intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa nước ngoài

Chia sẻ: ViJoy ViJoy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:231

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài và thực nghiệm Sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa nước ngoài

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ HÀ PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ HÀ PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Minh 2. TS. Trần Văn Hùng HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Tác giả luận án Lê Hà Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã được nhận rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức Minh và TS. Trần Văn Hùng, những cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lí khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế; các nhà khoa học; các chuyên gia cố vấn của Nhật Bản và Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo, giảng viên và sinh viên của trường Đại học Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và hợp tác trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài luận án. Xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa tiếng Nhật, Bộ môn Thực hành tiếng, cùng các thầy, cô và anh chị em đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc cũng như động viên tinh thần trong suốt quá trình viết luận án. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ để giúp tôi có thêm niềm tin, động lực để vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành luận án. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này! Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Tác giả luận án Lê Hà Phương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ II MỤC LỤC ............................................................................................................. III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. VII DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................... X MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................3 4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................4 7. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................7 8. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................7 9. Cấu trúc của luận án.............................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ .........................................................................................................9 CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ ................9 VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI ...................................................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................9 1.1.1. Một số nghiên cứu về Đọc hiểu và Năng lực đọc hiểu ................................9 1.1.2. Một số nghiên cứu về năng lực đọc hiểu ngoại ngữ..................................13 1.1.3. Nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ............................ 15 1.1.4. Một số nhận định ..................................................................................... 16 1.2. Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài .............................................................................................. 18 1.2.1. Đặc điểm sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................................................................. 18 1.2.2. Khái niệm năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ................................................... 18 1.2.3. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................. 20
  6. iv 1.3. Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................................................... 36 1.3.1. Khái niệm Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ .................................. 36 1.3.2. Mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài..............................................37 1.3.3. Nguyên tắc phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài..............................................38 1.3.4. Nội dung phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài..............................................39 1.3.5. Các con đường phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ....................................... 40 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ ...........52 1.4.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 52 1.4.2. Yếu tố khách quan .................................................................................... 53 Kết luận chương 1................................................................................................ 55 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI .................................................................56 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ .. 56 2.1.1. Ngôn ngữ thuộc hệ Ấn-Âu ........................................................................ 56 2.1.2. Ngôn ngữ hệ Hán-Tạng............................................................................ 59 2.1.3. Ngôn ngữ hệ Nhật Bản ............................................................................. 60 2.2. Thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài - Nghiên cứu trường hợp đối với sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Nhật ....................................................... 61 2.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng............................................................. 61 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng ..................................................................... 68 2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................. 87 Kết luận chương 2................................................................................................ 90 CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU NGOẠI NGỮ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................................................................................. 92 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 92 3.1.1. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của đại học chuyên ngữ ............92 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với chương trình đào tạo, chương trình môn học ........ 92 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ............................................................ 92
  7. v 3.1.4. Đảm bảo tính phát triển ........................................................................... 93 3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................. 93 3.2. Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài .............................................. 93 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................................. 93 3.2.2. Biện pháp 2: Thiết kế qui trình dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ..... 97 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế hoạt động đọc đa dạng nhằm phát huy năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ............................................................................................................... 107 3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài ................111 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................129 3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................130 3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp ...................................................................130 3.3.2. Thực nghiệm các biện pháp ...................................................................133 Kết luận chương 3.............................................................................................. 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ.......................160 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................161 PHỤ LỤC ............................................................................................................173
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BP Biện pháp 3 CBQL Cán bộ quản lí CEFR Common European Framework of Reference for 4 Languages - Khung tham chiếu chung Châu Âu 5 ĐC Đối chứng 6 ĐH Đại học 7 ĐHH Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế 8 ĐHNN Đại học ngoại ngữ 9 ĐHQGHN Đại học Quốc gia - Hà Nội EJU Examination for Japanese University Admission 10 Kì thi du học Nhật Bản 11 GV Giảng viên 12 JF Japan Foundation - Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản JLPT Japan language proficiency test 13 Kì thi năng lực tiếng Nhật 14 KNLNNVN Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam 15 NL Năng lực 16 NLĐH Năng lực đọc hiểu 17 NLĐHNN Năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 18 PP Phương pháp 19 PPDH Phương pháp dạy học 20 SV Sinh viên 21 TB Trung bình 22 TN Thực nghiệm 23 TT Thứ tự United Nations Educational Scientific and Cultural 24 UNESCO Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên các bảng Trang Bảng 1.1. Các cấp độ năng lực đọc hiểu theo CEFR 27 Bảng 1.2. Các hình thức đọc hiểu tiếng Nhật của JLPT 28 Bảng 1.3. Các thành tố của năng lực đọc hiểu theo EJU 30 Bảng 1.4. Đặc tả tổng quát cho kĩ năng đọc hiểu ngoại ngữ 31 Bảng 1.5. Phân loại theo chức năng/ nhiệm vụ của đọc hiểu ngoại 32 ngữ Bảng 2.1. Thống kê thông tin khảo sát giảng viên giảng dạy tiếng 66 Nhật Bảng 2.2. Thống kê đối tượng sinh viên khảo sát theo trường 67 Bảng 2.3. Thống kê số lượng sinh viên từng năm theo trường 68 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của GV và SV về vai trò của 68 NLĐH tiếng Nhật Bảng 2.5. Thực trạng mức độ cần thiết của NLĐH tiếng Nhật đối 70 với SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.6. Thực trạng mức độ NLĐH tiếng Nhật của SV ĐH 71 ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.7. Thực trạng mức độ NLĐH tiếng Nhật của SV ĐH 72 ngành Ngôn ngữ Nhật (độ lệch chuẩn) Bảng 2.8. Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết phát triển năng 74 lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.9. Nhận thức của GV và SV về bản chất của phát triển 75 năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.10. Nhận thức của GV và SV về mục tiêu của phát triển 76 năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.11. Thực trạng việc thực hiện các nội dung phát triển năng 78 lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ
  10. viii Tên các bảng Trang Nhật Bảng 2.12. Thực trạng việc sử dụng các con đường phát triển 80 NLĐH tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện qui trình dạy học đọc hiểu tiếng 81 Nhật để phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ Nhật Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực đọc 83 hiểu tiếng Nhật Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát 85 triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài Bảng 3.1. Khung năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV ĐH ngành 95 Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài Bảng 3.2. Nội dung phát triển NLĐHNN trong giai đoạn thực 100 hành tiếng Bảng 3.3. Phân loại chiến lược đọc hiểu ngoại ngữ 104 Bảng 3.4. Các thành tố và tiêu chí đánh giá năng lực đọc hiểu 112 ngoại ngữ Bảng 3.5. Các mức dộ đánh giá đối với các tiêu chí 114 Bảng 3.6. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp 115 phát triển NLĐH ngoại ngữ cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN Bảng 3.7. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 131 phát triển NLĐH ngoại ngữ cho cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN Bảng 3.8. Kết quả HSTQ giữa mức độ khả thi và mức độ cần thiết 131 của các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành NN, VH&VHNN Bảng 3.9. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 135 Bảng 3.10. Tiến trình đánh giá NLĐH tiếng Nhật 137
  11. ix Tên các bảng Trang Bảng 3.11. Kết quả kiểm định năng lực của lớp thực nghiệm (NB2) 142 Bảng 3.12. Kết quả phân tích Paired Samples T-Test của lớp thực 143 nghiệm (NB2) Bảng 3.13. Kết quả kiểm định năng lực của lớp đối chứng (NB1) 143 Bảng 3.14. Kết quả phân tích Paired Samples T-Test của lớp đối 144 chứng (NB1) Bảng 3.15. Điểm trung bình NLĐH tiếng Nhật của lớp ĐC và TN 145 sau 2 vòng thực nghiệm Bảng 3.16. Kết quả phân tích Independent Sample Test điểm đầu ra 145 B1 và B2 Bảng 3.17 Bảng phân phối tần suất mức độ năng lực của lớp ĐC 146 và lớp TN (B1) Bảng 3.18 Bảng phân phối tần suất mức độ năng lực của lớp ĐC 146 và lớp TN (B2) Bảng 3.19. Thống kê số SV theo các mức NLĐH tiếng Nhật trước 147 và sau TN Bảng 3.20. Kết quả đánh giá của SV đối với các biện pháp sau thực 149 nghiệm
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Tên sơ đồ, hình vẽ Trang Hình 1.1. Mô hình năng lực đọc hiểu tiếng Nhật của Shinrai 23 Hình 1.2. Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ 26 Hình 1.3. Mô hình tự đánh giá mức độ đọc hiểu tiếng Nhật JLPT-Can do 29 Sơ đồ 3.1. Qui trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo hướng phát triển 100 năng lực Hình 3.2. Mô hình dạy học đọc hiểu Process Reading kết hợp với 103 Jigsaw Reading Sơ đồ 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 129 Biểu đồ 3.4. Mức độ hứng thú của SV khi tham gia thực nghiệm các BP 148 phát triển NLĐH tiếng Nhật
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội hơn để giao lưu quốc tế, mở cửa thị trường và đón nhận những thành tựu mới nhất. Vì thế, ngoại ngữ lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Việc hiểu biết ít nhất một ngoại ngữ (tiếng nước ngoài) là điều cần thiết đối với tất cả những ai muốn tìm tòi, học hỏi kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu biết một ngoại ngữ mà không sử dụng thành thạo được ngoại ngữ đó cũng sẽ dẫn đến những hạn chế, tồn tại nhất định. Việc sử dụng thành thạo một ngoại ngữ có thể giúp sinh viên tìm được một việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu khi trong các yêu cầu việc làm hiện nay nhất định phải có yếu tố ngoại ngữ. Vai trò của ngoại ngữ vì thế được đề cao, và trong các chính sách đào tạo và phát triển ngoại ngữ của Nhà nước luôn đề cập đến vấn đề này. Tại Việt Nam, ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ chính được đưa vào giảng dạy phổ thông bởi tính chất phổ biến toàn cầu của nó thì trong bối cảnh hiện nay việc biết thêm các ngoại ngữ mới khác đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, sau khi có chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ... vốn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư từ rất lâu thì các doanh nghiệp của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng đang triển khai mở rộng thị trường tại đây. Ngoài ra, các hiệp định và chính sách về giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng khiến số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật, tiếng Hàn... cũng ngày một đông hơn. Điều này đã dẫn đến nhu cầu tăng cường về chất lượng nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt là năng lực đọc hiểu ngoại ngữ và năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và năng suất công việc. Để đánh giá năng lực ngoại ngữ nói chung thì cần phải xét trên nhiều yếu tố như Kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...); kiến thức văn hóa – xã hội; kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và thái độ (ý thức, động lực) của người học ngoại ngữ. Trong đó, đọc hiểu ngoại ngữ được đánh giá là kỹ năng rất quan trọng đối với người học bởi chịu sự ảnh hưởng khá nhiều từ cách thức đọc hiểu bằng tiếng mẹ kết hợp với quá trình xử lý ngôn ngữ thứ hai để có thể lí giải nội dung văn bản đọc hiểu.
  14. 2 Vì thế, có thể xem đọc hiểu ngoại ngữ là năng lực quan trọng, là yếu tố không thể thiếu để học ngoại ngữ tốt. Có thể chứng minh tầm quan trọng của đọc hiểu qua hàng loạt công trình nghiên cứu về hoạt động đọc đặc biệt trong giai đoạn từ những thập niên 70 của thế kỉ XX trở lại đây như K.Goodman (1967), Smith (1971), Anderson & Cziko (1978), Stanovich (1980), Block (1986), Barnett (1988)...(dẫn theo [91]). Các công trình nghiên cứu này đều quan tâm và khẳng định đọc là hoạt động quan trọng của con người. Đọc để tiếp thu tri thức, để phát triển con người cả về tâm hồn và thể chất. Tại Việt Nam, các vấn đề về “đọc hiểu” và “đọc hiểu văn bản” cũng nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, nhất là khi coi chủ thể hoạt động trong dạy học là học sinh và hoạt động chủ đạo là đọc hiểu văn bản. Có thể kể tên những tác giả tiêu biểu cho nghiên cứu về vấn đề này như: Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Thị Hạnh, Hoàng Hòa Bình... Tác giả Trần Đình Sử khẳng định “Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói chuyện hiểu sáng tạo. Muốn hiểu đúng đầu tiên phải tôn trọng tính chỉnh thể toàn vẹn, tính liên kết, đích của văn bản.”[35] Dạy học đọc hiểu ngoại ngữ so với dạy học đọc hiểu tiếng Việt cho người Việt Nam có sự khác biệt lớn về đặc trưng loại hình ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc bài đọc hiểu... và điều này cũng gây không ít khó khăn cho người Việt Nam trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, thực trạng dạy học phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ (NLĐHNN) hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Việc dạy học ngoại ngữ trình độ Đại học (ĐH) hiện nay vẫn mang nặng tính thông báo-tái hiện, duy trì cách dạy một chiều, áp đặt từ phía giảng viên (GV) đối với sinh viên (SV), không khí lớp học không sôi nổi và các hoạt động trong giờ đọc hiểu chủ yếu là hoạt động riêng lẻ từng cá nhân... Các điều kiện để SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (gọi cách khác là những sinh viên chuyên ngữ) phát triển NLĐHNN chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn lệ thuộc nhiều vào một số giáo trình cơ bản. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng như đội ngũ GV dạy ngoại ngữ chưa xây dựng được các biện pháp dạy học có hiệu quả nhằm phát triển NLĐHNN cho SV. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài” có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như thực tiễn.
  15. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực ngoại ngữ của sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên Đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài 4. Giả thuyết khoa học Các trường đại học ngoại ngữ hiện nay đã bước đầu quan tâm đến mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho SV, tuy nhiên quá trình thực hiện lại cho thấy nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được biện pháp dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo các tiêu chí rõ ràng với qui trình hợp lý; kết hợp với sử dụng một số hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ được thiết kế đa dạng gắn với mục tiêu chương trình đào tạo và các đặc điểm của sinh viên thì sẽ phát triển được năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài; góp phần phát triển lí luận dạy học ngoại ngữ và nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 5.1.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài và kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
  16. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm khảo sát : Các trường Đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài gồm Trường Đại học Hà Nội, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế. Số lượng khách thể khảo sát thực trạng : 283 SV năm thứ nhất và năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Nhật ; 68 GV, cán bộ quản lý (CBQL) và các chuyên gia (Việt Nam và Nhật Bản). Địa điểm khảo nghiệm : Các khoa ngoại ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức và tiếng Nhật thuộc 3 trường ĐH gồm Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế. Giới hạn nội dung nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm : Luận án lựa chọn và tiến hành nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật. Địa điểm thực nghiệm tại Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội với đối tượng SV năm thứ hai. 6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận 6.1.1. Tiếp cận hệ thống, tổng thể Đọc hiểu là một trong các phần không thể tách rời của học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng gồm nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy nghiên cứu đọc hiểu cần xem xét trong mối tương quan với các nội dung khác của ngôn ngữ. Quá trình dạy học đọc hiểu ngoại ngữ tại các trường đại học là một hệ thống các thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau như : mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, GV, SV, môi trường và kết quả đào tạo. Do đó, dạy học phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài phải được tiếp cận trong hệ thống các mối quan hệ của cấu trúc quá trình đào tạo. 6.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic Nghiên cứu kế thừa những thành quả cũng như những hạn chế của các nghiên cứu đi trước về vấn đề đọc hiểu ngoại ngữ, dạy học phát triển NLĐHNN cho SV để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.1.3. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận theo những yêu cầu từ thực tiễn về NL ngoại ngữ của SV ĐH sau khi tốt nghiệp và thực tiễn dạy học nhằm phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn
  17. 5 ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Thiết lập mối quan hệ gắn kết giữa thực tiễn dạy học phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài với yêu cầu của các cơ sở tiếp nhận SV sau khi tốt nghiệp. 6.1.4. Tiếp cận hoạt động Tiếp cận theo quan điểm dạy học hiện đại, cụ thể là lí luận dạy học phát triển NL. Nghiên cứu xác định hệ thống NL cần có ở mỗi SV, bám sát qui trình dạy học phát triển NLĐHNN, chú ý tới các giai đoạn dạy học để hình thành và phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.1.5. Tiếp cận liên ngành Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm tâm lí, chuyên ngành đào tạo, phương pháp dạy và học ngoại ngữ, môi trường... Do vậy, luận án chọn lựa, kết hợp kiến thức, phương pháp của các ngành Giáo dục học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Văn hóa xã hội, Văn học để nghiên cứu vai trò của đọc hiểu trong việc hình thành và phát triển NLĐHNN. Trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của các nghiên cứu đi trước, luận án sẽ đề xuất xây dựng các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra đối với lao động giỏi ngoại ngữ. 6.1.6. Tiếp cận năng lực Phát triển năng lực cho người học là yêu cầu chung hiện nay của xã hội đối với quá trình giáo dục và đào tạo. Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài là hướng vào phát triển ở SV những NLĐHNN đáp ứng yêu cầu về nghề nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp bằng cách chỉ rõ những NLĐHNN cần hình thành và đề xuất được những biện pháp dạy học, tổ chức các hoạt động đọc hiểu ngoại ngữ đa dạng... nhằm phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6.2.1. Hồi cứu tư liệu Tìm, tập hợp và phân loại các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích lịch sử - logic để tổng quan tư liệu lịch sử trong nghiên cứu về NLĐH, hệ thống hóa các quan điểm có liên quan đến NLĐHNN và phát triển NLĐHNN.
  18. 6 Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển NLĐHNN cũng như cách xây dựng khung NLĐHNN, khung đánh giá NLĐHNN, so sánh và chọn lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp với tư tưởng của đề tài. 6.2.2. Khái quát hóa lí thuyết Xác định hệ thống khái niệm và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đường lối phương pháp luận liên quan đến phát triển NLĐHNN. 6.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3.1. Sử dụng phiếu hỏi Xây dựng bộ phiếu hỏi để tiến hành khảo sát thực tế tại các trường có đào tạo ngoại ngữ nói chung và ngành Ngôn ngữ Nhật nói riêng với đối tượng là SV và GV. Mục đích của việc này là để tìm hiểu về thực trạng dạy học đọc hiểu ngoại ngữ và thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài hiện nay. 6.3.2. Phương pháp chuyên gia Tổng hợp các ý kiến chuyên gia tâm lý, giáo dục, ngôn ngữ đặc biệt là liên quan đến giáo dục ngoại ngữ để xem xét, đánh giá, nhận định về tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng các biện pháp dạy học nhằm hướng tới phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. 6.3.3. Phương pháp đàm thoại Tiến hành trao đổi trực tiếp với các GV, SV ở một số trường Đại học Ngoại ngữ để tìm hiểu về thực trạng tiến hành tổ chức dạy học đọc hiểu ngoại ngữ hiện nay và các biện pháp nhằm phát triển NLĐHNN cho SV. 6.3.4. Phương pháp quan sát sư phạm Dự giờ các tiết giảng, đặc biệt là giờ học đọc hiểu ngoại ngữ để quan sát và tìm hiểu thực trạng dạy học đọc hiểu ngoại ngữ tại các trường ĐH có đào tạo Ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật). 6.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi và sự cần thiết của việc áp dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển NLĐHNN cho SV (nghiên cứu trường hợp đối với ngành Ngôn ngữ Nhật). 6.4. Sử dụng thống kê toán học Thu nhận thông tin và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.
  19. 7 7. Luận điểm bảo vệ 7.1. Cấu trúc năng lực đọc hiểu ngoại ngữ của SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài được xác định bởi bốn thành tố, đó là NL sử dụng kiến thức nền; NL sử dụng kiến thức ngoại ngữ; NL lí giải nội dung văn bản đọc hiểu và NL phản hồi. Mỗi thành tố lại được xác định bởi các tiêu chí và mức độ cụ thể . 7.2. Phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài thông qua tổ chức dạy học phát triển NLĐHNN ngay từ giai đoạn thực hành tiếng là con đường hiệu quả và ưu thế nhất. 7.3. Thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Nhận thức về phát triển NLĐHNN của GV và SV chưa đầy đủ ; GV chưa thực hiện đúng theo qui trình dạy học phát triển năng lực đọc hiểu tiếng Nhật... 7.4. Các biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV phải hướng tới khắc phục được những hạn chế đã chỉ ra ở thực trạng và phát triển tổng thể/đồng bộ những NL thành phần của NLĐHNN. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Đóng góp về mặt lí luận Luận án đã bổ sung, làm sáng tỏ hơn khái niệm về NLĐHNN và phát triển NLĐHNN; xây dựng được khung lí luận về phát triển NLĐHNN (gồm cấu trúc NLĐHNN, khung NLĐHNN, khung đánh giá NLĐHNN, các con đường phát triển NLĐHNN...) cho SV ĐH ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về dạy học ngoại ngữ nói chung và phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài nói riêng. 8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Tổng hợp được kinh nghiệm quốc tế về dạy học phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngoại ngữ. Phân tích đưa ra thực trạng NLĐHNN và thực trạng phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài hiện nay, trên cơ sở đó xác định một số vấn đề trong phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. Đặc biệt, luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm với đối tượng SV ngành Ngôn ngữ Nhật - một trong
  20. 8 những ngoại ngữ Châu Á, có loại hình ngôn ngữ đặc biệt và được SV Việt Nam lựa chọn theo học nhiều nhất hiện nay. Đề xuất biện pháp phát triển NLĐHNN cho SV đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài có giá trị áp dụng thực tiễn cho các trường ĐH ngoại ngữ. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí giáo dục, các GV, cán bộ nghiên cứu và SV ở các cơ sở giáo dục đại học khi tiến hành dạy học đọc hiểu ngoại ngữ theo hướng phát triển năng lực. 9. Cấu trúc của luận án. Ngoài phần mở đầu ; kết luận và khuyến nghị ; danh mục các công trình nghiên cứu ; tài liệu tham khảo và phụ lục ; nội dung luận án được gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài. - Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài - Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu ngoại ngữ cho sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài và thực nghiệm Sư phạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2