Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án "Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011-2022; đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu qủa hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN KẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 934 04 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Minh Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN VĂN KẾ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM ................................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng ở nước ngoài..... 8 1.2. Một số công trình nghiên cứu về dân tộc rất ít người ở Việt Nam .......... 13 1.3. Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công nói chung và thực hiện chính dân tộc nói riêng .................................................................... 15 1.4. Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam ........................................................................................ 23 1.5. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu được tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ........................................................ 26 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 28 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................... 30 2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 30 2.2. Chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2022 ................................................................................................................. 34 2.3. Quan điểm thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ............ 39 2.4. Quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người .................... 45 2.5. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta giai 2011 - 2022 ........................................................... 46 2.6. Khái quát về các dân tộc rất ít người ở Việt Nam hiện nay ..................... 53 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 63
- Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2022 ... 65 3.1. Quy trình thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta giai đoạn 2011 - 2022 ...................................................................................... 65 3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người: những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 98 3.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ...... 119 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 122 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC RẤT ÍT TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2030 ...................................... 124 4.1. Dự báo những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trong những năm tới ................................................................... 124 4.2. Mục tiêu thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030 ........................................................... 127 4.3. Giải pháp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người giai đoạn 2023-2030...................................................................................................... 130 Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 163 KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 171
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á CT-XH Chính trị - xã hội DTTS Dân tộc thiểu số DTTS&MN Dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK Đặc biệt khó khăn EMWG Nhóm công tác về dân tộc thiểu số GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội KH&CN Khoa học và công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật MTTQ Mặt trận Tổ quốc VH-XH Văn hóa – xã hội WB World Bank (Ngân hàn Thế giới) Quyết định số Quyết định số 1672/QĐ-TTg, ngày 26/9/2011 của Thủ 1672/QĐ-TTg tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” Quyết định số Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 phê duyệt 2086/QĐ-TTg Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 Quyết định số Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010 về phê duyệt Đề 2123/QĐ-TTg án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2011-2015 Nghị định số Nghị định số 57/NĐ-CP, ngày 09/5/2017 về Quy định chính 57/NĐ-CP sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người QP, AN Quốc phòng, an ninh UBND Ủy ban nhân dân
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số và 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 13,38 triệu người, chiếm tỉ lệ gần 14,6% dân số cả nước [185]. Theo Nghị định số 05/2011/ND-CP về công tác dân tộc, năm 2011 nước ta có 16 dân tộc rất ít người (có dân số dưới 10.000 người) là: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo (dưới 1.000 người), Ngái, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cơ Lao (dưới 5.000 người), Lự, Pà Thẻn (dưới 8.000 người), Chứt, La Ha và La Hủ (dưới 10.000 người). Các dân tộc rất ít người thuộc nhóm dân tộc có điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội (KT-XH) hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Theo các nghiên cứu thì hiện nay hầu hết các dân tộc này (trừ dân tộc Ngái) được coi là “lõi nghèo”, “tụt hậu của tụt hậu”. Bên cạnh đó, hiện nay dân tộc La Hủ và Phù Lá mặc dù có dân số trên 12.000 người (vượt ngưỡng 10.000 người) nhưng vẫn đang được thụ hưởng hệ thống chính sách dành cho dân tộc rất ít người bởi hoàn cảnh KT-XH của hai dân tộc này vẫn xếp vào mức thấp kém. Các dân tộc rất ít người thuộc nhóm dân tộc yếu thế, dễ tổn thương, chủ yếu cư trú ở vùng biên cương, phên dậu của Tổ quốc, thuộc địa bàn có địa hình khó khăn, hiểm trở, điều kiện tự nhiên hạn chế cho phát triển…rất cần được sự quan tâm đặc biệt. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, chương trình, dự án được triển khai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), đã từng bước giúp cho bộ mặt nông thôn vùng DTTS&MN có sự chuyển biến rõ nét, điện, đường, trường, trạm được cải thiện, đời sống người dân được nâng cao,…Song bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc rất ít người vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, nhiều vấn đề cơ bản, cấp bách trong đời sống KT-XH của đồng bào tồn tại đến nay chưa được giải quyết, trong khi các vấn đề mới tiếp tục nảy sinh trong quá trình phát triển. Vấn đề đặt ra là tại sao trong nhiều năm qua, các dân tộc rất ít người được thụ hưởng nhiều chính sách, tới mức chính sách chồng chính sách và chính sách bao trùm gần như mọi mặt đời sống, nhưng hiện tại vẫn đang đứng trước hàng loạt vấn đề: nguy cơ tụt hậu phát triển kinh tế, mai một văn hóa, đồng hóa về ngôn ngữ, thậm chí có nguy cơ mất thành phần dân tộc, vấn đề chất lượng dân số, nguồn nhân lực và cán bộ thấp kém…; kết quả của nhiều chính sách dành cho dân tộc rất ít 1
- người vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tiếp tục hướng tới mục tiêu? Phải chăng, hệ thống chính sách đối với dân tộc rất ít người vẫn còn nhiều điểm thiếu thực tiễn, chưa bám sát tình hình cụ thể và đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người; hay quá trình hoạch định, xây dựng, thực thi chính sách thiếu sự tham gia của chủ thể thụ hưởng; hay quá trình triển khai, thực hiện chưa đồng bộ, hợp lý, đảm bảo tiến độ, lộ trình,…? Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu về Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam để làm luận án tiến sỹ trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết các câu hỏi đang đặt ra nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận án là tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người; thực trạng thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; dự báo những yếu tố tác động và đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, phân tích, xác định những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực hiện chính sách, những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011-2022; đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu qủa hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan đến thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trong hệ thống chính trị cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh ủy và Ban Thường vụ tỉnh ủy; Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) tỉnh (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn thanh niên). Đồng thời nghiên cứu thực tế việc thực hiện chính sách ở hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã ở tỉnh Lai Châu, Lào Cai, 2
- Hà Giang, Quảng Bình và mở rộng quan sát ra 6 tỉnh có đông dân tộc rất ít người để làm sáng tỏ hơn việc tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Luận án cũng nghiên cứu mức độ tham gia thực hiện chính sách của các dân tộc rất ít người là chủ thể thực hiện và hưởng lợi từ chính sách; những chính sách dành riêng cho các dân tộc rất ít người và hiệu quả đã đạt được. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đến nay, chính sách đối với các dân tộc rất ít người của Đảng và Nhà nước ta thực hiện trên một số lĩnh vực như phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ,...Trong Luận án này tập trung vào hai lĩnh vực chính là: nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển KT-XH và chính sách phát triển giáo dục dành riêng cho các dân tộc rất ít người được thể hiện trong 04 quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 1672/QĐ-TTg, ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010 về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 và Nghị định số 57/QĐ-TTg, ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. Lý do Luận án chọn các chính sách này để ngiên cứu vì đây là những chính sách Nhà nước ưu tiên, dành riêng đối với các dân tộc rất ít người, với những mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng cụ thể. Thông qua đánh giá những chính sách này để có sự nhìn nhận khách quan, sát thực hơn việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta trong giai đoạn vừa qua. Thực hiện chính sách là lĩnh vực rộng, trong Luận án này tập trung vào nghiên cứu việc thực hiện chính sách của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh theo trình tự 05 bước là: (1) Ban hành kế hoạch thực hiện chính sách; (2) Tuyên truyền về chính sách; (3) Phối hợp thực hiện chính sách; (4) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; (5) Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách. - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta từ năm 2011 đến năm 2022 và đề xuất mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn 2013 - 2030. 3
- - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam nói chung, trong đó chuyên sâu tại 4 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Quảng Bình. Luận án chọn khảo sát nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trên địa bàn 4 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Bình vì đây là những tỉnh đại diện cho các tỉnh miền núi phía Bắc và miền trung Tây Nguyên, nơi dân tộc rất ít người sinh sống tập trung, có điều kiện kinh tế, đời sống khó khăn nhất hiện nay (Cống, Mảng, La Hủ, Cơ Lao, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cơ Lao, Pà Thẻn, Chứt). Các tỉnh trên đều đã triển khai thực hiện chính sách theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg, Quyết định số 2123/QĐ-TTg, Nghị định số 57/NĐ-CP, trong đó có 02 tỉnh (Lai Châu và Hà Giang) thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Khung lý thuyết nghiên cứu tổng quát về thực hiện chính sách Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam Chủ Thực Bài học Giải thể Quy trạng kinh pháp Dự thực thực hiện trình quy trình nghiệm thực báo hiện Chính thực thực hiện thực hiện chính sách đối hiện chính hiện chính sách với dân chính sách chính sách đối Mục tộc rất ít sách sách đối với dân tiêu ngƣời ở đối với với dân tộc rất ít Đối dân Việt tộc rất ít ngƣời tƣợng tộc rất Đánh giá của Nam ngƣời ở giai ít thực hiện ngƣời Việt đoạn Giải chính chính sách Nam 2023 - pháp sách 2030 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách 4.2. Phương pháp luận 4
- - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về thực hiện chính sách đối với các DTTS nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng. - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người nằm trong hệ thống chính sách công của Việt Nam. Các chính sách này được thực hiện đồng bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, trong đó thực hiện chính sách là một khâu trong chu trình chính sách (gồm hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện và đánh giá, bổ sung chính sách, thay thế chính sách). - Luận án sử dụng phương pháp luận về tính đặc thù để nghiên cứu sâu về những đặc điểm tương đồng, khác biệt của từng vùng, từng dân tộc rất ít người và nhóm các dân tộc rất ít người so với các dân tộc trọng cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Luận án vận dụng phương pháp luận liên ngành để đánh giá khách quan, toàn diện, bao quát, tổng thể nhiều chiều trong việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta trong những năm qua. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu, số liệu Luận án thu thập, khai thác thông tin từ các chiến lược, cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, những chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến các dân tộc rất ít người và việc thực hiện chính sách đối với dân tộc này; các báo cáo của các bộ, ban, ngành, địa phương về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. Đồng thời, thu thập, sử dụng kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đã công bố. Trong đó, ngoài thu thập số tư liệu, số liệu liên quan, Nghiên cứu sinh còn trực tiếp khảo sát tại 04 tỉnh là: Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Bình. Phương pháp phỏng vấn sâu (in-depth interview): Để làm rõ hơn kết quả thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người, Luận án thực hiện phỏng vấn người có uy tín, người tiêu biểu trong các dân tộc rất ít người trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Lao Cai, Hà Giang, Quảng Bình. Đây là những người thường xuyên gần gũi, nắm rõ và am hiểu về tình hình kinh tế, đời sống và được người dân tộc rất ít người tin tưởng, chia sẻ. Nội dung phỏng vấn được xây dựng theo nguyên tắc gợi ý để người trả lời đưa ra ý kiến liên quan đến nội dung nghiên cứu. Câu hỏi được nêu ra trong quá trình phỏng vấn là những vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được một cách sâu sắc, triệt để. Cụ thể, đã phỏng vấn 41 người có uy tín, người tiêu biểu trong dân tộc rất ít người ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Quảng Bình. 5
- 4.3.2. Phương pháp chuyên gia: Luận án tiến hành tham vấn một số nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta. 4.3.3. Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu dùng để so sánh, đánh giá kết quả và hạn chế trong thực hiện chính sách giữa các dân tộc, từng địa phương, đối chiếu với mục tiêu đề ra trong việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người qua các năm, các giai đoạn. 4.3.4. Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015, năm 2019 của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê; kết quả thống kê hằng năm của các bộ, ban, ngành và địa phương. Trong đó, tập trung vào một số thông tin về: hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người của dân tộc rất ít người; thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, huyện có dân tộc rất ít người; chỉ số về đường giao thông, công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, nhà ở, trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên; nhà sinh hoạt cộng đồng; cán bộ khuyến nông, cán bộ dân tộc rất ít người trong xã; y bác sĩ ở sản nhi ở trạm xá; thôn bản có chi bộ; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ;... 