Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" nhằm nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành CN ĐPT trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 theo tiếp cận phối hợp giữa CDIO và PDCA, Luận án đề xuất các giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành CN ĐPT trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo ngành CN ĐPT tại HV CNBCVT, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN QUỐC TRUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN QUỐC TRUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Công Phong 2. TS. Trịnh Thị Anh Hoa Hà Nội, 2023
- I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong Luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Quốc Trung
- II LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ, động viên của quý Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp, gia đình. Trước hết, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Trần Công Phong và TS. Trịnh Thị Anh Hoa, là những người thầy, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện cho đến khi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập thể phòng Quản lí Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án tại Viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tập thể lãnh đạo Trường, các chuyên gia, viên chức quản lí, giảng viên, sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và các đồng nghiệp đã hỗ trợ, đóng góp những thông tin liên quan đến quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ và đồng hành với tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Trần Quốc Trung
- III MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………...I LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………………...II MỤC LỤC…………………………………………………………………………………...III DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………VIII DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………......IX MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................ 5 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 8. Những luận điểm bảo vệ.................................................................................................................... 9 9. Những đóng góp mới của Luận án ............................................................................................... 10 10. Cấu trúc luận án .............................................................................................................................. 12 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0………………………………………………………………...13 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 13 1.1.1 Phát triển chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 .................................................................... 13 1.1.2 Quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện.................................................................................................................................................. 16 1.1.3 Đánh giá chung ...................................................................................................................................... 22 1.1.4 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết....................................................................................... 24 1.2 Khái quát về ngành Công nghệ đa phương tiện ...................................................................... 24 1.2.1 Khái niệm về Công nghệ đa phương tiện....................................................................................... 25 1.2.2 Đặc điểm của ngành Công nghệ đa phương tiện ......................................................................... 26 1.3 Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu đặt ra đối với phát triển chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ đa phương tiện........................ 30 1.3.1 Bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................................................... 30
- IV 1.3.2 Yêu cầu đặt ra đối với phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ đa phương tiện trong Cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................................................................... 31 1.4 Phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ……….……………………………………….35 1.4.1 Chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện ........................................................... 35 1.4.2 Khái niệm và quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Đa phương tiện theo tiếp cận CDIO trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ...................................................... 39 1.5 Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .......................... 53 1.5.1 Tiếp cận trong quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….53 1.5.2 Khái niệm về quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.................. 54 1.5.3 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ........................... 55 1.6 Những yếu tố tác động đến quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0……………………………………………………………………………………..72 1.6.1 Xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ đa phương tiện ....................................................................................................................................................... 72 1.6.2 Hệ thống các văn bản pháp lý ........................................................................................................... 73 1.6.3 Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA……………………………………….………………………………………………………………………………………73 1.6.4 Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO.................................................................. 74 1.6.5 Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo .......................................................................................................... 75 1.6.6 Sự phối hợp của các đơn vị nghề nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ đa phương tiện....................................................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 76 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 77
- V 2.1 Giới thiệu về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ngành Công nghệ Đa phương tiện ............................................................................................................................................. 77 2.1.1 Giới thiệu về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ....................................................... 77 2.1.2 Quy mô đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.......................................... 77 2.1.3 Giới thiệu về ngành công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………79 2.2 Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng ..................................................................................... 81 2.2.1 Mục đích khảo sát ................................................................................................................................. 83 2.2.2 Đối tượng, phạm vi khảo sát.............................................................................................................. 83 2.2.3 Nội dung khảo sát ................................................................................................................................. 83 2.2.4 Phương pháp khảo sát.......................................................................................................................... 83 2.3 Thực trạng phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ........................................................ 85 2.3.1 Thực trạng phương pháp phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông .............................................................................................................. 85 2.3.2 Thực trạng về quy trình thiết kế và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo CDIO ................................................................................................................................. 84 2.3.3 Thực trạng mức độ hiệu quả công tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO ..................................................................................... 86 2.4 Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 .................................................................................. 100 2.4.1 Quản lý quá trình để hình thành ý tưởng thiết kế chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận PDCA ........................................................................................................ 102 2.4.2 Quản lý quá trình thiết kế chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận PDCA ........................................................................................................................................................ 111 2.4.3 Quản lý quá trình thực thi chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận PDCA ............................................................................................................................................... 123 2.4.4 Quản lý đánh giá cải tiến chương trình đào tạo và nội dung đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận PDCA .............................................................................................................. 135 2.5 Thực trạng những yếu tố tác động đến quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ............................ 144
- VI 2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ Đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................................................................................................... 146 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 150 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0…..158 3.1 Nguyên tắc đề xuất xây dựng giải pháp giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện 4.0 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. ................................................................................. 158 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................................................ 158 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................................................. 158 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và toàn diện ........................................................................ 158 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................................................ 159 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .......................................................................... 159 3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................................................... 159 3.2 Các giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………160 3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia của các bên liên quan……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..160 3.2.2 Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo hướng tiếp cận CDIO trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên ............................................................................................................. 165 3.2.3 Tổ chức xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO ....................................................... 174 3.2.4 Chỉ đạo xây dựng quy trình thu thập và phân tích dữ liệu về nhu cầu nguồn nhân lực từ thị trường lao động đối với ngành Công nghệ đa phương tiện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ thông tin ............................................................................... 183 3.2.5 Tổ chức xây dựng quy trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra và học phần chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện theo tiếp cận CDIO trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 với sự tham gia của các bên liên quan ..................................................................... 190
- VII 3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................................................ 198 3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ................................................. 198 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm ...................................................................................................................... 198 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm ...................................................................................................................... 199 3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................................................... 199 3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................................................... 199 3.4.5 Kết quả khảo nghiệm ......................................................................................................................... 201 3.5 Thử nghiệm giải pháp .................................................................................................................. 205 3.5.1 Mục đích thử nghiệm ......................................................................................................................... 205 3.5.2 Đối tượng thử nghiệm ....................................................................................................................... 205 3.5.3 Nội dung thử nghiệm ......................................................................................................................... 206 3.5.4 Quy trình thử nghiệm......................................................................................................................... 206 3.5.5 Kết quả thử nghiệm ............................................................................................................................ 208 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 217 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………219 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….223 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU………………………………………228 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………………………………..229
- VIII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chữ viết đầy đủ CN ĐPT Công nghệ đa phương tiện HV CNBCVT Học viện Công nghệ Bưu chính VIễn thông CBQL Cán bộ quản lý CDIO Conceive – Design – Implement – Operate CĐR Chuẩn đầu ra CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 CN ĐPT Công nghệ đa phương tiện CNTT Công nghệ thông tin CTĐT Chương trình đào tạo CTMH Chương trình môn học ĐH Đại học ĐVSDLĐ Đơn vị sử dụng lao động GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GV Giáo viên, giảng viên MHDH Mô hình dạy học NNL Nguồn nhân lực PCDA Plan - Do - Check - Act CDIO Context – Design – Implement – Operation QL Quản lý SPSS Statistical Package for the Social Sciences SV Sinh viên XH Xã hội KHCN Khoa học Công nghệ
