intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành Giáo dục mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành Giáo dục mầm non" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận của phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non; Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non; Biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non và thực nghiệm sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành Giáo dục mầm non

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM VŨ LONG GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2024
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM VŨ LONG GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tình 2. TS. Trần Thị Ngọc Trâm HÀ NỘI, 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Tình và TS. Trần Thị Ngọc Trâm, các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2024 Tác giả luận án Vũ Long Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Tình, TS. Trần Thị Ngọc Trâm người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện KHDG Việt Nam, Phòng Quản lý Khoa học - Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Quý thầy cô, các nhà khoa học – Viện KHGD Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô và đồng nghiệp Khoa Giáo dục Mầm non – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2024 Tác giả luận án Vũ Long Giang
  5. iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 ĐHSP Đại học sư phạm 2 GDMN Giáo dục mầm non 3 GVMN Giáo viên mầm non 4 HĐTH Hoạt động tạo hình 5 LATS Luận án tiến sỹ 6 MN Mầm non 7 NL Năng lực 8 NXB Nhà xuất bản 9 THSP Thực hành sư phạm 10 TCHĐTH Tổ chức hoạt động tạo hình
  6. iv MỤC LỤC 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................3 4. Giả thuyết khoa học ..........................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................4 8. Những đóng góp mới của luận án....................................................................8 9. Những luận điểm khoa học cần bảo vệ ...........................................................8 10. Cấu trúc luận án .............................................................................................9 CHƯƠNG 1..............................................................................................................10 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ..............................................................................................................10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ..................10 1.1.1. Các nghiên cứu về năng lực tổ chức hoạt động tạo hình trong môi trường giáo dục mầm non. ................................................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non .......................................16 1.1.3. Khái quát những vấn đề được nghiên cứu và chưa được đề cập nghiên cứu ....................................................................................................................19 1.1.4. Những vấn đề luận án cần giải quyết .....................................................19 1.2. Năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ...................................................................................20 1.2.1. Đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......20 1.2.2. Tổ chức hoạt động tạo hình trong trường mầm non ...............................21 1.2.3. Năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ..................................................................................25 1.3. Phát triển năng lực hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non. ..................................................................................33 1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................................................33 1.3.2. Mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................................................34 1.3.3. Nguyên tắc phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................................................35
  7. v 1.3.4. Nội dung phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................................................36 1.3.5. Các con đường phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ..............................................37 1.3.6. Các lực lượng tham gia phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ................................39 1.3.7. Đánh giá kết quả phát triển năng lực tổ chức tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ............................................................40 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................53 Kết luận chương 1 ...............................................................................................55 CHƯƠNG 2..............................................................................................................57 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ..........................................................................................................................57 2.1. Khái quát về đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non trong các trường đại học thuộc phạm vi khảo sát. .....................................................57 2.2. Tổng quan nghiên cứu thực trạng ..............................................................57 2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................57 2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ................................................................58 2.2.3. Nội dung khảo sát ...................................................................................59 2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................59 2.2.5. Công cụ khảo sát ....................................................................................61 2.3 Kết quả khảo sát ...........................................................................................62 2.3.1. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ........................................................................62 2.3.2. Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................................................74 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non .........86 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non ......................96 2.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................96 2.4.2. Những vấn đề tồn tại ..............................................................................96 2.4.3. Nguyên nhân ...........................................................................................97 Kết luận chương 2 ...............................................................................................98 CHƯƠNG 3............................................................................................................100
  8. vi BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................100 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp ...............................................................100 Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:..............100 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm............................100 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đặc thù các học phần mĩ thuật ................................................................................................................100 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ....................................100 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ....................................101 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................101 3.2. Các biện pháp .............................................................................................101 3.2.1. Biện pháp 1. Phát triển chương trình các học phần mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non. .................................................................................................................101 3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng quy trình phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non trong dạy học các học phần mĩ thuật. .............................................................................111 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức, hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động nghệ thuật tạo hình trong môi trường giáo dục mầm non. ......................................122 3.2.4. Biện pháp 4. Hướng dẫn sinh viên tổ chức hoạt động tạo hình trong các hoạt động thực hành sư phạm thường xuyên và thực tập sư phạm theo hướng trải nghiệm. .....................................................................................................124 3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...........................................................127 3.3. Khảo nghiệm và thực nghiệm các biện pháp ..........................................128 3.3.1. Khảo nghiệm các biện pháp .................................................................128 3.3.2. Thực nghiệm sư phạm ..........................................................................130 3.3.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................134 3.3.4. Kết luận thực nghiệm sư phạm .............................................................145 Kết luận chương 3 .............................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................148 1. Kết luận.......................................................................................................148 2. Khuyến nghị ...............................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 PHỤ LỤC 1. ...........................................................................................................1
  9. vii PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................8 PHỤ LỤC 3 ..........................................................................................................16 PHỤ LỤC 4 ..........................................................................................................17 PHỤ LỤC 5 ..........................................................................................................18 PHỤ LỤC 6 ..........................................................................................................19 PHỤ LỤC 7 ..........................................................................................................20 PHỤ LỤC 8 ..........................................................................................................28 PHỤ LỤC 9 ..........................................................................................................36 PHỤ LỤC 10 ........................................................................................................38 PHỤ LỤC 11 ........................................................................................................40 PHỤ LỤC 12 ........................................................................................................63 PHỤ LỤC 13 ........................................................................................................70 PHỤ LỤC 14. .......................................................................................................86
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Năng lực TCHĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN .........................31 Bảng 1.2. Khung mô tả năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ............................................................................................................32 Bảng 1.3. Mô tả thành tố và tiêu chí chất lượng của các chỉ số hành vi NLTCHĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..........................................................................42 Bảng 2.1. Kết quả khảo sát về ý kiến đánh giá của giảng viên về năng lực tổ chức HĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..............................................................65 Bảng 2. 2. Kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá về năng lực nghệ thuật tạo hình trong trường mầm non của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ...............................................68 Bảng 2. 3. Kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá về năng lực nghệ thuật tạo hình trong trường mầm non của sinh viên ĐHSP ngành GDMN (Dành cho sinh viên đã học các học phần Mĩ thuật cơ bản và Mĩ thuật ứng dụng) ..............................................68 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến tự đánh giá về năng lực tổ chức hoạt động tạo hình của sinh viên ĐHSP ngành GDMN (Dành cho sinh viên đã học toàn bộ các học phần Mĩ thuật) ....................................................................................................70 Bảng 2.5. Bảng kết quả phân tích sản phẩm Mĩ thuật cơ bản và Mĩ thuật ứng dụng của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..........................................................................73 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát nhận thức của giảng viên về tâm quan trọng của phát triển năng lực tổ chức HĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..........................75 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết về phát triển năng lực tổ chức HĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..........................77 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát giảng viên về nội dung phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ...................................................80 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát giảng viên về phương pháp và hình thức đánh giá trong phát triển năng lực TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..........................85 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát giảng viên đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..................................87 Bảng 2. 11. Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTCHĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN .............................88 Bảng 3. 1. Mục tiêu học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ...............103 Bảng 3. 2. Chuẩn đầu ra học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ........103 Bảng 3.3. Minh họa nội dung học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình 104
  11. ix Bảng 3.4. Ma trận nội dung học phần và chuẩn đầu ra học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ..........................................................................................107 Bảng 3.5. Kế hoạch giảng dạy học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình .................................................................................................................................108 Bảng 3. 6. Minh họa ma trận bài tập lớn đánh giá học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ...................................................................................................110 Bảng 3. 7. Minh họa phương thức đánh giá học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình ...........................................................................................................110 Bảng 3.8. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết các biện pháp phát triển năng lực TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN .................................................129 Bảng 3.9. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp phát triển năng lực TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN .................................................130 Bảng 3. 10. Tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng ..................................................134 Bảng 3. 11. Kết quả đánh giá năng lực ban đầu về học phần Mĩ thuật cơ bản của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .................................................................................134 Bảng 3. 12. Kết quả kiểm tra trình độ ban đầu về học phần Đồ chơi trẻ em của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .................................................................................134 Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra trình độ ban đầu về học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .....................................135 Bảng 3.14. Kết quả đánh giá lần 1 về Mĩ thuật cơ bản của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .....................................................................................................................135 Bảng 3. 15. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản ...............................................................136 Bảng 3.16. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản................................136 Bảng 3. 17. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản .....................................................................136 Bảng 3.18. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản ...............................................................136 Bảng 3. 19. Kết quả đánh giá lần 2 về Mĩ thuật cơ bản của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm .............................................................................................................137 Bảng 3. 20. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản ...............................................................137 Bảng 3.21. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản................................138
  12. x Bảng 3.22. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản ..........................................................................138 Bảng 3.23. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Mĩ thuật cơ bản ...............................................................138 Bảng 3.24. Kết quả đánh giá lần 1 học phần Đồ chơi trẻ em của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.......................................................................................................139 Bảng 3.25. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ................................................................139 Bảng 3. 26. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em .................................139 Bảng 3. 27. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ......................................................................140 Bảng 3.28. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ................................................................140 Bảng 3. 29. Kết quả đánh giá lần 2 học phần Đồ chơi trẻ em của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.......................................................................................................140 Bảng 3. 30. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ................................................................141 Bảng 3. 31. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em .................................141 Bảng 3. 32. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ......................................................................141 Bảng 3.33. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Đồ chơi trẻ em ................................................................141 Bảng 3. 34. Kết quả kiểm tra lần 1 về học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................142 Bảng 3.35. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình ............................................142 Bảng 3. 36. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình .............142 Bảng 3. 37. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình ..................................................143 Bảng 3. 38. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá giữa thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình ............................................143
  13. xi Bảng 3.39. Kết quả kiểm tra lần 2 về học phần Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............................................................143 Bảng 3.40. Kết quả thống kê mô tả cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình ............................................144 Bảng 3.41. Kết quả Test of Homogeneity of Variances cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình .............144 Bảng 3.42. Kết quả ANOVA cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình .......................................................144 Bảng 3.43. Kết quả Robust Tests cho điểm đánh giá cuối thực nghiệm giữa nhóm TN và nhóm ĐC của lớp Tổ chức hoạt động tạo hình ............................................144 Bảng 3. 44. Mức độ ảnh hưởng của các biện pháp đối với từng lớp ......................145
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về NL TCHĐTH .......... 62 Biểu đồ 2.2. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về vai trò của năng lực tổ chức lực hoạt đông tạo hình trong đào tạo sinh viên ĐHSP ngành GDMN. .. 63 Biểu đồ 2.3. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về phát triển ................. 75 Biểu đồ 2.4. Nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục tiêu phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..... 79 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng những con đường phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ......................................................................................................................... 82 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát về thực trạng lực lượng tham gia phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN ..... 84 Biểu đồ 2. 7. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình .................. 89 Hình 3.1. Minh họa các giai đoạn thực hành trong nội dung ....................... 116 Sơ đồ 3. 2. Quy trình phân tích One-Way ANOVA bằng phần mềm SPSS 133
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và hình thành các yếu tố đầu tiên về nhân cách, năng lực, phẩm chất cốt lõi cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non (GDMN) tạo thành nền tảng giáo dục cho các cấp học tiếp theo [44]. Trẻ mầm non (3 tháng đến 6 tuổi) là độ tuổi đang phát triển, não bộ của trẻ phát triển một cách nhanh chóng, đây là thời kì vàng để hình thành và phát triển toàn diện các tố chất ở trẻ, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ, nhận thức và khả năng sáng tạo. Trong đó, các hoạt động nghệ thuật nói chung, hoạt động tạo hình (HĐTH) nói riêng là hình thức có nhiều ưu thế. Đặc biệt, trong xu hướng đổi mới GDMN hiện nay, HĐTH ngày càng được sử dụng như là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng biểu đạt, và nhận thức thẩm mỹ. Do đó, năng lực tổ chức các HĐTH trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với sinh viên ngành giáo dục mầm non - những người sẽ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ giáo dục trẻ trong tương lai. 1.2. Hoạt động tạo hình trong trường MN là một trong những hoạt động giáo dục có vai trò quan trọng góp phần phát triển toàn diện ở trẻ các lĩnh vực như nhận thức, ngôn ngữ, kĩ năng tình cảm xã hội, đạo đức, phát triển các kĩ năng vận động tinh đặc biệt là hình thành và phát triển thẩm mĩ và khả năng sáng tạo ở trẻ. HĐTH là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non, có thể tổ chức độc lập cũng có thể lồng ghép với các hoạt động giáo dục khác như hoạt động vui chơi, hoạt động STEAM, hoạt động góc, hoạt động khám phá khoa học… Để tổ chức HĐTH trong trường mầm non đạt hiệu quả người giáo viên mầm non cần có năng lực tổ chức HĐTH đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục mầm non. Năng lực tổ chức HĐTH trong trường mầm non là sự tổng hợp của nhiều năng lực thành phần trong năng lực nghề của người giáo viên mầm non như năng lực tìm hiểu đặc điểm tạo hình của trẻ, năng lực quản lí nhóm lớp, năng lực đánh giá trong hoạt động giáo dục trẻ, … và là một trong những năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện nay. 1.3. Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16 tháng 04 năm 2015 đã ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm đạo đức nghề nghiệp, kiến thức, kĩ năng, tính chủ động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp; Tiêu chí 15 trong Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GVMN [6]; dựa trên phương
  16. 2 pháp phân tích năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non [103] cho thấy năng lực tổ chức HĐTH là một năng lực nghề nghiệp quan trọng của GVMN. 1.4. Đào tạo giáo viên đáp ứng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng của các trường sư phạm. Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Căn cứ vào chuẩn đầu ra chương trình đào tạo giáo viên mầm non của các trường ĐHSP đào tạo ngành GDMN là đào tạo các sinh viên chuyên ngành GDMN có đủ tiểu chuẩn phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp khi ra trường. Hiện nay chương trình đào tạo giáo viên mầm non được các trường ĐHSP xây dựng theo định hướng phát triển năng lực nghề đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Sinh viên ĐHSP ngành GDMN được đào tạo và phát triển các năng lực sư phạm nói chung của người làm nghề dạy học và các năng lực nghề chuyên biệt của GVMN, đó là năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức hướng dẫn trẻ mầm non tham gia các hoạt động học tập, vui chơi. Trong đó năng lực tổ chức HĐTH trong trường mầm non là một trong những năng lực nghề quan trọng được các trường ĐHSP đào tạo về sư phạm mầm non chú trọng phát triển. 1.5. Hình thành và phát triển năng lực tổ chức HĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên trên thực tế, giáo viên mầm non và sinh viên ĐHSP ngành GDMN còn gặp khó khăn, lúng túng trong tổ chức HĐTH ở trường mầm non; đồng thời chưa có nghiên cứu nào tập trung đi sâu nghiên cứu phát triển năng lực tổ chức HĐTH trong trường mầm non cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non. Vì vậy, vấn đề “Phát triển năng lực tổ chức hoạt động tạo hình cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục mầm non” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của phát triển năng lực tổ chức HĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN, đề xuất biện pháp nhằm phát triển năng lực tổ chức HĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVMN ở các trường ĐHSP.
  17. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên ngành GDMN ở các trường ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực tổ chức HĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển NL TCHĐTH là một nội dung quan trọng trong chuẩn nghề nghiệp GVMN, tuy nhiên hiện nay phát triển NL này cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN còn có một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Nếu xây dựng và thực hiện được một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp đổi mới về chương trình, xây dựng quy trình phát triển NL TCHĐTH qua dạy học các học phần mĩ thuật trong chương trình đào tạo ngành GDMN ở các trường ĐHSP, cũng như tăng cường các trải nghiệm thực tế trong rèn nghề thường xuyên, kiến tập, thực tập sư phạm, tổ chức các hoạt động thực hành mĩ thuật ứng dụng trong môi trường GDMN sẽ phát triển được NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 5.4. Thực nghiệm sư phạm biện pháp phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển NL TCHĐTH trong trường MN cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. - Phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN theo tiếp cận quá trình phát triển.
  18. 4 - Thực nghiệm sư phạm phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN qua ba học phần trong các học phần Mĩ thuật bao gồm, học phần thuộc nhóm Mĩ thuật cơ bản; học phần thuộc nhóm Mĩ thuật ứng dụng; học phần thuộc nhóm Phương pháp tổ chức HĐTH. Đối tượng sinh viên ĐHSP ngành GDMN năm thứ II, III, IV của trường ĐHSP các tỉnh miền Bắc. 6.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu trong đào tạo: Các giảng viên giảng dạy về chuyên ngành GDMN nói chung và bộ môn nghệ thuật cùng 500 sinh viên khoa GDMN của Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Hà Nội 2,Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên. 6.3. Giới hạn về thời gian - Khảo sát thực trạng năm học 2018 – 2019 - Thực nghiệm được tiến hành trong năm 2021 – 2022 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc Quan điểm hệ thống – cấu trúc nghiên cứu tổng thể, toàn diện về NL TCHĐTH của sinh viên ĐHSP ngành GDMN, phát triển NL này không thể chỉ tập trung vào một yếu tố riêng lẻ, mà cần phải được xem xét, phát triển và đánh giá trong một hệ thống các yếu tố có cấu trúc chặt chẽ, liên kết với nhau. NL TCHĐTH là NL chuyên biệt của GVMN, nghiên cứu tập trung vào việc phân tích NL TCHĐTH trong hệ thống NL nghề nghiệp GVMN, nghiên cứu phát triển NL này cho sinh viên ngành GDMN trong các trường ĐHSP dưới góc độ cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần, từ đó làm sáng tỏ hệ thống lí luận NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. 7.1.2. Quan điểm lịch sử Nghệ thuật tạo hình ra đời từ rất sớm, từ khi con người chưa có chữ viết, nghệ thuật tạo hình được sử dụng như một ngôn ngữ giáo dục đặc biệt, vì vậy nghệ thuật tạo hình vừa là môn nghệ thuật vừa là môn khoa học chứa đựng nhiều giá trị học thuật sâu sắc. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã đưa các HĐTH vào hệ thống giáo dục mầm non và coi HĐTH là một nội dung trong hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non. Có nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ thông qua HĐTH. Cùng với bề dày lịch sử đào tạo GVMN trên thế giới và ở Việt Nam, là cơ sở để vận dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực này vào phát triển năng lực TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. Quan điểm lịch sử giúp làm sáng tỏ cách mà các hệ thống, phương pháp, và ý tưởng giáo dục đã thay
  19. 5 đổi, cải tiến dưới ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, xã hội, chính trị và văn hóa, bao gồm: Phân tích bối cảnh lịch sử giúp hiểu rõ nguồn gốc và sự phát triển của HĐTH trong trường mầm non cũng như PTNL tổ chức HĐTH trong đào tạo sinh viên ĐHSP ngành GDMN . Tìm các phương pháp, chương trình giảng dạy, sử dụng so sánh lịch sử để hiểu sự khác biệt và tương đồng giữa các biện pháp được đề xuất với phương pháp đào tạo hiện nay, từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm cho hiện tại. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Quan điểm nghiên cứu luận án từ thực tiễn trong yêu cầu đào tạo giáo viên MN, dựa vào các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuẩn đầu ra trong đào tạo ngành GDMN của các trường ĐHSP. Nghiên cứu cũng luôn đối chiếu chương trình đào tạo giáo viên với chương trình HĐTH trong trường MN. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận án nhằm kết nối chặt chẽ giữa lý thuyết và ứng dụng giải quyết những vấn đề cụ thể trong phát triển NL TCHĐTH cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN. Nghiên cứu cần được thực nghiệm trong môi trường đào tạo giáo viên MN để kiểm tra tính hiệu quả và khả năng áp dụng. 7.1.4. Quan điểm tích hợp Quan điểm tích hợp là phương pháp tiếp cận kết hợp nhiều lý thuyết, phương pháp và quan điểm khác nhau, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học GDMN, quan điểm tích hợp kết nối các khía cạnh khác nhau của khoa học GDMN để giải quyết các vấn đề của luận án. Bản chất của TCHĐTH trong trường mầm non mang tính hợp giữa phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục và phương pháp dạy học, giữa khoa học giáo dục và nghệ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài là sự tích hợp của nghiên cứu về giáo dục nghệ thuật, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học. Quan điểm tích hợp kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm nghiên cứu định lượng, định tính, phân tích nội dung, nghiên cứu trường hợp, và các phương pháp lai ghép. Sự đa dạng trong phương pháp nghiên cứu giúp thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều góc độ khác nhau. Quan điểm tích hợp không chỉ tập trung vào việc phát triển các lý thuyết mà còn tìm cách áp dụng những lý thuyết này vào thực tiễn giáo dục, giúp đảm bảo rằng các nghiên cứu trong luận án không chỉ có giá trị học thuật mà còn có ích trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong bối cảnh đào tạo sinh viên ĐHSP ngành GDMN hiện nay. 7.1.5. Quan điểm tiếp cận phát triển năng lực Để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục mầm non hiện đại, các trường đại học sư phạm đào tạo giáo viên mầm non đang đổi mới đồng bộ từ chương trình đào
  20. 6 tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá theo theo hướng tiếp cận năng lực của người học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Các trường đại học sư phạm chuyển từ các mô hình đào tạo theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất sinh viên, thay đổi quan điểm mục tiêu đào tạo từ chỗ chỉ chú ý kết quả sinh viên học được kiến thức, kĩ năng gì trong nội dung chương trình đào tạo, đến mục tiêu phát triển năng lực nghề cho sinh viên thích ứng ngay công việc theo nghề mình đã được đào tạo sau khi ra trường. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để phân tích, tổng hợp và phát triển các lý thuyết, khái niệm và quan điểm trong giáo dục liên quan đến nghiên cứu trong luận án. Các phương pháp này tập trung vào việc thu thập, hệ thống hóa các thông tin lí thuyết, phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng, củng cố cơ sở lí luận của luận án. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Mục đích: Sử dụng phương pháp này nhằm điều tra thực trạng về NL TCHĐTH, khảo nghiệm các biện pháp phát triển NL này của sinh viên ĐHSP ngành GDMN. - Nội dung: Tiến hành xây dựng bảng Anket, thu thập dữ liệu dưới dạng bảng câu hỏi nhằm khảo sát ý kiến, đánh giá. Các câu hỏi trong bảng Anket có thể là câu hỏi mở (yêu cầu người trả lời viết tự do) hoặc câu hỏi sẵn các tùy chọn phương án trả lời. - Cách tiến hành điều tra: + Xây dựng phiếu điều tra + Áp dụng điều tra qua nền tảng trực tuyến như Google Forms và phát phiếu điều tra trực tiếp cho sinh viên ĐHSP ngành GDMN khi đã hoặc đang học các học phần mĩ thuật, tạo hình hay rèn nghề, thực tập cũng như giảng viên. + Thu phiếu, xử lý và phân tích số liệu điều tra. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát - Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng, thực nghiệm NL TCHĐTH của sinh viên trong quá trình học tập các học phần mĩ thuật và thực hành sư phạm TCHĐTH trong chương trình đào tạo giáo viên GDMN. Tìm hiểu đặc điểm tạo hình của trẻ MN cũng như sự tác động tích cực của các phương pháp hướng dẫn đến sự phát triển của trẻ qua HĐTH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2