4.3.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng điều tra bằng bảng hỏi ở 05 huyện, 10 xã của 4 tỉnh (380 phiếu), mỗi huyện là 75 phiếu, riêng huyện Minh Hóa (Quảng Bình) là 80 phiếu. Nội dung tập trung vào thu thập và phân tích việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở 4 tỉnh nghiên cứu. Trên thực tế việc điều tra, khảo sát với người dân gặp nhiều khó khăn vì đồng bào sinh sống thưa thớt, phân tán ở vùng sâu, vùng xa, giao tiếp hạn chế, trình độ học vấn thấp, khả năng nghe, nói, đọc viết khó khăn nên đối tượng khảo sát tập trung vào cán bộ, công chức cấp huyện, xã, trong đó có cả cán bộ dân tộc rất ít người. 4.3.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở các tư liệu, số liệu thu thập được, Luận án tiến hành phân tích theo từng nhóm vấn đề, tiến hành đánh giá và tổng hợp để tìm ra những luận điểm, kết luận có giá trị khoa học và thực tiễn theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Kết quả Luận án đã góp phần làm rõ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với các DTTS nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng ở nước ta. - Trên cơ sở thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam, Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả và các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam từ năm 2011 đến 6
- 2022 và đúc rút ra các bài học kinh nghiệm; - Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và những bài học kinh nghiệm trong thực hiện hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam, Luận án đề xuất mục tiêu, giải pháp thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; chính sách và pháp luật của Nhà nước dành riêng cho các dân tộc rất ít người; làm rõ quan điểm thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án phân tích làm rõ hơn những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số rất ít người. - Luận án làm sâu sắc và cụ thể hơn cơ sở thực tiễn trong thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người, trên cơ sở đó có thể tham khảo để nghiên cứu, vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người thời gian tới. - Góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta hiện nay. Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tham khảo trong quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, và đánh giá hiệu quả chính sách. Đồng thời cũng là cơ sở, luận cứ để điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các nội dung Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án kết cấu thành bốn chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người. Chương 3: Thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022. Chương 4: Giải pháp thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người trong giai đoạn 2023 đến 2030. 7
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng ở nước ngoài Hầu hết các nước trên thế giới đều có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mô hình thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới đều có những nét tương đồng, đồng thời cũng có sự khác biệt. Phần lớn các nước thường không có chính sách riêng lẻ cho từng nhóm dân tộc, do đó việc nghiên cứu của các học giả trên thế giới về việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ít được đề cập. Tuy nhiên, cũng có những công trình nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở một số nước trên thế giới mà Luận án có thể tham khảo, đó là: Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với DTTS ở Mỹ, Canada, Anh, Thái Lan như: công trình nghiên cứu của Đậu Tuấn Nam (2020) đã nêu lên một số kinh nghiệm của Mỹ đối với việc thực hiện chính sách tăng cường tính đại diện cho các DTTS trong hệ thống chính quyền địa phương, nhất là trong cơ quan lập pháp dựa trên hệ thống bầu cử địa phương linh hoạt và tạo điều kiện cho các nhóm DTTS có thể đưa đại diện của mình vào cơ quan lập pháp, qua đó gia tăng tiếng nói của mình đối với những vấn đề có liên quan đến quyền lợi ở địa phương. Ở Canada có sự phân biệt các DTTS bản địa và DTTS không phải bản địa. Đối với nhóm DTTS bản địa, sinh sống trong các khu định cư dưới sự quản lý của các bộ lạc bản địa thông qua hội đồng bộ lạc, đứng đầu là một thủ lĩnh do người dân bầu ra và chịu sự điều chỉnh của chính quyền liên bang và địa phương thông qua Đạo luật về người bản địa. Đối với nhóm DTTS không phải người bản địa thì Canada giao cho chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong việc quyết định các chính sách, thực thi chính sách liên quan đến nhóm người thiểu số. Ở vương quốc Anh, chính quyền địa phương vùng DTTS là các hội đồng địa phương được cộng đồng bầu ra để đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của các DTTS. Ở Thái Lan trước đây, cán bộ chính quyền địa phương thường được cử tới thực hiện chính sách dân tộc mà không phải là người địa phương, không am hiểu tình hình địa phương, ngay cả giáo viên giảng dạy ở các trường công ở địa phương cũng không phải là người DTTS. Điều này dẫn đến việc các DTTS mà đặc biệt là nhóm theo Hồi giáo đã có những phản ứng dữ dội, không coi chính quyền địa phương là đại 8
- diện cho tiếng nói và nhu cầu của họ. Từ năm 2013, Thái Lan đã thành lập Cục phát triển cộng đồng trực thuộc Bộ Nội vụ, với sự tham gia của nhiều đại diện từ các DTTS nhằm huy động sự tham gia của DTTS vào hoạch định và thực hiện chính sách ở địa phương [121]. Nghiên cứu của Đậu Tuấn Nam (2005) cũng cho thấy ở Mỹ, việc thực hiện chính sách dân tộc được xem là công việc của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tập trung vào những chương trình giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tư vấn pháp luật, dạy tiếng Anh, tìm kiếm việc làm, giải quyết mối quan hệ giữa các nhóm thiểu số (tập trung vào nhóm nhập cư); đối với người Da Đỏ (cư dân bản địa) được quan tâm với một số chính sách riêng, có quyền tự trị trong khuôn khổ pháp luật của liên bang; đáng chú ý là cho đến nay vấn đề quan hệ giữa các công dân Mỹ da trắng và công dân Mỹ da đen về chính trị, kinh tế vẫn là vấn đề nổi cộm. Qua đó cho thấy ở các nước phát triển, việc quyết định chính sách và thực hiện chính sách đối với DTTS thường giao cho chính quyền cơ sở, trong đó có đại diện của người DTTS tham gia nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng. Đồng thời có sự xã hội hóa việc thực hiện chính sách thông qua tổ chức phi chính phủ (như ở Mỹ). Tuy nhiên chưa thấy rõ vai trò thực sự của đảng cầm quyền, của chính phủ trong hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách và họ chưa quan tâm nhiều đến chính sách dân tộc, nhất là đối với những dân tộc rất ít người. Trong việc thực hiện chính sách đối với DTTS, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những cách làm hay, phát huy được hiệu quả. Trong đó đáng chú ý là nghiên cứu của Trần Đình Thao (2020) tổng hợp những kinh nghiệm trong thực hiện chính sách của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia. Trong đó: Trung Quốc tăng cường phát triển năng lực cho người dân ở vùng nông thôn nghèo; Nhật Bản phát triển sản xuất có chọn lọc, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, phát triển nông hộ và hợp tác xã có năng lực quản lý, kinh doanh để tạo thuận lợi cho cơ giới hóa trong quá trình sản xuất; Hàn Quốc mở rộng và tăng hạn mức tín dụng cho vay, khuyến khích thành lập các hợp tác xã sản xuất, đề cao nguyên tắc mọi người phải biết sống vì nhau; Đài Loan tạo điều kiện để hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ sản xuất nông sản hàng hóa, mở mang ngành nghề ngoài nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi; Indonesia tăng cường trao quyền cho cộng đồng [142]. Có thể thấy các nước phát triển ở Châu Á thực hiện hiện chính sách đối với DTTS cũng đa dạng như phát triển năng lực cho người dân, phát triển nông hộ, trang trại, cộng đồng, hợp tác xã, kết hợp với chính sách tín dụng ưu đãi và đề cao tính trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. 9
- Tuy nhiên, cách thức triển khai thực hiện chính sách cụ thể thì chưa được nghiên cứu sâu. Nghiên cứu của Lê Ngọc Thắng (2005) đã đề cập sâu tới một số mô hình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Trung Quốc, Mỹ, Australia, Lào, Philippin, Indonesia: Quốc hội Trung Quốc có Ủy ban Dân tộc, Nhà nước (Quốc vụ viện) có Ủy ban nhà nước về công tác dân tộc và quy định về cơ cấu cán bộ người DTTS hệ thống cơ quan công tác dân tộc chiếm trên 50%; cán bộ chủ chốt tại chỗ ở xã, thôn bản được quy định chế độ luân phiên đi đào tạo; đồng thời Trung Quốc cũng kiên trì thực hiện các điều then chốt trong công tác như: phát triển cán bộ dân tộc; luân chuyển cán bộ Trung ương đến vùng DTTS; đưa cán bộ DTTS đến các vùng phát triển; tổ chức cho cán bộ DTTS đi tham quan học tập. Ở Australia, vấn đề nổi cộm trong quan hệ dân tộc là quan hệ giữa dân tộc tại chỗ và người da trắng về quyền sở hữu đất đai và tài nguyên. Để giải quyết vấn đề này, Australia thành lập Bộ Dân bản địa và Di trú nhằm giảm bớt bất công do lịch sử để lại, xoa dịu làn sóng đấu tranh vì sự thống nhất của Liên bang; Chính phủ trân trọng các giá trị văn hóa của dân tộc tại chỗ và tạo mọi điều kiện để cho họ hòa nhập với cuộc sống phát triển mới trong thời hiện đại. Ở Lào không phân biệt dân tộc đa số và thiểu số nên chỉ có chính sách chung với sự phát triển của nhân dân các bộ tộc Lào và giải quyết vấn đề dân tộc dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin là bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc; và thành lập Vụ Dân tộc thuộc Mặt trận xây dựng Tổ quốc Lào. Philippin thực hiện chính sách dân tộc thông qua việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Văn hóa – Nghệ thuật năm 1992 và Ủy ban Quốc gia về Dân tộc bản địa năm 1997. Trong đó, Ủy ban Quốc gia về dân tộc bản địa có nhiệm vụ theo dõi bảo vệ các quyền hợp pháp của dân tộc bản địa và triển khai các chương trình, dự án của Chính phủ trợ giúp phát triển đối với dân tộc bản địa. Ủy ban Quốc gia về Văn hóa - Nghệ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, phục hồi văn hóa nghệ thuật của các tộc người, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ hoạt động cho các bảo tàng dân tộc học và tài chính cho các lễ hội. Ở Indonesia có gần 400 thành phần dân tộc nhưng có sự phát triển không đồng đều, trong đó có những tộc người sinh sống ở vùng hẻo lánh vẫn còn sống du canh du cư và được chính phủ nước này xếp vào nhóm đối tượng cứu trợ xã hội và được bảo tồn; để thực hiện chính sách này, Indonesia thành lập Cục Nội vụ và Phát triển xã hội thuộc Bộ Các vấn đề xã hội để thực hiện chính sách đối với các tộc người thuộc diện cứu trợ, trong đó tập trung vào xây dựng các chương trình cứu tế hằng năm từ ngân sách nhà nước, chuyển các vật chất cứu trợ đến các tộc người 10
- được hưởng; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các dân tộc yếu thế; kêu gọi các dự án viện trợ quốc tế nhân đạo; thực hiện một số mô hình phát triển kinh tế giản đơn giúp các dân tộc này thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Tuy nhiên còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề các tộc người, hay đối với những dân tộc (bộ lạc) thuộc diện chậm phát triển cần cứu trợ nên hiệu quả việc thực hiện chính sách chưa cao, còn có tính “bố thí”, “hiếu kỳ”, “miệt thị” [139]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở các nước Châu Á, bao gồm cả các nước có thể chế chính trị tương đồng như Việt Nam đều thành lập các cơ quan chuyên trách để hoạch định, thực thi chính sách dân tộc, nhưng cũng chưa thấy có những chính sách cụ thể đối với dân tộc rất ít người. Nhiều nước trên thế giới cũng có những kinh nghiệm trong phát huy vai trò của người dân trong hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Trong công trình nghiên cứu về người bản địa và đồng quản lý, Alfonso Castro và Erik Nielsen (2001) đã dẫn công trình nghiên cứu của Deloges và Gauthier (1997) cho rằng: vì những mục đích trước mắt, xung đột được xác định như “bất kỳ mối quan hệ nào liên quan tới việc áp đặt quyền lực cho dù có biểu hiện bằng bạo lực hay không”. Mặt khác, các tác giả cũng cho rằng “xung đột không chỉ được coi như là mối quan hệ khác thường giữa cá nhân và cộng đồng vốn được người ta né tránh bằng mọi giá, mà còn được xem như một cơ hội để thay đổi và phát triển” và “mối quan hệ ngày càng tăng trong tìm kiếm chính sách đổi mới và xây dựng thể chế giải quyết hoặc quản lý các xung đột về tài nguyên thiên nhiên theo cách yên bình và có sự tham gia của người dân. Những bản cam kết đồng quản lý giữa người bản địa, các bên liên quan khác và các cơ quan nhà nước đã đem lại một triển vọng tươi sáng, đó là cách giải quyết xung đột dựa vào tài nguyên thiên nhiên” [6]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Bình Định (2020) đã dẫn chứng về kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản âm nhạc cổ truyền dân tộc của một số quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan đều có những quy định các loại di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ như nghề thủ công, nghệ thuật biểu diễn, phong tục tập quán liên quan đến tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực, tri thức dân gian. Để phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Nhật Bản thực hiện thông qua giáo dục phổ thông và phát triển du lịch; Thái Lan cũng đưa nhiều tiết mục dân vũ, dân nhạc cổ truyền, truyền thống vào biểu diễn phục vụ khách du lịch và vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh cùng nhau góp sức vào giữ gìn, phát triển âm nhạc truyền thống, cổ truyền của các dân tộc; Trung Quốc tổ chức các cuộc thi, liên hoan biểu diễn dân ca, nhạc cụ cổ truyền dân tộc, đưa ca nhạc truyền thống của các 11
- dân tộc vào phục vụ du lịch [77]. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở kinh nghiệm trong thực hiện những chính sách cụ thể mà chưa nghiên cứu mở rộng kinh nghiệm trong thực hiện chính sách phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa, hỗ trợ phát triển sản xuất. Công tác tuyên truyền chính sách cho cộng đồng DTTS cũng được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng. Trong nghiên cứu của Lưu Văn An (2020) đã đưa ra một số kinh nghiệm truyền thông ở vùng DTTS: Mỹ có một hệ thống truyền thông cho cộng đồng DTTS thực sự đa dạng, có hơn 3.000 tổ chức truyền thông, với 54 ngôn ngữ phục vụ 58 DTTS và nhiều nhất là ấn phẩm báo in là 62%, tạp chí 16%, radio 17%, tivi 4%; trong đó có 80% các ấn phẩm vừa in, vừa online. Mỹ không có chính sách tài trợ cho phương tiện truyền thông cho vùng DTTS. Tất cả các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu tư nhân. Hầu hết các ấn phẩm báo chí được phát miễn phí và hoạt động được là dựa vào nguồn thu từ quảng cáo, có đóng thuế cho nhà nước hoặc được tài trợ. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho cộng đồng DTTS. Trung Quốc có 56 DTTS, nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác tuyền truyền ở vùng DTTS, xem đó là nhiệm vụ trọng tâm để ổn định chính trị đất nước. Các ấn phẩm báo chí bằng tiếng DTTS được cấp miễn phí, là kênh cung cấp, phổ cập thông tin về chủ trương, chính sách, kinh tế - xã hội cho các DTTS; mỗi làng bản đều có nhà văn hóa lớn, là nơi để tổ chức hội họp, các sự kiện quan trọng của cộng đồng và ở đây cũng được trang bị sách, báo, máy tính,...để người dân được tiếp cận, khai thác thông tin. Ở Ấn Độ, có một số ấn phẩm báo chí sử dụng ngôn ngữ DTTS, nhưng nhiều tờ báo của người DTTS đang đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu mạng lưới phân phối, hạ tầng tiếp thị nghèo nàn, nguồn lực tài chính hạn chế, một số tờ báo phải đóng cửa, cùng với đó là một số tổ chức phi chính phủ cũng phát hành những tài liệu về vấn đề có liên quan đến người DTTS, như một phần can dự vào cộng đồng DTTS; do tỷ lệ người DTTS mù chữ ở Ấn Độ cao, nên Đài phát thanh, truyền hình vẫn là công cụ tuyên truyền hiệu quả hơn, nhất là những nơi xa xôi, hẻo lánh [1]. Qua đó cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến trực tiếp chính sách thông qua cán bộ, người có uy tín, người tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, phát huy rõ nét. Khi nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với những dân tộc gặp nhiều khó khăn, Bounkhong Phouangmany (2021) cũng đã tổng kết kinh nghiệm ở một số tỉnh của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là: phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo thực hiện của chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ và phân 12
- công trách nhiệm cụ thể của các ban ngành, đoàn thể quần chúng; nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, để cho cán bộ và người dân có ý chí quyết tâm thoát nghèo; huy động sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp người nghèo kết hợp với sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân hộ nghèo; thiết lập được cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các huyện, thị huy động nguồn lực tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chương trình. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, không thất thoát; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng đảng viên, thực hiện có hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở cơ sở; chất lượng bộ máy nhân sự của chủ thể chính quyền được nâng cao là yếu tố rất quan trọng đối với công tác đảm bảo sinh kế bền vững, chỉ có một đội ngũ cán bộ chính quyền có năng lực hoạt động tốt mới giúp cho việc thực hiện có hiệu quả [49]. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lào đã huy động được cả hệ thống chính trị và xã hội trong thực hiện chính sách nhưng chưa nghiên cứu làm rõ được vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức trong hoạch định và thực thi chính sách. 1.2. Một số công trình nghiên cứu về dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam Nguyễn Văn Chính (2018) trong công trình nghiên cứu đặc điểm của một số nhóm dân tộc rất ít người ở Tây Bắc nước ta đã rút ra 8 đặc điểm chủ yếu là: (1) Tình trạng bất lợi do địa bàn cư trú biệt lập về địa lý; (2) Các nguồn lực phát triển rất hạn chế trong một môi trường sinh thái tự nhiên đang bị hủy hoại; (3) Thiếu đất canh tác và áp lực thường xuyên của tình trạng thiếu ăn; (4) Nền kinh tế tự cấp, đơn điệu và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng; (5) Cộng đồng dân cư nhỏ bé, hầu hết trong tình trạng phụ thuộc về mặt xã hội vào các nhóm dân tộc lớn hơn trong vùng; (6) Tình trạng phai nhạt của tri thức địa phương; (7) Bản sắc văn hóa và ngôn ngữ riêng đang đối diện nguy cơ biến mất trong khi tình trạng bị dán nhãn “lười”, “dốt” và “lạc hậu” gia tăng; (8) Khả năng hội nhập vào kinh tế thị trường thấp và có xu hướng phụ thuộc vào các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài tăng lên sau mỗi dự án phát triển. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho rằng cần phân tích điều kiện cư trú, mức độ hội nhập vào thị trường và quốc gia dân tộc; nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa và sự phụ thuộc về mặt xã hội của dân tộc rất ít người vào nhóm các dân tộc lớn hơn để có những giải pháp phù hợp [58]. Khi nghiên cứu sâu về “Người Ngái ở Việt Nam: Lịch sử, văn hóa và ý thức về bản sắc”, Nguyễn Văn 13
- Chính (2022) đã bổ sung cơ bản đầy đủ, toàn diện những tri thức về dân tộc Ngái ở Việt Nam và khẳng định tộc người Ngái ở nước ta là một cộng đồng người khá đông về dân số, có những đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa và cội nguồn lịch sử riêng, góp phần phục vụ công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước [58b]. Kết quả nghiên cứu này rất có giá trị để luận án kế thừa trong phần khuyến nghị về chính sách đối với các dân tộc rất ít người của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Một số công trình nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những bất cập, trong đó có sự thiên lệch trong nghiên cứu về tộc người, địa bàn và vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay của Vương Xuân Tình (2013) đã chỉ ra: về tộc người, hầu hết các dân tộc có dân số đông, dễ tiếp cận, hoặc cần quan tâm đặc biệt đến phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng thường được chú trọng; còn các dân tộc số ít, lại cư trú ở địa bàn xa xôi, hẻo lánh đều ít được nghiên cứu. Nghiên cứu cũng dẫn chứng trong 32 năm, chỉ có 5 dân tộc có hai bài tạp chí đề cập (là Co, La Chí, Lự, Pu Péo, Ơ Đu) và số dân tộc chỉ có 01 bài là Mạ, Rơ Măm và Brâu; tại Viện Dân tộc học qua 32 năm, có 12 dân tộc chưa từng được nghiên cứu là Bố Y, P Péo, Ngái, Hrê, Xtiêng, Bru – Vân Kiều, Tà Ôi, Co, Chơ Ro và Brâu. Tình trạng này cũng xảy ra tại những tổ chức có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến các tộc người trong cả nước, như bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam [144]. Khi nghiên cứu về biến đổi nghi lễ vòng đời của dân tộc Chứt ở Bắc Trung Bộ, Nguyễn Văn Mạnh (2013) cũng cho thấy tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó bước đầu phục vụ công tác xác định thành phần dân tộc và hiểu biết hơn về tộc người Chứt, đồng thời cũng chỉ ra là “những nghiên cứu về văn hóa truyền thống và biến đổi của nó trong xã hội hiện nay ở tộc người này vẫn khiêm tốn” [110, tr.35]. Khi nghiên cứu về các tộc người Việt Nam của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Lưu Hùng (2013) cũng cho rằng vẫn còn 25 dân tộc không hề có công trình nghiên cứu riêng biệt nào (trong đó có dân tộc rất ít người như Chứt, Lựu, Bố Y, Ngái, Cống, Lô Lô, Pu Péo, La Ha, Kháng, Mảng, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm [93, tr.33]. Trong công tác nghiên cứu khoa học và các kết quả nghiên cứu về tộc người của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên của Nguyễn Thị Quế Loan (2013) chỉ ra vẫn còn 6 dân tộc rất ít người chưa được nghiên cứu là Phù Lá, Lô Lô, La Hủ, Cống, Ngái, Si La [31, tr. 62]. Khi nghiên cứu về một số vấn đề về phát triển KT-XH và bảo tồn văn hóa truyền thống các DTTS rất ít người ở Việt Nam hiện nay, Bùi Thị Bích Lan (2021), cũng cho rằng “dù nghiên cứu về các dân tộc có dân số dưới 1000 người ở nước ta đã được xuất hiện 14
- từ năm 60 - 70 của thế kỷ trước, nhưng cho đến nay số lượng công trình đề cập chung đến nhóm dân tộc này còn khá hiếm hoi [103, tr.19]. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc nghiên cứu về các dân tộc rất ít người chưa được quan tâm nhiều, do đó tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung thêm. 1.3. Một số nghiên cứu về thực hiện chính sách công nói chung và thực hiện chính dân tộc nói riêng 1.3.1. Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công Các công trình nghiên cứu đều chia việc thực hiện chính sách ra làm nhiều bước cơ bản, như Học viện Hành chính quốc gia (2019) đã đưa ra nội dung về “Kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ” gồm 4 bước là: Lập kế hoạch công tác; công cụ lập kế hoạch; phân tích công việc; kiểm soát công việc [90]. Lê Thị Thu (2017) chia việc thực hiện chính sách công ra 7 bước bao gồm: xây dựng kế hoạch; phổ biến quy chế, tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; tổng kết, rút kinh nghiệm [146]. Văn Tất Thu (2016) đưa ra 07 nhóm năng lực trong thực hiện chính sách là: (1) Năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; (2) Năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; (3) Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách; (4) Năng lực duy trì chính sách; (5) Năng lực điều chỉnh chính sách; (6) Năng lực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách; (7) Năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách. Trần Minh Đức (2021) chia việc thực hiện chính sách thành 5 bước là (1) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, (2) phổ biến tuyên truyền chính sách, (3) phân công, phối hợp thực hiện chính sách, (4) đôn đốc, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh chính sách, (5) đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách [78]. Hoàng Mạnh Tưởng (2020) đưa ra 5 bước trong thực hiện chính sách là (1) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, (2) phổ biến, tuyên truyền chính sách, (3) phân công, phối hợp thực hiện chính sách, (4) duy trì chính sách, (5) điều chỉnh, bổ sung chính sách [155]. Theo Hồ Việt Hạnh (2021), quy trình thực hiện chính sách công gồm 8 bước là: (1) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công; (2) phổ biến, tuyên truyền chính sách công; (3) phân công, phối hợp thực hiện chính sách công; (4) duy trì chính sách công; (5) điều chỉnh chính sách công; (6) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công; (7) đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm; (8) những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách công [84]. Nhữngnghiên cứu trên cho thấy, các nhà nghiên cứu đã cơ bản thống 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng
195 p | 30 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
193 p | 54 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
182 p | 27 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hoà nhập đối với TEKT từ thực tiễn TP Hà Nội
238 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
200 p | 22 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đô thị bền vững ở tỉnh Bình Dương
248 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số (nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lào Cai)
185 p | 78 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay
183 p | 16 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành Ngoại giao ở Việt Nam hiện nay
230 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Chính sách xuất bản ở Việt Nam hiện nay
201 p | 31 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của thành phố Hà Nội
28 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn Đại học Thái Nguyên hiện nay
216 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam
174 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách huy động doanh nghiệp tham gia phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030
27 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn