intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:279

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án "Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non" đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm góp phần phát triển thể chất và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Đinh Thị Lan Hương
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết. của đề tài........................................................................... 1 2. Mục. đích nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Khách thể. và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3 4. Giả thuyết. khoa học ................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ. nghiên cứu .............................................................................. 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3 7. Cách tiếp. cận và phương pháp nghiên cứu............................................... 4 8. Những luận điểm bảo vệ .......................................................................... 7 9. Đóng góp mới. của luận án ....................................................................... 7 10. Cấu trúc luận án...................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ...... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ....................... 10 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ........ 13 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................................. 18 1.1.4. Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu ........................................ 21 1.2. Kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ............................................. 22 1.2.1. Khái niệm kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ............................. 22 1.2.2. Cấu trúc thành phần kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ............. 27 1.2.3. Sự hình thành kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi........................ 29 1.3. Hoạt động chơi của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ........................ 34 1.3.1. Khái niệm chơi của trẻ 5-6 tuổi ........................................................ 34
  3. 1.3.2. Đặc điểm hoạt động chơi của trẻ 5-6 tuổi ......................................... 35 1.3.3. Ưu thế của chơi trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................................................................37 1.4. Quá trình giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.................................................................................... 38 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi 38 1.4.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi... 39 1.4.3. Nội dung giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi .. 40 1.4.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ............................................................................................................. 40 1.4.5. Hình thức giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. 41 1.4.6. Đánh giá kĩ năng vận động tinh qua chơi của trẻ 5-6 tuổi ................ 42 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ......................................................... 42 1.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................ 42 1.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................ 43 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .......................................................................................................... 46 2.1. Vấn đề giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục MN Việt Nam hiện hành và Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ............................................................................................................. 46 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ................................................. 49 2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................. 49 2.2.2. Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát .......................................... 50
  4. 2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................. 52 2.2.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 52 2.2.5. Công cụ khảo sát ............................................................................. 54 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ............................................................ 63 2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ........................................................................... 63 2.3.2 Thực trạng quá trình giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường ........................................................................................ 67 2.3.3 Thực trạng mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi ................ 76 2.3.4 Thực trạng phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................... 82 2.3.5. Đánh giá chung thực trạng ............................................................... 85 Kết luận chương 2 .................................................................................... 87 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ................ 89 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ................................................. 89 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung Chương trình giáo dục mầm non hiện hành .................................................................................... 89 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành kĩ năng vận động tinh và đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi ............................................................................ 89 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và phát triển................................................. 89 3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ...................................................................... 90 3.2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ........................................................................................... 90
  5. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường kích thích trẻ sử dụng kĩ năng vận động tinh .................................................................................................... 91 3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng đa dạng các trò chơi giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................... 96 3.2.4. Biện pháp 4: Tạo tình huống để trẻ vận dụng kĩ năng vận động tinh giải quyết nhiệm vụ chơi. .......................................................................... 102 3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường giáo dục KN vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở nhiều thời điểm trong ngày ...................................................... 107 3.2.6. Biện pháp 6: Đánh giá sự phát triển KN vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi.. 109 3.2.7 Biện pháp 7. Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi ......................................................................... 111 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp GD kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ....................................................... 114 Kết luận chương 3 .................................................................................. 116 CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MN 117 4.1. Mục đích thực. nghiệm .................................................................... 117 4.2. Nội dung thực nghiêm ̣ ..................................................................... 117 4.3. Mẫu thực nghiệm, địa điểm và thời gian thực nghiệm .................. 117 4.4. TC và cách đánh giá thực nghiệm ...................................................... 117 4.5. Tiến trình thực nghiêm ̣ ................................................................... 118 4.6. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 121 4.6.1. Kết quả mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm ...................................................................................................... 121 4.6.2. Kết quả mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm ..................................................................................................... 125 4.6.3. So sánh mức độ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi trước và sau TN ........... 130
  6. 4.6.4. Phân tích kết quả thực nghiệm qua nghiên cứu trường hợp điển hình .......................................................................................................... 132 Kế t luâ ̣n chương 4 .................................................................................. 136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 141 PHỤ LỤC
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết. của đề tài 1.1. Xu thế hội nhập toàn cầu giáo dục (GD) và đào tạo được xác định là chiến lược, chính sách hàng đầu quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nhận thức được điều đó, GDMN không ngừng đổi mới, với quan điểm hướng tới phát triển ở trẻ phẩm chất và năng lực chung mang tính cốt lõi, phù hợp với lứa tuổi nhằm đạt được mục tiêu “…Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế” 1. GD phát triển thể chất cho trẻ bao gồm các vận động cơ bản, vận động tinh và tố chất thể lực sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện. 1.2. Kĩ năng vận động tinh (KNVĐT) là năng lực thực hiện có kết quả một hành động trên cơ sở phối hợp giữa thị giác và vận động của đôi bàn tay. Nhà giáo dục người Nga V.A. Sukhomlinsky đã từng nói: Khởi nguồn khả năng của trẻ em nằm trong đôi tay của chúng. Hay nói một cách hình tượng hơn, các ngón tay là sợi chỉ nuôi nguồn sáng tạo của trẻ em. GĐ từ 0-6 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ có “Tính dẻo” đây được coi là “Giai đoạn nhạy cảm”, giai đoạn “Cửa sổ của các cơ hội” 2 bởi khi đôi bàn tay của trẻ HĐ sẽ tạo nên sự kết nối giữa các dây thần kinh kích thích sự phát triển của não bộ và đánh thức khả năng tiềm ẩn của trẻ. Điều này đã được khẳng định trong NC của các KH ở Việt Nam và trên thế giới về mối liên hệ của KNVĐT với sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm KN xã hội và thẩm mỹ. KNVĐT được hình thành ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, quá trình này diễn ra song song với sự hoàn thiện về vận động và hệ thần kinh của trẻ. Trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối độ tuổi MG, 1 Quyết định 1677/QĐ-TTg năm 2018 Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 2 Phạm Thị Mai Chi (2020), “Đặc điểm phát triển của não bộ trẻ em và ứng dụng trong giáo dục trẻ từ sớm”, Kỷ yếu hội thảo- khoa học toàn quốc giáo dục sớm phát triển năng lực trẻ em trong những năm đầu đời lý luận và thực tiễn, NXB Dân trí
  8. 2 nhờ sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp và sự chín muồi trong hoạt động của não bộ, trẻ đã có thể tiếp thu và thực hiện những vận động đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh khéo. Mặt khác, 5-6 tuổi còn là giai đoạn chuyển tiếp từ bậc học mầm non lên tiểu học với hoạt động chủ đạo là hoạt động học, chính vì vậy GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi là một trong những nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 1.3. Ở trường MN, có thể sử dụng nhiều hoạt động để GD KNVĐT cho trẻ. Tuy nhiên chơi là hoạt động có nhiều ưu thế, bởi hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em MG, ngoài việc đem lại cho trẻ niềm vui, sự thích thú, hoạt động chơi còn là phương tiện GD và phát triển trẻ toàn diện trong đó có KNVĐT. “Học thông qua chơi là những trải nghiệm thú vị, có ý nghĩa, thúc đẩy sự phát triển nhận thức, cảm xúc xã hội, thể chất và sự sáng tạo của trẻ” 3. Chương trình GDMN [1] định hướng lấy trẻ làm trung tâm với phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Sử dụng HĐ chơi GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi được xem là một trong những phương tiện đem lại hiệu quả. 1.4. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các TMN việc GD KNVĐT đã được triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên (GV) mới chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của KNVĐT và chủ yếu thông qua HĐ tự phục vụ, HĐ tạo hình… Việc GD KNVĐT qua chơi còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn trò chơi, cách thức tổ chức chưa mang tính đồng bộ. Vì vậy, chưa phát huy được hết thế mạnh của chơi trong việc GD KNVĐT. Điều đó dẫn đến KNVĐT của trẻ mặc dù đã hình thành nhưng mức độ thuần thục, linh hoạt chưa cao. Từ những lí do nêu trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN” được lựa chọn nghiên cứu. 3 Parker R, Thomsen BS, Berry A (2022), “Learning Through Play at School – A Framework for Policy and Practice”, Frontiers in Education. Educ.7, Electronic ISSN 2504-284X.
  9. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở NC lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN nhằm góp phần phát triển thể chất và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể NC: Quá trình GDKNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. 3.2. Đối tượng NC: Biện pháp GDKNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên KNVĐT của trẻ còn chưa cao. Nếu đề xuất và thực hiện các BP GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi qua chơi theo hướng xây dựng môi trường phù hợp với mục đích GD KNVĐT, lập KH tổ chức HĐ, sử dụng đa dạng các trò chơi, tổ chức GD KNVĐT ở nhiều thời điểm trong ngày, đánh giá sự phát triển KNVĐT và làm tốt công tác phối hợp gia đình và nhà trường thì KNVĐT của trẻ sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - NC cơ sở lí luận về GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. - Khảo sát thực trạng GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. - Đề xuất BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN - Tiến hành TN các BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN đã được đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi NC 6.1. Giới hạn nội dung NC Luận án tập trung NC biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi trong các TC và các HĐ có yếu tố chơi.
  10. 4 6.2. Giới hạn về khách thể, địa bàn và thời gian nghiên cứu - Khảo sát 150 GVMN đang dạy trẻ 5-6 tuổi ở địa bàn TP Hải Phòng, Tỉnh Ninh Bình, Tỉnh Phú Thọ. - Khảo sát thực trạng mức độ KNVĐT của 80 trẻ 5-6 tuổi ở một số TMN trên địa bàn TP Hải Phòng. - Thực nghiệm SP tiến hành với 40 trẻ 5-6 tuổi tại TMN Thực hành - Đại học Hải Phòng. - Thời gian NC: Thời gian khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5/2019, TN từ tháng 9/2019 đến 01/2020. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Cách tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động HĐ là phương thức tồn tại của con người, thông qua HĐ và bằng HĐ thì trẻ mới có thể tích lũy kiến thức, hình thành được KN. GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN là quá trình GV tổ chức cho trẻ tham gia vào HĐ chơi, trong đó GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội và điều kiện để trẻ tham gia hoạt động. Từ đó KNVĐT của trẻ được phát triển và nâng cao. 7.1.2. Tiếp cận phát triển Sự hình thành và phát triển KNVĐT luôn gắn với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ trong từng giai đoạn. Nhà GD cần đánh giá đúng MĐ phát triển KNVĐT của trẻ ở thời điểm hiện tại để tìm ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển KNVĐT của trẻ trong tương lai. Tiếp cận phát triển cho thấy, việc NC quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN và đề xuất BP không chỉ dựa trên đặc điểm và MĐ phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi ở thời điểm hiện tại mà còn hướng tới “Vùng phát triển gần nhất” giúp trẻ vận dụng KNVĐT vào các hoàn cảnh khác nhau. 7.1.3. Tiếp cận hệ thống
  11. 5 Cấu trúc KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm nhiều thành phần, các thành phần này có mối quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN là một quá trình GD bao gồm: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá. Quá trình giáo dục KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi cần đảm bảo KNVĐT được phát triển trên nền tảng mà trẻ đã có từ độ tuổi trước. Đồng thời giúp trẻ vận dụng KNVĐT giải quyết các nhiệm vụ nảy sinh trong cuộc sống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 7.1.4. Tiếp cận thực tiễn Thực tiễn cho thấy mỗi trẻ là một sự khác biệt về nhận thức, khả năng vận động cũng như được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại mỗi gia đình, trường, lớp ở các địa phương khác nhau. Vì thế, việc xây dựng các BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi cần căn cứ vào thực tiễn GD trẻ tại các vùng miền và khả năng của trẻ. Đảm bảo quá trình GD KNVĐT phù hợp, vừa sức với khả năng của trẻ và điều kiện, bối cảnh của địa phương. 7.1.5. Tiếp cận tích hợp Tiếp cận tích hợp trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi cho thấy, sự phát triển KNVĐT của trẻ có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vận động và các mặt GD khác. Vì vậy, GD KNVĐT cho trẻ không chỉ thông qua hoạt động chơi mà còn được tích hợp trong các HĐ khác của trẻ ở TMN. Trong quá trình NC cần xác định các biểu hiện KNVĐT của trẻ trong HĐ chơi và các HĐ của trẻ ở TMN. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích - tổng hợp Sưu tầm, thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học trong và ngoài nước về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi; GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó xác định tổng quan và cở sở lý luận của GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN.
  12. 6 - Phương pháp so sánh: Từ việc phân tích tổng hợp tài liệu, luận án đối chiếu, so sánh, tìm ra điểm tương đồng và những điểm khác biệt trong NC của các nhà KH. Từ đó, xác định hướng NC của luận án. - Phương pháp hệ thống hóa, kKQ hóa lí thuyết Các công trình NC liên quan đến đề tài được hệ thống hóa, khái quát hóa thành những quan điểm nhằm xác định cơ sở để xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng, đề xuất BP và TN BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Sử dụng phiếu điều tra tìm hiểu nhận thức và thực trạng quá trình tổ chức GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN hiện nay. - Phương pháp QS QS quá trình tổ chức GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN của GVMN. Quan sát, ghi chép những biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi. - Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực GDH, TLH. Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia để làm rõ các vấn đề về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi, các tiêu chí đánh giá, các BT, tính khả thi và hiệu quả của các BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. - Phương pháp đàm thoại Trao đổi với GVMN, CBQL, cha mẹ trẻ 5-6 tuổi để tìm hiểu những thông tin liên quan đến đề tài. Đàm thoại, trò chuyện cùng với trẻ để tìm hiểu về MĐ KNVĐT của trẻ. - Phương pháp NC sản phẩm
  13. 7 NC kế hoạch tổ chức chơi của GVMN và sản phẩm chơi của trẻ. - Phương pháp TN sư phạm TN các BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN mà luận án đã xây dựng nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của các BP và chứng minh giả thuyết KH của luận án. - Phương pháp NC trường hợp điển hình Phân tích chân dung của 02 trẻ về biểu hiện KNVĐT; MĐ cải thiện về KNVĐT của trẻ sau TN để chứng minh tính hiệu quả và khả thi của các BP. Góp phần làm sáng tỏ giả thuyết KH của luận án đã đề ra. 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý số liệu thu được qua khảo sát thực trạng và tổ chức TN sư phạm nhằm kiểm nghiệm KQ NC. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi gồm các thành phần: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. 8.2. Trẻ 5-6 tuổi đã có những biểu hiện về KNVĐT với các MĐ khác nhau. Quá trình phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng từ các yếu tố trong đó có yếu tố từ phía trẻ, môi trường GD, CSVC, năng lực và KN tổ chức HĐGD của GVMN. 8.3. Chơi là một trong những phương tiện GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. Quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện từ việc xây dựng môi trường phù hợp với mục đích GD KNVĐT, lập KH tổ chức HĐg, sử dụng đa dạng các TC, tổ chức GD KNVĐT ở nhiều thời điểm trong ngày, đánh giá sự phát triển KNVĐT và làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận
  14. 8 - Kết quả NC sẽ bổ sung và làm phong phú lí luận về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi và GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. - Xác định rõ cấu trúc KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. - Dựa trên các chỉ báo được xác định, luận án đã dịch thuật, chuyển nghĩa, chuẩn hóa và xây dựng bộ công cụ đánh giá MĐ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi của Việt Nam. 9.2. Về thực tiễn - Luận án đã xác định được MĐvà biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi qua chơi tại các khu vực trung thành thị và nông thôn. KNVĐT của trẻ đều ở tương đương nhau, không có sự khác biệt. - Đánh giá được quá trình tổ chức của GD KNVĐT cho trẻ 5- 6 tuổi ở TMN. Xác định những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng. - NC thực trạng MĐ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi qua chơi. - Luận án đề xuất 07 BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. Các BP đã được kiểm chứng qua quá trình TNSP. Ngoài ra, GV có thể vận dụng sáng tạo các BP này trong HĐ CSGD trẻ ở TMN. - Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà NC, giảng viên, GVMN, cha mẹ và những người CS trẻ có thể sử dụng trong quá trình NC và tổ chức các HĐ nhằm nâng cao hiệu quả GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị SP, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN.
  15. 9 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN. Chương 3: Biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN Chương 4: Thực nghiệm các BP GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở TMN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2