intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:249

88
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP và thực nghiệm sư phạm các biện pháp đã đề xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sư phạm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGÔ THỊ TRANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số : 9.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH Thái Duy Tuyên PGS.TS Hoàng Thanh Thúy HÀ NỘI, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Ngô Thị Trang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo điều kiện của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên để tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục, Bộ môn Tâm lí - Giáo dục, cùng các thầy, cô và anh, chị, em đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ công việc cũng nhƣ động viên tinh thần giúp tôi có động lực vƣợt qua khó khăn để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Cảm ơn các em sinh viên đã nhiệt tình tham gia và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến GS.TSKH Thái Duy Tuyên ngƣời đã chỉ bảo, tƣ vấn, định hƣớng cho tôi về mặt học thuật, giúp tôi thể hiện ý tƣởng nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện luận án. Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Hoàng Thanh Thúy, ngƣời đã đồng hành, hƣớng dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ cũng nhƣ truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học để tôi hoàn tất đề tài nghiên cứu này. Lời sau cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những ngƣời thân trong gia đình và những ngƣời bạn đã luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Xin trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án Ngô Thị Trang
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 4 8. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................... 7 9. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 7 10. Cấu trúc luận án .......................................................................................... 8 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM .. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên .... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ................................................ 14 1.1.3. Nhận xét chung ............................................................................. 19 1.2. Những vấn đề lí luận về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm ...................................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục .................... 20
  6. iv 1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm ............................................................................................ 31 1.3. Những vấn đề lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ............................................................... 41 1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................................... 41 1.3.2. Sự cần thiết phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm ..................................................................... 43 1.3.3. Mục tiêu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................................... 43 1.3.4. Nguyên tắc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................................... 43 1.3.5. Nội dung phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................................... 44 1.3.6. Các con đƣờng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .............................................................. 44 1.3.7. Kiểm tra, đánh giá kết quả phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ........................................ 53 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ................................................ 55 1.4.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 55 1.4.2. Các yếu tố khách quan ................................................................. 57 Kết luận chƣơng 1........................................................................................... 58 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ...... 60 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ............................................. 60 2.1.1. Mục đích khảo sát......................................................................... 60 2.1.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 60
  7. v 2.1.3. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát ......................................................... 61 2.1.4. Thời gian khảo sát ........................................................................ 62 2.1.5. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................. 62 2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát .................................................................. 64 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm............................................................................. 65 2.2.1. Thực trạng lí do sinh viên Đại học Sƣ phạm tham gia và không tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục................................................. 65 2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục ................................ 67 2.2.3. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của các năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục đối với sinh viên Đại học Sƣ phạm ...... 68 2.2.4. Thực trạng mức độ năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm.............................................................................. 70 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ....................................................... 73 2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm..............................................................................................73 2.3.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về bản chất của phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................................................... 75 2.3.3. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ........................................................................................... 77 2.3.4. Thực trạng việc thực hiện các nội dung phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ........... 79 2.3.5. Thực trạng việc sử dụng các con đƣờng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ........... 81
  8. vi 2.3.6. Thực trạng mức độ hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ..... 82 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm thông qua dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục......................................................................... 84 2.4.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên, sinh viên về ảnh hƣởng của học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ......................... 84 2.4.2. Hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ................................................................ 86 2.4.3. Hiệu quả thực hiện các nội dung học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ............................................................................ 87 2.4.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghiên cứu trong học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.................................................................................................... 88 2.4.5. Thực trạng mức độ thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sƣ phạm trong học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục ................................................................ 90 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ....................................... 94 2.6. Đánh giá chung về thực trạng ................................................................. 96 2.6.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................... 97 2.6.2. Những vấn đề tồn tại .................................................................... 98 Kết luận chƣơng 2......................................................................................... 100 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................................... 102 3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................... 102 3.1.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp ................................................... 102
  9. vii 3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................. 103 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm........................................................................... 105 3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trƣờng học tập theo hƣớng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực nghiên cứu cho sinh viên ................... 105 3.2.2. Biện pháp 2: Áp dụng các chiến lƣợc dạy học theo hƣớng nghiên cứu cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .................................................... 108 3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế quy trình dạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm .......... 114 3.2.4. Biện pháp 4: Kết hợp dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục với tổ chức cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục .......................................................................... 126 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................. 128 3.3. Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên đại học sƣ phạm ............................................................... 130 3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp ........................................................ 130 3.3.2. Thực nghiệm các biện pháp ........................................................ 132 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 152 PHỤ LỤC
  10. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học Sƣ phạm ĐHSPHN Đại học Sƣ phạm Hà Nội ĐHSPHN2 Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 ĐHSPTN Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên GV Giảng viên KHGD Khoa học giáo dục NL Năng lực NC Nghiên cứu ND Nội dung PP Phƣơng pháp STT Số thứ tự SV Sinh viên TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống các năng lực thành phần của năng lực nghiên cứu KHGD.... 29 Bảng 1.2: Phân tích DACUM nhiệm vụ phát triển năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP ................................................................................... 36 Bảng 1.3: Hệ thống các năng lực nghiên cứu KHGD cơ bản và đặc thù của sinh viên ĐHSP .................................................................................................. 37 Bảng 1.4: Mục tiêu học phần Phƣơng pháp nghiên cứu KHGD............................. 49 Bảng 1.5: Rubric phân tích năng lực phát hiện và xác định vấn đề nghiên cứu KHGD ......................................................................................................... 54 Bảng 2.1: Lí do sinh viên ĐHSP tham gia và chƣa tham gia nghiên cứu KHGD ........................................................................................................ 66 Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của GV và SV về tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu KHGD ..................................................................................... 67 Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết của năng lực nghiên cứu KHGD đối với sinh viên ĐHSP ............................................................... 69 Bảng 2.4: Thực trạng mức độ năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP .......................................................................................................... 70 Bảng 2.5: Nhận thức của GV và SV về sự cần thiết phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ..................................................................... 74 Bảng 2.6: Nhận thức của GV và SV về bản chất củaphát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ..................................................................... 75 Bảng 2.7: Nhận thức của GV và SV về mục tiêu phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ..................................................................... 77 Bảng 2.8: Thực trạng việc thực hiện các nội dung phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ..................................................................... 79 Bảng 2.9: Thực trạng việc sử dụng các con đƣờng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ..................................................................... 81
  12. x Bảng 2.10: Thực trạng mức độ hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ................................................. 83 Bảng 2.11: Thực trạng nhận thức của GV, SV về ảnh hƣởng của học phần PP nghiên cứu KHGD ..................................................................................... 85 Bảng 2.12: Hiệu quả thực hiện mục tiêu dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD ........................................................................................................ 86 Bảng 2.13: Hiệu quả thực hiện các nội dung học phần PP nghiên cứu KHGD ..... 88 Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát triển năng lực nghiên cứu trong học phần PP nghiên cứu KHGD ................. 89 Bảng 2.15: Thực trạng mức độ thực hiện bài tập nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP .......................................................................................................... 91 Bảng 2.16: Bảng thống kê điểm học phần Phƣơng pháp nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP .......................................................................................... 93 Bảng 2.17: Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ................................................. 94 Bảng 3.1: Cấu trúc module PP nghiên cứu KHGD ................................................ 118 Bảng 3.2: Cấu trúc các hoạt động trong module PP nghiên cứu KHGD.............. 119 Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP ...................................................................131 Bảng 3.4: Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm..............................................................134 Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất mức độ năng lực của lớp TN và lớp ĐC ......140 Bảng 3.6: Bảng so sánh kết quả thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC ..................141 Bảng 3.7: Bảng so sánh mức độ năng lực nghiên cứu KHGD của 4 trƣờng hợp điển hình .........................................................................................143
  13. xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: So sánh điểm trung bình mức độ năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên 3 trƣờng ĐHSP ................................................... 72 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình của 2 lớp ĐC và TN ............ 142 Biểu đồ 3.2: So sánh điểm trung bình mức độ năng lực trƣớc TN và sau TN của 4 trƣờng hợp điển hình ..................................................... 143 Biểu đồ 3.3: So sánh mức độ phát triển năng lực nghiên cứu KHGD của 4 trƣờng hợp điển hình............................................................... 144 Biểu đồ 3.4: So sánh điểm trung bình mức độ năng lực sau TN của 4 trƣờng hợp điển hình thông qua sản phẩm giáo dục .......................... 144 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hƣớng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD ......................................... 115
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Giáo dục đại học là đào tạo chuyên gia nên phải dạy theo phong cách nghiên cứu”[42]. Gần nửa thế kỉ trôi qua, lời dặn ấy càng có ý nghĩa thời sự lớn lao trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo ở nƣớc ta hiện nay. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đã đặt ra cho giáo dục đại học nói chung và các trƣờng Đại học Sƣ phạm (ĐHSP) nói riêng nhiệm vụ quan trọng là phải gắn đào tạo với nghiên cứu (NC) khoa học, đƣa hoạt động NC khoa học giáo dục (KHGD) trở thành hoạt động thƣờng xuyên trong các môn học, điều này không chỉ thúc đẩy hoạt động NC, mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, uy tín và vị thế của chính các trƣờng sƣ phạm. Vai trò của ngƣời giáo viên trong xã hội hiện đại đƣợc xác định vừa là nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa xã hội, nhà cung ứng dịch vụ, nhà NC và cũng là ngƣời học, do đó họ phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của mình bằng NC tác động cải tạo thực tiễn. Tuy nhiên trong quá trình đào tạo ở trƣờng ĐHSP, giảng viên (GV) và sinh viên (SV) thƣờng chú trọng hơn đến việc giáo dục các phẩm chất và năng lực của nhà giáo dục, mà chƣa coi trọng đúng mức việc giáo dục các năng lực NC. Thực tế này đòi hỏi các trƣờng ĐHSP cần có những thay đổi trong quá trình đào tạo, tập trung phát triển các năng lực nghề nghiệp cho ngƣời giáo viên tƣơng lai, đặc biệt là năng lực tự học, tự NC để hoàn thiện bản thân. Mỗi GV cần ý thức rõ hơn về nhiệm vụ phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP và thực hiện thƣờng xuyên trong suốt quá trình đào tạo, thông qua các hoạt động, các môn học, nhằm khích lệ SV tự giác, tích cực, chủ động phát triển năng lực nghiên cứu KHGD của bản thân. Mặc dù đã có những định hƣớng đúng đắn nhƣng hoạt động NC khoa học của SV các trƣờng ĐHSP chƣa đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, chủ yếu tập
  15. 2 trung ở phong trào thƣờng niên, định kì; chƣa đƣợc thực hiện sâu rộng trong các học phần; chƣa tạo đƣợc động lực NC mạnh mẽ để khuyến khích nhiều SV tham gia, do đó chƣa thúc đẩy quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD hiệu quả. Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài “Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên Đại học Sƣ phạm” là cấp thiết và hữu ích. Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong việc đề xuất các biện pháp khả thi và tin cậy, nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, luận án đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHGD nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đào tạo năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trƣờng ĐHSP đã chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV, song hiệu quả của hoạt động này còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. Nếu đề xuất đƣợc các biện pháp tạo ra điều kiện, cơ hội cho SV phát triển năng lực nghiên cứu KHGD nhƣ xây dựng môi trƣờng học tập theo hƣớng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực NC; áp dụng các chiến lƣợc dạy học theo hƣớng NC; thiết kế quy trình dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD theo hƣớng phát triển năng lực NC; kết hợp dạy học học phần PP nghiên cứu KHGD với tổ chức các hoạt động NC cho SV thì quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV sẽ đạt kết quả cao.
  16. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP và thực nghiệm (TN) sƣ phạm các biện pháp đã đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cơ bản và đặc thù cho sinh viên ĐHSP hệ chính quy. Trong đề tài này, quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP theo tiếp cận tạo ra những điều kiện, môi trƣờng để tác động đến sự phát triển ở mỗi cá nhân. 6.2. Giới hạn khách thể khảo sát và thực nghiệm Đề tài khảo sát 660 GV, SV của 03 trƣờng ĐHSP thuộc địa bàn nghiên cứu, bao gồm 60 GV và 600 SV hệ chính quy, năm thứ 2, thuộc các ngành đào tạo khác nhau (Tâm lí giáo dục, Giáo dục tiểu học, Giáo dục mầm non, Giáo dục đặc biệt, Quản lí giáo dục) 6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 3 trƣờng ĐHSP khu vực phía Bắc là trƣờng ĐHSP Hà Nội (ĐHSPHN), ĐHSP Hà Nội 2 (ĐHSPHN2), ĐHSP Thái Nguyên (ĐHSPTN) 6.4. Giới hạn địa bàn thực nghiệm Đề tài tổ chức TN tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 6.5. Giới hạn thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018
  17. 4 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Dạy học hiện đại là hoạt động đƣợc tạo ra bởi sự tƣơng tác trực tiếp và thống nhất giữa ngƣời dạy và ngƣời học trong môi trƣờng sƣ phạm nói riêng và môi trƣờng xã hội nói chung. Nghiên cứu KHGD là hoạt động thống nhất, dựa trên sự định hƣớng và điều chỉnh của giáo viên kết hợp với sự tự giác, tích cực, sáng tạo của ngƣời học để thực hiện hoạt động NC cụ thể trong chƣơng trình đào tạo. 7.1.3. Tiếp cận năng lực Tiếp cận năng lực tập trung vào hệ thống các năng lực cần có ở mỗi SV để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Năng lực nghiên cứu KHGD của SV thể hiện ở quá trình tích lũy hệ thống tri thức về KHGD, quá trình rèn luyện thành thạo các kĩ năng và thái độ NC tƣơng ứng, giúp cá nhân thực hiện thành công NC thuộc lĩnh vực giáo dục. Do đó nhà giáo dục có thể tác động vào bất cứ yếu tố nào, ở bất cứ khâu nào cũng góp phần tạo nên sự thay đổi cho đối tƣợng và sự tác động tổng thể sẽ thúc đẩy quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV tốt hơn. 7.1.4. Tiếp cận phát triển Phát triển là quá trình vận động nội tại của đối tƣợng theo khuynh hƣớng đi lên, đồng thời quá trình này cũng chịu sự tác động của các điều kiện khách quan. Giáo dục và dạy học là những điều kiện khách quan giúp SV phát triển năng lực nghiên cứu KHGD, do đó SV cần đƣợc định hƣớng, chỉ dẫn và tạo môi trƣờng phù hợp, trên cơ sở những điều kiện chủ quan của bản thân. Luận án vận dụng tiếp cận phát triển nhằm tạo ra các điều kiện khi xây dựng các biện pháp tác động, làm cho năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP đƣợc phát triển, giúp họ chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình tự phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.
  18. 5 7.1.5. Tiếp cận chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra là kết quả thực tế đạt đƣợc của các mục tiêu đặt ra, là sự cam kết của nhà trƣờng với xã hội và với ngƣời học về chất lƣợng đào tạo; đồng thời là sự cam kết của ngƣời học với xã hội về mức độ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp tƣơng lai. Chuẩn đầu ra của SV sƣ phạm về năng lực phát triển nghề nghiệp, cụ thể là năng lực nghiên cứu KHGD thể hiện ở việc sinh viên ĐHSP ra trƣờng phải tự học hiệu quả, tự đánh giá, tự rèn luyện, tự NC đƣợc quá trình dạy học và giáo dục. 7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Phƣơng pháp (PP) phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nhƣ những văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục liên quan đến hoạt động NC khoa học của SV, những tài liệu chuyên khảo NC khoa học, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu KHGD, phát triển năng lực nghiên cứu KHGD. Từ đó có cái nhìn tổng quát, sâu sắc hơn về vấn đề, sắp xếp chúng thành hệ thống lí thuyết liên quan đến đề tài và phát triển trong đề tài của mình. 7.2.1.2. Phƣơng pháp khái quát hóa, mô hình hóa: từ những phân tích, tổng hợp đã nêu, rút ra những kết luận khái quát và mô hình hóa về năng lực NC khoa học của SV sƣ phạm. 7.2.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phƣơng pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng trong quá trình khảo sát thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm. Quan sát các hoạt động học tập và NC của SV; quan sát các hoạt động dạy học và tổ chức quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV của GV; quan sát những định hƣớng, mục tiêu và hình thức tổ chức mà các nhà quản lí thực hiện. 7.2.2.2. Phƣơng pháp điều tra Đề tài sử dụng PP điều tra thông qua phiếu hỏi ý kiến các đối tƣợng khảo sát (GV, SV) nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và quá trình phát
  19. 6 triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV sƣ phạm; hiệu quả của các con đƣờng phát triển, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển năng lực này cho SV ở các trƣờng ĐHSP thuộc địa bàn khảo sát. 7.2.2.3. Phƣơng pháp đàm thoại Đề tài thực hiện trò chuyện và phỏng vấn sâu các đối tƣợng khảo sát (GV, SV, nhà khoa học, nhà quản lí) nhằm đối chiếu, so sánh những thông tin thu thập qua phiếu khảo sát với những đánh giá trực tiếp về phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV sƣ phạm. Qua đó, tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quá trình phát triển năng lực nghiên cứu KHGD; bổ sung và làm rõ những thông tin đã thu thập đƣợc thông qua điều tra bằng phiếu hỏi. 7.2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia Đề tài trực tiếp và gián tiếp trao đổi những vấn đề liên quan với các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực đào tạo giáo viên. Đặc biệt, tham vấn ý kiến chuyên gia khi xây dựng phiếu hỏi ý kiến, xây dựng cấu trúc và các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá hệ thống năng lực nghiên cứu KHGD của SV sƣ phạm, cũng nhƣ các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV sƣ phạm. 7.2.2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục Đề tài tiến hành thu thập thông tin liên quan đến hồ sơ giảng dạy của GV (các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học) và hồ sơ học tập của SV (kết quả học tập, các bài tiểu luận, bài seminar, bài tập NC, đề tài NC, khóa luận tốt nghiệp). Qua đó, đánh giá thực trạng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu KHGD, làm cơ sở đề xuất các biện pháp thích hợp để phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV. 7.2.2.6. Phƣơng pháp thực nghiệm Tổ chức TN các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV khoa Giáo dục Tiểu học, trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
  20. 7 7.2.2.7. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp Đề tài NC trên một số trƣờng hợp điển hình, thông qua các sản phẩm hoạt động giáo dục nhƣ kết quả học tập, đề tài NC, bài tập NC, bài tiểu luận để khẳng định tính khách quan và độ tin cậy của các biện pháp phát triển. 7.2.3. Nhóm các phƣơng pháp hỗ trợ Sử sụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu thu đƣợc thông qua khảo sát và TN, rút ra mối tƣơng quan của các kết quả, từ đó đƣa những kết luận phù hợp. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Năng lực nghiên cứu KHGD của sinh viên ĐHSP là năng lực cơ bản, quan trọng và cần thiết trong hệ thống năng lực nghề nghiệp của ngƣời giáo viên tƣơng lai, cần đƣợc phát triển trong suốt quá trình đào tạo thông qua các con đƣờng khác nhau. 8.2. Sinh viên ĐHSP chƣa chuẩn bị đầy đủ năng lực nghiên cứu KHGD để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập và NC, nhằm đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên tƣơng lai. 8.3. Xác định các biện pháp thích hợp và khả thi nhƣ xây dựng môi trƣờng học tập theo hƣớng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực NC cho SV; áp dụng các chiến lƣợc dạy học theo hƣớng NC; thiết kế quy trình dạy học học phần Phƣơng pháp nghiên cứu KHGD theo hƣớng phát triển năng lực NC; kết hợp dạy học môn PP nghiên cứu KHGD với tổ chức các hoạt động NC cho SV sẽ góp phần phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho SV, đồng thời nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra ngành sƣ phạm. 9. Những đóng góp mới của luận án 9.1. Đóng góp về mặt lí luận Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lí luận về năng lực nghiên cứu KHGD, phát triển năng lực nghiên cứu KHGD cho sinh viên ĐHSP
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1