiếp tục tên lên 20 lần vào năm 2020, rồi tới 30 lần vào năm 2030. Với những con số này, việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn 1
- góp phần tích cực trong việc định hình chính sách đối với người cao tuổi cho tương lai. Xét theo nghĩa này, việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết không chỉ cho hiện tại mà còn là sự chuẩn bị cần thiết trong tương lai. Thứ hai, không những tăng nhanh về mặt số lượng, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi cũng gia tăng khi tình trạng kinh tế, sức khỏe của đối tượng này ở Việt Nam đang ở mức thấp. Về tình trạng kinh tế, theo tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy 72,5% người cao tuổi sống ở nông thôn. Trong số người cao tuổi, chỉ có khoảng 16% - 17% hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức, hơn 10% các cụ hưởng trợ cấp người có công với nước (Nguyễn Đình Cừ, 2014). Như vậy, còn trên 70% người cao tuổi đang sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình. Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm phòng khi bất trắc. Thực trạng kinh tế này cho thấy mức sống của người cao tuổi không cao. Đến lượt nó, tình trạng kinh tế của người cao tuổi thấp dẫn đến khả năng hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, và đời sống tinh thần không được đảm bảo. Về tình trạng sức khỏe, theo điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2011 có tới 56% người cao tuổi có sức khỏe yếu và rất yếu; trung bình mỗi người có 2,7 bệnh (Nguyễn Đình Cừ, 2014). Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài còn bắt nguồn từ sự bất cập trong chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta. Tuy nhu cầu chăm sóc người cao tuổi càng tăng về số lượng và chất lượng nhưng sự chuẩn bị cho một xã hội có dân số già dường như còn đơn sơ cả về phương diện chính sách, luật pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật và tâm lý xã hội. Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với người cao tuổi và hoạt động của Hội người cao tuổi trong thời kỳ mới và đã được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống, khuyến khích sự quan 2
- tâm rộng rãi của các tổ chức, cá nhân trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi (Chính phủ, 2015). Thế nhưng, công tác người cao tuổi còn một số hạn chế. Không ít người cao tuổi chưa được khám sức khỏe định kỳ, chưa lập sổ theo dõi sức khỏe thường xuyên, chưa được ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, chưa được giảm giá vé thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là vùng núi, vùng cao biên giới, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ khó khăn về đời sống mà còn cả trong khả năng tiếp cận, thụ hưởng phúc lợi dành cho chính bản thân mình. Do đó, trong thời gian tới, chính sách đối với người cao tuổi cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để người cao tuổi được chăm sóc tốt, không những phát huy tối đa sự đóng góp của họ mà còn đảm bảo tính hiệu quả thực chất của hệ thống an sinh xã hội và sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước. Thứ tư, về mặt lý luận, phần lớn các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi tập trung chủ yếu vào nội dung của chính sách đối với người cao tuổi. Nói cách khác một số vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao tuổi chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập và cần được tiếp tục nghiên cứu như: Lý thuyết về các yếu cấu thành chính sách đối với người cao tuổi. Trong đó có đề cập đến mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ thực hiện chính sách. Lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi. Trong đó có môi trường chính trị, kinh tế-xã hội, năng lực hoạch định và năng lực thực hiện chính sách đối với người cao tuổi. Lý thuyết về quy trình chính sách đối với người cao tuổi bao gồm các bước từ khâu hình thành chính sách đối với người cao tuổi đến khâu cuối cùng là đánh giá và điều chỉnh chính sách này. 3
- Từ những phân tích về số lượng, tình trạng kinh tế và sức khỏe của người cao tuổi, những hạn chế về chính sách đối với đối tượng này ở trên và những vấn đề lý luận về chính sách đối với người cao tuổi, cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi, để làm sao cho chính sách này thực sự phát huy hiệu quả, thực sự đem lại lợi ích thiết thực cho người cao tuổi, cũng như phát huy được sức mạnh tổng hợp của các chủ thể có liên quan (bao gồm cả nhà nước và tư nhân) vào công tác chăm sóc người cao tuổi. Nói cách khác, đề tài Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay thật sự là đề tài thiết thực trong bối cảnh hiện nay và tương lai của đất nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi. Để đạt được mục đích nghiên cứu này, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi trong và ngoài nước. Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi. Phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam. Nghiên cứu và đưa ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi. 4
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi ở hai nội dung chính: (1) Mức độ đáp ứng mong đợi của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam và (2) thực trạng nội dung của chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở Việt Nam. - Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở một số địa phương tiêu biểu như Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình và Hà Nội. - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi giai đoạn từ sau năm 1945 đến nay và khảo sát số liệu vào năm 2017. 4. Phương pháp và lý thuyết nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm toàn diện, nguyên lí về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn với đối tượng được nghiên cứu - chính sách đối với người cao tuổi ở nước ta hiện nay. Để hoàn thành luận án, tác giả còn sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp phỏng vấn sâu Để tìm hiểu sâu hơn đánh giá của người cao tuổi đối với chính sách giành cho họ, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu là những người cao tuổi thuộc diện nhận được nhiều hỗ trợ theo quy định của Luật người cao tuổi. Tác giả luận án tiến hành lựa chọn mỗi 5
- tỉnh 05 người cao tuổi đại diện bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Như vậy tổng cộng là 40 người cao tuổi được mời tham gia phỏng vấn, trong đó có 20 người cao tuổi là nam giới ông và 20 người cao tuổi là nữ giới. Trong đó, 50% người cao tuổi sinh sống ở khu vực nông thôn và 50% người cao tuổi sinh sống ở khu vực đô thị. Mục đích sử dụng phương pháp nghiên cứu này là chứng minh một phần cho Giả thuyết số 1. Sau khi xác định được đối tượng khảo sát, luận án tiến hành xây dựng câu hỏi phỏng vấn sâu, sau đó tiến hành phỏng vấn thử. Trên cơ sở phỏng vấn thử, tác giả điều chỉnh lại bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp hơn. Vì số lượng mẫu phỏng vấn chỉ có 40 người cao tuổi, nên tác giả chỉ xử lý bằng phần mềm Mirosoft Excel. Ở mỗi câu hỏi, tác giả liệt kê hết 20 câu trả lời và chọn những câu trả lời tiêu biểu, mang tính đại diện để đưa vào nội dung luận án để phân tích. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được dùng để khảo sát hai nhóm đối tượng là người cao tuổi và cán bộ, công chức ở Sở Lao đông-Thương binh và Xã hội. Về đối tượng là người cao tuổi, luận án khảo sát 500 người cao tuổi ở 08 tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Ở mỗi tỉnh, thành phố, tác giả lựa chọn 60 người cao tuổi để tham gia khảo sát, riêng Thành phố Hồ Chí Minh là 80 người. Bao gồm 50% người cao tuổi là nam, 50% người cao tuổi là nữ và 50% người cao tuổi sống ở thành thị, 50% người cao tuổi sống ở nông thôn. Tổng số phiếu phát ra là 500 phiếu. Số phiếu thu về là 490 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 485 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 1. Tác giả luận án tiến hành khảo sát đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội của 08 tỉnh là Thành phố 6
- Hồ Chí Minh, Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nội. Cụ thể là cán bộ, công chức phụ trách mảng xã hội. Mỗi sở của các tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Bình), tác giả lựa chọn 03 thành viên. Mỗi sở của các thành phố trực thuộc Trung ương (Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội), tác giả lựa chọn 05 thành viên. Tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu. Số phiếu thu về là 30 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 30 phiếu. Việc khảo sát này dùng để luận giải cho Giả thuyết 2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Ở phương pháp này, tác giả tập trung thu thập số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu có sẵn, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các báo cáo về người cao tuổi trong và ngoài nước giành cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận đa ngành Trả lời câu hỏi tính liên ngành trong sự phát triển của khoa học hiện đại có nhiều cách giải nghĩa nhưng về đại thể nó được hiểu là sự tích hợp, thâm nhập giữa các ngành (hoặc phương pháp) khoa học ở các lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu. Vì vậy về bản chất đó là sự thay đổi cách nhìn đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hệ phức hợp. Ở phương pháp này, tác giả tập trung vào các ngành chính sách công, nhà nước, pháp luật, xã hội học và văn hóa học. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Nhận thức được thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Luật người cao tuổi có hiệu lực vào năm 2010 không những tạo ra hành lang pháp lý mà còn thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Sau đó, Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn (2012 - 2020). Ngoài ra, còn có hàng loạt chương trình như: Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi; trợ cấp xã hội hàng 7
- tháng; các chương trình rèn luyện sức khỏe dành cho người cao tuổi. Mặt khác, Nhà nước còn xây dựng hành lang pháp lý để thu hút sự tham gia của xã hội vào hoạt động chăm sóc người cao tuổi. Nhiều trung tâm, mái ấm tự nguyện được hình thành đã chia sẻ sự chăm sóc người cao tuổi với Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa như mong đợi. Số người cao tuổi lang thang cơ nhỡ, bị bạo hành, bệnh tật và khó khăn về kinh tế vẫn còn nhiều. Khả năng tiếp cận các dịch vụ quan trọng như y tế, văn hoá còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này. Có thể kể ra như: cơ chế chính sách tuy có nhưng chưa phản ánh được nhu cầu chăm sóc người cao tuổi của xã hội, hoặc còn khó khăn cho việc tham gia cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các chủ thể thuộc khu vực tư nhân; ngân sách Nhà nước hạn hẹp; sự thay đổi về văn hoá dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc gia đình làm giảm vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi, tăng sức ép cho xã hội. Những nguyên nhân này đã đang và sẽ đặt ra thách thức cho chính sách đối với người cao tuổi hiện nay. Theo đó, câu hỏi nghiên cứu chung được đặt ra ở đây là Cần có giải pháp nào để chính sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay?” Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu chung này, tác giả luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu cụ thể, gồm: (1) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã đáp ứng được mong đợi của người cao tuổi hay chưa? (2) Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay đã được hoàn chỉnh về mặt nội dung hay chưa? 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau: 8
- Giả thuyết 1. Chính sách đối với người cao tuổi chưa đáp ứng được mong đợi của người cao tuổi. Giải thuyết 2. Chính sách đối với người cao tuổi hiện nay còn nhiều hạn chế về nội dung. 4.4. Lý thuyết nghiên cứu Để có thể trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để có một chính sách đối với người cao tuổi đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi trong xã hội?”, tác giả dựa vào hai lý thuyết quan trọng trong khoa học về chính sách. Đó là lý thuyết về cộng đồng chính sách và lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng. 4.4.1. Lý thuyết về cộng đồng chính sách Chính sách công là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách công tuỳ theo cách tiếp cận. Theo Ngô Hoài Sơn [70, tr.11-16], có ba cách tiếp cận về chính sách công. Đó là tiếp cận chính sách từ góc độ đối tượng tham gia vào quy trình chính sách; tiếp cận chính sách từ góc độ lựa chọn mục tiêu; và tiếp cận chính sách từ quy trình chính sách. Ba cách tiếp cận này đều hữu ích trong nghiên cứu về chính sách công. Tuy nhiên, cách tiếp cận từ góc độ tham gia vào quy trình chính sách thường được các nhà nghiên cứu về chính sách sử dụng. Theo cách tiếp cận này chính sách công là một phương tiện để xem xét trật tự đang hiện hữu và cách thức để tham gia, can thiệp vào trật tự đang hiện hữu đó [70, tr.11]. Nói cách khác, chính sách công dùng để huy động sự tham gia của các chủ thể vào chính sách để thay đổi hiện thực cũ bằng một hiện thực mới theo mong muốn của các chủ thể. Kết quả cuối cùng mà chính sách tạo ra là một hiện thực mới và hiện thực mới này là kết quả của quá trình tương tác giữa các chủ thể. Các chủ thể tương tác với nhau xoay quanh một chính sách và được gọi là cộng đồng chính sách [70, tr.44]. Học giả Homeshaw thì cho rằng trong các cách tiếp cận chính sách, cách tiếp cận cộng đồng chính sách là một công cụ hữu 9
- ích để tìm hiểu chức năng của một chính sách cả trong khu vực công và khu vực tư. Bằng cách xác định ai là người bị giới hạn trong việc tác động đến chính sách, sẽ biết được sự vận chuyển của từng cá nhân, các nguồn lực và các ý tưởng trong cộng đồng chính sách [70. tr.44]. Có nhiều cách phân loại cộng đồng chính sách. Trong đó cách phân loại đơn giản và phổ biến là cách phân loại của Sapru (135, pg.93-106). Theo cách phân loại này, cộng đồng chính sách gồm: các cá nhân trong xã hội, giới truyền thông, các nhóm lợi ích và đảng chính trị. Các cá nhân trong xã hội có quan tâm đến chính sách và tham gia tương tác với nhau trong chính sách đều trở thành một bộ phận của cộng đồng chính sách. Giới truyền thông bao gồm truyền hình, đài phát thanh, báo chí, v.v. Những chủ thể này giữ vai trò điều phối các dòng thông tin trong suốt quá trình chính sách. Nhóm áp lực hay còn gọi là nhóm lợi ích bằng sức mạnh về tổ chức, tiềm lực về tài chính và đội ngũ chuyên gia có thể tham gia vào chính sách để lồng ghép các mục tiêu hoạt động của nhóm vào chính sách. Đảng chính trị tham gia với tư cách là người đưa ra những đường lối, chủ trương để dẫn dắt chính sách. Ngoài ra, đảng chính trị cũng tham gia tích cực vào quá trình thực thi chính sách. Nói tóm lại, lý thuyết cộng đồng chính sách dùng đề phân tích xem trong chính sách đối với người cao tuổi có những loại cộng đồng nào; những cộng đồng này tương tác với nhau ra sao để hình thành nên chính sách đối với người cao tuổi cũng như hiệu quả, chất lượng của chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Trong những cộng đồng đó, cộng đồng nào có tiếng nói chi phối trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối với người cao tuổi. Những cộng đồng nào yếu thế và có ít tiếng nói nhất trong chính sách đối với người cao tuổi. Người cao tuổi, một bộ phận của cộng đồng chính sách đối với người cao tuổi có tiếng nói như thế nào trong quá trình thực thi và hoạch định chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. Việc nghiên cứu các cộng đồng trong chính sách đối với người cao tuổi giúp hiểu rõ hơn bản 10
- chất của quá trình hoạch định và thi hành chính sách này, nhằm làm cho nó tốt hơn. Tác giả chính của lý thuyết này là Homeshaw (1995), Pross (1992), Bell (1992), Wilks & Wright (2004), Atkinson & Coleman (1993) và Sapru (2004). 4.4.2. Lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng Chính sách công dựa trên bằng chứng là những chính sách được ban hành trên cơ sở những bằng chứng có sẵn và sự phân tích hợp lý. Lý thuyết dựa trên bằng chứng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các bằng chứng trong hoạt động hoạch định và ban hành chính sách công. Bởi lẽ bằng chứng và chất lượng của bằng chứng giúp tạo ra một chính sách tốt. Tác giả ứng dụng lý thuyết này vào chính sách đối với người cao tuổi để xem xét xem liệu chính sách này ở Việt Nam được ban hành có dựa trên bằng chứng hay không, nếu có thì chất lượng của bằng chứng đó thể hiện ở mức độ như thế nào. Nói cách khác, việc vận dụng lý thuyết này nhằm tìm hiểu việc khảo sát, sử dụng các số liệu thống kê ở Việt Nam phục vụ cho hoạt động ban hành và thực thi chính sách đối với người cao tuổi. Để từ đó đưa ra những khuyến nghị trực tiếp cho quá trình hoạch định chính sách người cao tuổi. Lý thuyết này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực y khoa vào những năm 1980, được tác giả Archibald Cochrane đề cập đầu tiên trong tác phẩm Effectiveness and Efficiency: Random Reflections on Health Services” (Hiệu quả và hiệu lực: Sự phản ánh ngẫu nhiên trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe). Sau đó 4 năm, Văn phòng đánh giá công nghệ của Mỹ đã ủng hộ lý thuyết này và ứng dụng lý thuyết dựa vào bằng chứng vào trong việc xem xét và thông qua chính sách. Tiếp theo đó là các nghiên cứu của Martinson (1980) về lý thuyết chính sách dựa trên bằng chứng. Một số tác giả chính nghiên cứu về lý thuyết dựa trên bằng chứng bao gồm: Hovland, (2005); Bullock, 11
- Mountfordvà Stanley (2001); Davies (2004); Ehrenberg (1999);Hornby và Perera (2002). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp về mặt khoa học như sau: Trước hết luận án mang lại một cái nhìn tổng quan về các nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi làm cho vấn đề người cao tuổi trở thành hệ thống, từ đó giúp nhìn ra những lỗ hổng cần tiếp tục trong nghiên cứu. Ngoài ra, luận án này lần đầu tiên đưa ra được tổng quát quá trình lịch sử phát triển chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1945 đến nay, giúp nhận diện được quá trình phát triển của chính sách này. Luận án còn đóng góp vào việc hình thành lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi, trong đó đặc biệt là khung lý thuyết phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Việc nghiên cứu chính sách đối với người cao tuổi hiện nay ở nước ta có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Về mặt lý luận, luận án vận dụng lý thuyết về chính sách công để áp dụng vào một lĩnh vực chính sách cụ thể là chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, lý thuyết về chính sách công được bổ sung và được nghiên cứu ở một góc độ chính sách cụ thể, nói cách khác luận án này, về mặt lý luận, góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về chính sách công vốn còn non trẻ ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Từ đó giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, chủ thể hoạch định chính sách đối với người cao tuổi nhận diện rõ nét hơn thực trạng của chính sách này và có những điều chỉnh phủ hợp về mặt chính sách. Bên cạnh đó, những khuyến nghị mà luận án đưa ra cũng là những đóng góp có ý nghĩa về mặt chính sách. Ngoài ra, luận án còn có thể sử 12
- dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy chuyên ngành chính sách công, và quản lý công ở cả bậc đại học và thạc sĩ ở nhiều trường đại học trên cả nước. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận về chính sách đối với người cao tuổi Chương 3. Thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. 13
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở nước ngoài Chính sách đối với người cao tuổi là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội, là chủ đề được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu trên thế giới tập trung vào việc nghiên cứu và tìm hiểu để nâng cao hiệu quả của chính sách đối với người cao tuổi. 1.1.1. Nhóm nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở một số nước Paul và Sheila (2013) nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở Tây Phi để làm rõ thực trạng chính sách ở khu vực này, từ đó có biện pháp nâng cao chính sách đối với người cao tuổi ở những nước này. Hai tác giả này nhận định rằng, người cao tuổi ở khu vực nông thôn chịu nhiều thiệt thòi hơn; trong số người cao tuổi, đa phần là nữ giới; trình độ học vấn của người cao tuổi thấp và không có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống. Cho nên khuyến nghị chính sách cho các nước ở khu vực này là đảm bảo mức thu nhập cơ bản cho công dân từ 60 tuổi trở lên để đảm bảo họ có nguồn thu ổn định nhằm nâng cao chất lượng sống của họ. Cũng về chính sách người cao tuổi nhưng tác giả Narknisorn và Kusakabe (2013) lựa chọn Thái Lan làm không gian nghiên cứu. Hai tác giả này cho thấy chính sách đối với người cao tuổi ở Thái Lan được xây dựng theo quy trình từ trên xuống nên đã bỏ qua những đặc thù về gia đình, người cao tuổi cũng như nhu cầu của người cao tuổi. Chính vì vậy, tác giả cho rằng cần thiết phải điều chỉnh lại quy trình ban hành chính sách để làm cho chính 14
- sách phản ánh tốt hơn, thực hơn nhu cầu thực tế của người cao tuổi, cấu trúc gia đình và khoảng cách giữa các thế hệ. Ở một số nước Châu Âu mà Phần Lan, Ireland là điển hình, câu chuyện chính sách đối với người cao tuổi lại xoay quanh vấn đề việc làm của người cao tuổi (Ilmakunnas & Takala, 2005). Thực tế cho thấy, tỷ lệ việc làm ở người cao tuổi giảm do các chương trình phúc lợi cho người cao tuổi như chương trình về hưu sớm và sự cạnh tranh từ nguồn lao động nhập cư. Điều này càng làm khó khăn hơn cho chính sách đối với người cao tuổi ở Phần Lan khi cố tìm cách nâng cao tỷ lệ việc làm ở người cao tuổi do dân số của nước này ngày càng già. Ireland cũng là một quốc gia có chính sách phúc lợi dành cho người cao tuổi tốt và đầy đủ. Hệ thống phúc lợi ở quốc gia này bao gồm 3 cấp độ (Vaughan, 1998). Cấp độ 1 là phúc lợi xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội và hỗ trợ xã hội. Cấp độ 2 là các chế độ trợ cấp nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng góp. Cấp độ 3 là các chương trình hỗ trợ, trợ cấp khác từ xã hội. Ba cấp độ phúc lợi này không tách rời nhau mà cùng tồn tại bổ sung cho nhau. Nghiên cứu cho rằng, trong ba cấp độ này nên đề cao và hoàn thiện cấp độ 1, bởi lẽ nhà nước nên đóng vai trò chủ đạo trong bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi. Ở Trung Quốc, tác giả Zhuqing (2012) tập trung nghiên cứu quyền lợi và mong đợi của người lớn tuổi ở Trung Quốc. Cùng với tình trạng già hoá về dân số là chất lượng sống ở người cao tuổi còn thấp. Người cao tuổi ở Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, thiếu thốn về dịch vụ y tế, giáo dục và các cơ hội trong đời sống chính trị, xã hội. Người cao tuổi thường thiếu thốn nơi ở và sống phụ thuộc vào con cháu. Nói cách khác chất lượng cuộc sống cuối đời của họ phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc trong gia đình. Thực tế này cho thấy Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện nhiều giải pháp 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 29 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 52 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 72 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 15 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 14 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 23 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
216 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn