intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chất lượng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận bảo đảm chất lượng của AAOU

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

26
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu luận án là nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo từ xa tại các trường ĐH có tổ chức đào tạo từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của hiệp hội các trường ĐH Mở châu Á (AAOU), nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo từ xa và các tiêu chuẩn thực hiện BĐCL đào tạo từ xa theo tiếp cận khung BĐCL của AAOU, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo từ xa theo mô hình này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chất lượng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận bảo đảm chất lượng của AAOU

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ SA KỲ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ SA KỲ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Văn Trinh 2. TS Lê Đông Phƣơng Hà Nội, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Đỗ Sa Kỳ
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1. AAOU Hiệp hội các trƣờng đại học Mở Châu Á 2. COL Tổ chức học tập khối thịnh vƣợng 3. BĐCL Bảo đảm chất lƣợng 4. ĐH Đại học 5. ĐT Đào tạo 6. ĐTĐHTX Đào tạo đại học từ xa 7. ĐTTX Đào tạo từ xa 8. GD Giáo dục 9. GDĐH Giáo dục đại học 10. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 11. GDM&TX Giáo dục mở và từ xa 12. GV Giảng viên 13. GDTX Giáo dục từ xa 14. VD Ví dụ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu........................................................................3 4.1 Khách thể nghiên cứu..................................................................................3 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................3 5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................3 6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu ............................................................ 3 6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát ...................................................................4 6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ..................................................................4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................4 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ..................................................... 4 7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...................................................5 7.3. Nhóm phƣơng pháp thống kê toán học ...................................................... 5 8. Những luận điểm bảo vệ........................................................................................ 5 9. Đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 6 10. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU ................... 7 1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................. 7 1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo đại học từ xa .................................................7 1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học từ xa theo khung Bảo đảm chất lƣợng .......................................................................................................12 1.1.3 Kết luận chung và các vấn đề cần giải quyết ......................................17 1.2 Một số vấn đề lý luận về đào tạo từ xa .............................................................. 18 1.2.1 Khái niệm đào tạo từ xa .........................................................................18 1.2.2. Thuật ngữ liên quan đến đào tạo từ xa ..................................................20 1.2.3. Đặc điểm đào tạo đại học từ xa .......................................................... 27
  6. 1.2.4 Các hình thức đào tạo đại học từ xa ....................................................... 30 1.2.5. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của đào tạo đại học từ xa .............................. 32 1.2.6. Một số lý thuyết về đào tạo từ xa .......................................................... 34 1.3 Quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX theo tiếp cận bảo đảm chất lƣợng của AAOU.....40 1.3.1. Các khái niệm ....................................................................................... 40 1.3.2. Chất lƣợng và chu trình quản lý chất lƣợng PDCA .............................. 42 1.3.3. Mô hình Bảo đảm chất lƣợng của AAOU ............................................45 1.3.4. Nội dung quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX theo mô hình AAOU ............48 1.4. Các yếu tố tác động đến đào tạo và quản lý chất lƣợng đào tạo từ xa .............51 1.4.1. Tác động của môi trƣờng bên ngoài...................................................... 51 1.4.2. Tác động của môi trƣờng bên trong .................................................... 53 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................55 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU 56 2.1 Khái quát về đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam ................................................56 2.1.1 Bối cảnh phát triển đào tạo từ xa ở Việt Nam .......................................56 2.1.2 Lịch sử phát triển đào tạo từ xa và mô hình đại học Mở ở Việt Nam ...58 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam .....58 2.2.1. Giới thiệu nghiên cứu thực trạng .......................................................... 58 2.2.2 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam 60 2.2.3 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận khung Bảo đảm chất lƣợng của AAOU .................... 64 2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam .........................................................................................................88 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lƣợng đào tạo từ xa ............................... 89 2.3.1. Sự phát triển của đào tạo từ xa trên thế giới..........................................89 2.3.2. Bảo đảm chất lƣợng trong đào tạo đại học từ xa...................................92 2.3.3. Bảo đảm chất lƣợng trong lĩnh vực hỗ trợ ngƣời học của đại học Mở Sukhothai Thammathirat (STOU), Thái Lan ..................................................98 2.3.4. Bảo đảm chất lƣợng trong lĩnh vực hỗ trợ ngƣời học của đại học Mở Indonesia Đại học Universitas Terbuka (UT) ...............................................103 2.3.5. Bài học cho Việt Nam .........................................................................106
  7. Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................108 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU 109 3.1 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp.........................................................................109 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................109 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .........................................................109 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .......................................................109 3.2 Các nhóm giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam ...110 3.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng mô hình hệ thống bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận bảo đảm chất lƣợng của AAOU .......................................................................................................................110 3.2.2 Nhóm giải pháp về đổi mới quản lý hệ thống bảo đảm chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ..................................................................................................118 3.2.3 Nhóm giải pháp về đổi mới các dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống bảo đảm chất lƣợng và quản lý chất lƣợng trong đào tạo đại học từ xa ..............124 3.2.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp ...........................................................132 3.3 Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của nhóm giải pháp ............................132 3.3.1. Trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp ...............................................................................................................133 3.3.2. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của từng nhóm giải pháp .......................................................................................................................134 3.3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá các giải pháp ...........................................147 3.4. Thử nghiệm một giải pháp .............................................................................149 3.4.1. Mục đích, giới hạn, phƣơng pháp, tiến trình thử nghiệm ...................149 3.4.2. Kết quả thử nghiệm .............................................................................150 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................153 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 154 1. Kết luận..............................................................................................................154 2. Kiến nghị ...........................................................................................................155 2.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo ..........................................................................155 2.2 Đối với các cơ sở đào tạo đại học có hệ đào tạo từ xa ............................156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................ 157
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 158 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 165 PHIẾU KHẢO SÁT ..............................................................................................174 PHIẾU KHẢO NGHIỆM ......................................................................................182
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. So sánh ĐH siêu cỡ và ĐH nghiên cứu truyền thống ......................................24 Bảng 1.2. So sánh ĐTTX và dạy học truyền thông ......................................................... 29 Bảng 1.3. Mô hình lý thuyết các giai đoạn quản lý chất lƣợng ĐTTX theo tiếp cận PDCA ............................................................................................................................... 43 Bảng 1.4. Khung BĐCL của AAOU ................................................................................46 Bảng 2.1. Mô tả cách tính điểm của phiếu hỏi .................................................................60 Bảng 2.2. Số lƣợng tuyển sinh các ngành có số lƣợng tuyển sinh cao nhất của ĐTTX từ năm 2013 -2015, thống kê 14 trƣờng có ĐTTX .............................................................. 62 Bảng 2.3. Giá trị trung bình mức độ thực hiện các tiêu chí BĐCLĐTTX ....................... 64 Bảng 2.4. Giá trị trung bình mức độ hiệu quả của việc các tiêu chí BĐCL ĐTTX .........68 Bảng 2.5. Mức độ đồng ý các nhận định liên quan đến ĐTTX .......................................80 Bảng 2.6. Giá trị trung bình các nhận định liên quan đến ĐTĐHTX tại Việt Nam ........82 Bảng 2.7. Đặc điểm của cơ quan kiểm định BĐCL tại 11 quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á 94 Bảng 2.10. Các thành tố BĐCLvà số lƣợng hƣớng dẫn BĐCL tại UT .........................105 Bảng 3.1. Tổng hợp các kết quả đánh giá giải pháp ......................................................148 Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và GV về các hoạt động thực nghiệm ..151 Bảng 3.3. Ý kiến đánh giá của ngƣời học về các hoạt động thực nghiệm .....................152 Hình 1.1. Mô hình hàm thụ .............................................................................................. 31 Hình 1.2. Mô hình đa phƣơng tiện ................................................................................... 31 Hình 1.3 Mô hình qua mạng Internet ...............................................................................32 Hình 1.4.Chu trình PDCA ................................................................................................ 42 Hình 1.5. Cải tiến chất lƣợng liên tục với PDCA ............................................................ 42 Hình 1.6. Quá trình bảo đảm chất lƣợng ĐT từ xa .......................................................... 54 Hình 2.1. Đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí xây dựng quy hoạch ĐTTX ..............71 Hình 2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả các tiêu chí phản ánh xây dựng quy hoạch ĐTTX ..72 Hình 2.3. So sánh giá trị trung bình mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các tiêu chí phản ánh lập quy hoạch ĐTTX ..................................................................................73 Hình 2.4. Mức độ thực hiện các tiêu chí liên quan đến tổ chức thực hiện quản lý ĐTTX.74 Hình 2.5. Mức độ hiệu quả các tiêu chí liên quan đến tổ chức thực hiện quản lý ĐTTX ..74 Hình 2.6. So sánh giá trị trung bình các tiêu chí liên quan đến tổ chức thực hiện quản lý ĐTTX ............................................................................................................................... 75 Hình 2.7. Mức độ thực hiện các tiêu chí liên quan đến kiểm tra đánh giá ĐTTX ...........76 Hình 2.8. Mức độ hiệu quả các tiêu chí liên quan đến kiểm tra đánh giá ĐTTX ............77 Hình 2.9. So sánh giá trị trung bình các tiêu chí liên quan đến kiểm tra đánh giá ĐTTX .77 Hình 2.10. Mức độ thực hiện các tiêu chí hành động ...................................................... 78 Hình 2.11. Mức độ hiệu quả các tiêu chí hành động ....................................................... 78 Hình 2.12. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hành động ..........................................79 Hình 2.13. Khó khăn của ngƣời học hệ ĐTTX và hệ quả của chúng .............................. 86 Hình 2.14 Mối quan hệ giữa BĐCL bên trong và bên ngoài ...........................................99 Hình 2.15 Tích hợp mô hình quản lý chất lƣợng tổng hợp trong hệ thống BĐCL của STOU 102 Hình 3.1 Tính cấp thiết của nhóm giải pháp về xây dựng hệ thống BĐCL ...................134 Hình 3.2. Tính khả thi của giải pháp về xây dựng hệ thống BĐCL ..............................136 Hình 3.3. Tính cấp thiết của nhóm giải pháp Đổi mới quản lý hệ thống BĐCL ĐTĐHTX ........................................................................................................................................140
  10. Hình 3.4. Tính khả thi của nhóm giải pháp Đổi mới quản lý hệ thống BĐCL ĐTĐHTX ........................................................................................................................................140 Hình 3.5. Tính cấp thiết của nhóm giải pháp về cung cấp dịch vụ hỗ trợ .....................144 Hình 3.6 Tính khả thi của nhóm giải pháp về cung cấp dịch vụ hỗ trợ .........................145
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam đã khẳng định rằng: “Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một đột phát chiến lƣợc, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đầu tƣ cho giáo dục (GD) là đầu tƣ phát triển” [17]. Để phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực, đầu tiên là phát triển chất lƣợng GDĐT đặc biệt là GDĐH. Do đó, cải thiện chất lƣợng ĐT là mục tiêu cốt lõi mà mọi trƣờng ĐH đều hƣớng tới. Trong những năm qua, GDĐH trong nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định tuy nhiên, chất lƣợng GDĐT vẫn chƣa xứng với yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập toàn cầu, và vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nƣớc có nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chất lƣợng GD thấp là do sự bất cập trong khâu quản lý GD và ĐT. Nói cách khác, quản lý chất lƣợng ĐT là thành tố quan trọng, đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao chất lƣợng ĐT của cơ sở GDĐH. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo”, trong đó có việc “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo”, “coi trọng quản lý chất lƣợng” [12]. Giáo dục từ xa ra đời tính từ thời điểm ĐH Mở Anh quốc thành lập những năm đầu thập niên 60. Đến nay, GDTX đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới với sự ra đời hàng loạt các trƣờng ĐH Mở tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hình thức ĐTTX đang ngày trở nên phổ biến với sự hình thành của các Trƣờng ĐH Mở, đồng thời nhiều trƣờng ĐH cũng mở thêm hệ ĐTTX nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của ngƣời học tạo tiền đề cho việc phát triển một xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức - một xu thế phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô của ĐTTX đặt ra câu hỏi về vấn đề quản lý chất lƣợng ĐT. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt, tạo nên uy tín của các cơ sở GDĐH. Tại các quốc gia khác nhau, chính sách và quy chế về kiểm định và Bảo
  12. 2 đảm chất lƣợng đƣợc quy định khác nhau. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có bộ công cụ dành riêng cho ĐT mở và từ xa. Trong đó Việt Nam xếp vào nhóm chƣa có bộ công cụ dành riêng kiểm định chất lƣợng đào tạo mở và từ xa. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến quản lý chất lƣợng ĐT đặc biệt là ĐTTX tại nƣớc ta còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong bối cảnh COVID-19 đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, ĐTTX từ đó đƣợc sử dụng trong rất nhiều cơ sở GDĐH tuy nhiên hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX của các trƣờng ĐH ngày càng bộc lộ rõ những khiếm khuyết của mình. Nguyên nhân là ĐTTX có những đặc thù riêng có khác với ĐT trực tiếp, nhƣng hiện nay hầu hết tại các trƣờng ĐH tại Việt Nam, việc quản lý các hình thức ĐT gần nhƣ giống nhau từ đó dẫn đến nhiều bất cập trong khâu quản lý chất lƣợng từ khâu tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo cho đến kết thúc khóa học và tốt nghiệp. Do đó, rất cần một hệ thống quản lý chất lƣợng riêng cho hệ ĐTTX đảm bảo tính toàn diện, tính khả thi và tính phù hợp. Mô hình quản lý chất lƣợng theo khung BĐCL của AAOU là mô hình đƣợc đánh giá tốt nhất về tính ứng dụng trong các cơ sở GDĐH và đƣợc sử dụng tại nhiều quốc gia châu Á nhƣ Thái Lan, Malaysia, Philippines. Đây là những quốc gia có điều kiện về GD và ĐT tƣơng tự giống Việt Nam nhƣng họ đã đạt đƣợc những thành tựu tiên tiến trong ĐT nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng ĐT, đặc biệt là ĐTTX. Do đó, nghiên cứu mô hình BĐCL của AAOU áp dụng vào thực tiễn thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX ở Việt Nam là vô cùng cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX tại các trƣờng ĐH có tổ chức ĐTTX ở Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của hiệp hội các trƣờng ĐH Mở châu Á (AAOU), nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX và các tiêu chuẩn thực hiện BĐCL ĐTTX theo tiếp cận khung BĐCL của AAOU, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lƣợng ĐTTX theo mô hình này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Xây dựng cơ sở lý luận và thang đo quản lý chất lƣợng ĐTTX theo tiếp cận khung ĐBCL của AAOU;
  13. 3 - Khảo sát thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX tại các trƣờng ĐH có tổ chức ĐTTX ở Việt Nam; - Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX và các tiêu chuẩn thực hiện BĐCL ĐTTX theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; Khảo nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng ĐTTX theo khung ĐBCL của AAOU đã đề xuất. 4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Chất lƣợng ĐTTX trình độ ĐH. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX theo tiếp cận BĐCL của AAOU. 5. Giả thuyết khoa học Với đặc trƣng về sự giãn cách về khoảng cách giữa ngƣời học và ngƣời dạy, hình thức ĐTTX đang chiếm ƣu thế trong các cơ sở GDDH đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, vấn đề quản lý chất lƣợng ĐTTX trở thành mối quan tâm của các trƣờng ĐH. Tại Việt Nam, ĐTTX từ hình thức ĐT ít đƣợc sử dụng đã trở thành hình thức bắt buộc sử dụng kể từ khi bùng phát dịch bệnh COVID-19. Những hạn chế, bất cập trong quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ngày càng bộc lộ rõ và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đặc biệt là hệ thống quản lý chất lƣợng đảm bảo tính đồng bộ, tính cập nhật và tính khả thi. Để khắc phục những hạn chế này, đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý chất lƣợng ĐTTX tại một số cơ sở ĐT ĐH có hệ từ xa tại Việt Nam theo mô hình ĐBCL của AAOU. Từ đó, luận án chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân, tạo cơ sở đề xuất giải pháp khắc phục một số hạn chế trong quản lý chất lƣợng GDTX tại Việt Nam thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX theo tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở mô hình BĐCL của AAOU. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu của luận án, do điều kiện thời gian và quy mô, chúng tôi chỉ nghiên cứu chất lƣợng đào tạo ĐHTX của một số cơ sở ĐT ở Việt Nam theo tiếp cận khung BĐCL của AAOU.
  14. 4 6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát Luận án khảo sát những đối tƣợng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm: Hiệu trƣởng, Giám đốc Trung tâm ĐTTX, Trƣởng đơn vị BĐCL của các trƣờng, Trƣởng khoa của các ngành/chuyên ngành có ĐTTX của các trƣờng, các GV, Trƣởng đơn vị có liên kết ĐTTX với các trƣờng, đơn vị sử dụng nguồn nhân lực ĐTTX, ngƣời học đang theo học ĐTTX và ngƣời học đã tốt nghiệp. 6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu gồm: Trƣờng ĐH Mở TP.HCM, Trƣờng ĐH Mở Hà Nội và một số trƣờng ĐH có tổ chức hệ ĐTTX ở Việt Nam nhƣ Trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội, ĐH Huế. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án để xây dựng khung lý luận của đề tài, nhƣ khái niệm BĐCL trong ĐTTX, vai trò, các khái niệm có liên quan, khung BĐCL ĐH từ xa và quy trình quản lý BĐCL ĐH từ xa. 7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Phƣơng pháp phân loại lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án để sắp xếp các tài liệu khoa học liên quan đến ĐTTX thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hƣớng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của luận án, giúp phát hiện các quy luật phát triển của ĐTTX, từ đó dự đoán đƣợc các xu hƣớng phát triển và đƣa ra đề xuất để Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX theo AAOU. Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết đƣợc dùng để sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng khung Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX của Việt Nam theo AAOU) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới về Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX đầy đủ và sâu sắc hơn. 7.1.3 Phương pháp sơ đồ (graph) Phƣơng pháp sơ đồ (graph) đƣợc sử dụng trong luận án để mô tả các thành tố, quá trình vận hành của ĐTTX cho phép hình dung một cách trực quan các mối
  15. 5 liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình ĐTĐHTX. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi Để mô tả đƣợc thực trạng quản lý BĐCLĐT từ xa của Việt Nam, tác giả thiết kế bộ phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý các trƣờng, các khoa có ĐTTX với các thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các biện pháp quản lý chất lƣợng ĐTTX, mức độ thực hiện các tiêu chí BĐCL ĐTTX của các cơ sở GDĐH theo khung BĐCL của AAOU. 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu (In-depth Interview) Phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để thu thập thông tin định tính về những quan điểm, nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý các cơ sở, các đơn vị có ĐTTX của các trƣờng ĐH về thực trạng BĐCL và thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX của các cơ sở. 7.2.3 Phương pháp quan sát Phƣơng pháp quan sát kết hợp với khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, và đặc biệt là hỗ trợ cho phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình (case study) để đạt hiệu quả cao hơn. 7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng nhằm mô tả thực trạng BĐCL và thực trạng quản lý BĐCL ĐTTX của các cơ sở GDĐH. Các số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS 22.0) với phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. Các chỉ số sau đƣợc sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: - Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng ý kiến và của từng nhân tố; - Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số xung quanh giá trị trung bình; - Phân tích thống kê suy luận. 8. Những luận điểm bảo vệ Luận án cần bảo vệ 3 luận điểm chính nhƣ sau: (1) Quản lý chất lƣợng đóng vai trò quyết định đến thành công của đào tạo
  16. 6 ĐHTX. Tiếp cận theo khung BĐCL của AAOU để quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX là cách tiếp cận phù hợp, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. (2) Thực trạng quản lý ĐTĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận ĐBCL của AAOU còn bộc lộ nhiều những hạn chế nhất định, đặc biệt là về tiêu chí, quy trình, tổ chức quản lý ĐT, cách thức triển khai, điều kiện đảm bảo tại một số cơ sở GDĐH. (3) Xây dựng mô hình hệ thống BĐCL đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; Đổi mới quản lý hệ thống BĐCL đào tạo ĐHTX; Đổi mới các dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống BĐCL và QLCL trong đào tạo ĐHTX là những nhóm giải pháp căn bản để quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam hiện nay. 9. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: (1) Luận án làm rõ nội hàm của khung lý thuyết về quản lý đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; (2) Luận án đã đóng góp khung lý thuyết về quản lý đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU. - Về thực tiễn: (1) Luận án đã khảo sát, phân tích đánh giá đƣợc thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; (2) Luận án đã đề xuất đƣợc hệ thống nguyên tắc và giải pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn để quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU nhằm nâng cao chất lƣợng ĐTĐHTX. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chƣơng:  Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ĐHTX theo tiếp cận BĐCL của AAOU.  Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU.  Chƣơng 3: Các giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU.
  17. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU 1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo đại học từ xa Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu bàn về đào tạo ĐHTX đã ra đời. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án chúng tôi quan tâm đến hai xu hƣớng chính: nghiên cứu về lịch sử ra đời của ĐTĐHTX, nghiên cứu các vấn đề về chất lƣợng ĐTTX. Xu hướng thứ nhất, nghiên cứu về lịch sử ra đời, đặc điểm và vai trò của đào tạo ĐHTX Ở xu hƣớng này, các nhà nghiên cứu quan tâm đến quá trình ra đời với nguyên nhân, hình thức và vai trò của ĐTTX. Vai trò đƣợc nhấn mạnh nhiều nhất của đào tạo ĐHTX là góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển học tập suốt đời. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phẳng. Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 kéo gần khoảng cách giữa các quốc gia, khu vực, ĐTTX lại càng thể hiện vai trò của mình. Đào tạo ĐHTX xuất phát từ Vƣơng quốc Anh. ĐH Mở Anh quốc đƣợc thành lập dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi: "Mở cho ngƣời học, mở về địa điểm, mở về phƣơng pháp và mở về ý tƣởng” (Open to People, open to Places, open to Methods and open to Ideas). Tính chất “mở” nhấn mạnh sự linh hoạt của hệ thống, giảm thiểu những rào cản đối với ngƣời học do yếu tố tuổi tác, địa điểm, thời gian và tình trạng kinh tế. Qua hơn bốn thập niên phát triển tính từ thời điểm ĐH Mở Anh Quốc ra đời năm 1963 đến nay hình thức GD mở và từ xa đã có những bƣớc tiến đáng kể. ĐTTX đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống liên kết GD toàn cầu, tạo ra cơ hội học tập với các hình thức học tập linh hoạt, dễ tiếp cận đối với mọi tầng lớp nhân dân của nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa mà yêu cầu về nâng cao dân trí, ĐT nguồn nhân lực cho các quốc gia để hội nhập với nền kinh tế thế giới là rất cấp thiết. ĐH mở đƣợc hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của ĐTTX. Đây là mô hình đƣợc thiết kế để tạo cơ hội học tập cho từng cá nhân, mang tính phù hợp cao. Nó đòi hỏi một mạng lƣới văn phòng khu vực và hệ thống trung tâm học tập ở địa phƣơng, tập trung quản lý, cấu trúc hệ thống và vận hành ở tầng vĩ mô, và cần vốn đầu tƣ ban đầu cao. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 44 ĐH, mỗi trƣờng có tối thiểu 100.000 học viên và đƣợc gọi là các siêu ĐH. Trong số này, 18 siêu ĐH ở Châu Á, riêng ở Ấn Độ có 7 siêu ĐH với tổng học viên khoảng 2,938 triệu. Wikipedia cũng lên danh
  18. 8 sách 7 ĐH Mở Châu Á trong 10 siêu ĐH lớn nhất trên thế giới. Trong đó, ĐH Phát thanh Truyền hình Trung ƣơng Trung Quốc, với khoảng 2 triệu học viên, đứng đầu trong danh sách, mặc dù về mặt kỹ thuật, đó là sự kết hợp của các cơ sở GD riêng biệt. Loại hình trƣờng ĐH Mở mới hình thành cách đây hơn 30 năm qua, bắt đầu với ĐH Mở Vƣơng Quốc Anh thành lập năm 1969. Khác với loại hình trƣờng ĐH truyền thống, loại hình ĐH mở không tổ chức thi tuyển đầu vào, mà chỉ xét tuyển những ngƣời tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tƣơng đƣơng. Loại hình ĐH mở ra đời để đáp ứng nhu cầu học ĐH thƣờng xuyên và suốt đời của đông đảo ngƣời dân. Loại hình ĐH mở đi liền với sự phát triển quy mô lớn, cung cấp GDĐH bằng phƣơng thức từ xa là chủ yếu. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi trƣờng ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mô hình hàm thụ và/ hoặc mô hình đa phƣơng tiện và/ hoặc mô hình qua internet chiếm ƣu thế [1]. Với mục tiêu xây dựng một “xã hội học tập”, Hoa Kỳ luôn khuyến khích thúc đẩy công tác ĐTTX. Trong những năm gần đây, nhiều trƣờng ĐH hàng đầu thế giới (Harvard, Stanford, MIT, Berkeley, Maryland, Georgetown, Georgia Tech…) đều đồng loạt triển khai các hình thức ĐTTX. Nghiên cứu của tổ chức Sloan Consortium năm 2012 chỉ ra rằng 77% lãnh đạo các trƣờng ĐH ở Mỹ đồng nhất quan điểm học trực tuyến “ngang bằng hoặc tốt hơn” học truyền thống. Bên cạnh đó, khảo sát của U.S. Higher Education News năm 2016 cho thấy rằng khoảng 5.8 triệu sinh viên đăng ký các khóa học từ xa vào mùa thu năm 2014, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trƣớc [78]. Ngoài ra, theo IES ƣớc tính có tổng cộng 12,2 triệu ngƣời đăng ký học các khóa học từ xa. Cùng với sự gia tăng về số lƣợng, chất lƣợng ĐTTX ở Hoa Kỳ cũng đƣợc nâng cao. Xã hội hóa GD đƣợc thực hiện mạnh mẽ qua quá trình này. Trải qua thời gian phát triển cùng với những tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, cùng những ý tƣởng, những kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá trình phát triển đến nay hệ thống GDM&TX ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng khái niệm “mở” theo cách hiểu trƣớc đây. Một số ĐH mở còn “mong ƣớc” bổ sung thêm nguyên tắc "mở về chƣơng trình học” (open curriculum), tức là cho phép học sinh/sinh viên tự thiết kế chƣơng trình học để có thể có "văn bằng mong muốn”. Khái niệm “mở” đƣợc hiểu rộng hơn đó là việc xây dựng nguồn tài nguyên GD, mở phong phú hơn, xây dựng các khóa học mở đại chúng. Đây đƣợc xem là xu thế phát triến của GDM&TX trên thế giới hiện nay. Peter đã chỉ ra một trong những vai trò quan trọng của ĐTTX là nhằm gia tăng chỉ số hạnh phúc. Chỉ số hạnh phúc này đƣợc nhân rộng theo lứa tuổi, không dừng lại ở những ngƣời trong độ tuổi đi học mà loại bỏ hoàn toàn giới hạn độ tuổi.
  19. 9 Hình thức ĐT này thỏa mãn đƣợc các nhu cầu khác nhau của mọi lứa tuổi [66]. Tại Việt Nam, nghiên cứu về đào tạo từ xa tập trung nghiên cứu về tình hình triển khai đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và các điều kiện đảm bảo nhƣ cơ sở vật chất, học liệu, khó khăn và thuận lợi trong đào tạo từ xa. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đang có những diễn biến phức tạp, đào tạo từ xa, học trực tuyến đang phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong GD và ĐT. Tác giả Phạm Phƣơng Tâm (2013) đã nghiên cứu về Một số khó khăn trong đào tạo từ xa ở trường đại học Cần Thơ đăng trên tạp chí khoa học trƣờng đại học Cần Thơ. Đứng trên quan điểm đào tạo từ xa đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm, phát triển và mở rộng, trƣờng đại học Cần Thơ đã thực hiện công tác đào tạo từ xa ở trƣờng nhiều năm nhƣng vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong công tác đào tạo. Từ thực tế đó, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lƣợng đào tạo hệ từ xa tại trƣờng đại học Cần Thơ nói riêng và các cơ sở đào tạo đại học trong nƣớc nói chung. Bài viết đào tạo từ xa đáp ứng nhu cẩu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long của Phạm Phƣơng Tâm (2014) đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục đánh giá cao vai trò của đào tạo từ xa đối với việc đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời dân, góp phần đào tạo nhân lực trình độ đại học góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ đó, tác giả làm rõ mối quan hệ giữa đào tạo từ xa và nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ đại học căn cứ vào tình hình thực tế tại đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019, bài viết Hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning tại trường đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu đánh giá và kiến nghị của tác giả Huỳnh Đệ Thủ đã giới thiệu về hệ thống đào tạo e-learning và các mô hình trong đào tạo trực tuyến, đƣa ra đánh giá, nhận xét về hệ thống đào tạo trực tuyến trong trƣờng đại học kinh tế - tài chính TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên tình hình thực tế tại trƣờng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của đào tạo trực tuyến của nhà trƣờng. Xu hướng thứ hai, nghiên cứu về chất lượng đào tạo ĐHTX Ở xu hƣớng này, các tác giả quan tâm nhiều đến vấn đề BĐCL đào tạo ĐHTX. Xây dựng, lựa chọn và áp dụng khung BĐCL phù hợp với thực tế ĐTTX của cơ sở ĐT là điều đƣợc các nhà nghiên cứu bàn thảo. Sự phát triển của ĐTTX đã đặt ra câu hỏi lớn về vấn đề chất lƣợng. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, BĐCL trong ĐTTX thu hút đƣợc sự quan tâm của các cơ sở ĐT, các cơ quan hữu quan và các chuyên gia của nhiều nƣớc trên thế giới. Từ đó, các cơ sở ĐT bắt đầu định nghĩa và định hƣớng lại sứ mệnh và tầm nhìn của mình nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lƣợng. Hiện nay, BĐCL đã trở thành
  20. 10 yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc phát triển và văn hóa của các cơ sở ĐTTX. Nhiều tổ chức đã ban hành khung BĐCL nhằm tạo ra bộ tiêu chuẩn chung đánh giá các cơ sở GD trong đó có thể kể đến khung BĐCL của hiệp hội các trƣờng ĐH Mở châu Á (Asian Association of Open Universities - AAOU) hay khung BĐCL của khối thịnh vƣợng chung về học tập (Commonwealth of Learning - COL),… Các tổ chức có liên quan tìm kiếm trách nhiệm giải trình trong GDĐH đã thúc đẩy các chính phủ thành lập các cơ quan kiểm định và BĐCL. Các cơ quan nhƣ mạng lƣới BĐCL châu Âu (ENQA), mạng lƣới quốc tế các cơ quan BĐCL cho GDĐH (INQAAHE) và UNESCO cùng hợp tác và chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn chất lƣợng và các tấm gƣơng điển hình. Năm 1996, Victor S. K. Lee tiến hành nghiên cứu về BĐCL tại Viện ĐH Mở Hong Kong. Bài viết Quality assurance at the open learning Institute of Hong Kong [76] đã thảo luận về tình trạng chảy máu chất xám cũng nhƣ những tác động tích cực của sự phát triển kinh tế Hong Kong. Khi quy mô GDĐH đƣợc mở rộng, các vấn đề liên quan đến BĐCL đƣợc chú trọng. Do đó, cơ chế BĐCL của Viện ĐH Mở Hong Kong đƣợc đề cập cụ thể ở cấp độ chƣơng trình và khóa học. Bài báo The practice of a quality assurance system in open and distance learning: a case study at Universitas Terbuka Indonesia (the Indonesia open university) của tác giả Tian Belawati và Amin Zuhairi viết về kinh nghiệm của ĐH Mở Indonesia (UT), trƣờng ĐH tiên phong trong thực hiện chiến lƣợc BĐCL với cƣơng lĩnh: “Chúng ta viết những điều chúng ta làm. Chúng ta làm những gì ta viết. Chúng ta kiểm tra. Chúng ta cải thiện không ngừng” [77]. Theo đó, BĐCL không phải hành động ngắn hạn mà là chiến lƣợc quan trọng dài hơi của UT. Tác giả Angela D. Benson trong bài viết Dimensions of quality in online degree programs đăng trên tạp chí The American Journal of distance education đã tìm ra nhiều ý nghĩa khác nhau của chất lƣợng dựa trên góc nhìn của các bên liên quan đến quá trình xây dựng chƣơng trình ĐT cấp văn bằng trực tuyến của một trƣờng ĐH có ĐTTX và các tác động của chúng đến kết quả của các chƣơng trình này [49]. Khía cạnh hỗ trợ ngƣời học trong ĐTTX tại 3 trƣờng ĐH mở Đông Nam Á đƣợc đề cập đến trong bài báo Perspectices on quality and quality assurance in learner support areas at three Southeast Asian open universities [48]. Bài viết khám phá và tìm hiểu về quan điểm chất lƣợng và BĐCL của 3 trƣờng ĐH Mở này theo góc nhìn của ngƣời hƣớng dẫn, học viên và ngƣời quản trị hỗ trợ ngƣời học. Từ đó, các tác giả chỉ ra rằng nhân viên tại 3 trƣờng đều xem việc làm hài lòng sinh viên là tiêu chí chất lƣợng chính trong lĩnh vực hỗ trợ ngƣời học trong khi khái niệm về BĐCL của họ tập trung vào tầm quan trọng của hƣớng dẫn chất lƣợng (quy trình vận hành tiêu chuẩn) nhƣ là lộ trình để đáp ứng tiêu chí chất lƣợng cá nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1