Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ
lượt xem 7
download
Luận án tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục và điều tra thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN QUỐC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN QUỐC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành : Quản lí giáo dục Mã số : 9140114 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN THỊ THU MAI 2. PGS. TS. PHẠM VIẾT VƯỢNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2020 Người nghiên cứu Lê Văn Quốc
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục kí hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. vii Danh mục các bảng .................................................................................................. viii Danh mục các hình .................................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................. 14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 14 1.1.1. Ngoài nước ............................................................................................... 14 1.1.2. Trong nước ............................................................................................... 24 1.2 . Lí luận chung về đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học ................... 38 1.2.1. Học chế và học chế tín chỉ, đào tạo và đào tạo theo học chế tín chỉ........ 38 1.2.2. Đặc điểm đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................... 46 1.2.3. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 50 1.2.4. Những điều kiện cần có để tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ............. 53 1.3. Lí luận chung về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học tư thục .................................................................................................................... 55 1.3.1. Quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ................. 55 1.3.2. Những đặc điểm của quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ....................... 58 1.3.3. Nội dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ...................................................................................................... 60 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục .................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 82 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ..................................................................................................... 85 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 85
- iv 2.1.1. Giới thiệu vùng Đông Nam Bộ ................................................................ 85 2.1.2. Giới thiệu 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................ 88 2.2. Khái quát điều tra thực trạng về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................................................................................... 93 2.2.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 93 2.2.2. Nội dung điều tra ..................................................................................... 93 2.2.3. Phương pháp điều tra ............................................................................... 94 2.3. Kết quả điều tra về thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ. ......................................................... 97 2.3.1. Công tác tuyển sinh ................................................................................. 97 2.3.2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ................................................. 99 2.3.3. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên ................................................................................................ 100 2.3.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên .................... 106 2.3.5. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ....................................................................... 107 2.4. Kết quả điều tra về thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ. .................................................... 108 2.4.1. Quản lí tuyển sinh ................................................................................. 108 2.4.2. Quản lí chương trình đào tạo................................................................. 111 2.4.3. Quản lí hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên ................................................................................................ 115 2.4.4. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..................... 121 2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ............ 126 2.5. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 127 2.5.1. Những thành tựu .................................................................................... 127 2.5.2. Những hạn chế ....................................................................................... 130 2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 135
- v Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ................. 139 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 139 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí ........................................................... 139 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính kế hoạch ................................. 139 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 140 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 140 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 140 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................... 140 3.2. Các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................................................................................ 141 3.2.1. Biện pháp 1. Phát triển đề cương chi tiết môn học theo học chế tín chỉ ..................................................................................................... 141 3.2.2. Biện pháp 2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ...................................................... 143 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................................................................... 145 3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường quản lí về nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá từ bộ môn, khoa và ngành ............................... 151 3.2.5. Biện pháp 5. Phối hợp đồng bộ giữa trưởng/ phó trưởng khoa, trưởng/ phó trưởng bộ môn và giảng viên trong quản lí: chương trình đào tạo, hoạt động dạy và học, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập............................................................................................. 155 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .................................................................... 163 3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tư thục Miền Đông Nam Bộ ........ 164 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm........................................................................... 164 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 164 3.4.3. Phương pháp, cách thức tiến hành ......................................................... 164
- vi 3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 165 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 166 3.5. Thực nghiệm bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ............................. 173 3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp....................................................................... 173 3.5.2. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 174 3.5.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 174 3.5.4. Đối tượng, đia điểm, thời gian thực nghiêm .......................................... 174 3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm .......................................................................... 175 3.5.6. Phương pháp thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm ........................... 175 3.5.7. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm ................................................. 180 3.5.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 183 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 193 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 212 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải nghĩa 1. CT Chỉ tiêu 2. ĐLC Độ lệch chuẩn 3. ĐTB Điểm trung bình 4. NH Nhập học 5. Nxb Nhà xuất bản 6. TH Thứ hạng 7. p./tr. Trang 8. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân biệt giữa đào tạo theo niên chế, học chế học phần và theo học chế tín chỉ ....................................................................................... 42 Bảng 2.1. Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ .................................... 85 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ ......................... 86 Bảng 2.3. Khái quát chung về 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ...... 89 Bảng 2.4. Học hàm, trình độ, độ tuổi và thâm niên công tác của đội ngũ giảng viên ở 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ .................. 90 Bảng 2.5. Mẫu điều tra thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ..... 95 Bảng 2.6. Thống kê quy mô tuyển sinh của các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 .......................................................... 98 Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tự thục miền Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 ............ 99 Bảng 2.8. Ý kiến đánh giá về mức độ vận dụng phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 101 Bảng 2.9. Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác cố vấn học tập trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 102 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các hoạt động học tập theo học chế tín chỉ................................................................. 104 Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ ....................................................... 106 Bảng 2.12. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ......................................................... 107 Bảng 2.13. Đánh giá về công tác quản lí tuyển sinh trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ .................................................................... 109 Bảng 2.14. Đánh giá về công tác lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 112
- ix Bảng 2.15. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 113 Bảng 2.16. Đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá chương trình đào tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ............................................................................................... 115 Bảng 2.17. Đánh giá công tác lập kế hoạch trong quản lí hoạt động dạy và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 116 Bảng 2.18. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện trong quản lí hoạt động dạy và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 118 Bảng 2.19. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí hoạt động dạy và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 120 Bảng 2.20. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động dạy và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 121 Bảng 2.21. Đánh giá công tác lập kế hoạch trong quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................................................................... 122 Bảng 2.22. Đánh giá việc tổ chức thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................................................................... 123 Bảng 2.23. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 124 Bảng 2.24. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 125 Bảng 2.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 126 Bảng 3.1. Kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cố vấn học tập tại trường .................. 149 Bảng 3.2. Bảng quy ước các mức thang đo sử dụng trong xử lí kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 164
- x Bảng 3.3. Thành phần và số lượng cán bộ quản lí, giảng viên /cố vấn học tập .. 166 Bảng 3.4. Hệ số tương quan thứ hạng của biện pháp 5 ....................................... 169 Bảng 3.5. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của năm biện pháp đề xuất ........................................................................................ 171 Bảng 3.6. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................................................................................. 172 Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập ............................ 181 Bảng 3.8. Kết quả bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên năm học 2017-2018 .................................................... 184 Bảng 3.9. Kiểm định Paired Samples Test về mức độ đánh giá năng lực cố vấn học tập trước và sau thực nghiệm ................................................ 185 Bảng 3.10. Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ................................................................................................... 187 Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng của các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ................................................... 188
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quá trình đào tạo tổng thể trong nhà trường ........................................... 40 Hình 2.1. Số lượng sinh viên đại học chính quy 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ................................................................................. 91
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục đại học với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực tri thức, được coi như “nguồn nguyên khí” quốc gia đồng thời có ý nghĩa quyết định đến “vận mệnh” của đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Sứ mệnh này đòi hỏi giáo dục đại học ở nước ta phải chuyển sang phương thức đào tạo có tính mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu người học về thời gian, năng lực cũng như đáp ứng thị trường lao động với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các trường đại học cải tiến học chế học phần để có học chế học phần triệt để hơn, tiến tới áp dụng hoàn toàn phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM là trường đầu tiên triển khai phương thức đào tạo này. Một phương thức được khởi xướng từ Viện Đại học Harvard, Hoa Kì vào năm 1872, và sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mĩ và thế giới. Triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học vừa thừa kế các đặc điểm dạy học ở bậc đại học nói chung vừa phải phát huy các yếu tố tích cực là theo quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm” trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ nói riêng. Đồng thời, sinh viên sẽ có nhiều khả năng lựa chọn chương trình đào tạo. (Đặng Xuân Hải, 2013, tr.51) Phương thức đào tạo này đã được đưa vào Luật Giáo dục, bắt buộc các trường đại học phải triển khai. Ở Khoản 4 trong Điều 8. Chương trình giáo dục của Luật Giáo dục đã xác định “Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.” (Luật Giáo dục, 2019) Nhằm thực hiện Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dưới đây là quy chế, quyết định mới nhất: Quy chế về Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- 2 Khi triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp không ít khó khăn, trong đó có yếu tố quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Gần 10 năm trở lại đây, có nhiều công trình nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ như luận án của các tác giả Nguyễn Mai Hương (2011), Cao Thị Châu Thủy (2016), Trần Văn Chương (2016) và Vũ Thị Hòa (2016). Cả bốn luận án đều chỉ ra những hạn chế trong quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Tiêu biểu, trong luận án “Quản lí quá trình đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của Cao Thị Châu Thủy đã xác định hạn chế thuộc về nhiệm vụ, công việc các chủ thể thực hiện: “Các vị trí quản lí cấp trên như ban giám hiệu và ban chủ nhiệm khoa, trưởng phó các phòng ban chưa có những phương hướng, kế hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo các chủ thể cấp dưới thực hiện như ở công tác cố vấn, tư vấn, kiểm tra đánh giá quá trình; Còn thiếu các quy trình, quy định, công cụ quản lí cụ thể trong quá trình thực hiện, dẫn tới các hoạt động quản lí của các chủ thể chưa thực sự có hiệu quả và tạo sự thống nhất trong công việc; Hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể ở mỗi khía cạnh quản lí đào tạo, chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở vị trí cố vấn, tư vấn học tập và kiểm tra - đánh giá quá trình. Phần lớn các chủ chể chưa coi trọng hoạt động kiểm tra - đánh giá quá trình dẫn đến thiếu sự thay đổi, đổi mới trong công việc, nên hiệu quả công việc chưa cao.” (tr.118) Những hạn chế này cho thấy thực tiễn của công tác quản lí thực chất chỉ là “bình cũ rượu mới” trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực chất này cũng xảy ra ở các trường đại học tư thục, điển hình là ở Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, đào tạo theo học chế tín chỉ được triển khai từ năm 2011, nhưng sau 6 năm thực hiện vẫn còn những tồn tại chính như: 1) Chương trình đào tạo (CTĐT): Số lượng các học phần tự chọn còn ít do nguồn lực giảng viên (GV) của nhà trường chưa phong phú. Tính chất đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu xã hội của một vài CTĐT chưa cao. Trường chưa tổ chức được các hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến đóng góp về CTĐT từ các Sở Giáo dục, nhà tuyển dụng lao động, các cựu sinh viên. Trường chưa tạo được nhiều sự liên thông ngang giữa các học phần giữa Trường với nhiều trường khác có đào tạo cùng ngành, khối ngành trên cả nước. Tính linh
- 3 hoạt ở một số CTĐT khi chuyển đổi còn chưa cao. 2) Hoạt động đào tạo: Chưa thành lập được đơn vị độc lập làm công tác khảo thí chung cho toàn trường; các viện tổ chức thi chưa đồng bộ về tổ chức, chưa tiết kiệm được nguồn lực, kinh phí. Còn nhiều học phần tổ chức thi theo hình thức tự luận nên chưa bao quát hết được các nội dung chương trình, chưa thực sự khách quan, kết quả còn phụ thuộc vào người đánh giá. 3) Đội ngũ cán bộ quản lí, GV và nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lí mới được bổ nhiệm hầu hết đều có khả năng chuyên môn, tuy nhiên kĩ năng quản lí, điều hành ở một vài đơn vị chưa theo kịp yêu cầu. Đội ngũ GV, mặc dù đủ số lượng tuy nhiên cơ cấu ngành chưa phù hợp, vẫn còn tình trạng có GV dạy nhiều giờ trong khi một số khác không đủ giờ chuẩn theo quy định. (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, 2017) Từ những tồn tại này có thể thấy chương trình đào tạo của trường chưa thỏa mãn đào tạo theo học chế tín chỉ và nhà trường chưa quan tâm đến chuyên môn của GV phù hợp với ngành nghề đào tạo. Đồng thời, nhà trường vẫn chưa chú trọng công tác cố vấn học tập, đây là một trong những đặc điểm cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ, nhưng trong bản “Báo cáo tự đánh giá” của trường không có tiêu chí hay đề cập đến công tác này. Những tồn tại tương tự như vậy cũng đang hiện hữu ở Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Theo số liệu thống kê đến tháng 11 năm 2017 của Trường, có 158 GV cơ hữu, trong đó chỉ có 53% GV ở trình độ thạc sĩ trở nên và 3593 SV, HS hệ chính qui. (Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương, 2017). Vì vậy, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ như là biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại nên bắt buộc các trường phải thực hiện. Do đó, nghiên cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ là cấp bách và cần thiết. Trên cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học tín chỉ hay hệ thống tín chỉ, tác giả luận án nghiên cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ bằng tiếp cận thành tố của đào tạo theo học chế tín chỉ kết hợp với chức năng quản lí. Hoàn thành luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lí và triển khai thành công đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ, cũng như thực hiện tốt chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục đại học Việt Nam.
- 4 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục và điều tra thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Xác định cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học; - Điều tra thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở miền Đông Nam Bộ; - Đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ; - Thực nghiệm một biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong năm trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ: Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu; Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Quản lí đào tạo trong nhà trường theo Nguyễn Đức Trí (2010, tr.56) bao gồm 6 nội dung, trong luận án chỉ tập trung vào 4 nội dung: quản lí tuyển sinh; quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; quản lí việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. - Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát 5 trường ở TP HCM và 3 tỉnh, trong đó: TP HCM gồm Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khảo sát tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu; Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương đại diện cho tỉnh Bình Dương; và tỉnh Đồng Nai là Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. - Về chủ thể quản lí: Có nhiều đối tượng cùng tham gia quản lí đào tạo, luận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 348 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 326 | 63
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 306 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 263 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 278 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học
216 p | 226 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 192 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 167 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội
244 p | 215 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 148 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 167 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 239 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn