Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT, đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HỒ VĂN TOÀN GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HỒ VĂN TOÀN GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ) Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG 2. TS. ĐOÀN VĂN HƢNG HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Văn Toàn
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................4 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5 6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................5 8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................7 1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo ......................................................7 1.1.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài ...............................................................7 1.1.2. Tài liệu của các tác giả trong nước ...............................................................9 1.2. Những nghiên cứu về giáo dục học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng........................................................................................17 1.2.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài: ...........................................................17 1.2.2. Tài liệu của các tác giả trong nước: ............................................................19 1.3. Nhận xét chung các công trình đã công bố, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................27 1.3.1. Nhận xét kết quả các công trình đã công bố ...............................................27 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa ....................................................................28 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu ....................................................29 Chƣơng 2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................30 2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................30 2.1.1. Quan niệm về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh..............30
- iii 2.1.2. Định hướng của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng ...............................32 2.1.3. Bộ môn lịch sử với việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở trường THPT ..............................................................................................35 2.1.4. Nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ...................................................................................43 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong DHLS ở trường THPT ......................................................................... 54 2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................55 2.2.1. Đặc điểm tình hình biển, đảo Việt Nam hiện nay ......................................55 2.2.2. Thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT ............................................................................57 2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết để khắc phục thực trạng ...............................64 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................................67 3.1. Một số yêu cầu khi tiến hành giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT ..................................67 3.2. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học bài lịch sử nội khóa ...................................................................................70 3.2.1. Hướng dẫn HS khai thác những kiến thức lịch sử phản ánh về chủ quyền biển, đảo trong sách giáo khoa ...................................................................71 3.2.2. Hướng dẫn HS khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu gốc phản ánh về chủ quyền biển, đảo ..............................................................................................74 3.2.3. Hướng dẫn HS khai thác đồ dùng trực quan để lĩnh hội kiến thức về chủ quyền biển, đảo ..............................................................................................80 3.2.4. Hướng dẫn HS khai thác các mẩu chuyện lịch sử để hiểu rõ ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quân dân ta ...............................................................86 3.2.5. Khai thác và sử dụng kiến thức liên môn về chủ quyền biển, đảo .............90 3.2.6. Hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo ...................95
- iv 3.3. Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa.......................................................................................99 3.3.1. Tổ chức diễn đàn kết hợp giao lưu, nói chuyện với học sinh về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc .....................................................................................102 3.3.2. Sưu tầm tư liệu để triển lãm, kết hợp với tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc ..............................................................................104 3.3.3. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biển, đảo Tổ quốc .......................................................................................................110 3.3.4. Tổ chức tham quan, trải nghiệm tại di tích, bảo tàng, nhà truyền thống về biển, đảo kết hợp với hoạt động công ích ......................................................111 Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM............................................................114 4.1. Những tiêu chí đánh giá “ý thức chủ quyền biển, đảo” của học sinh..................114 4.1.1. Các tiêu chí đánh giá định lượng ..............................................................114 4.1.2. Các tiêu chí đánh giá định tính .................................................................115 4.2. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 121 4.2.1. Mục đích, đối tượng và giáo viên thực nghiệm sư phạm .........................120 4.2.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................... 122 4.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................125 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................147 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI ............................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................150 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ đƣợc viết tắt 1 BCH Ban Chấp hành 2 BGH Ban Giám hiệu 3 DHLS Dạy học lịch sử 4 ĐC Đối chứng 5 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GDCD Giáo dục công dân 7 GDQP Giáo dục quốc phòng 8 GV Giáo viên 9 HĐNK Hoạt động ngoại khóa 10 HS Học sinh 11 LSVN Lịch sử Việt Nam 12 Nxb Nhà xuất bản 13 PT Phổ thông 14 SGK Sách giáo khoa 15 TH Tiểu học 16 THCS Trung học cơ sở 17 THPT Trung học phổ thông 18 TN Thực nghiệm 19 TNSP Thực nghiệm sư phạm 20 TT & TT Thông tin và Truyền thông
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 1 và 2 .........126 Bảng 4.2. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 3 và 4 .........128 Bảng 4.3. Thống kê kết quả thực nghiệm từng phần của biện pháp 5 và 6 .........130 Bảng 4.4. Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần bài lịch sử nội khóa ...........132 Bảng 4.5. Thống kê kết quả thực nghiệm toàn phần hoạt động ngoại khóa ........134 Bảng 4.6. Thống kê điểm số từ kết quả thực nghiệm sư phạm và các tham số từ xử lý số liệu thống kê của 15 trường THPT ....................................135 Bảng 4.7. Thống kê tần số lần điểm tại các giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp ĐC và TN từ kết quả thực nghiệm ...................................137 Bảng 4.8. Giá trị t và tα của lớp ĐC và TN thuộc các nhóm trường ..................139 Bảng 4.9. Kết quả sự chuyển biến ý thức chủ quyền biển, đảo của nhóm HS ....146
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982...............................................................................................44 Hình 3.1. Bản đồ Bãi Cát Vàng trong “Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” ....76 Hình 3.2. Đại Nam nhất thống toàn đồ ..................................................................76 Hình 3.3. Bản Quốc địa đồ ....................................................................................77 Hình 3.4. Lược đồ Việt Nam .................................................................................81 Hình 3.5. Lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng .................81 Hình 3.6. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng ...............................81 Hình 3.7. Nguyễn Tri Phương ...............................................................................82 Hình 3.8. Thành Điện Hải sau đợt oanh tạc của Pháp ...........................................82 Hình 3.9. Đường Hồ Chí Minh trên biển ..............................................................83 Hình 3.10. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và di tích Hòn Hèo .......................83 Hình 3.11. Thuyền bầu của đội Hoàng Sa cuối thế kỷ XVII và bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm 1816 ........................................................ 87 Hình 3.12. Di tích Bến tàu không số Vũng Rô, tỉnh Phú Yên...............................114 Hình 4.1. Biểu đồ tỉ lệ lần điểm tại các giá trị điểm số của nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệm .........................................................138
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển như Việt Nam đứng trước những thời cơ, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Do đó, nâng cao khả năng thích ứng và hội nhập của đất nước nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Điều 2 Luật Giáo dục Việt Nam 2005 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [97, tr.2]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân” [47, tr.296]. Có thể thấy, vấn đề giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống và ý thức trách nhiệm công dân là một nội dung rất được coi trọng trong mục tiêu giáo dục và đào tạo, nhất là đối với HS ở các trường phổ thông. 1.2. Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài đến 3260 km. Trong vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ phân bố tập trung thành các quần thể đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Các vùng biển, đảo của Việt Nam giữ vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hóa hết sức đặc biệt, gắn liền với đời sống của các thế hệ người Việt từ xưa đến nay. Tuy nhiên, những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã và đang trở thành điểm nóng chính trị ở khu vực. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm củng cố, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, ổn định tình hình chính trị trong nước và giữ vững hòa bình ở khu vực. Do vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc là một yêu cầu cấp thiết, thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam. Đối với thế hệ trẻ, trong đó có lực lượng học sinh THPT - những chủ nhân tương lai của đất nước, việc nâng cao ý thức về chủ
- 2 quyền biển, đảo và tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, từ đó có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhất là trong công tác giáo dục ở các trường THPT hiện nay. 1.3. Ở trường THPT, Lịch sử là môn học có ưu thế trong việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng. Thông qua những tri thức lịch sử được trình bày có hệ thống, phù hợp với quy luật phát triển của thế giới và dân tộc, bộ môn lịch sử khẳng định vị thế của môn học góp phần đáng kể vào việc giáo dục học sinh. Tác dụng giáo dục quan trọng của Sử học cũng như bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là “giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức và xác định thái độ với cuộc sống hiện tại” [76, tr.207]. Đặc biệt, phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình THPT được trình bày một cách có hệ thống, xuyên suốt qua các thời kì lịch sử không những giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tiến trình lịch sử dân tộc, mà còn tạo xúc cảm lịch sử, thái độ đúng đắn với những trang sử vẻ vang của dân tộc, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong học tập và cuộc sống thực tiễn. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử ở bậc THPT đã đưa vào giảng dạy chủ đề “Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông” càng khẳng định sự cần thiết của việc khai thác kiến thức, tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. 1.4. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong hệ thống giáo dục trên toàn quốc và bước đầu tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử trên cả nước nói chung và các trường THPT thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như: việc triển khai thiếu đồng bộ giữa các địa phương; chương trình và sách giáo khoa lịch sử thiếu vắng kiến thức về chủ quyền biển, đảo; nội dung giáo dục chưa thống nhất; hình thức và biện pháp giáo dục chưa phong phú, thiếu hấp dẫn học sinh.... Vì vậy, đã đến lúc cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn, từ đó xây dựng thống nhất nội dung và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
- 3 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông (thực nghiệm tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ)” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài không nghiên cứu tất cả các vấn đề về giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT (chương trình chuẩn) qua hoạt động dạy học nội khóa và ngoại khóa, vận dụng chủ yếu ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. - Không gian khảo sát, điều tra thực tiễn của đề tài bao gồm các trường THPT được lựa chọn theo đặc điểm địa lí và loại hình trên phạm vi cả nước, trong đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là chủ yếu. - Địa bàn thực nghiệm của đề tài chủ yếu ở các trường THPT thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. - Nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc tìm hiểu những vấn đề lý luận, thực tiễn, nội dung và biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói chung, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, Luận án không chỉ xác định nội dung lịch sử Việt Nam có khả năng giáo dục và những nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT, mà còn đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
- 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, hệ thống những vấn đề lý luận về giáo dục tư tưởng, thái độ, ý thức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng trên cơ sở tài liệu trong và ngoài nước về giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử. - Tiến hành điều tra và khảo sát thực tiễn việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT để tìm ra nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề cần giải quyết. - Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa bộ môn lịch sử (chủ yếu phần Lịch sử Việt Nam) và các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển, đảo để xác định những nội dung lịch sử cần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Xây dựng bộ tiêu chí và bảng thang đo để đánh giá sự chuyển biến về ý thức chủ quyền biển, đảo của học sinh. - Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp mà Luận án đưa ra tại một số trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Nghiên cứu lý thuyết: - Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu giáo dục học, tâm lí học, giáo dục lịch sử về vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh. - Tìm hiểu các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu lịch sử, sách, báo, tạp chí,… có liên quan đến chủ quyền biển, đảo. - Tìm hiểu văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam về chủ quyền biển, đảo. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử THPT (chủ yếu phần Lịch sử Việt Nam); bước đầu tìm hiểu chương trình phổ thông mới để xác định nội dung và đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp.
- 5 4.2.2. Nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại các trường THPT thông qua phiếu điều tra, dự giờ, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, hội thảo…và xử lý thông tin để nắm rõ thực trạng việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử. - Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để xem xét tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở trường THPT mà Luận án đề xuất. 4.2.3. Sử dụng phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phần mềm thống kê trong việc tập hợp và xử lý số liệu điều tra thực tiễn, thực nghiệm sư phạm để phân tích, so sánh, từ đó rút ra nhận xét và kết luận. 5. Giả thuyết khoa học Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT nếu đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, được tiến hành với những nội dung và biện pháp phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6. Đóng góp của luận án - Tiếp tục khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh ở các trường THPT trên cả nước nói chung và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. - Xác định nội dung giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử; xây dựng những tiêu chí đánh giá học sinh về ý thức chủ quyền biển, đảo. - Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận phương pháp dạy học lịch sử về giáo dục tư tưởng, đạo đức, thái độ, ý thức cho học sinh nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói riêng. Từ đó, đề tài xác định nội dung, tiêu chí đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử hiệu quả và thiết thực hơn, nhất là trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam.
- 6 - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tư liệu quý giá nhằm khẳng định thêm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; là cơ sở tư liệu để giáo viên các trường THPT hiểu rõ về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo và biết cách vận dụng vào quá trình dạy học lịch sử, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách và kĩ năng cho học sinh; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và những người quan tâm tìm hiểu một vấn đề giáo dục quan trọng hiện nay. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn Chương 3: Các biện pháp giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường Trung học phổ thông Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
- 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chủ quyền biển, đảo nói chung, giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo nói riêng là vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học và giáo dục quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chúng tôi tiếp cận theo hai hướng sau đây: 1.1. Những nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo 1.1.1. Tài liệu của các tác giả nước ngoài Biển, đảo Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sớm được phản ảnh trong các ghi chép, tác phẩm, bản đồ của người Trung Quốc, trực tiếp hay gián tiếp xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thích Đại Sán (tức Hòa thượng Thạch Liêm, người Chiết Giang, Trung Quốc) trong bộ sách Hải ngoại kỉ sự viết từ năm 1696 (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội dịch và xuất bản năm 2016) đã quan sát và ghi chép khá tỉ mỉ về Vạn Lí Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa), khẳng định các chúa Nguyễn đã hành xử chủ quyền của mình trên quần đảo này. Các bản đồ của người Trung Quốc vẽ trước năm 1909 và nhiều tư liệu cổ Trung Quốc như Giao Châu di vật chí của Dương Phù, Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát, Phù Nam truyện của Khang Thái, Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn… cũng chỉ xác định giới hạn lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, trong khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm cách xa vịnh Bắc Bộ về phía Nam, tức thuộc phần lãnh thổ của Việt Nam. Như vậy, các bản đồ và tư liệu của người Trung Quốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn tư liệu có tính khách quan cao để khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử nhằm khẳng định chủ quyền lâu đời và liên tục của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh. Từ những thế kỉ XVII - XVIII, người phương Tây, trong đó có người Pháp đã sớm nghiên cứu và viết về các vùng biển, đảo miền Trung của Việt Nam (thường gọi là Cochinchina hay An Nam). Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhắc đến với tên gọi là Pracels hay Paracels. Trong bộ Lettres Esdifiantes et Curieuses, xuất bản ở Paris năm 1838 đã tập
- 8 hợp thư từ, nhật kí của các nhà buôn, giáo sĩ người Pháp về các vùng biển, đảo xứ Đàng Trong; hay nhà địa lí người I-ta-li-a tên là Adriano Balbi trong Abrégé de gesographie, resdigé sur un nouveau plan, xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1838, Compendio di georafia universale, quarta edizione, tomo primo, xuất bản tại Livorno (Ý) năm 1824…đều ghi rõ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là những hòn đảo dọc theo bờ biển thuộc về nước Nam (Cochinchina): “Quần đảo Hoàng Sa có khoảng cách xa bằng nhau từ Hải Nam với nước Nam (Cochinchina) và thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam” [189, tr.680]. Các từ điển bách khoa, từ điển địa lí phương Tây từ thế kỉ XIX cũng khẳng định quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc về An Nam (Cochinchina). Cuốn The English Encyclopaedia, London, 1866 của Charles Knight ghi rõ: “Cochinchina còn gọi là An Nam ở miền Á Đông, thường được biết như là Ấn Độ không có sông Hằng, gần 400 dặm dọc theo bờ biển kéo dài tới Paracels (quần đảo Hoàng Sa)” [191, tr.521]. Rõ ràng, người phương Tây sớm khẳng định Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, được ghi chép vào từ điển để phổ biến rộng rãi. Đây là một minh chứng thuyết phục để xác định nội dung lịch sử giáo dục cho HS. Từ cuối thế kỉ XIX, vấn đề chủ quyền và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiếp tục được các tác giả ngoài nước phản ánh. John Barrow trong cuốn Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008 (bản dịch); hay John White (Mĩ) trong A Voyage to Cochin China, London, Longman, 1824 đều phản ánh rõ việc triều Nguyễn quan tâm đầu tư các đội thuyền để hoạt động khai thác và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Năm 1914, R. Morineau trong Di tích lịch sử vùng dưới Bao Vinh: đồn và pháo đài, Nxb Thuận Hóa, 1997; hay Yoshiharu Tsuboi trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, Nxb Tri thức, 2011 đã phản ánh việc phòng bị để bảo vệ các vùng biển, đảo luôn được triều Nguyễn đề cao dù đó là đang trong thời kì bang giao tốt đẹp giữa Đại Nam và các nước xung quanh. Đây là quan điểm của các học giả nước ngoài, nhưng rõ ràng, vấn đề xác định chủ quyền lãnh thổ rất được quan tâm qua các thời kì lịch sử, ngay cả trong điều kiện hòa bình. Qua tư liệu này, giáo dục học sinh tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong bất kì hoàn cảnh nào. Từ khi thành lập, Liên Hợp quốc luôn chú trọng đến xây dựng luật biển quốc tế, từ đó thực hiện những bước đi quan trọng và cụ thể. Đó là những lần tổ chức hội
- 9 nghị quốc tế về biển vào các năm 1958, 1960 và từ năm 1973 đến năm 1982. Thành công của các hội nghị về luật biển là việc chính thức thông qua Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS). Đây là cơ sở quan trọng trong vấn đề phân định chủ quyền biển, đảo quốc tế, quy định chế độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động cơ bản về sử dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương. Theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư trường Đại học Paris VII (Pháp) viết cuốn Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hồng Thao dịch, Lưu Văn Lợi hiệu đính), Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Cuốn sách nghiên cứu dưới góc độ công pháp quốc tế về chủ quyền biển, đảo của các nước ở Biển Đông, đưa ra lập luận vững chắc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên nguyên tắc của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. Với những chứng cứ lịch sử và pháp lý thuyết phục, tác giả khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam. Đây là tiếng nói khách quan của một nhà nghiên cứu nước ngoài, góp phần khẳng định với thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài các ghi chép, công trình xuất bản, bản đồ…, các hội thảo về chủ đề biển đảo cũng được các ngành Ngoại giao, Sử học, Luật pháp… tổ chức, thu hút đông đảo giới khoa học và chính trị của nhiều nước. Các hội thảo lần lượt được được tổ chức tại Hoa Kỳ và Nga vào năm 2014 với sự đóng góp của nhiều chuyên gia đến từ các nước khác nhau, cùng góp tiếng nói chung để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 1.1.2. Tài liệu của các tác giả trong nước Sớm nhận thức được tầm quan trọng của các vùng biển, đảo trong xây dựng và bảo vệ đất nước, các công trình biên soạn chính thức của nhà nước Việt Nam thời phong kiến như: Đại Việt sử kí tục biên, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ…ghi nhận rất rõ về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa. Năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên soạn Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2007. Đây là tập bút kí viết về Đàng Trong, nhất là xứ Thuận và xứ Quảng từ thế kỉ XVIII về trước. Trong Quyển II viết về hình thế núi sông, thành lũy, trị sở, đường sá, bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam
- 10 có ghi rõ: “Phủ Quảng Ngãi, ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tứ Chính, dân cư trồng đậu, ra biển 4 canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa, trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày đêm thì mới đến, chỗ gần xứ Bắc Hải” [182, tr.150-151]. Như vậy, việc xác lập đơn vị hành chính để trực tiếp quản lí các vùng biển, đảo chứng tỏ vấn đề biển, đảo được chính quyền phong kiến rất quan tâm. Ngoài vùng biển miền Trung và quần đảo Hoàng Sa, tài liệu này còn viết về các vùng biển, đảo khác của xứ Đàng Trong. Trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821) và Hoàng Việt địa dư chí (1833) đều có viết về phủ Tư Nghĩa mà hầu như nội dung quan trọng nhất là viết về quần đảo Hoàng Sa. Nội dung về Hoàng Sa trong hai bộ sách này có điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, đều viết Hoàng Sa thuộc huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi ngày nay), tức là thuộc sự quản lí hành chính của nhà nước phong kiến Việt Nam. Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, Nxb Thuận Hóa, 2006 (gồm 5 tập), trong đó, tập II có ghi rõ quá trình tổ chức thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến đối với các vùng biển, đảo, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “Đầu niên hiệu Gia Long, cũng phỏng theo chế độ cũ đặt đội Hoàng Sa. Vua Gia Long vừa sai thủy quân, vừa sai đội Hoàng Sa cùng đi vãng thám, đo đạc. Phía Tây tam đảo có ngôi cổ miếu và có bia khắc bốn chữ “Vạn Lí Ba Bình”” [138, tr.64]. Đây là một tư liệu gốc quý giá để giáo dục về biển, đảo. Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Năm 2007, Viện Sử học phối hợp với Nxb Giáo dục tái bản bộ sách gồm 10 tập. Trong Đại Nam thực lục tiền biên có đoạn ghi về quần đảo Hoàng Sa: “ngoài biển Quảng Ngãi có một quần đảo tục gọi là bãi Hoàng Sa có hơn 130 cồn cát, không biết dài tới mấy ngàn dặm lại cách xa nhau một ngày đường hoặc vài trống canh. Hồi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa, hàng năm cứ tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, 3 ngày 3 đêm tới nơi, tháng tám về” [126, tr.141]. Còn trong Đại Nam thực lục chính biên, các vùng biển, đảo được ghi chép rất kĩ khi có đến 11 đoạn viết về Hoàng Sa. Ngoài ra, sách còn chép việc vua Minh Mạng sai người ra xây miếu, khắc dựng bia đá tại quần đảo Hoàng Sa. Trước năm 1975, một số luận án, luận văn đã bảo vệ có liên quan đến chủ quyền biển đảo Việt Nam. Năm 1975, “Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa” được đăng trong Tập san Sử - địa, số 29 (1, 2, 3/1975) tại Sài Gòn với nhiều bài viết có giá trị, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa [152].
- 11 Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về chủ quyền biển, đảo ra đời, tiêu biểu như: Hoàng Sa - Quần đảo Việt Nam của Văn Trọng, Nxb Khoa học xã hội, 1979; Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận của lãnh thổ Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng, Nxb Sự thật, 1982 hay cuốn Hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Bộ phận của lãnh thổ Việt Nam của Vũ Phi Hoàng, Nxb Sự thật, 1988. Các công trình trên đã đưa ra những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong các năm 1979, 1981, 1988, Nhà nước Việt Nam đã công bố “Sách trắng” về Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Chính trị Quốc gia xuất bản và phát hành. Đây là các tài liệu tập hợp những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Các tài liệu là minh chứng thuyết phục rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực trạng biển, đảo quốc tế. Đồng thời, sách cũng nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và chủ trương bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới. Năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản cuốn Biển - đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục phát hành. Đây là sách giới thiệu về các vùng biển, đảo của Việt Nam từ Bắc vào Nam; vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử và đời sống của người Việt. Cuốn sách cung cấp nguồn tư liệu có giá trị cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền nói chung, giáo viên và học sinh nói riêng tham khảo và nhận thức trong quá trình tìm hiểu về vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước những thay đổi của tình hình khu vực và thế giới. Năm 2007, Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng hải quân biên soạn và xuất bản cuốn Biển và hải đảo Việt Nam, Nxb Giáo dục phát hành. Tài liệu đã cung cấp những nội dung cơ bản về Biển Đông và các vùng biển Việt Nam; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển, đảo; các tư liệu về biển, đảo Việt Nam và quốc tế. Cuốn sách cung cấp đầy đủ những chứng cứ lịch sử và pháp lý cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trước những tranh chấp về chủ quyền biển, đảo ở khu vực và quốc tế. Trần Công Trục công bố cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 166 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 29 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn