intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông" là xác định cơ sở lí luận về năng lực tự học và dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT. Chỉ ra các biểu hiện của năng lực tự học trong môn Tin học đối với học sinh THPT. Đề xuất một số biện pháp để dạy học môn Tin học ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Kiều Phương Thùy DẠY HỌC TIN HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – Năm 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xác nhận rằng đây là kết quả của công trình nghiên cứu mà chính tôi đã thực hiện. Trong luận án này, tôi trình bày những kết quả nghiên cứu trung thực và khách quan, chưa được công bố bởi bất kỳ tác giả nào hay ở bất cứ công trình nào khác. Tất cả các thông tin được trích dẫn trong luận án đều được định rõ nguồn gốc. Tác giả Kiều Phương Thùy
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này là kết quả của một hành trình dài bốn năm với sự nỗ lực từ bản thân tác giả và sự hướng dẫn, hỗ trợ cũng như động viên của nhiều người. Với tất cả sự biết ơn của mình, tác giả xin dành những lời tri ân trang trọng nhất tới những người đã cùng đồng hành với tác giả để tạo ra công trình này. Đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồ Cẩm Hà và TS. Nguyễn Chí Trung - những người đã trực tiếp hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Những ý kiến định hướng, gỡ rối của thầy/cô mỗi khi em gặp khó khăn, vướng mắc đã giúp em dần dần vượt qua từng chặng đường trên hành trình bốn năm. Tiếp theo, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy/cô là thành viên trong hội đồng các cấp, những người đã cho tác giả những góp ý quý báu để chỉnh sửa, hoàn thiện luận án này. Tác giả cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Quý phòng ban và Quý trường Đại học Sư phạm Hà Nội, những người đã giúp đỡ và đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chương trình tiến sỹ. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy/cô trong bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học, Ban Chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin cùng với tất cả các thầy cô trong khoa, các bạn đồng nghiệp, các bạn nghiên cứu sinh cùng khóa đã chia sẻ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như giúp đỡ tôi công bố các kết quả nghiên cứu. Sự hỗ trợ của mọi người từ việc giúp giới thiệu các trường, lớp, giáo viên tham gia khảo sát, chia sẻ phiếu khảo sát tới hướng dẫn cách xử lí số liệu khảo sát đã giúp tôi hoàn thành một trong những công việc khó khăn nhất trong luận án. Một phần không thể thiếu trong luận án này là sự nhiệt tình, trách nhiệm của các giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm. Sự đồng hành, cổ vũ của mọi người là niềm động viên to lớn đối với tác giả trong quá trình hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tác giả muốn dành một sự biết ơn đặc biệt đến gia đình, bố mẹ, em gái, chồng và các con những người đã luôn động viên mỗi khi tôi nản chí, luôn tạo mọi điều kiện cho tôi có thời gian và không gian để nghiên cứu. Một lần nữa, xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người.
  4. iii BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin CS Khoa học máy tính CTGDPT Chương trình Giáo dục phổ thông ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh ICT Tin học ứng dụng LMS Learning Management System (Hệ thống quản lý học tập) NL Năng lực NLTH Năng lực tự học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TB Trung bình TH Tự học THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm YCCĐ Yêu cầu cần đạt
  5. iv MỤC LỤC BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học .............................................................................................2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 8. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................4 9. Những luận điểm đưa ra bảo vệ ...........................................................................5 10. Cấu trúc của luận án ..........................................................................................5 CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TỰ HỌC, NĂNG LỰC TỰ HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ...............................................................................6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...........................................................................6 1.1.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về tự học và năng lực tự học ...........6 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam về tự học và năng lực tự học ..........13 1.1.3. Các nghiên cứu về dạy học Tin học và dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học ...........................................................................................15 1.1.4. Một số nhận định ......................................................................................17 1.2. Cơ sở khoa học của học và tự học ..................................................................18 1.2.1. Cơ sở triết học ..........................................................................................18 1.2.2. Cơ sở tâm lí học........................................................................................19 1.2.3. Cơ sở giáo dục học ...................................................................................19 1.3. Hoạt động tự học trong một số học thuyết về học tập ....................................20
  6. v 1.3.1. Tự học theo thuyết hành vi .......................................................................20 1.3.2. Tự học theo thuyết nhận thức ...................................................................21 1.3.3. Tự học theo thuyết kiến tạo ......................................................................23 1.4. Năng lực tự học...............................................................................................24 1.4.1. Khái niệm năng lực ..................................................................................24 1.4.2. Khái niệm năng lực tự học .......................................................................26 1.4.3. Cấu trúc năng lực tự học ..........................................................................27 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tự học ......................................................29 1.5.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................29 1.5.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................30 1.5.3. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh thế hệ GenZ ...........................33 1.6. Quy luật phát triển của năng lực tự học ..........................................................34 1.7. Đánh giá năng lực tự học ................................................................................36 1.7.1. Đánh giá qua quan sát ..............................................................................36 1.7.2. Đánh giá qua hồ sơ học tập ......................................................................36 1.7.3. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng .........................37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................38 CHƯƠNG 2. KHUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG MÔN TIN HỌC VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN, KHẢO SÁT THỰC TIỄN ...............40 2.1. Khái quát về chương trình giáo dục phổ thông Tin học .................................40 2.2. Nội dung giáo dục Tin học cấp Trung học phổ thông và các hoạt động của học sinh ..................................................................................................................41 2.2.1. Một số khái niệm về nội dung số, môi trường số và sản phẩm số ...........41 2.2.2. Nội dung và thời lượng môn Tin học cấp Trung học phổ thông ..............43 2.2.3. Các hoạt động trí tuệ của học sinh khi học Tin học .................................44
  7. vi 2.3. Thực tiễn dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 .......................................................................................45 2.3.1. So sánh về dạy học tiếp cận nội dung và dạy học theo hướng phát triển năng lực ..............................................................................................................45 2.3.2. Một số định hướng để dạy học Tin học phát triển năng lực cho học sinh trong môn Tin học ..............................................................................................47 2.3.3. Quan điểm và những cách tiếp cận đã có về dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh..............................................................48 2.4. Khung năng lực tự học biểu hiện trong môn Tin học cấp Trung học phổ thông ...............................................................................................................................49 2.5. Đề xuất khung đánh giá năng lực tự học biểu hiện trong môn Tin học cấp Trung học phổ thông ..............................................................................................51 2.6. Khảo sát nhận thức về năng lực tự học biểu hiện trong môn Tin học của học sinh Trung học phổ thông ......................................................................................62 2.6.1. Mục tiêu, đối tượng, thời gian và hình thức khảo sát ...............................62 2.6.2. Giới thiệu công cụ khảo sát ......................................................................63 2.6.3. Đánh giá độ tin cậy của công cụ khảo sát ................................................64 2.6.4. Khảo sát đại trà .........................................................................................66 2.6.5. Kết quả khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ...............................67 2.7. Khảo sát thực trạng về dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh Trung học phổ thông .........................................................................73 2.7.1. Giới thiệu về bộ công cụ khảo sát giáo viên ............................................73 2.7.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................77 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TIN HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH ....................................................78 3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh ...............................................................................................................................78
  8. vii 3.1.1. Các biện pháp cần phù hợp với quy luật phát triển của năng lực và đặc trưng của môn Tin học .......................................................................................78 3.1.2. Các biện pháp cần tác động tới các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới năng lực tự học ............................................................................................................78 3.1.3. Các biện pháp cần tác động tới các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực tự học ............................................................................................................79 3.1.4. Các biện pháp cần phối hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực tự học ..............................................................................................79 3.1.5. Các biện pháp phát triển năng lực tự học cần phải phù hợp với xu thế thời đại .......................................................................................................................79 3.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học Tin học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh ....................................................................................................79 3.3. Biện pháp 1: Thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh tự tạo sản phẩm số ..................................................................................................................80 3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp ..............................................80 3.3.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện biện pháp ........................................82 3.3.3. Phân tích tác động của biện pháp tới các năng lực thành tố của năng lực tự học ..................................................................................................................91 3.3.4. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp .......................................................93 3.3.5. Ví dụ minh họa .........................................................................................94 3.3.6. Kết luận ....................................................................................................97 3.4. Biện pháp 2: Khai thác môi trường số để hướng dẫn học sinh tự học các nội dung số ...................................................................................................................98 3.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp ..............................................98 3.4.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện biện pháp ......................................100 3.4.3. Phân tích tác động của biện pháp tới các thành tố của năng lực tự học .109 3.4.4. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp .....................................................113 3.4.5. Ví dụ minh họa .......................................................................................113
  9. viii 3.4.6. Kết luận ..................................................................................................121 3.5. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự học theo phân hóa khả năng học Tin học .............................................................................................................................122 3.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của biện pháp ............................................122 3.5.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện biện pháp ......................................123 3.5.3. Phân tích tác động của biện pháp tới các thành tố của năng lực tự học .129 3.5.4. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp .....................................................130 3.5.5. Ví dụ minh họa .......................................................................................130 3.5.6. Kết luận ..................................................................................................133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................134 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................135 4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................135 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................135 4.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...........................................................................135 4.2. Nội dung và kế hoạch thực nghiệm ..............................................................135 4.2.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................135 4.2.2. Quy trình thực nghiệm ...........................................................................137 4.3. Tổ chức dạy thực nghiệm .............................................................................138 4.3.1. Đối tượng – Thời gian thực nghiệm .......................................................138 4.3.2. Các yêu cầu đối với tổ chức dạy thực nghiệm .......................................139 4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm định tính .......................................................140 4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm định lượng ...................................................143 4.5.1. Trình tự phân tích đánh giá ....................................................................143 4.5.2. Đánh giá Biện pháp 1 - Thiết kế và tổ chức các hoạt động hướng dẫn học sinh tự tạo sản phẩm số ....................................................................................145
  10. ix 4.5.3. Đánh giá biện pháp 2 – Khai thác môi trường số để hướng dẫn học sinh tự học các nội dung số ......................................................................................153 4.5.4. Đánh giá biện pháp 3 - Hướng dẫn học sinh tự học theo phân hóa khả năng học Tin học ..............................................................................................160 4.5.5. Đánh giá phối hợp biện pháp 1 và biện pháp 2 ......................................165 4.5.6. So sánh giữa các biện pháp ....................................................................168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................170 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................................................................................173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................174 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát nhận thức về năng lực tự học của học sinh ....................1 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên ............................................................13 Phụ lục 3: Bảng chấm điểm năng lực tự học theo đánh giá của học sinh .............18 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến học sinh .............................................................31 Phụ lục 5: Phiếu đánh giá sản phẩm và hoạt động nhóm ......................................33 Phụ lục 6: Một số hoạt động học tập tạo ra sản phẩm số tham khảo .....................35 Phụ lục 7: Một số học liệu và quy trình dạy học kết hợp tham khảo ....................39 Phụ lục 8: Hồ sơ học tập trường Cẩm Giàng .........................................................44 Phụ lục 9: Hồ sơ học tập trường Hoài Đức B ........................................................46 Phụ lục 10: Hồ sơ học tập trường Bạch Đằng .......................................................49
  11. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. So sánh biểu hiện của NLTH trong CTGDPT với đặc trưng cốt lõi trong quan niệm về TH trên thế giới ..................................................................................26 Bảng 2.1. So sánh dạy học tiếp cận nội dung và dạy học phát triển NL ..................45 Bảng 2.2. Khung NLTH biểu hiện trong môn Tin học cấp THPT ...........................50 Bảng 2.3. Khung đánh giá NLTH biểu hiện trong môn Tin học cấp THPT .............52 Bảng 2.4. Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí để đánh giá NLTH biểu hiện trong môn Tin học cấp THPT ...................................................................................55 Bảng 2.5. Bảng mô tả công cụ khảo sát ....................................................................64 Bảng 2.6. Bảng đánh giá độ tương quan giữa các thang đo ......................................65 Bảng 2.7. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo .....................................................65 Bảng 2.8. Hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát ...................................65 Bảng 2.9. Đặc điểm của mẫu khảo sát theo cấp học .................................................66 Bảng 2.10. Bảng kết quả nhận thức về NLTH theo một số đặc điểm cá nhân của HS ...................................................................................................................................67 Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về NLTH theo các yếu tố từ bên trong và bên ngoài ...................................................................................................................................69 Bảng 2.12. Mô hình hồi quy của điểm TH theo các yếu tố ảnh hưởng ....................71 Bảng 3.1. Xác định mục tiêu, các tiêu chí đánh giá ..................................................88 Bảng 3.2. Lập kế hoạch .............................................................................................89 Bảng 3.3. Thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh ...........................................................89 Bảng 3.4. Báo cáo kết quả .........................................................................................90 Bảng 3.5. Phản ảnh....................................................................................................90 Bảng 3.6. Phân tích tác động của biện pháp 1 tới các NL thành tố của TH .............91 Bảng 3.7. Các bước tổ chức hướng dẫn HS tự tạo sản phẩm số trong Bài 4 – Tin học 10 (Cánh Diều) ................................................................................................................95
  12. xi Bảng 3.8. Phân tích tác động của biện pháp 2 tới các thành tố của NLTH (đối với nội dung ICT).................................................................................................................110 Bảng 3.9. Phân tích tác động của biện pháp 2 tới các thành tố của NLTH (đối với nội dung ICT).................................................................................................................111 Bảng 3.10. Các nhóm điểm của bài thực hành vẽ lá cờ ..........................................115 Bảng 3.11. Quy trình thực hiện dạy học theo mô hình học tập kết hợp .................116 Bảng 3.12. Qui trình thực hiện dạy học theo mô hình học tập kết hợp ..................119 Bảng 3.13. Các nhóm HS được phân hóa dựa trên sở trường theo 2 lĩnh vực ICT và CS ............................................................................................................................127 Bảng 4.1. Bảng quy đổi mức điểm NLTH theo các công cụ đánh giá ...................144 Bảng 4.2. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào trường THPT Cẩm Giàng ............145 Bảng 4.3. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành .......................................................................................................................145 Bảng 4.4. Kiểm định kết quả đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường THPT Cẩm Giàng .......................................................................................................................146 Bảng 4.5. Kiểm định kết quả đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành...................................................................................................146 Bảng 4.6. Kiểm định kết quả đánh giá TB trước và sau TN tại trường THPT Cẩm Giàng .......................................................................................................................149 Bảng 4.7. Kiểm định kết quả đánh giá TB trước và sau TN tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành...................................................................................................150 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả đánh giá TH của các trường hợp điển hình trước và sau TN với biện pháp 1..................................................................................................152 Bảng 4.9. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào trường THPT Hoài Đức B ...........153 Bảng 4.10. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào trường THPT Sơn Động 1 .........153 Bảng 4.11. Kiểm định kết quả đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường THPT Hoài Đức B .................................................................................................................................154
  13. xii Bảng 4.12. Kiểm định kết quả đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường THPT Sơn Động 1 .....................................................................................................................154 Bảng 4.13. Kiểm định kết quả đánh giá TB trước và sau TN tại trường THPT Hoài Đức B ......................................................................................................................157 Bảng 4.14. Kiểm định kết quả đánh giá TB trước và sau TN tại trường THPT Sơn Động 1 .....................................................................................................................157 Bảng 4.15. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào tại trường THPT Bạch Đằng......160 Bảng 4.16. Kiểm định kết quả đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường THPT Bạch Đằng ........................................................................................................................161 Bảng 4.17. Kiểm định kết quả đánh giá TB trước và sau TN tại trường THPT Bạch Đằng ........................................................................................................................162 Bảng 4.18. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường THPT Bạch Đằng .......................................................................................163 Bảng 4.19. Kiểm định kết quả đánh giá đầu vào tại trường Bạch Đằng (phối hợp biện pháp 1&2) ........................................................................................................165 Bảng 4.20. Kiểm định điểm đánh giá TB đầu ra theo lớp tại trường Bạch Đằng (phối hợp biện pháp 1 &2) ......................................................................................166 Bảng 4.21. Kiểm định điểm đánh giá TB trước và sau TN tại trường Bạch Đằng (phối hợp biện pháp 1&2) .......................................................................................167 Bảng 4.22. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường Bạch Đằng (phối hợp biện pháp 1&2) ........................................................168
  14. xiii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển NLTH cho HS ....................................80 Hình 3.2. Khái quát các bước thiết kế hoạt động học tập để hướng dẫn HS tự tạo sản phẩm sô ......................................................................................................................86 Hình 3.3. Mô hình cây quyết định để xác định mã của hoạt động học tập phát triển NLTH cho HS ............................................................................................................87 Hình 3.4. Các bước thực hiện hướng dẫn HS tự tạo sản phẩm số ................................87 Hình 3.5. Giao diện LMS tuhoctinhoc.live ...............................................................101 Hình 3.6. Minh họa học liệu video trên LMS ............................................................102 Hình 3.7. Các bước thực hiện khai thác môi trường số để hướng dẫn HS TH các nội dung số .....................................................................................................................107 Hình 3.8.Bài tập chấm tự động trên Code Runner.....................................................119
  15. xiv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố điểm NLTH theo từng thành tố TH ........................................67 Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá NLTH của mỗi HS ...........................................................67 Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm của GV về vai trò của dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH ................................................................................................................74 Biểu đồ 2.4. Đánh giá NLTH của toàn bộ HS theo từng thành tố TH ......................75 Biểu đồ 2.5. Đánh giá NLTH của mỗi HS ................................................................75 Biểu đồ 2.6. Những khó khăn trong dạy học nâng cao NLTH của HS ....................76 Biểu đồ 2.7. Đề xuất hỗ trợ dạy học nâng cao NLTH của HS ..................................76 Biểu đồ 4.1. Điểm TB do HS tự đánh giá ...............................................................148 Biểu đồ 4.2. Điểm TB do GV đánh giá ...................................................................148 Biểu đồ 4.3. Điểm TB kiểm tra ...............................................................................149 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường THPT Cẩm Giàng ........................................................................................150 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành ..............................................................150 Biểu đồ 4.6. Điểm TB do HS tự đánh giá ..............................................................155 Biểu đồ 4.7. Điểm TB do GV đánh giá ..................................................................155 Biểu đồ 4.8. Điểm TB kiểm tra ..............................................................................156 Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường THPT Hoài Đức B .......................................................................................158 Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ thay đổi điểm đánh giá trước và sau TN theo từng cá nhân tại trường THPT Sơn Động 1 .......................................................................................158 Biểu đồ 4.11. Điểm TB do HS tự đánh giá ................................................................162 Biểu đồ 4.12. Điểm TB do GV đánh giá .................................................................162 Biểu đồ 4.13. Điểm TB kiểm tra .............................................................................162 Biểu đồ 4.14. Điểm TB do HS tự đánh giá ................................................................167
  16. xv Biểu đồ 4.15. Điểm TB do GV đánh giá .................................................................167 Biểu đồ 4.16. Điểm TB kiểm tra .............................................................................167 Biểu đồ 4.17. Tỉ lệ % HS tại các lớp TN thay đổi điểm kiểm tra ...........................169
  17. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 đã chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới. Một trong những quan điểm xây dựng chương trình phổ thông là “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực (NL) người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại…”. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là “cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học (TH) suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại”. CTGDPT cần hình thành và phát triển cho học sinh (HS) các NL cốt lõi gồm những NL chung và NL chuyên môn. Trong đó, NL tự chủ và TH là một trong những NL chung cốt lõi. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi mà khối lượng tri thức tăng lên không ngừng mỗi ngày thì việc tiếp cận và làm chủ lượng tri thức đó đòi hỏi HS phải có những NL nhất định. Giáo dục Tin học đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho HS những kĩ năng và NL tìm kiếm, tiếp nhận, lựa chọn và mở rộng nguồn tri thức đó. Thời gian học tập trên lớp là hữu hạn, tri thức nhân loại là vô hạn, do đó năng lực tự học (NLTH) và TH suốt đời là NL thiết yếu cần có của mỗi người để tồn tại và phát triển. Mỗi một cấp học, HS đều cần được hình thành và phát triển NLTH, đến cấp Trung học phổ thông (THPT) “khả năng TH và ý thức học tập suốt đời” được nhấn mạnh hơn trong mục tiêu của CTGDPT tổng thể. Bởi đây là cấp học mà người học đã có những NL nhất định, bước đầu phải có những lựa chọn để định hướng nghề nghiệp của mình, nhu cầu tự tìm hiểu thông tin, tiếp cận thông tin là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng kiến thức của các môn học cũng tăng lên trong khi thời lượng học tập trên lớp không thay đổi cùng với yêu cầu cấp thiết của việc chuẩn bị tri thức, kĩ năng cho các kỳ thi sẽ đòi hỏi HS THPT cần phải có NLTH hơn bao giờ hết.
  18. 2 Khảo sát thực trạng với 1170 HS và 235 GV ở các trường THPT trên nhiều trường học trong cả nước cho thấy 94.7% số HS có nhận thức tốt về NLTH nhưng thực tế 78.7% số GV đánh giá NLTH của HS chỉ ở mức trung bình (xem báo cáo ở mục 2.6.4 và 2.7.2). Hầu hết GV đều đánh giá việc dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH là rất quan trọng. Tuy nhiên, GV lại rất lúng túng về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá như thế nào cho hiệu quả. Từ các lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận về NLTH và dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT. - Chỉ ra các biểu hiện của NLTH trong môn Tin học đối với HS THPT. - Đề xuất một số biện pháp để dạy học môn Tin học ở trường THPT theo hướng phát triển NLTH cho HS. 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học Tin học ở trường THPT 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu: Chương trình Tin học THPT, tập trung chủ yếu ở Tin học lớp 10. 4.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội và một vài tỉnh/thành phố lân cận (Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang). 5. Giả thuyết khoa học NLTH ở mức độ càng cao thì ý thức TH (sự tự giác, chủ động) và khả năng TH (việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực, chiến lược TH và tự đánh giá) càng cao. Mặc dù mỗi người đều có NLTH nhưng ở mức độ khác nhau. Trong giáo dục nói chung và giáo dục Tin học nói riêng, việc tác động tích cực vào các yếu tố ảnh hưởng và các thành tố của NLTH có thể cải thiện kết quả học tập cũng như nâng dần mức độ của TH. Từ đó, giả thuyết khoa học của luận án là: “Nếu có những biện pháp sư phạm phù hợp trong dạy học Tin học ở trường THPT theo hướng phát triển NLTH thì kết quả học tập Tin học và NLTH của HS sẽ được nâng cao”.
  19. 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra chúng tôi xác định phải thực hiện những nhiệm vụ sau: 6.1. Nghiên cứu lý luận dạy học liên quan tới hình thành và phát triển NLTH cho HS THPT. 6.2. Nghiên cứu nội dung dạy học, quan điểm định hướng của CTGDPT 2018 môn Tin học cấp THPT liên quan đến tự học. 6.3. Nghiên cứu những cách tiếp cận đã có về dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH để tìm ra các cơ hội phát triển NLTH cho HS THPT khi dạy học Tin học. 6.4. Điều tra thực trạng dạy Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT. 6.5. Xây dựng khung đánh giá NLTH biểu hiện trong khi học Tin học của HS THPT. Sử dụng bộ công cụ này để khảo sát, đánh giá NLTH của HS trước và sau khi thực nghiệm (TN) sư phạm. 6.6. Đề xuất các biện pháp sư phạm để dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT. Minh họa các biện pháp thông qua một số ví dụ và bài dạy cụ thể trong chương trình môn Tin học lớp 10 cấp THPT. 6.7. TN sư phạm để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc vận dụng các định hướng, biện pháp phát triển NLTH tin học của HS THPT như đã đề xuất. Phân tích dữ liệu TN để kiểm tra giả thuyết khoa học và khẳng định kết quả nghiên cứu. 6.8. Hướng dẫn việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu lí luận bao gồm nghiên cứu những bài báo, tạp chí và sách về NLTH, dạy học phát triển NL và các tài liệu liên quan như tâm lý học, giáo dục học, sách giáo khoa (SGK) và sách GV. Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước để đưa ra cách tiếp cận phù hợp cho đề tài nghiên cứu. 7.2. Khảo sát, điều tra thực tiễn
  20. 4 Khảo sát - điều tra thực tiễn việc dạy học theo hướng phát triển NLTH hiện nay ở chương trình Tin học THPT, để phát hiện những thuật lợi và khó khăn trong việc dạy học, giúp thu thập thông tin cho nghiên cứu. Khảo sát – điều tra thực trạng nhận thức về NLTH của HS để phát hiện ra các yếu tố ảnh hưởng quan trọng góp phần hỗ trợ HS phát triển NLTH. 7.3. Thực nghiệm sư phạm Thiết kế kế hoạch dạy học, học liệu và hệ thống quản lí học tập. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cho GV và bảng hỏi tự đánh giá cho HS để đánh giá NLTH. Tiến hành TN và phân tích số liệu thu thập được trên phần mềm để đưa ra đánh giá hiệu quả của biện pháp được đề xuất. 7.4. Nghiên cứu trường hợp: Lựa chọn một số HS trong lớp TN để quan sát hoạt động học, phân tích tác động sư phạm tới từng HS và đánh giá các kết quả nhận được. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lí luận - Hệ thống, phát triển và làm rõ thêm lí luận về NLTH và dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT - Đề xuất được khung NLTH và khung đánh giá NLTH biểu hiện trong môn Tin học đối với HS THPT. - Đề xuất được ba biện pháp dạy học Tin học theo hướng phát triển NLTH cho HS THPT. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Cung cấp dữ liệu về thực trạng dạy học phát triển NLTH biểu hiện trong môn Tin học cấp THPT hiện nay. - Cung cấp cho GV một tài liệu để tham khảo hệ thống ví dụ và các bài dạy phát triển NLTH cho HS THPT trong học tập môn Tin học. - Cung cấp cho GV một tài liệu để xây dựng hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập Tin học giúp nâng cao NLTH cho HS THPT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2