intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế địa phương, luận án đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế địa phương vùng vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM MAI TRUNG HƯNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM MAI TRUNG HƯNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thành Vinh 2. PGS.TS. Lê Vân Anh Hà Nội, 2022
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án .................................................................. 4 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................... 4 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5 7. Những luận điểm bảo vệ ................................................................................ 7 8. Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 8 9. Cấu trúc của luận án....................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................................................................................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................... 10 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý ĐNGV và ĐNGV trường y ............................ 10 1.1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết ................................................ 21 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 22 1.2.1. Quản lý ............................................................................................... 22 1.2.2. Giảng viên .......................................................................................... 24 1.2.3. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ........................................... 26 1.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế .............................. 28 1.3. Trường Cao đẳng y tế địa phương trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ................................................... 29 1.3.1. Đặc điểm của trường Cao đẳng y tế địa phương ................................ 29 1.3.2. Trường Cao đẳng y tế địa phương trước yêu cầu đổi mới ................. 30
  4. 1.3.3. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu của người giảng viên trường Cao đẳng y tế ................................................................................................................... 34 1.4. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực trong quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế................................................................................. 48 1.4.1. Mục tiêu quản lí nguồn nhân lực ........................................................ 50 1.4.2. Nội dung quản lý nguồn nhân lực ...................................................... 50 1.4.3. Một số mô hình quản lí nguồn nhân lực ............................................ 51 1.5. Quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trong bối cảnh hiện nay .................................................................................................................... 56 1.5.1. Qui hoạch đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế .......................... 57 1.5.2. Quản lý hoạt động tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ................................................................................................. 61 1.5.3. Tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ................................................................................................. 63 1.5.4. Thực hiện các chính sách đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ................................................................................................................ 66 1.5.5. Quan hệ hợp tác với các cơ sở y tế trên địa bàn trong quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ................................................................... 69 1.5.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế ............. 70 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế địa phương trong bối cảnh hiện nay ......................................................... 73 1.6.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................. 73 1.6.2. Các yếu tố khách quan ....................................................................... 77 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 80 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ...................................... 81 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực y tế và các trường Cao đẳng Y tế địa phương Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ........................ 81
  5. 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ............ 81 2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực y tế nói chung và của Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay .............................................................................. 82 2.1.3. Nhu cầu nhân lực y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ................. 87 2.1.4. Khái quát về các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long .............................................................................................................. 89 2.2. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng ....................................... 92 2.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................. 92 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................... 93 2.2.3. Địa bàn, khách thể khảo sát ................................................................ 93 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng ....................................................... 93 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 94 2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay ......................................................... 95 2.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên ............................................ 96 2.3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên ......................................... 98 2.3.3. Thực trạng cơ cấu đội ngũ giảng viên .............................................. 104 2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay .................................... 106 2.4.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ....................... 106 2.4.2. Thực trạng tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên .................... 110 2.4.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ............................ 113 2.4.4. Thực trạng thực hiện các chính sách đối với đội ngũ giảng viên .... 117 2.4.5. Thực trạng quan hệ hợp tác giữa các trường cao đẳng y tế với các cơ sở y tế và các trường đại học y trong quản lý đội ngũ giảng viên ............. 120 2.4.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên ........................... 124 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay .................................................................................................................. 127
  6. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay ........................................................................................... 130 2.6.1. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long... 130 2.6.2. Nguyên nhân thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ............ 134 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 136 CHƯƠNG 3....................................................................................................... 137 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .... 137 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY..................................................................... 137 3.1. Nguyên tắc và định hướng đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay .......................................................................................................... 137 3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng Y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ......................... 137 3.1.2. Định hướng đề xuất giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các Trường Cao đẳng Y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay 139 3.2. Giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay .................................... 140 3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực quản lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý các trường Cao đẳng y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay . 140 3.2.2. Giải pháp 2: Chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn các trường Cao đẳng y tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ............................................................... 145 3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu mới
  7. về đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay ........................................................................................ 150 3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức xây dựng hệ thống chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và tạo động lực cho giảng viên theo năng lực và vị trí việc làm ......................................................................................... 156 3.2.5. Giải pháp 5: Quản lý đội ngũ giảng viên trong mối quan hệ với các bên liên quan .............................................................................................. 160 3.2.6. Giải pháp 6: Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp dựa vào năng lực và vị trí việc làm .................................................................................................. 165 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp .............................................................. 169 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp .................... 170 3.4.1. Giới thiệu về hoạt động khảo nghiệm .............................................. 170 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm........................................................................ 172 3.5. Thử nghiệm các giải pháp ....................................................................... 178 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ....................................................................... 178 3.5.2. Nội dung thử nghiệm ........................................................................ 178 3.5.3. Giả thuyết thử nghiệm ...................................................................... 178 3.5.4. Phạm vi và địa điểm thử nghiệm ...................................................... 179 3.5.5. Thời gian và đối tượng thử nghiệm .................................................. 179 3.5.6. Quy trình thử nghiệm ....................................................................... 179 3.5.7. Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 182 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 187 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 189 1. Kết luận ...................................................................................................... 189 2. Kiến nghị.................................................................................................... 191 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ............... TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
