Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao của Đại học Quốc gia Hà Nội
lượt xem 13
download
Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục đích: xác định loại hình CLB TDTT hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTC&TT ĐHQGHN, đồng thời đưa ra các giải pháp tổ chức loại hình CLB TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mặt thể chất, tinh thần và nâng cao thành tích thể thao cho SV ĐHQGHN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao của Đại học Quốc gia Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN NGỌC MINH NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI TỔ CHỨC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN NGỌC MINH NGHIÊN CỨU LOẠI HÌNH CÂU LẠC BỘ THỂ DỤC THỂ THAO HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI TỔ CHỨC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lương Kim Chung 2. PGS.TS Pha ̣m Xuân Thành HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Minh
- MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, sơ đồ Mở đầu 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể 6 chất và thể thao trường học thời kỳ đổi mới 1.2. Chủ trương, chính sách xã hội hóa của Đảng và Nhà nước về 14 hoạt động thể dục thể thao 1.2.1. Khái niệm và bản chất xã hội hóa 14 1.2.2. Xã hội hóa thể du ̣c thể thao theo quan điểm của Đảng 16 và Nhà nước 1.2.3. Hiǹ h thức tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng tác nghiêp̣ về thể du ̣c thể 20 thao mang tính xã hô ̣i hóa trong hê ̣ thố ng các trường Đa ̣i ho ̣c 1.3. Cơ sở lý luận quản lý thể dục thể thao 22 1.3.1. Quản lý 22 1.3.2. Quản lý thể dục thể thao 22 1.3.3. Nhiệm vụ của quản lý thể dục thể thao 22 1.3.4. Những đặc tính cơ bản của quản lý TDTT 23 1.3.5. Một số nguyên tắc quản lý và vận dụng trong thể dục thể thao 25 1.4. Cơ sở lý luận của hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong 28 các trường Đại học
- 1.4.1. Nguyên tắc tổ chức thể dục thể thao ngoại khóa ở các 28 trường Đại học 1.4.2. Đặc điểm hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 29 1.4.3. Hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại 30 khóa trong các trường Đại học 1.5. Cơ sở lý luận về câu lạc bộ thể dục thể thao trong các trường 32 Đại học 1.5.1. Khái niệm về câu lạc bộ 32 1.5.2. Khái niệm về câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở 32 1.5.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của câu lạc bộ thể dục thể thao 33 cơ sở 1.5.4. Những đặc điểm cơ bản và cơ cấu tổ chức quản lý câu lạc 34 bộ thể dục thể thao cơ sở 1.5.5. Loa ̣i hình câu la ̣c bô ̣ thể du ̣c thể thao cơ sở 37 1.6. Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung 39 tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao 1.6.1. Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội 39 1.6.2. Quá trình phát triển Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao 42 1.7. Những công trình nghiên cứu liên quan về thể dục thể thao 45 trường học 1.8. Nhận xét chương 1 49 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 51 NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 51 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 51 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 51 2.2. Phương pháp nghiên cứu 51 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 51
- 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 52 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 54 2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học 54 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 54 2.2.6. Phương pháp phân tích SWOT 57 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm quản lý học 58 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 59 2.3 Tổ chức nghiên cứu 60 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 60 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu 60 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 61 3.1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể 61 thao các trường Đại học thành viên và Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội 3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất giai 61 đoạn năm 2010-2015 3.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ, giảng viên 64 3.1.3. Tình hình tài chính và cơ sở vật chất 69 3.1.4. Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh 72 viên Đại học Quốc gia Hà Nội 3.1.5. Hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao sinh viên Đại học 78 Quốc gia Hà Nội 3.1.6. Nhận xét mục tiêu 1 89 3.2. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức hệ thống câu 91 lạc bộ thể dục thể thao của Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội 3.2.1. Cơ sở lý luận 91 3.2.2. Cơ sở thực tiễn 92
- 3.2.3. Xác định loại hình câu lạc bộ Đại học Quốc gia Hà Nội 97 3.2.4. Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động câu la ̣c bô ̣ thể du ̣c 105 thể thao Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i 3.2.5. Nhận xét mục tiêu 2 109 3.3. Xây dựng và ứng dụng các giải pháp tổ chức loại hình 109 câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội 3.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn các giải pháp 109 3.3.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp 111 3.3.3. Nội dung và cách triển khai các giải pháp 113 3.3.4. Ứng dụng các giải pháp 116 3.3.5. Kế t quả đánh giá 127 3.3.6. Bàn luận về kết quả ứng dụng giải pháp 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 154 1. Kết luận 154 2. Kiến nghị 155 Danh mục công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB - Câu lạc bộ. CLB TDTT - Câu lạc bộ thể dục thê thao. CTMH - Chương trình môn học. CSVC - Cơ sở vâ ̣t chấ t. ĐHQGHN - Đại học Quốc gia Hà Nội. ĐH&CN - Đại học và Chuyên nghiệp. GD&ĐT - Giáo dục và Đào tạo. GDTC - Giáo dục thể chất. GDTC&TT - Giáo dục thể chất và thể thao. GV - Giảng viên. HDV - Hướng dẫn viên. HLTT - Huấn luyện thể thao. HLV - Huấn luyện viên. HSSV - Học sinh sinh viên. KVTT - Khiêu vũ thể thao. RLTT - Rèn luyện thân thể. SV - sinh viên. TDTT - Thể dục thể thao. TN - Thanh niên. VĐV - Vận động viên. VH,TT&DL - Văn hóa, Thể thao và Du lịch. XHCN - Xã hội chủ nghĩa.
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung bảng Trang Danh mục các môn học giáo dục thể chất theo học chế tín Sau trang 3.1 chỉ của ĐHQGHN 62 Kết quả học tập các môn thể thao trong chương trình môn 3.2 63 học GDTC của SV ĐHQGHN năm học 2014 – 2015 Số lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm 3.3 64 GDTC&TT ĐHQGHN (giai đoạn 2013 – 2015) Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng viên của 3.4 64 Trung tâm GDTC&TT ĐHQGHN năm học 2014-2015 Kết quả khảo sát thực trạng cán bộ làm công tác tổ chức 3.5 68 quản lý hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV ĐHQGHN Kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa 3.6 69 ĐHQGHN hằng năm Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC và hoạt 3.7 70 động TDTT ngoại khóa của ĐHQGHN trước năm 2015 Thực trạng tập luyện TDTT ngoại khóa của SV ĐHQGHN Sau trang 3.8 72 Thực trạng thời lượng, thời điểm và địa điểm tập luyện 3.9 73 TDTT ngoại khóa của SV ĐHQGHN Động cơ tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa Sau trang 3.10 của SV ĐHQGHN 75 Kết quả phỏng vấn công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Sau trang 3.11 TDTT ngoại khóa trong ĐHQGHN 76 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa Sau trang 3.12 của SV ĐHQGHN 77 Kết quả khảo sát hoạt động CLB TDTT ĐHQGHN Sau trang 3.13 do Trung tâm GDTC&TT quản lý giai đoạn 2013-2015 78
- Kết quả phỏng vấn về công tác huấn luyện và thi đấu của các Sau trang 3.14 CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm GDTC&TT quản lý 80 Kết quả khảo sát về CLB TDTT tại các trường Đại học Sau trang 3.15 thành viên ĐHQGHN năm 2015 81 Kết quả phỏng vấn người tập tại CLB về thực trạng công 3.16 82 tác tổ chức quản lý CLB TDTT các trường Đại học 3.17 Thực trạng tổ chức các giải thể thao SV ĐHQGHN 85 Thống kê VĐV và đội tuyển thể thao ĐHQGHN tham gia 3.18 87 các giải thể thao khu vực Hà Nội và toàn quốc Thành tích thi đấu các giải thể thao của SV ĐHQGHN 3.19 88 (giai đoạn 2013 – 2015) Những nguyên nhân khiến SV chưa tham gia hoạt động Sau trang 3.20 TDTT ngoại khóa 93 Khó khăn trong hoạt động CLB TDTT ĐHQGHN Sau trang 3.21 94 Ý kiến giảng viên về sự cần thiết hoàn thiện tổ chức 3.22 96 CLB TDTT ĐHQGHN Sự khác biệt về tổ chức CLB TDTT (công lập) và Sau trang 3.23 CLB thể thao - giải trí (tổ chức đoàn thể xã hội) 102 Kết quả phỏng vấn về nội dung cơ bản định hình thiết chế Sau trang 3.24 CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm GDTC&TT quản lý 103 Kết quả phỏng vấn về nội dung cơ bản định hình thiết chế CLB Sau trang 3.25 thể thao - giải trí thuộc các trường Đại học thành viên ĐHQGHN 104 Tổng hợp ý kiến của chuyên gia, cán bộ quản lý đối với Sau trang 3.26 Quy chế chung tổ chức và hoạt động CLB TDTT 105 ĐHQGHN do Trung tâm GDTC&TT quản lý Quy chế khung tổ chức và hoạt động CLB thể thao – giải 3.27 108 trí tại các trường Đại học thành viên ĐHQGHN
- Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp tổ chức CLB TDTT Sau trang 3.28 hoạt động có hiệu quả phù hợp với Trung tâm GDTC&TT 113 ĐHQGHN Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển CLB thể Sau trang 3.29 thao – giải trí ở các trường Đại học thành viên ĐHQGHN 114 Tiêu chí đánh giá hiệu quả các giải pháp Sau trang 3.30 116 Kết quả phỏng vấn tiêu chí đánh giá hiệu quả 3.31 117 các giải pháp 3.32 Số lượng người tập và CLB TDTT ĐHQGHN năm 2016 129 Thời gian và địa điểm tập luyện của các SV CLB TDTT Sau trang 3.33 ĐHQGHN do Trung tâm quản lý hoạt động năm 2016 130 3.34 Số lượng CLB TDTT ĐHQGHN giai đoạn 2013 - 2016 131 3.35 Số lượng VĐV và đội tuyển thể thao thể thao ĐHQGHN 2016 132 So sánh kết quả hoạt động CLB TDTT ĐHQGHN 3.36 133 giữa năm 2015 và 2016 Sự hài lòng của sinh viên tập luyện tại CLB TDTT Sau trang 3.37 ĐHQGHN 134 3.38 Đánh giá thái độ của SV tham gia CLB TDTT ĐHQGHN 136 3.39 Thành tích thi đấu các giải thể thao của SV ĐHQGHN năm 2016 137 So sánh thành tích thi đấu các giải thể thao của SV 3.40 138 ĐHQGHN giữa năm 2015-2016 Kết quả số lượng CLB thể thao - giải trí tại các trường Đại học Sau trang 3.41 thành viên ĐHQGHN năm 2016 139 So sánh kết quả hoạt động CLB thể thao - giải trí 3.42 141 trước và sau khi triển khai các giải pháp Kết quả học tập các môn thể thao trong chương trình môn 3.43 142 học GDTC của SV ĐHQGHN Đánh giá, xếp loại thể lực của SV CLB TDTT ĐHQGHN 3.44 144 theo quy định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT
- Kết quả, xếp loại thể lực của SV CLB TDTT ĐHQGHN 3.45 144 theo quy định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT Đánh giá, xếp loại thể lực của sinh viên CLB thể thao – 3.46 giải trí tại các trường Đại học thành viên ĐHQGHN theo 146 quy định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT Kết quả, xếp loại thể lực của sinh viên CLB thể thao – giải 3.47 trí tại các trường Đại học thành viên ĐHQGHN theo quy 146 định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu Nội dung biểu đồ Trang đồ 3.1 Thực trạng đội ngũ giảng viên Trung tâm GDTC&TT 65 năm học 2014- 2015 3.2 Thực trạng tình hình tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 74 ĐHQGHN 3.3 Động cơ tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của SV 76 ĐHQGHN 3.4 Số lượng CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm quản lý Sau trang giai đoạn 2013-2015 78 3.5 Số lượng SV CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm quản lý Sau trang giai đoạn 2013-2015 78 3.6 Số lượng CLB TDTT ta ̣i các trường Đại học thành viên 81 ĐHQGHN năm học 2014-2015 3.7 Thành tích thi đấu các giải thể thao của SV ĐHQGHN 88 (giai đoạn 2013 – 2015) 3.8 Ý kiến giảng viên về sự cần thiết hoàn thiện tổ chức 97 CLB TDTT ĐHQGHN 3.9 Cơ cấu thành phần đối tượng phỏng vấn 98 3.10 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp tổ chức CLB Sau trang TDTT ĐHQGHN hoạt động có hiệu quả phù hợp với Trung 113 tâm GDTC&TT 3.11 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển CLB thể 115 thao – giải trí ở các trường Đại học thành viên ĐHQGHN 3.12 Diễn biến SV đang tập luyện tại CLB TDTT ĐHQGHN Sau trang do Trung tâm GDTC&TT 131 3.13 Diễn biế n CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm quản lý Sau trang 131
- 3.14 Thái độ của SV tham gia CLB và thi đấu thể thao 136 3.15 Số lượng CLB và người tập tại CLB thể thao - giải trí 141 giữa năm 2015 và 2016 Sơ đồ Nội dung sơ đồ Trang 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể 43 thao Đại học Quốc gia Hà Nội 3.1 Sơ đồ chức năng nhiệm vụ Phòng Thể thao 67 Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao 3.2 Sơ đồ tổng tổ chức quản lý hoạt động CLB TDTT Sau trang ĐHQGHN 98 3.3 Sơ đồ tổ chức hoạt động CLB TDTT ĐHQGHN do Trung Sau trang tâm GDTC&TT quản lý 98 3.4 Sau trang Sơ đồ tổ chức hoạt động CLB thể thao – giải trí 98
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đảng ta với chủ trương: "Để đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân", "Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyê ̣n thân thể hàng ngày". Trong đó, “đức, trí, thể, mỹ” được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người HSSV, người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Trong những năm gần đây, sự nghiệp TDTT nước ta đã có nhiều tiến bộ. Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước phát triển, thành tích một số môn đạt được trình độ châu á và thế giới. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TDTT từng bước được đầ u tư, nâng cấp và xây dựng mới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao,nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Với xu hướng hội nhập và phát triển đa lĩnh vực giữa các quốc gia và quốc tế, qua từng giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đã hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển TDTT phù hợp với tình hình chính trị và xã hội. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra những định hướng, yêu cầu mới, đòi hỏi phải xây dựng đươ ̣c nguồ n nhân lực chấ t lươ ̣ng cao có năng lực, trí tuệ, có thể chất và sức khỏe tốt. Chiế n lươ ̣c phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020 đã xác đinh ̣ “Phát triể n nhanh nguồ n nhân lực, nhấ t là nguồ n nhân lực chấ t lươ ̣ng cao, tâ ̣p trung vào viê ̣c đổ i mới căn bản và toàn diêṇ nề n giáo du ̣c quố c dân” là đô ̣t phá chiế n lươ ̣c [40].
- 2 Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đặt ra, trước hết ngành GD&ĐT xác định tầm quan trọng đối với mục tiêu đào tạo toàn diện nguồn nhân lực, đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của đất nước. Hoạt động TDTT ngoại khóa có vị trí quan trọng trong giáo dục và TDTT trường học. Các hoạt động TDTT ngoại khóa kết hợp cùng với các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Hoa ̣t đô ̣ng TDTT ngoại khóa cùng với GDTC nội khóa là một thể thống nhất của TDTT trường học, song song tồn tại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau không thể thiếu mặt nào. Trong quá trình tổ chức tập luyện thể thao còn có thể giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ: tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa; giáo dục tố chất thể lực và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong sinh hoạt và lao động; trang bị những tri thức cần thiết để thực hành TDTT trong lao động và đời sống hàng ngày; hình thành thế giới quan duy vật, sự giác ngộ về chính trị, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tập thể…, đào tạo lực lượng hậu bị cho đội tuyển. Phát triển phong trào TDTT có hiệu quả thông qua việc tập trung tổ chức hoạt động CLB TDTT nói chung và trong các trường Đa ̣i ho ̣c và Cao đẳ ng nói riêng. Đại học Quốc gia Hà Nội hiêṇ đã khẳng định được vị thế là Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trình độ cao theo chuẩn quốc tế. Với mô hình quản trị đại học tiên tiến, đang nỗ lực xây dựng ĐHQGHN trở thành một trung tâm đào tạo tri thức hàng đầu của Việt Nam. Trong định hướng phát triển của ĐHQGHN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì lĩnh vực TDTT trường học coi trọng và giữ trọng trách phát triển theo hiện đại trong định hướng phát triển theo kế hoạch chiến lược đã được Chính phủ phê duyệt. Do đó, mô hình Trung tâm GDTC&TT ra đời để phù hợp với sự phát triển chung của ĐHQGHN. Trung tâm
- 3 GDTC&TT được thành lập theo Quyết định 1652/QĐ-TCCB ngày 04/05/2009 sát nhập từ 3 Bộ môn GDTC của 3 Trường Đại học thành viên: Đại học Khoa học Tự nhiên; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại học Ngoại ngữ. Trung tâm hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu, tài khoản riêng và chịu sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN. Trung tâm GDTC&TT ĐHQGHN là một mô hình mới có nhiệm vụ giảng dạy môn học GDTC và tổ chức các hoạt động TDTT cho SV 06 trường Đa ̣i ho ̣c thành viên và 03 Khoa trực thuô ̣c. Các trường Đại học thành viên ĐHQGHN phân tán ở các vị trí khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Mỗi năm Trung tâm GDTC&TT giảng da ̣y hơn 20 nghiǹ SV và làm đầu mối tổ chức các hoạt động TDTT, thi đấu TDTT là những khó khăn trong quản lý điều hành. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ĐHQGHN về công tác GDTC nội khóa và phát triển phong trào hoạt động TDTT đã bước đầu khởi sắc. Đây là những hoạt động có tác dụng thiết thực rèn luyện sức khỏe và học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp đồng thời thúc đẩy việc rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ thể thao, phát triển SV toàn diện. Trong ĐHQGHN bước đầu mới có một số CLB TDTT ĐHQGHN được sự chỉ đạo và quản lý, một số CLB TDTT khác tại các trường Đại học thành viên và các Khoa trực thuộc ĐHQGHN là do SV yêu thích quy tụ lại để hoạt động. Nhìn chung quy mô của phong trào TDTT trong các trường Đại học thành viên và các Khoa trực thuộc ĐHQGHN vừa nhỏ hẹp, chất lượng và hiệu quả còn nhiều hạn chế so với tiềm năng và nhu cầu của một ĐHQGHN. Hiểu rõ tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu này, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TDTT ngoại khóa nói chung và hoạt động CLB TDTT trường học nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu điển hình chỉ quan tâm đến các mảng định hướng bằng các thiết chế, giải pháp nâng cao hiệu quả CLB TDTT như: Trần Kim Cương
- 4 (2009); Nguyễn Quốc Huy (2010); Nguyễn Đức Thành (2013); Nguyễn Quang lý (2014); Nguyễn Gắng (2015); Nguyễn Bá Điệp (2016). Cũng chỉ là các giải pháp tổ chức, nội dung, hoạt động hiệu quả nội bộ trường học hoặc chỉ mang tính chất khảo sát, đánh giá hiệu quả tập luyện TDTT ngoại khóa nói chung và CLB TDTT nói riêng trong trường học và tổ chức TDTT bên ngoài. Chưa có công trình khoa học nào đề cập sâu đến công tác quản lý, điều hành hệ thống CLB TDTT trong trường học để tạo cơ hội và hấp dẫn, thu hút SV tham gia hoạt động nhằm vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu và nâng cao thành tích thể thao. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng, tính bứt thiết các vấn đề đặt ra, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao của Đại học Quốc gia Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục đích: xác định loại hình CLB TDTT hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTC&TT ĐHQGHN, đồng thời đưa ra các giải pháp tổ chức loại hình CLB TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mặt thể chất, tinh thần và nâng cao thành tích thể thao cho SV ĐHQGHN. Mục tiêu nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu sau đây: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao các trường Đại học thành viên và Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quố c gia Hà Nội Mục tiêu 2: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức hệ thống câu lạc bộ thể dục thể thao của Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quố c gia Hà Nội
- 5 Mục tiêu 3: Xây dựng và ứng dụng các giải pháp tổ chức loại hình câu lạc bộ thể dục thể thao hoạt động có hiệu quả phù hợp với tổ chức Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao Đại học Quốc gia Hà Nội Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu đa dạng hóa thiết chế tổ chức CLB TDTT ĐHQGHN do Trung tâm GDTC&TT quản lý và ở các trường Đại học thành viên ĐHQGHN thì sẽ tạo ra được môi trường hoạt động TDTT ngoa ̣i khóa phong phú thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ thể thao và các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí góp phần nâng cao kết quả học tập, thành tích thể thao và nâng cao năng lực thể chất của SV ĐHQGHN.
- 6 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học thời kỳ đổi mới Tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT là vì sức khỏe của mọi người và cải tạo nòi giống dân tộc Việt Nam. Chỉ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, ra đời Nước Việt Nam dân chủ công hòa, Người đã quyết định thành lập cơ quan TDTT đầu tiên ngày 30 tháng Giêng năm 1946. Ngày 27/3/1946 Người có bài “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo cứu quốc với nội dung: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước" [2]. Tư duy nhân văn sâu sắc ấy đã là sợi chỉ xuyên suốt trong sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác TDTT suốt 70 năm qua (1946-2016). Trong phạm vi chuyên đề lý luận của luận án xin được trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác TDTT nói chung, trong đó có công tác GDTC và thể thao trường học trong giai đoạn từ thời kỳ đổi mới đến nay [24]. Giai đoạn 1986 – 2000 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) là Đại hội đổi mới đã xác định nội dung nhiệm vụ của TDTT: “mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học…”. Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh “đào tạo năng khiếu thể thao phát triển lực lượng vận động viên trẻ kết hợp giáo dục đạo đức, phong cách thể thao xã hội chủ nghĩa” từ đó hệ thống các trường phổ thông đã có các lớp năng khiếu thể thao và hệ thống thi đấu Hội khỏe phù đổng được phát triển mạnh mẽ trong các nhà trường đến toàn quốc [6]. Hiến pháp đã có điều 41 quy định một thể chế và tinh thần dân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 165 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 161 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 28 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 13 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 18 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn