intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc của luận án gồm phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án có 5 chương: Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu về dạy học với các công nghệ mới nổi; Chương 2 - Cơ sở lí luận về dạy học với các công nghệ mới nổi; Chương 3 - Thực trạng về dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam; Chương 4 - Thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam; Chương 5 - Thực nghiệm sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ ĐỨC NGỌC DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kỹ thuật Công nghiệp Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Huy Hoàng TS. Vũ Xuân Hùng Hà Nội - Năm 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Hà Đức Ngọc
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Huy Hoàng và TS. Vũ Xuân Hùng, hai người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, tập thể Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Kỹ thuật công nghiệp - Khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Vụ Đào tạo chính quy đã ủng hộ và hỗ trợ để tôi thêm động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, giảng viên các trường cao đẳng đã hỗ trợ tôi trong điều tra thực trạng và tổ chức thực nghiệm đề tài. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình - người thân đã luôn bên cạnh, động viên và ủng hộ để tôi hoàn thành công việc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Hà Đức Ngọc ii
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.....................................................................5 4. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................5 6. Giới hạn nghiên cứu ..............................................................................................5 7. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu ..................................................6 7.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................6 7.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6 8. Đóng góp mới của luận án ....................................................................................7 9. Cấu trúc của luận án .............................................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ..........................................................................................9 1.1. Phương pháp tìm kiếm thông tin ......................................................................9 1.1.1. Cách tiếp cận nguồn cơ sở dữ liệu ................................................................9 1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ tài liệu ......................................................10 1.1.3. Kết quả tìm kiếm tài liệu.............................................................................11 1.1.4. Kĩ thuật phân tích và tổng hợp dữ liệu .......................................................13 1.2. Phân tích tổng quan các nghiên cứu về dạy học với các công nghệ mới nổi ...................................................................................................................................13 1.2.1. Chủ đề 1 - Xu hướng chuyển đổi dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục đại học/ cao đẳng ....................................................................................13 1.2.2. Chủ đề 2 - Các ý tưởng sư phạm sáng tạo với các công nghệ mới nổi ......18 1.2.3. Chủ đề 3 - Bồi dưỡng kỹ năng dạy học với các công nghệ mới nổi cho nhà giáo ........................................................................................................................20 1.2.4. Chủ đề 4 - Các nguyên tắc thiết kế trong dạy học với các công nghệ mới nổi .........................................................................................................................23 1.2.5. Chủ đề 5 - Bình luận các sách về dạy học với các công nghệ mới nổi ......24 1.2.6. Chủ đề 6 - Dạy học với các công nghệ mới nổi tại Việt Nam ....................26 1.3. Kết luận chương 1 ..........................................................................................31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI ...........................................................................................................................32 2.1. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................32 2.1.1. Công nghệ mới nổi......................................................................................32 2.1.2. Dạy học với các công nghệ mới nổi ...........................................................36 2.2. Đặc trưng và các dạng các công nghệ mới nổi trong giáo dục .....................37 iii
  5. 2.2.1. Đặc trưng của các công nghệ mới nổi trong giáo dục ................................37 2.2.2. Các công nghệ mới nổi trong giáo dục của những năm 2020 ....................40 2.3. Khung lí thuyết về dạy học với các công nghệ mới nổi.................................43 2.3.1. Cơ sở thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi .....................................43 2.3.2. Mô hình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi.................................45 2.3.3. Các công cụ đánh giá với các công nghệ mới nổi ......................................48 2.3.4. Các mô hình dạy học với các công nghệ mới nổi .......................................52 2.3.5. Các hoạt động dạy học với các công nghệ mới nổi ....................................54 2.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học với các công nghệ mới nổi .........55 2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................................57 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM ...................................58 3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng.....................................................................58 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng .............................................................58 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................58 3.2.2. Công cụ nghiên cứu ....................................................................................59 3.2.3. Phân tích dữ liệu .........................................................................................60 3.3. Kết quả khảo sát ...............................................................................................61 3.3.1. Thống kê thông tin chung của người trả lời ...............................................61 3.3.2. Các công nghệ mới nổi được ưu thích và sử dụng nhiều nhất trong dạy và học của giảng viên, sinh viên ................................................................................65 3.3.3. Nhận thức của giảng viên khi sử dụng các công nghệ mới nổi trong dạy học .........................................................................................................................66 3.3.4. Mô hình, hoạt động dạy và học, công cụ đánh giá của giảng viên khi thực hiện dạy học với các công nghệ mới nổi ..............................................................71 3.3.5. Động lực của các giảng viên để sử dụng các công nghệ mới nổi trong dạy học .........................................................................................................................72 3.3.6. Tác động của công nghệ mới nổi đến việc dạy và học ...............................74 3.3.7. Những hạn chế/ giới hạn gây ảnh hưởng đến việc dạy và học dạy với các công nghệ mới nổi ................................................................................................75 3.3.8. Quan điểm của sinh viên trong dạy học với các công nghệ mới nổi ..........77 3.4. Thảo luận những phát hiện mới .....................................................................78 3.4.1. Các công nghệ mới nổi phù hợp trong bối cảnh GDNN Việt Nam hiện nay ...............................................................................................................................78 3.4.2. Sử dụng các công nghệ mới nổi có thể làm chuyển đổi nhận thức của giảng viên trong dạy học.................................................................................................78 3.4.3. Nhận định của giảng viên về các giải pháp sư phạm hiệu quả trong dạy học với các công nghệ mới nổi ....................................................................................79 3.4.4. Động lực của giảng viên trong dạy học với các công nghệ mới nổi ..........79 iv
  6. 3.4.5. Nhận thức của giảng viên Việt Nam về tác động của việc dạy học với các công nghệ mới nổi ................................................................................................80 3.4.6. Các yếu tố gây hạn chế việc dạy học với các công nghệ mới nổi của giảng viên giáo dục nghề nghiệp ....................................................................................80 3.5. Kết luận chương 3 ............................................................................................81 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM ............................................83 4.1. Nguyên tắc thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi ...............................83 4.2. Phát triển ý tưởng thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong bối cảnh giáo dục nghề nghiệp Việt Nam ....................................................................84 4.2.1. Các công nghệ mới nổi phù hợp cho dạy và học trong bối cảnh GDNN tại Việt Nam ...............................................................................................................84 4.2.2. Lớp học tăng cường: Mô hình dạy học với các công nghệ mới nổi phù hợp với bối cảnh GDNN Việt Nam .............................................................................86 4.2.3. Phổ biến kiến thức và thảo luận: Các hoạt động dạy và học với các công nghệ mới nổi chiếm ưu thế nổi bật trong bối cảnh GDNN Việt Nam ..................87 4.2.4. Giao tiếp đồng bộ và bài tập viết/tiểu luận: Các hoạt động đánh giá với các công nghệ mới nổi nào phù hợp trong bối cảnh GDNN Việt Nam ......................88 4.3. Quy trình chung về thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi .................90 4.3.1. Định hướng thiết kế ....................................................................................90 4.3.2. Quy trình thiết kế ........................................................................................91 4.4. Minh họa thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp .......................................................................................................................97 4.4.1. Điều kiện thực hiện .....................................................................................97 4.4.2. Đối tượng thiết kế .......................................................................................97 4.4.3. Tường thuật thiết kế ....................................................................................98 4.5. Kết luận chương 4 ..........................................................................................118 CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................119 5.1. Mục đích chung và cách tiếp cận thực nghiệm sư phạm ............................119 5.2. Địa điểm và phương án thực nghiệm ...........................................................120 5.3. Thực nghiệm sư phạm lần 1 ..........................................................................121 5.3.1. Mục đích thực nghiệm lần 1 .....................................................................121 5.3.1. Học liệu dạy học thực nghiệm lần 1 .........................................................122 5.3.3. Đối tượng và mẫu thực nghiệm lần 1 .......................................................122 5.3.4. Công cụ đo lường thực nghiệm lần 1........................................................123 5.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 1 .........................................................125 5.3.5.1. Nhận thức của sinh viên về dạy học với các công nghệ mới nổi ......125 5.3.5.2. Tác động của dạy học với các công nghệ mới nổi đến kết quả học tập của sinh viên ...................................................................................................128 v
  7. 5.3.6. Thảo luận ..................................................................................................131 5.4. Thực nghiệm sư phạm lần 2 ..........................................................................133 5.4.1. Mục đích thực nghiệm lần 2 .....................................................................133 5.4.2. Học liệu dạy học thực nghiệm lần 2 .........................................................133 5.4.3. Đối tượng và mẫu thực nghiệm lần 2 .......................................................134 5.4.4. Công cụ đo lường thực nghiệm lần 2........................................................135 5.4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm lần 2 .........................................................135 5.4.6. Thảo luận ..................................................................................................136 5.5. Kết luận chương 5 ..........................................................................................137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................138 1. Kết luận ..............................................................................................................138 2. Khuyến nghị với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ...........................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................142 Tiếng Việt ...........................................................................................................142 Tiếng Anh ...........................................................................................................144 Các trang web .....................................................................................................150 Phụ lục 1: Phiếu khảo sát nhà giáo ......................................................................151 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát sinh viên .....................................................................157 Phụ lục 3: Hồ sơ bài giảng ....................................................................................159 Phụ lục 4: Phiếu kiểm tra nhận thức của sinh viên về dạy học với các công nghệ mới nổi...........................................................................................................176 Phụ lục 5: Giải thích thuật ngữ ............................................................................178 Phụ lục 6: Giao diện kết quả khảo sát online .....................................................180 vi
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Thống kê nơi nghiên cứu được tiến hành ....................................... 12 Hình 1.2. Năm nghiên cứu được xuất bản ...................................................... 13 Hình 2.1. Đặc trưng của các công nghệ mới nổi trong giáo dục .................... 37 Hình 2.2. Các công nghệ mới nổi trong giáo dục của những năm 2020 ........ 41 Hình 2.3. Các tương tác học tập [106] ............................................................ 44 Hình 2.4. Mô hình thiết kế dạy học của Dick&Carey .................................... 46 Hình 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học với các công nghệ mới nổi trong các cơ sở giáo dục .................................................................................. 56 Hình 4.1: Bản vẽ kĩ thuật về chi tiết trụ bậc ................................................. 100 Hình 4.2: Không gian xưởng cắt gọt của HCEM ......................................... 105 Hình 4.3: Bài kiểm tra tiện trụ bậc ................................................................ 107 Hình 4.4: Một số chi tiết trụ bậc ................................................................... 116 Hình 4.5: Từ khóa tìm kiếm và nhiệm vụ phân tích các video YouTube về tiện trụ bậc ............................................................................................................ 116 Hình 4.6: Kết quả lập mẫu phiếu xây dựng quy trình công nghệ gia công trong Google Docs .................................................................................................. 117 Hình 5.1: Đường cong chuẩn của điểm số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ....................................................................................................................... 129 vii
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chiến lược tìm kiếm thông tin ............................................................... 9 Bảng 1.2. Tiêu chí lựa chọn và loại trừ ................................................................11 Bảng 3.1. Thống kê người trả lời theo các trường cao đẳng ................................61 Bảng 3.2. Đặc điểm của mẫu giảng viên..............................................................63 Bảng 3.3. Đặc điểm của mẫu sinh viên ................................................................64 Bảng 3.4. Các công nghệ mới nổi ưa thích của giảng viên và sinh viên .............65 Bảng 3.5. Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhận thức của giảng viên khi sử dụng các công nghệ mới nổi trong dạy học .........................................................67 Bảng 3.6. Nhận thức của giảng viên khi sử dụng các công nghệ mới nổi ...........69 Bảng 3.7. Cách thức giảng viên đang thực hiện dạy học với các công nghệ mới nổi .........................................................................................................................71 Bảng 3.8. Động lực của giảng viên để sử dụng các công nghệ mới nổi trong dạy học ........................................................................................................................73 Bảng 3.9. Tác động của công nghệ mới nổi đến việc dạy và học ........................74 Bảng 3.10. Những yếu tố gây hạn chế đến việc dạy học với các công nghệ mới nổi .........................................................................................................................75 Bảng 3.11. Cảm nhận của sinh viên về việc sử dụng các công nghệ mới nổi trong dạy học .................................................................................................................77 Bảng 4.1: Cấu trúc mô đun "MĐ22: Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài L=10d" ...98 Bảng 4.2: Mẫu phiếu phân tích máy tiện vạn năng............................................100 Bảng 4.3: Mẫu phiếu luyện tập lập quy trình công nghệ gia công trụ bậc ........101 Bảng 4.4: Định mức luyện tập ...........................................................................102 Bảng 4.5: Mẫu phiếu kiểm tra trụ bậc ................................................................103 Bảng 4.6: Dung sai tiêu chuẩn đối với trục (TCVN 2245:1999) .......................104 Bảng 4.7: Tiêu chí đánh giá kĩ năng tiện trụ bậc ...............................................108 Bảng 4.8: Kế hoạch giáo án chi tiết cho bài học "Tiện trụ bậc ngắn" ...............110 Bảng 5.1: Các câu hỏi kiểm tra nhận thức của sinh viên về dạy học với các công nghệ mới nổi.......................................................................................................123 Bảng 5.2: Kết quả nhận thức của sinh viên về dạy học với các công nghệ mới nổi ............................................................................................................................125 Bảng 5.3: Kiểm tra t-test về kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm ....129 Bảng 5.4: Kiểm tra Shapiro-Wilk của dữ liệu điểm số lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ..................................................................................................................130 Bảng 5.5: Kiểm tra t-test về kết quả học tập của sinh viên lớp CĐT 11A và CĐT 11B .....................................................................................................................135 viii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDNN: Giáo dục nghề nghiệp TCGDNN: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ICT: Information & Communication Technologies CGKL: Cắt gọt kim loại CĐT: Cơ điện tử HCEM: Tên tiếng Anh viết tắt của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội SPSS: Phần mềm phân tích thống kê ERIC: Trung tâm thông tin về các nguồn tài liệu giáo dục (Educational Resources Information Center) LMS: Hệ thống quản lí học tập (Learning Management System) LCMS: Hệ thống quản lí nội dung học tập (Learning Content Management System) ix
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở pháp lí cho dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" nêu rõ giải pháp: "đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học". Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua ngày 4/11/2013 đã khẳng định quan điểm đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản được đề ra, đó là "chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học". Khoản 2, Điều 36, Luật GDNN 2014 nêu rõ yêu cầu về "phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học". Như vậy, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt ra những vấn đề cấp thiết trong việc tăng cường dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN. 1
  12. 1.2. Cơ sở thực tiễn cho dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Đầu năm 2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã ban hành nhiều văn bản khuyến khích các trường trung cấp, cao đẳng trong hệ thống GDNN tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo của nhà trường gồm: Công văn số 214/TCGDNN-ĐTCQ ngày 07/02/2020, Công văn số 345/TCGDNN-ĐTCQ ngày 21/02/2020 và Công văn số 587/TCGDNN- ĐTCQ ngày 17/03/2020; trong đó, khuyến khích các cơ sở GDNN đầu tư và xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, bao gồm hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) dựa trên các giải pháp công nghệ với mã nguồn mở như, Moodle, Blackboard, Canvas… nhằm phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài. Trong tình huống chưa trang bị được các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, TCGDNN khuyến khích các cơ sở GDNN nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới nổi sẵn có trên internet, chẳng hạn như chương trình Zoom Cloud Meeting, Hangouts Meet của Google; Microsoft Teams trong chương trình Office 365 của Microsoft; Google Classroom. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về dạy học với các công nghệ mới nổi trong giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Vì thế, đây là vấn đề đang còn thiếu trong lí luận và thực tiễn. 1.3. Xu hướng của chuyển đổi giáo dục với các công nghệ mới nổi Trong suốt chiều dài lịch sử giáo dục, vấn đề kết hợp các công nghệ mới nổi kịp thời và hiệu quả trong dạy học luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các trường học nhằm cung cấp các trải nghiệm học tập hiệu quả và hấp dẫn hơn cho người học. Các công nghệ mới nổi trong giáo dục đều có chung một mục tiêu là để cách mạng hóa việc học tập của người học. Những công nghệ này được kỳ vọng sẽ cải thiện tốt hơn cách làm việc của người dạy và người học, tạo ra bước chuyển mình mạnh mẽ trong giáo dục. Trong thế kỉ 21, mối quan tâm dành cho các công nghệ mới nổi được trọng tâm bởi các ICT - Công nghệ xã hội (ICT & Social Technologies), Trí tuệ nhân tạo (Education Technologies based on Artificial Intelligence), Thực tại ảo (Virtual Reality), và Thực tại tăng cường và Mô phỏng (Augmented Reality & Simulations) [60, 61, 62]. Có đến 82% giáo viên Hoa Kỳ cho rằng 2
  13. sử dụng công nghệ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho người học đến nghề nghiệp tương lại, 48% giáo viên Úc rất quan tâm đến việc phát triển nghiệp vụ sư phạm bằng cách sử dụng các công nghệ mới nổi để thu hút người học, 8 trong 10 giáo viên New Zealand nói rằng các công nghệ mới nổi đang có tác động tích cực đến thành tích của người học [63]. Tuy nhiên, trong khi trí tuệ nhân tạo, thực tại tăng cường, thực tại ảo chưa tạo nên những bước phát triển đáng kể nào về công nghệ với các sản phẩm ứng dụng phổ biến vào trong các trường học, mối quan tâm của nhà giáo cho các công nghệ mới nổi tập trung vào nền tảng ICT và các công nghệ xã hội để cải thiện hiệu quả và mức độ truy cập thông tin của người học. Đặc biệt khi công nghệ 5G được ứng dụng trong giáo dục giúp người học có khả năng tiếp cập thông tin nhanh chóng và tương tác trực tuyến trong môi trường học tập giàu công nghệ truy cập tốc độ cao. Thế kỉ 21, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển đổi của xã hội sang một hình thái mới, đó là xã hội thông tin và tri thức [21]. Để thiết lập một xã hội tri thức thành công và toàn diện, hệ thống giáo dục cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào trong giáo dục cùng với các phương thức dạy học kiểu mới, chẳng hạn như e-learning, m-learning, b-learning. Có thể thấy rằng, số đông các sinh viên đều đã có được các kĩ năng máy tính và internet cơ bản và thành thạo, đặt nền móng thuận lợi cho việc triển khai ICT vào trong giáo dục. Với khả năng số hóa và đa phương tiện hiện đại, ICT có thể được dùng để tạo ra một kho dữ liệu khổng lồ và môi trường học tập giàu công nghệ nhằm giúp mọi người có thể tiếp cận các kiến thức và kĩ năng dễ dàng và cơ bản. Thêm nữa, ICT cung cấp tiềm năng kết nối mọi người với nhau và hình thành nên cộng đồng học tập để làm tăng giá trị của tri thức. Sự chuyển giao kiến thức không còn xếp vị trí hàng đầu của giáo dục, người học phải học cách truy vấn các thông tin mà bản thân cần, đánh giá và xử lí thông tin để biến thành tri thức cho bản thân. Nhu cầu học qua internet không còn là một điều xa lạ nếu như không muốn nói là ngày một phát triển. Nhìn chung, người ta chỉ nhận thấy người học học ở trường, nhưng rất khó xác định mức độ học tập của chúng được hỗ trợ và phát triển bởi các công nghệ mới bên ngoài môi trường trường học và liệu chính các trường có cản trở việc học với ICT không. Trong khi sự khác biệt giữa học tập chính thức và không chính thức đôi khi được xác định theo cách có hay không một người hướng dẫn hoặc giáo viên, có thể lập luận rằng không thể có sự tách biệt giữa học tập và giáo dục chính thức và không chính thức [73]. Điều này đặc 3
  14. biệt có liên quan đến các công nghệ mới, nơi các công cụ sáng tạo tạo ra các cơ hội thu hẹp khoảng cách giữa nhà giáo dục và người học. Khi các phương tiện truyền thông xã hội và công nghệ Web 2.0 (web tương tác cao), web 3.0 (web với sự đột phá về băng thông cho phim ảnh và truyền hình internet), web 4.0 (web mở, liên kết và thông minh) tiếp tục thay đổi xu hướng học tập và sở thích của sinh viên, các nhà giáo dục cần phải hiểu khả năng ứng dụng của các công cụ mới này trong tất cả các loại môi trường học tập [91]. Sự tăng tốc đổi mới công nghệ trong những năm gần đây đã tạo ra yêu cầu cấp thiết cho các nghiên cứu giáo dục để hiểu rõ hơn việc học tập ở trường đang được trung gian bởi các công nghệ mới nổi [89]. Tuy nhiên, thực tế đang tồn tại một lỗ hổng giữa các công nghệ được sử dụng bởi các sinh viên, những công nghệ được sử dụng bởi các nhà giáo dục và những công nghệ được cung cấp bởi các tổ chức [57]. Mặc dù nhiều công nghệ mới nổi đã được sinh viên sử dụng nhưng giá trị sư phạm của chúng vẫn chưa được khai thác. Ngày càng có nhiều giảng viên, đôi khi được các sinh viên của họ nhắc nhở, đang sử dụng các công nghệ, chẳng hạn như Facebook, mà sinh viên của họ sử dụng trong cuộc sống xã hội để học tập không chính thức và chính thức [57]. Điều này đặt ra vấn đề tăng cường việc sử dụng các công nghệ mới nổi trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong thực hành dạy học. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu về tác động của công nghệ mới đối với việc dạy và học, hoặc sự sẵn sàng của các cơ sở giáo dục để thúc đẩy sự tham gia vào công nghệ giáo dục trong bối cảnh Việt Nam. Những phân tích về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới nổi của Đảng và Nhà nước, cùng với những phân tích về xu hướng tất yếu của chuyển đổi giáo dục với các công nghệ mới nổi cho thấy vấn đề nghiên cứu dạy học với các công nghệ mới nổi sẽ mang lại những giá trị to lớn trong thực tiễn giáo dục Việt Nam nói chung và lĩnh vực GDNN nói riêng. Do vậy, luận án này sẽ là nghiên cứu đầu tiên bàn luận về tác động của các công nghệ mới nổi đối với việc đổi mới thực hành dạy học trong GDNN Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên cao đẳng. 4
  15. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN ở các trường cao đẳng tại Việt Nam. Số lượng các trường cao đẳng được khảo sát là 25 trường từ miền Bắc đến miền Nam. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động dạy học với các công nghệ mới nổi trong đào tạo nghề trình độ cao đẳng tại Việt Nam. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác định được các cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) của dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam kết hợp với một quy trình rõ ràng để thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi thì việc dạy học với các công nghệ mới nổi sẽ có tác động tích cực đến kết quả và quá trình học tập của sinh viên cao đẳng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra bốn nhiệm vụ chính cần thực hiện là: (1) Xây dựng lí luận về dạy học với các công nghệ mới nổi; (2) Khảo sát thực trạng về dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam; (3) Thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN. (4) Thực nghiệm sư phạm 6. Giới hạn nghiên cứu Các nội dung của luận án được giới hạn trong phạm vi: (1) Tập trung vào dạy học với các công nghệ mới nổi trên nền tảng Công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communication Technologies – ICT) và các công nghệ xã hội (Social Technologies). (2) Khảo sát thực trạng tại 25 trường cao đẳng thuộc hệ thống GDNN tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hoạt động dạy học. 5
  16. (3) Thiết kế các bài giảng thực nghiệm trong mô đun "MĐ22: Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài L=10d" cho các lớp của nghề Cắt gọt kim loại và nghề Cơ điện tử trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. (4) Thực nghiệm sư phạm tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. 7. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Đề tài sử dụng cách tiếp cận "thực tiễn" nhằm tổng hợp, phát triển một số lý luận về dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN. Từ đó đưa ra giải pháp thực tiễn để dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại Việt Nam. Cách tiếp cận sẽ cho phép luận án khám phá các vấn đề: - Tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực trạng dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại Việt Nam. Từ đó tiến hành phân tích, luận giải để tìm ra nguyên nhân của những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. - Lấy thực tiễn làm cơ sở đề xuất quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại Việt Nam. - Lấy thực tiễn đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội để tiến hành thực nghiệm sư phạm về kết quả nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Tương ứng với từng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, những phương pháp nghiên cứu sau sẽ được sử dụng gồm: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích – tổng hợp các tài liệu) được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận về dạy học với các công nghệ mới nổi (Nhiệm vụ 1). Các tài liệu khoa học được tìm kiếm trực tuyến trong cơ sở dữ liệu ERIC và Google Scholar, và tìm kiếm thủ công trong một số cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Phương pháp phân tích theo chủ đề (Thematic Analysis) được sử dụng để phân tích và xác định các chủ đề. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Questionnaire) được sử dụng để đánh giá thực trạng dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại 6
  17. Việt Nam (Nhiệm vụ 2). Một nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bảng hỏi online với Microsoft Form đã được tiến hành để thu thập dữ liệu từ 25 trường cao đẳng trong cả nước. Nghiên cứu đã thu về được 321 bảng trả lời của giảng viên và 654 bảng trả lời của sinh viên. Phần mềm SPSS đã được sử dụng để phân tích dữ liệu định lượng và phân tích dữ liệu đa lựa chọn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm đã được sử dụng để kiểm tra các thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại Việt Nam. Đầu tiên là đề xuất các nguyên tắc thiết kế, ý tưởng thiết kế và quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi (nhiệm vụ 3). Sau đó, thiết kế bài học minh họa trong "Bài 7: Tiện trụ bậc ngắn" – Mô đun 22: Tiện trụ ngắn, trụ bậc và trụ dài L=10d của nghề Cắt gọt kim loại. Cuối cùng là thực nghiệm sư phạm qua hai vòng lặp (nhiệm vụ 4). Vòng lặp đầu tiên để so sánh kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Vòng lặp thứ hai để so sánh các kết quả học tập của lớp thực nghiệm vòng 1 và lớp thực nghiệm vòng 2. - Ngoài ra, phương pháp toán thống kê được sử dụng nhằm xử lý định tính và định lượng cho tất cả các dữ liệu trong đề tài. 8. Đóng góp mới của luận án Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học với các công nghệ mới nổi. Làm rõ các khái niệm về công nghệ mới nổi, dạy học với các công nghệ mới nổi, đặc điểm của các công nghệ mới nổi trong giáo dục. Tiếp cận mô hình thiết kế dạy học của Dick&Carey để phát triển quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi. Tổng hợp, hệ thống hóa các công cụ đánh giá, các mô hình dạy học, các hoạt động dạy học với các công nghệ mới nổi để hình thành khung lí thuyết về dạy học với các công nghệ mới nổi. Cung cấp báo cáo mô tả cắt ngang về thực trạng dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN tại Việt Nam dựa trên quan điểm của các giảng viên tự nhận mình là những người tích cực trong sử dụng các công nghệ mới nổi. Kết quả phân tích thực trạng đã đưa đến những phát hiện mới, bao gồm: (1) Zalo, Facebook, Google Docs, YouTube, Zoom, Google Classroom là các công nghệ mới nổi được ưa thích sử dụng nhiều nhất bởi cả giảng viên và sinh viên Việt Nam; (2) Dạy học với các công nghệ mới nổi là nhận được sự đánh giá rất tích cực của quan điểm giảng viên; (3) Lớp học tăng cường 7
  18. (augmented classroom) là mô hình thích hợp nhất để tích hợp các công nghệ mới nổi vào trong GDNN Việt Nam hiện nay; (4) hoạt động phổ biến kiến thức và thảo luận dựa vào web là hai hoạt động chính trong việc dạy học với các công nghệ mới nổi; (5) Nhận thức rõ về lợi ích của công nghệ mới nổi, có sự đam mê khám phá với công nghệ, thấy những kết quả tích cực khi sử dụng các công nghệ mới nổi là những yếu tố tạo ra động lực thúc đẩy giảng viên sử dụng các công nghệ mới nổi. Phát triển một quy trình thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong bối cảnh GDNN Việt Nam hiện nay. Kết quả của thực nghiệm sư phạm đã khẳng định dạy học với các công nghệ mới nổi có tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên và thu hút sinh viên vào các hoạt động học tập chủ động, độc lập và hợp tác cùng nhau. Các phát hiện từ luận án này đóng góp bằng chứng xác thực từ thực tiễn để góp phần thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận án gồm năm chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về dạy học với các công nghệ mới nổi. Chương 2: Cơ sở lí luận về dạy học với các công nghệ mới nổi. Chương 3: Thực trạng về dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam. Chương 4: Thiết kế dạy học với các công nghệ mới nổi trong GDNN Việt Nam. Chương 5: Thực nghiệm sư phạm. 8
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC VỚI CÁC CÔNG NGHỆ MỚI NỔI 1.1. Phương pháp tìm kiếm thông tin 1.1.1. Cách tiếp cận nguồn cơ sở dữ liệu Theo Whittemore & Knafl (2005), chiến lược tìm kiếm tài liệu khoa học được xác định là quan trọng nhằm tăng cường tính nghiêm ngặt của dữ liệu lí thuyết, bởi vì các tìm kiếm không đầy đủ và sai lệch dẫn đến khả năng cho kết quả không chính xác [108]. Bảng 1.1 dưới đây mô tả chiến lược tìm kiếm thông tin đã được sử dụng trong luận án. Tất cả các tìm kiếm được thực hiện trong cơ sở dữ liệu ERIC và Google Scholar, cơ sở dữ liệu các tạp chí khoa học giáo dục tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện online của các trường đại học tại Việt Nam. Bảng 1.1. Chiến lược tìm kiếm thông tin Bước Tài liệu tiếng Anh Tài liệu tiếng Việt Bước 1: Tìm kiếm "emerging technologies" "công nghệ mới nổi" AND "dạy" online về dạy học AND "teaching" hoặc hoặc "học tập" hoặc "giáo dục" với các công nghệ "leaning" hoặc "education" hoặc "sư phạm". (N2) mới nổi hoặc "pedagogy". (N1) Bước 2: Tìm kiếm "vocational education" AND "giáo dục nghề nghiệp" AND online với GDNN "emerging technologies". "công nghệ mới nổi". (N4) với các công nghệ (N3) mới nổi Bước 3: Tìm kiếm Không áp dụng Từ khóa tìm kiếm gồm: "công trong Thư viện nghệ giáo dục", "ICT", "công Quốc gia Việt nghệ thông tin", "công nghệ mới Nam, Thư viện số nổi". Sau đó, toán tử AND được (online) của một số sử dụng để kết hợp mỗi từ khóa trường đại học. này với từ khóa "giáo dục nghề nghiệp", "đào tạo nghề". (N5) Bước 4: Tìm kiếm Không áp dụng Tìm kiếm các bài viết liên quan thủ công trực tiếp đến dạy học với các công nghệ mới nổi trong các tạp chí tại Việt Nam. (N5) Ghi chú: N1 đến N5 là kí hiệu về số lượng tài liệu được tìm thấy. 9
  20. Để tìm kiếm các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề dạy học với các công nghệ mới nổi, luận án đã xác định các từ khóa tìm kiếm tiếng Anh và từ khóa tìm kiếm tương ứng với tiếng Việt. Việc tìm kiếm được thực hiện trong bốn bước tương ứng với các từ khóa và cơ sở dữ liệu. Mặc dù không giới hạn khoảng thời gian tìm kiếm, tuy nhiên luận án tập trung phân tích sâu hơn những tài liệu khoa học được công bố từ khoảng năm 2012 trở lại đây. Bởi vì đó là thời điểm bắt đầu ra đời khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới [27]. Mặc dù không phải tất cả, nhưng một phần lớn các nghiên cứu trong cơ sở dữ liệu Crossref, Scopus, ISI, EI... đều được hiển thị trong tìm kiếm ERIC, Google Scholar. Ngoài ra, Google Scholar hiện thị tổng trích dẫn cho phép chọn lọc và quan tâm đến nghiên cứu có ảnh hưởng nhất đến vấn đề nghiên cứu. Đó là lí do luận án lựa chọn tìm kiếm tài liệu trong cơ sở dữ liệu của ERIC và Google Scholar. 1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ tài liệu Bộ dữ liệu thu thập sẽ bao gồm các tài liệu liên quan đến các từ khóa xuất hiện trong tiêu đề của tài liệu, bởi vì luận án muốn thu thập các thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài. Để lựa chọn các tài liệu có chất lượng, luận án đã tiến hành xây dựng các tiêu chí lựa chọn tài liệu đảm bảo tính khoa học, phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: - Ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Anh hoặc tiếng Việt; - Bài báo khoa học thì phải nằm trong một tạp chí khoa học có phản biện để đảm bảo chất lượng; - Bài báo nghiên cứu lí thuyết thì tập trung vào lĩnh vực dạy học với các công nghệ mới nổi. Các nghiên cứu lí thuyết cần phải sử dụng các tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu thực nghiệm; - Nếu là luận án thì phải được bảo vệ thành công ở cấp trường; - Luận văn thạc sĩ chỉ được lựa chọn nếu có các công bố khoa học trên tạp chí khoa học có phản biện; - Các bài viết trên websites chỉ được lựa chọn để xem xét nếu chúng thuộc một tổ chức có uy tín phát hành như cơ quan Bộ, Hiệp hội giáo dục, các trường đại học/ cao đẳng; Các tài liệu sẽ bị loại trừ nếu nằm trong số các tiêu chí loại trừ, gồm: 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2