  8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được tác giả nào công bố trong bất kỳ các công trình khác. Tác giả luận án Mai Trung Hưng
  9. LỜI CÁM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Vinh, PGS.TS Lê Vân Anh, các Thầy, Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận án. Em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ chuyên đề, bảo vệ luận án các cấp đã có nhiều ý kiến đóng góp giúp em hoàn thiện luận án. Em xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế và quý thầy cô của Viện đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, bảo vệ luận án. Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia, các đồng nghiệp, cán bộ quản lý các Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường cao đẳng y tế của các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tham khảo ý kiến, thử nghiệm giải pháp. Xin trân trọng cảm ơn ba mẹ, gia đình và các bạn thân đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả luận án Mai Trung Hưng
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Nội dung Ký hiệu 01 Cán bộ quản lý CBQL 02 Cao đẳng CĐ 03 Cao đẳng y tế CĐYT 04 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 05 Đại học ĐH 06 Đào tạo – bồi dưỡng ĐT-BD 07 Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL 08 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 09 Lao động, Thương binh và Xã hội LĐTBXH 10 Giáo dục Đại học GDĐH 11 Giáo dục nghề nghiệp GDNN 12 Giáo dục và Đào tạo GD và ĐT 13 Học sinh, sinh viên HS-SV 14 Kinh tế - xã hội KT-XH 15 Kinh tế - Kỹ thuật KT-KT 16 Nghiên cứu khoa học NCKH 17 Nguồn nhân lực NNL 18 Nguồn nhân lực y tế NNLYT 19 Quản lý giáo dục QLGD 20 Sau Đại học SĐH 21 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN 22 Trung cấp Y tế TCYT 23 Thạc sỹ Ths 24 Tiến sỹ TS 25 Xã hội XH
  11. DANH MỤC BẢNG SỐ TT TÊN BẢNG TRANG Chuẩn chung về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo Bảng 1.1 42 GDNN Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên trường Bảng 1.2 43 CĐYT Ma trận quản lý đội ngũ giảng viên theo các chức năng Bảng 1.3 56 quản lý Bảng 2.1 Nhu cầu nhân lực theo loại nhân lực tới năm 2020 88 Bảng 2.2 Nhu cầu nhân lực y tế Vùng ĐBSCL tới năm 2020 88 Bảng 2.3 Qui mô đào tạo của các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL 91 Bảng 2.4 Thống kê khách thể tham gia khảo sát 93 Đánh giá chung của CBQL, GV và SV về ĐNGV các Bảng 2.5 96 trường CĐYT Vùng ĐBSCL hiện nay Số lượng ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL Bảng 2.6 97 từ năm 2017-2020 Trình độ chuyên môn của ĐNGV các trường CĐYT Bảng 2.7 98 vùng ĐBSCL từ năm 2017-2020 Trình độ lý luận chính trị của ĐNGV các trường CĐYT Bảng 2.8 100 vùng ĐBSCL từ năm 2017-2020 Tỉ lệ đạt chuẩn trình độ tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ Bảng 2.9 sư phạm của ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL từ 101 năm 2017-2020 Tình hình NCKH của ĐNGV các trường CĐYT trên địa Bảng 2.10 102 bàn ĐBSCL từ năm 2017 đến 2020 Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GV về chất lượng ĐNGV 103 Cơ cấu đội ngũ GV các trường CĐYT vùng ĐBSCL Bảng 2.12 104 theo giới tính
  12. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quy hoạch phát Bảng 2.13 107 triển đội ngũ giảng viên các trường CĐYT vùng ĐBSCL Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tuyển chọn và sử Bảng 2.14 dụng đội ngũ giảng viên các trường CĐYT vùng 110 ĐBSCL Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng đào tạo, bồi Bảng 2.15 dưỡng đội ngũ giảng viên các trường CĐYT vùng 113 ĐBSCL Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện các Bảng 2.16 chính sách đối với đội ngũ giảng viên các trường CĐYT 117 vùng ĐBSCL Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng quan hệ hệ hợp Bảng 2.17 tác với cơ sở y tế và trường đại học y trong quản lý đội 121 ngũ giảng viên các trường CĐYT vùng ĐBSCL Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, đánh Bảng 2.18 124 giá đội ngũ giảng viên các trường CĐYT vùng ĐBSCL Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý Bảng 2.19 128 đội ngũ GV các trường CĐYT vùng ĐBSCL Bảng 3.1 Thống kê đối tượng tham gia khảo nghiệm 171 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp đề Bảng 3.2 172 xuất Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề Bảng 3.3 173 xuất Mức độ tương quan giữa tính Bảng 3.4 176 cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý Kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm Bảng 3.5 182 của ĐNGV trường CĐYT Tiền Giang Kết quả tự đánh giá năng lực sư phạm và năng lực phát Bảng 3.6 183 triển nghề nghiệp nghiên cứu khoa học của ĐNGV ở
  13. trường CĐYT Tiền Giang trước và sau khi tham gia thử nghiệm Kết quả của Hội đồng về đánh giá năng lực sư phạm và năng lực phát triển nghề nghiệp nghiên cứu khoa học của Bảng 3.7 185 ĐNGV ở trường CĐYT Tiền Giang trước và sau khi tham gia thử nghiệm
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỐ TT TÊN TRANG Trình độ lý luận chính trị của ĐNGV các trường CĐYT Biểu đồ 2.1 100 vùng ĐBSCL từ năm 2017-2020 Tỉ lệ đạt chuẩn trình độ tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ Biểu đồ 2.2 sư phạm của ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL 101 từ năm 2017-2020 Cơ cấu đội ngũ GV các trường CĐYT vùng ĐBSCL Biểu đồ 2.3 105 theo độ tuổi Biểu đồ 3.1 Mức độ tương quan giữa các giải pháp đề xuất 177 Kết quả của Hội đồng về đánh giá ĐNGV trường Biểu đồ 3.2 CĐYT Tiền Giang trước và sau khi tham gia thử 185 nghiệm DANH MỤC SƠ ĐỒ SỐ TT TÊN TRANG Sơ đồ 1.1 Mô hình về quản lý 24 Sơ đồ 1.2 Khái quát về giảng viên, giáo viên của cơ sở GDNN 26 Sơ đồ 1.3 Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên 41 Hệ thống tiêu chí của Chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ Sơ đồ 1.4 42 của nhà giáo GDNN Sơ đồ 1.5 Mô hình Quản trị nhân lực Michigan 52 Sơ đồ 1.6 Mô hình Quản trị nhân lực của Leonard Nadler 53 Sơ đồ 1.7 Mô hình đề xuất giá trị nhân sự của Dave Ulrich 54 Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất 169
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực quan trọng, rất được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư. Trong đó đội ngũ giảng viên được coi là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa. Giáo dục nghề nghiệp trong những năm gần đã chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo đã trở thành một trong những vấn đề đang được các cơ sở đào tạo quan tâm, các cấp quản lý chú trọng hướng đến phát triển chất lượng của hoạt động đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đã qua đào tạo. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm, chú trọng. Vai trò đặc biệt quan trọng của nhà giáo trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo ngày càng được khẳng định. Chính vì vậy, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã xác định “Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong 2 giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược [25]; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 coi “Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược [24]. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp. Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng. Nghị quyết nêu rõ “Đổi mới căn bản, toàn diện
  16. 2 công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia trong đào tạo nhân lực y tế, phát huy trách nhiệm, vai trò các bệnh viện trong đào tạo, phát triển bệnh viện đại học”[5]. Từ ngày 01/01/2017 các trường CĐYT chính thức thay đổi Bộ chủ quản từ Bộ GD-ĐT sang Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường cao đẳng do Bộ GD-ĐT quản lý lâu nay thuộc hệ thống giáo dục ĐH nên mục tiêu, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn cán bộ, giảng viên khác biệt rất nhiều so với trường CĐ nghề. Vậy nên, nay đưa các trường này về hệ thống giáo dục nghề nghiệp thì phải điều chỉnh cho phù hợp từ chương trình đào tạo cho đến yếu tố con người. Trước bối cảnh phát triển của kinh tế, xã hội, chất lượng cuộc sống được nâng cao yêu cầu đặt ra đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế cấp cơ sở phải có đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát đã đặt ra yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở ngày càng gia tăng, điều này đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các trường cao đẳng y tế địa phương về đào tạo và chất lượng đào tạo cán bộ y tế tuyến cơ sở. Giải quyết bài toán trên đặt ra cho các trường cao đẳng y tế địa phương đó là chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Trường CĐYT là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế có sứ mệnh trọng đại, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người thông qua những nỗ lực nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng đời sống của nhân dân. Với phương châm đào tạo đội ngũ cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên tức là vừa có tay nghề vừa có y đức, đáp ứng được yêu cầu toàn diện của một nhân viên y tế trong khi chất lượng cuộc sống, nhu cầu và sự đòi hỏi về phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng ngày càng cao. Để thực hiện
  17. 3 được sứ mệnh trọng đại này, các trường CĐYT phải không ngừng đổi mới theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng, đặc biệt phải nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo các trường CĐYT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ĐNGV là yếu tố quyết định nhất đến chất lượng đào tạo. Quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL hiện nay là một trong những vấn đề mang tính then chốt, quyết định đến chất lượng đào tạo trong các nhà trường. Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả quản lý ĐNGV sẽ trực tiếp đảm bảo cho ĐNGV ở các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL luôn có đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để có thể đáp ứng được với mục tiêu đào tạo NNL y tế Vùng ĐBSCL trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL như: Nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý trong nhà trường đối với vị trí, vai trò của ĐNGV; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng GV; công tác quản lý ĐNGV; động cơ phát triển của ĐNGV; trình độ phẩm chất năng lực của ĐNGV; chính sách ưu đãi, thu hút đãi ngộ; điều kiện về môi trường làm việc. Do đó, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế cho Vùng ĐBSCL thì cần phải có nhiều giải pháp, song giải pháp xây dựng, phát triển ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là giải pháp quan trọng và bền vững cho các trường CĐYTĐP hiện nay. Mặt khác, cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và coi việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách trong những năm tới. Thực tế trên đòi hỏi phải nghiên cứu quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay. Với những lý do trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình.
  18. 4 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý ĐNGV các trường CĐYTĐP, luận án đề xuất giải pháp quản lý ĐNGV các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ĐNGV cho các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL. 3.2. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ giảng viên các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL bên cạnh những ưu điểm và đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực nhà giáo, còn có những hạn chế về năng lực nghề nghiệp, chưa đáp ứng tốt với các yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp. Công tác quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL hiện nay đã được thực hiện và đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập trong một số nội dung quản lí ĐNGV. Nếu xác lập được cơ sở lí luận và đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ được thực chất quản lý ĐNGV; xây dựng được những giải pháp đúng đắn trong quản lý ĐNGV phù hợp điều kiện thực tiễn của vùng ĐBSCL, có tính cần thiết, khả thi thì sẽ làm cho ĐNGV ở các trường ngày càng phát triển, đáp ứng tốt với mục tiêu và yêu cầu đào tạo hiện nay đặt ra qua đó nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực cán bộ y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL hiện nay.
  19. 5 - Đề xuất các giải pháp quản lý ĐNGV ở các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL hiện nay. - Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý ĐNGV các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL. - Nghiên cứu quản lý ĐNGV theo các chức năng quản lý ĐNGV (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá) của Hiệu trưởng đề cập đến các thành tố về quy hoạch, tuyển dụng, quản lý sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV chuyên ngành Y – Dược ở các trường CĐYTĐP Vùng ĐBSCL trong khoảng thời gian 4 năm (2017-2020). - Khảo sát trên các chủ thể là CBQL và giảng viên các trường CĐYT vùng ĐBSCL, gồm các trường sau đây: CĐYT Tiền Giang, CĐYT Đồng Tháp, CĐYT Trà Vinh, CĐYT Cần Thơ, CĐYT Kiên Giang, CĐYT Bạc Liêu, CĐYT Cà Mau, CĐYT An Giang. - Tiến hành thử nghiệm giải pháp. - Địa bàn thử nghiệm: Trường CĐYT Tiền Giang. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận Đề tài luận án sử dụng một số phương pháp tiếp cận nghiên cứu như: - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực: Đây là phương pháp tiếp cận nghiên cứu chính (chủ yếu) của đề tài. Phương pháp tiếp cận này căn cứ và vận dụng lý thuyết quản lý nguồn nhân lực bao gồm: (i) Phát triển nguồn nhân lực; (ii) Sử dụng nguồn nhân lực; (iii) Môi trường nguồn nhân lực, vào việc nghiên cứu quản lý ĐNGV bao gồm các thành tố cơ bản như:
  20. 6 quy hoạch, tuyển dụng, quản lý sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tổng thể quản lý ĐNGV (tăng tiến về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn về trình độ, chức danh nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp giảng viên) đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT trong bối cảnh hiện nay. - Tiếp cận chức năng quản lý: Phương pháp tiếp cận chức năng quản lý được sử dụng tích hợp cùng với phương pháp tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, nhằm xác định rõ vai trò, chức năng của chủ thể quản lý (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá) của Hiệu trưởng và CBQL trong việc thực hiện chức năng quản lý phát triển ĐNGV, kết hợp tiếp cận chức năng quản lý với thành tố quản lý ĐNGV làm cơ sở nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay. - Tiếp cận chuẩn hóa: Phương pháp tiếp cận này đề cập nghiên cứu và vận dụng quan điểm, nội dung yêu cầu chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo đáp ứng đạt đến được mục tiêu chung của tổ chức đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý ĐNGV (qui hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ chính sách, kiến tạo môi trường làm việc cho ĐNGV) như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra nhằm đạt chuẩn về số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. - Tiếp cận phức hợp: tiếp cận này giúp cho luận án nghiên cứu và khai thác các nội dung quản lý ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và thống nhất. Trong mỗi nội dung quản lý ĐNGV, luận án làm sáng tỏ các chức năng quản lý của CBQL nhằm hướng đến mục tiêu chuẩn hóa. 6.2. Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá trình tiếp cận các vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề quản lý ĐNGV: (i) Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Bộ GD và ĐT, Bộ Lao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2