intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:213

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xây dựng các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động cùng nhau một cách có hiệu quả và dễ thích ứng với cuộc sống xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LƢU THỊ THU HẰNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON Chuyên ngành : Giáo dục Mầm non Mã số : 9.14.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Lƣu Thị Thu Hằng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận án “Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non” đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Khoa Giáo dục Mầm non, các thầy cô giáo và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Phƣơng, TS Hoàng Thị Oanh - những ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, khích lệ, định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của CBQL, GVMN, các cháu lớp mẫu giáo 4-5 tuổi tại các trƣờng mầm non: Bắc Hà, Cẩm Bình - Thành phố Hà Tĩnh Xin cảm ơn những ngƣời thân trong Gia đình của tôi đã luôn động viên, bên cạnh, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Lƣu Thị Thu Hằng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................. 5 8. Những luận điểm bảo vệ ......................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án .............................................................................. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................. 9 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu về “Hợp tác” ................................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng hợp tác ....................................................... 10 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mầm non ................... 12 1.2. Lí luận về kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi .................................... 16 1.2.1 Khái niệm kĩ năng hợp tác ............................................................... 16 1.2.2. Cấu trúc của kĩ năng hợp tác ......................................................... 21 1.2.3. Sự hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mầm non ............................ 23 1.2.4. Đặc điểm tâm sinh lí và biểu hiện kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi.... 29
  5. iv 1.3. Lí luận về giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ..................... 33 1.3.1. Khái niệm “Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi”................ 33 1.3.2. Quá trình giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ...................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................... 46 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON .................... 48 2.1. Vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi trong chƣơng trình GDMN.. 48 2.1.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ....................... 48 2.1.2. Nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi 48 2.1.3. Đánh giá KNHT của trẻ 4-5 tuổi .................................................... 50 2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non .................................................................................................. 50 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ....................................................... 50 2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ....................................................... 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 74 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON ............................................................ 76 3.1. Nguyên tắc xác định biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non ....................................................................................... 76 3.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển năng lực trẻ mầm non...... 76 3.1.2. Khai thác ưu thế của các hoạt động ở trường mầm non để kích thích nhu cầu hợp tác và rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ .................... 76 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNHT và đặc điểm của trẻ 4-5 tuổi ........................................................................................ 77 3.2. Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non . 78 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục kích thích nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ...................................... 78
  6. v 3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non để rèn luyện kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi................................................ 91 3.2.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ sử dụng kinh nghiệm hợp tác vào các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. ........................................ 109 3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................. 115 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 117 CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................. 118 4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ............................................ 118 4.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................. 118 4.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 118 4.1.3. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm ............................. 119 4.1.4. Tiến trình thực nghiệm.................................................................. 119 4.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ................................ 120 4.2. Kết quả thực nghiệm ...................................................................... 121 4.2.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi trước thực nghiệm .................. 121 4.2.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thực nghiệm ......................................................................... 128 4.2.3. So sánh kĩ năng hợp tác của trẻ lớp thực nghiệm trước và sau thực nghiệm theo khu vực và giới tính ................................................ 140 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4...................................................................................147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt KN: Kĩ năng KNHT: Kĩ năng hợp tác KNXH: Kĩ năng xã hội GDMN: Giáo dục mầm non GVMN: Giáo viên mầm non BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐC: Đối chứng TN: Thực nghiệm
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin về GVMN đƣợc khảo sát ....................................................54 Bảng 2.2. Quan niệm của giáo viên về KNHT ....................................................55 Bảng 2.3. Ý kiến của giáo viên về các kỹ năng thành phần của KNHT ..............56 Bảng 2.4. Ý kiến của giáo viên về mục đích của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi .........................................................................................................57 Bảng 2.5. Biểu hiện KNHT của trẻ 4-5 tuổi ........................................................58 Bảng 2.6. Ý kiến của giáo viên về nội dung giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ....59 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát giáo viên về các yếu tố tác động đến giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi .......................................................................................60 Bảng 2.8. Các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục KNHT chotrẻ 4-5 tuổi 61 Bảng 2.9. Các hình thức giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ..................................63 Bảng 2.10. Những khó khăn trong quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non ....................................................................................65 Bảng 2.11. Kĩ năng hợp tác của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non (theo tiêu chí) ......66 Bảng 2.12. KNHT của trẻ 4-5 tuổi theo khu vực .................................................70 Bảng 4.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và TN trƣớc thực nghiệm (theo tiêu chí) .121 Bảng 4.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo mức độ) .........................................................................122 Bảng 4.3. Kĩ năng hợp tác của trẻ trai và gái nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trƣớc thực nghiệm .................................................................................123 Bảng 4.4. Hệ số tƣơng quan giữa các kĩ năng thành phần của KNHT ..............124 Bảng 4.5. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo tiêu chí) ...128 Bảng 4.6. KNHT của trẻ lớp ĐC và lớp TN sau thực nghiệm (theo mức độ) ...130 Bảng 4.7. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN, trƣớc và sau thực nghiệm .132 Bảng 4.8. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm .................................................................................................133 Bảng 4.9. KNHT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở lớp TN (theo khu vực) ...............140 Bảng 4.10. Phân tích chung kết quả KNHT của trẻ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm ..................................................................................................141 Bảng 4.11. So sánh kĩ năng hợp tác giữa trẻ gái và trẻ trai lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm ..............................................................................144
  9. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. KNHT của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non (theo từng tiêu chí)...................................................................................................66 Biểu đồ 2.2. KNHT của trẻ 4-5 tuổi theo khu vực ...............................................70 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non ............................................................................116 Biểu đồ 4.1. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo tiêu chí) ...........................................................121 Biểu đồ 4.2. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trƣớc thực nghiệm (theo mức độ) ...................................................................123 Biểu đồ 4.3: Kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sau thực nghiệm theo tiêu chí 128 Biểu đồ 4.4. Kĩ năng hợp tác của trẻ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau thực nghiệm (theo mức độ) ...................................................................131 Biểu đồ 4.5. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp TN trƣớc và sau thực nghiệm ..132 Biểu đồ 4.6. So sánh KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở lớp đối chứng trƣớc và sau thực nghiệm ...........................................................................................134 Biểu đồ 4.7. Chênh lệch về KNHT giữa trẻ nam và nữ lớp thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm ............................................................................145
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Giáo dục của thế kỉ XXI đã đƣợc UNESCO hƣớng đến mục tiêu: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”[86]. Con ngƣời cần biết cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn một cách hòa bình, biết tôn trọng sự khác biệt, các giá trị tinh thần của ngƣời khác, dân tộc khác; và có thể cùng chung sống, không bị lạc hậu trong một thế giới biến đổi, phát triển không ngừng. Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là giúp ngƣời học nhận thức về sự đa dạng và sự tƣơng đồng, phụ thuộc lẫn nhau của con ngƣời. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức, phẩm chất đạo đức thì cần quan tâm đến giáo dục ý thức cùng nhau giải quyết những vấn đề chung, có KNHT để tạo ra những giá trị đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Tại hội nghị Trung ƣơng 9 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của BCH Trung ƣơng Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [2, tr.2] đã đề ra một trong những mục tiêu là: chăm lo xây dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và hợp tác. Hợp tác là sự phát triển văn hóa, là cách thức tạo dựng sự bền vững của mỗi một đất nƣớc, thúc đẩy sự phát triển của chính mỗi con ngƣời. Hợp tác để làm việc và chung sống là một truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta đã lƣu giữ bao đời nay, một trong những giá trị sống cần thiết trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập. Các hoạt động phối hợp tích cực có ý nghĩa đến sự phát triển nhận thức, tình cảm, KNXH; giúp chúng ta đƣợc trải nghiệm và biết cách ứng phó với các vấn đề nảy sinh. Bản chất của cá nhân sẽ đƣợc thể hiện trong quá trình hợp tác - điều kiện cần thiết để hoàn thiện bất kỳ một hình thái xã hội nào cũng nhƣ hoàn thiện đời sống của mỗi con ngƣời (Andreeva, 2000, Cagan, 1974, Colominxki, 1969) [91], [94], [95].
  11. 2 1.2. Mục tiêu của giáo dục mầm non ngoài việc hƣớng đến giáo dục toàn diện các lĩnh vực, khơi dậy những chức năng tâm sinh lý mang tính nền tảng còn chú trọng đến những KNXH phù hợp với lứa tuổi. Nội dung, phƣơng pháp đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình cũng đã chỉ ra: cần đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực và kinh nghiệm của trẻ; đổi mới tổ chức môi trƣờng nhằm kích thích, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo... Giáo dục mầm non trong xã hội hiện đại quan tâm đứa trẻ trải nghiệm những gì, giải quyết vấn đề cuộc sống nhƣ thế nào? Muốn thế, ngoài những kiến thức đƣợc cung cấp mỗi ngày thì trẻ cần có sự chủ động, độc lập, đặc biệt là khả năng phối hợp, liên kết với ngƣời khác để tăng hiệu quả hoạt động. Hình thành và phát triển KNHT sẽ giúp trẻ dần tự tin hơn, biết giao tiếp, phối hợp với mọi ngƣời tốt hơn. Trẻ sẽ nhận ra những giá trị của “Hợp tác”; sự nỗ lực, trách nhiệm cùng nhau, sự ràng buộc về tính kỉ luật hay những cảm xúc khi hƣởng thụ kết quả... sẽ khiến hoạt động hợp tác luôn là những trải nghiệm hấp dẫn và bổ ích với trẻ. Vì thế, học/chơi theo nhóm luôn là hình thức quan trọng cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở trƣờng mầm non. 1.3. Thực tiễn cho thấy, các trƣờng mầm non đã quan tâm đến việc giáo dục KNXH nói chung, KNHT nói riêng. Giáo viên đã tăng cƣờng tổ chức các hoạt động dƣới hình thức nhóm thay vì chỉ hoạt động chung cả lớp nhƣ trƣớc đây và tìm kiếm các nhiệm vụ để giao cho trẻ thực hiện cùng nhau. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động nhóm còn thấp, nhất là trẻ 4-5 tuổi vì trẻ chƣa nắm đƣợc cách phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện nhiệm vụ chung, chƣa biết tự giải quyết xung đột nảy sinh trong nhóm... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhƣng chủ yếu là do giáo viên còn lúng túng trong cách thức hƣớng dẫn, tổ chức giáo dục KNHT, chƣa tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm luyện tập KNHT với các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động hấp dẫn, đa dạng ở trƣờng mầm non. 1.4. Kĩ năng hợp tác là một chuỗi hoạt động tâm lý tƣơng đối phức tạp nên nó cần một quá trình giáo dục, luyện tập thƣờng xuyên và cần thiết tạo dựng cho
  12. 3 trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Mặc dù nhu cầu tƣơng tác vốn xuất hiện sớm, nhƣng đến 4 tuổi, ở trẻ mới có nhiều dấu hiện cơ bản, cần thiết để giáo dục KNHT. Đó là: Sự trƣởng thành nhanh chóng của não bộ, hệ thần kinh, hệ thống thứ bậc hành vi phát triển...Nhờ đó, trẻ có thể lập kế hoạch cho một chuỗi hành động; trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn so với giai đoạn trƣớc. Đặc biệt, nhu cầu chơi với nhóm bạn trở thành cấp thiết và thúc đẩy sự hình thành “Xã hội trẻ em”....Chính vì vậy, chƣơng trình giáo dục mẫu giáo đã đặt ra mục tiêu giáo dục KNHT trong lĩnh vực tình cảm, KNXH: “Trẻ có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ” [5]. Với trẻ 3 tuổi, KNHT đƣợc nhắc đến ở mức độ là “Trẻ thích chơi cùng bạn...có biểu hiện quan tâm ngƣời thân” [5]. Đến 4 tuổi, KNHT đƣợc đề cập rõ nét: “Hợp tác và chơi thân thiện với bạn, thể hiện sự quan tâm ngƣời khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động...”[5]. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài :“Giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”đƣợc lựa chọn và nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua các hoạt động ở trƣờng mầm non, giúp trẻ tham gia vào các hoạt động cùng nhau một cách có hiệu quả và dễ thích ứng với cuộc sống xã hội. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ở trƣờng mầm non. 4. Giả thuyết khoa học Trẻ 4-5 tuổi có nhu cầu và khả năng tham gia các hoạt độngcùng nhau với bạn ở trƣờng mầm non, nhƣng trong thực tế việc giáo dục KNHT cho trẻ còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả các hoạt động của trẻ chƣa cao.
  13. 4 Nếu xây dựng và thực hiện các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi theo hƣớng tạo môi trƣờng kích thích nhu cầu hợp tác, khai thác các hoạt động đa dạng ở trƣờng mầm non để giúp trẻ rèn luyện, tích cực sử dụng KNHT vào các hoạt động thì KNHT của trẻ sẽ tốt hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 5.4. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã xây dựng. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi với bạn bè thông qua hoạt động chơi, lao động ở trƣờng mầm non. 6.2. Khách thể nghiên cứu - Giáo dục mầm non: 250 GVMN tại 15 trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh và 2 huyện lân cận Thành Phố Hà Tĩnh. - Trẻ mầm non: 120 trẻ 4-5 tuổi tại hai Trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. 6.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu thực nghiệm - Địa điểm: Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở nội, ngoại thành phố Hà Tĩnh tại hai trƣờng mầm non (Trƣờng mầm non Bắc Hà; Trƣờng mầm non Cẩm Bình). - Thời gian: thực nghiệm từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017.
  14. 5 7. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Khả năng phối hợp với bạn bè và ngƣời khác của trẻ chỉ có thể bộc lộ và phát triển thông qua các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Vì thế, nhà giáo dục cần tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, có tính khám phá, đòi hỏi sự phối hợp giữa trẻ với nhau, qua đó sẽ rèn luyện KNHT, tạo điều kiện cho trẻ có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 7.1.2. Tiếp cận hệ thống: Giáo dục KNHT là một quá trình giáo dục toàn vẹn, có hệ thống đƣợc bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức, chuẩn bị các phƣơng tiện phù hợp và đánh giá khách quan. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến các tác động giáo dục KNHT thông qua các hoạt động, phải đảm bảo trình tự từ dễ đến khó giúp trẻ đƣợc tiếp cận và lĩnh hội các cách thức hợp tác phù hợp với lứa tuổi và có thể sử dụng trong các hoạt động cùng nhau hàng ngày. 7.1.3. Tiếp cận phát triển Xem xét sự tƣơng tác của trẻ với bạn và mọi ngƣời xung quanh là một quá trình phát triển theo các giai đoạn lứa tuổi. Đến 4 tuổi, ở trẻ đã bộc lộ rõ nét những dấu hiệu đầu tiên của sự hợp tác với bạn trong những hoạt động cùng nhau nhƣ hoạt động chơi, lao động. Bên cạnh đó, các tình huống cần sự tƣơng tác trong cuộc sống ngày một đa đạng đòi hỏi trẻ phải có kĩ năng…Vì thế, nhà giáo dục cần khai thác và tận dụng tối đa môi trƣờng và các hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia cùng nhau, rèn luyện các cách thức phối hợp linh hoạt trong các tình huống… nhằm giúp trẻ đạt đƣợc mức độ phát triển cao hơn so với giai đoạn trƣớc về KNHT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: tổng quan tƣ liệu lịch sử bao gồm các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, các công trình nghiên cứu khoa học
  15. 6 trong và ngoài nƣớc về trẻ mẫu giáo; hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết giáo dục hợp tác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.1.2. Phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí luận: xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và thiết kế điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở một số trƣờng mầm non thành phố Hà Tĩnh, đánh giá các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi mà giáo viên đã sử dụng nhằm phát triển kĩ năng này. - Quan sát việc tổ chức hoạt động hợp tác cho trẻ 4-5 tuổi của giáo viên ở trƣờng mầm non để làm rõ sự phù hợp về nội dung, phƣơng pháp, hình thức và các phƣơng tiện giáo dục KNHT cho trẻ. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp nhằm tìm hiểu nhận thức, phƣơng pháp của giáo viên về việc giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi; sử dụng các bài tập đánh giá mức độ giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 7.2.2.3. Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu - Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu thêm về thực trạng, việc sử dụng các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. - Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi để tìm hiểu mức độ nhận thức, nhu cầu hợp tác của trẻ; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trẻ hoạt động cùng nhau. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi đã xây dựng nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học qua kĩ thuật chọn mẫu thực nghiệm, mẫu đối chứng tƣơng đƣơng, so sánh chéo và so sánh đầu vào, đầu ra của mẫu thực nghiệm.
  16. 7 7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ 7.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu Xử lí số liệu định lƣợng, định tính về kết quả nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm, làm căn cứ nhận định giả thuyết khoa học, tính đúng đắn của kết quả nghiên cứu. 7.2.3.2. Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá, các bài tập khảo sát; tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở mầm non. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Trẻ 4-5 tuổi đã bộc lộ các yếu tố cơ bản của sự hợp tác nhƣ: hiểu đƣợc mục tiêu chung, biết trao đổi, phân công công việc, cố gắng phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung… 8.2. Các hoạt động có sự tƣơng tác giữa các trẻ với nhau nhƣ chơi, lao động là những hình thức có ƣu thế để giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Thông qua sự tham gia tích cực vào những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp, tác động qua lại lẫn nhau thì KNHT của trẻ mới đƣợc hình thành và phát triển. 8.3. Quá trình hình thành KNHT của trẻ 4-5 tuổi bắt đầu từ nhu cầu muốn chơi cùng nhau với bạn đến lĩnh hội các cách thức tƣơng tác với nhau và sau đó là sự phát triển khả năng tự ý thức giúp trẻ dần dần có thể tự điều chỉnh hành động, kiểm soát cảm xúc để thỏa mãn khao khát đƣợc hợp tác với bạn nhiều hơn. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Hệ thống hóa và làm phong phú hơn về mặt lí luận các vấn đề giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. 9.2. Phân tích, làm rõ thực trạng giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non hiện nay làm cơ sở định hƣớng quá trình giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi tại các trƣờng mầm non. 9.3. Cung cấp tài liệu về biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Đặc biệt, trong đó đã xây dựng đƣợc hệ thống các hoạt động
  17. 8 rèn luyện KNHT cho trẻ, giúp giáo viên mầm non, các nhà quản lý GDMN có thể sử dụng và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non Chương 2: Cơ sở thực tiễn giáo dục KNHT của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non Chương 3: Các biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non. Chương 4: Thực nghiệm biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 4- 5 tuổi ở trƣờng mầm non
  18. 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CHO TRẺ 4-5 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Kĩ năng hợp tác là một trong những KNXH quan trọng, giúp con ngƣời giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Ngày nay, con ngƣời cần đến sự linh hoạt, nhạy bén, khả năng thích ứng và năng lực ứng xử, giao tiếp, sự hợp tác với nhau để giải quyết các tình huống phức tạp, đa chiều phát sinh. Lịch sử đã khẳng định vai trò quan trọng của sự hợp tác vì ngay từ thuở sơ khai, con ngƣời muốn tồn tại đã cần sự đoàn kết, phối hợp với nhau để vƣợt qua những khó khăn. Kĩ năng hợp tác không phải là một thuật ngữ mới mẻ mà nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử giáo dục thế giới. Vì thế, vấn đề này đã đƣợc các nhà giáo dục - tâm lý học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. 1.1.1. Nghiên cứu về “Hợp tác” Năm 1867, hoạt động nhóm đã đƣợc nhà cải cách giáo dục Harris (1898) đề xƣớng [65]. Theo Kulik và công sự (1990) [70, tr.107], đây là những “gợi ý bƣớc đầu về khả năng học nhóm” và phải đến thế kỉ XX thì quan điểm hợp tác trong dạy học đƣợc thực hiện và thực hành làm mẫu. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, nhƣ: Slavin (1987) [83], John (1938) [54], Johnson & Johnson (1975) [61], Shamanskaja (2007) [108]… Lê Xuân Hồng (1996) [18], Nguyễn Hữu Châu (2015) [12], Nguyễn Thanh Bình (2011) [8], Nguyễn Công Khanh (2013) [24]… đã nghiên cứu về hợp tác và đều có nhận định: coi hợp tác là hoạt động phối hợp tích cực giữa các thành viên với nhau để cùng đạt đến mục tiêu chung của cả nhóm. Theo các tác giả thì hợp tác có vai trò quan trọng trong cuộc sống và lao động. Sự nỗ lực chung trong quá trình phối hợp với nhau giúp con ngƣời chiến thắng hoàn cảnh bên ngoài, tạo nên một sức lao động chiến đấu có hiệu quả để cùng tồn tại và phát triển. Sự phát triển KNHT thúc đẩy các quá trình
  19. 10 tâm lý, nhận thức, các phẩm chất đạo đức và các KNXH của ngƣời học. Ngoài ra, khả năng ghi nhớ các thông tin; khả năng tƣ duy phê phán của con ngƣời cũng đƣợc nâng cao. Johnson và Jonhnson (1975) [61] cho rằng, sự hợp tác sẽ tăng cƣờng và duy trì hứng thú, tạo động cơ cho học sinh trong quá trình học tập, kích thích ngƣời học nói lên ý tƣởng, suy nghĩ của mình với ngƣời khác . Các nhà tƣ tƣởng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Trƣờng Tộ đều chung một quan điểm trong dạy học là “Học thầy không tày học bạn”, “Sách là đèn, bạn là gậy” [28, tr.73]. Trong những năm gần đây, hợp tác đã trở thành một phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên áp dụng với đối tƣợng là sinh viên, học sinh và một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng của ngƣời học là kĩ năng làm việc nhóm. Tác giả Thái Duy Tuyên (2013) [40], Đặng Thành Hƣng (2010) [20] đánh giá cao hình thức dạy và học hợp tác, cho rằng đó là một trong những tiêu chí giáo dục trong nhà trƣờng Việt Nam, nhằm tích cực hóa quá trình giáo dục, phù hợp với xu thế dạy học hiện đại, là quan hệ mang tính hợp tác và cạnh tranh tƣơng đối giữa ngƣời học với nhau. Nhƣ vậy, các tác giả, nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều đánh giá cao vai trò của sự hợp tác trong cuộc sống mà con ngƣời trong mọi thời đại không thể coi nhẹ điều này. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, các quốc gia chịu ảnh hƣởng, chi phối lẫn nhau thì các nhà nghiên cứu đã coi sự hợp tác là chìa khóa để khơi dậy tiềm năng trong họ, nhân đôi sức mạnh chiến thắng bản thân, đƣơng đầu với hoàn cảnh. 1.1.2. Nghiên cứu về kĩ năng hợp tác Các nghiên cứu chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giáo dục và tƣ tƣởng về dạy học hợp tác đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trƣớc đây. Những nhà triết học, nhƣ: Socrates [51], Roman Seneca [87]… nhà giáo dục Johann Amos Comenius [82] đã tiến hành dạy sinh viên từ những nhóm nhỏ nhằm giáo dục KNHT cho họ. Từ những năm đầu thế kỷ XIX, Koffka (1935) [71], Lewin (1951) [74] và Morton Deutsh (1949) [77] đã đƣa ra những lý thuyết về sự tƣơng tác xã hội.
  20. 11 Các công trình nghiên cứu về dạy học hợp tác và KNHT đã xuất hiện nhiều, gắn với các tên tuổi, nhƣ: Parker và sộng sự (1989) [78], John (1938) [54], Johnson và Johnson (1999) [64], Slavin (1996) [84]… Về cấu trúc tâm lý của KNHT, một số tác giả ở Liên Xô, nhƣ: Samanskaja (2007) [108], Rimashevskaja (2001) [104] có cùng quan điểm với Vygotski (1997) [48], cho rằng: Hợp tác là một chức năng tâm lý cao cấp có nguồn gốc xã hội và đó là một hoạt động liên cá nhân rồi dần dần sẽ đƣợc chuyển vào bên trong, tồn tại ở cấp độ nội cá nhân. Johnson và Johnson (1998) [64], Thousand và cộng sự (2015) [85, tr.66]… đã đề cập đến các yếu tố hợp tác, đó là: nhận thức, hành động, thái độ. Theo họ, để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, các thành viên phải tin tƣởng, chấp nhận và hỗ trợ lẫn nhau, có một số hiểu biết nhất định về sự hợp tác cũng nhƣ ý nghĩa của nó, các bƣớc phối hợp…, ngƣời học cần có một số khả năng nhất định nhƣ cách tạo mối quan hệ, cách chia sẻ, phân công nhiệm vụ…. Slavin (1987) [84] đƣa ra những nội dung để giáo dục học sinh kĩ năng hoạt động nhóm: giáo dục cho ngƣời học một số năng lực nhận thức, KNHT, khả năng tổ chức các nguồn lực, vận dụng kĩ năng của mình vào quá trình xử lí và sử dụng thông tin. Về đặc trưng, nguyên tắc của hợp tác trong giáo dục: John (1938) [54], Arthur Dobrin (2001) [49] cho rằng: có 2 nguyên tắc cơ bản của sự hợp tác, đó là đảm bảo tính liên tục và tác động qua lại. Johnson và Johnson (1998) [63] đã đƣa ra 5 nguyên tắc: Hoạt động liên cá nhân tích cực, tƣơng tác trực tiếp, sự phân công rõ ràng - tinh thần trách nhiệm, kĩ năng làm việc nhóm nhỏ, tiến hành thƣờng xuyên và luôn nâng cao hiệu quả của nhóm… Michael và Myra (2002) [76] cho rằng các thành viên trong nhóm cần biết cách thỏa thuận, phân chia công việc… nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất và sự thỏa thuận đó cần đảm bảo hai vấn đề: sự tuân thủ và thống nhất giữa đôi bên. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của thế giới, tác giả Nguyễn Hữu Châu (2015) [12], Thái Duy Tuyên (2013) [40], Đặng Thành Hƣng (2004, 2010, 2012)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2