- IX DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1-1. Các lĩnh vực sản phẩm đa phương tiện ................................................................... 30 Bảng 1-2. Bộ tiêu chuẩn CDIO gắn với bối cảnh CMCN 4.0 ................................................. 40 Bảng 1-3.Cấu trúc chuẩn đầu ra CTĐT ngành CN ĐPT ......................................................... 51 Bảng 2-1. Giới thiệu về ngành CN ĐPT tại HV CNBCVT ..................................................... 80 Bảng 2-2. Thống kê đối tượng tham gia khảo sát .................................................................... 83 Bảng 2-3. Bảng mức độ đánh giá khảo sát theo 5 cấp độ ........................................................ 84 Bảng 2-4. Mức độ đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình ................ 84 Bảng 2-5. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thực hiện hình thức phát triển CTĐT ngành CN ĐPT .......................................................................................................................................... 85 Bảng 2-6. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thực hiện quy trình thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO .................................................................................................................. 86 Bảng 2-7. Kết quả khảo sát về thực hiện hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO........................................................................................................................... 88 Bảng 2-8. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thực hiện thiết kế chuẩn đầu ra CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO .......................................................................................................... 91 Bảng 2-9. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng mức độ tích hợp trong thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ................................................................................................... 94 Bảng 2-10. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thực thi CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ........................................................................................................................................ 98 Bảng 2-11. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ thực hiện đánh giá cải tiến CTĐT và nội dung đào tạo CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO .............................................................. 100 Bảng 2-12. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ lập kế hoạch thực hiện để hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT .............................................................................................. 102 Bảng 2-13. Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ tổ chức thực hiện để hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ...................................................................... 105 Bảng 2-14.Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ kiểm tra và đánh giá kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch để hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO........... 109 Bảng 2-15. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ điểu chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện để hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT ....................................................................... 111 Bảng 2-16. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ lập kế hoạch thực hiện thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT ........................................................................................................................................ 113 Bảng 2-17. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ tổ chức thực hiện thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT ................................................................................................................................................ 116 Bảng 2-18. Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ kiểm tra và đánh giá việc tổ chức thực hiện thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ...................................................................... 120 Bảng 2-19. Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ điều chỉnh và bổ sung kế hoạch thực hiện thiết kế CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ...................................................................... 123 Bảng 2-20. Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ lập kế hoạch thực thi CTĐT ngành CN ĐPT ................................................................................................................................................ 126 Bảng 2-21. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ tổ chức thực thi CTĐT ................................... 128 Bảng 2-22. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ kiểm tra đánh giá kế hoạch thực thi CTĐT ngành CN ĐPT ................................................................................................................................. 131
- X Bảng 2-23. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ điều chỉnh bổ sung kế hoạch thực thi CTĐT ngành CN ĐPT ....................................................................................................................... 135 Bảng 2-24. Đánh giá mức độ thực hiện thiết lập kế hoạch đánh giá và cải tiến CTĐT ngành CN ĐPT ........................................................................................................................................ 138 Bảng 2-25. Kết quả khảo sát mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá cải tiến CTĐT và nội dung đào tạo ngành CN ĐPT ........................................................................................... 140 Bảng 2-26. Kết quả khảo sát mức độ tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá tổ chức thực hiện đánh giá cải tiến CTĐT và nội dung đào tạo ngành CN ĐPT ............................................... 142 Bảng 2-27. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ điều chỉnh và bổ sung kế hoạch đánh giá và cải tiến chương trình và nội dung đào tạo ngành CN ĐPT ......................................................... 144 Bảng 2-28. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng đánh giá những yếu tố tác động đến công tác quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT .............................................................................. 146 Bảng 3-1.Bảng mô ta nhóm năng lực phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO đối với CBQL và GV ................................................................................................................... 169 Bảng 3-2. Quy trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra CTĐT ..................................... 193 Bảng 3-3. Quy trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung học phần CTĐT ....................................... 194 Bảng 3-4. Mức độ đánh giá theo phân loại Bloom ................................................................ 197 Bảng 3-5. Thống kê khách thể tham gia khảo sát .................................................................. 199 Bảng 3-6. Mức độ đánh giá kết quả khảo sát theo điểm trung bình ...................................... 199 Bảng 3-7. Mức độ đánh giá kết quả khỏa sát theo ĐTB ....................................................... 200 Bảng 3-8. Kết quả khảo nghiêm đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO và PDCA .................................................. 201 Bảng 3-9. kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA ........................................... 203 Bảng 3-5. Thống kê khách thể tham gia khảo sát .................................................................. 205 Bảng 3-10. Nội dung tập huấn năng cao năng lực phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO ............................................................................................................................... 207 Bảng 3-11. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO trong bối cảnh CMCN 4.0 của CBQL và GV trước khi thử nghiệm .................... 208 Bảng 3-12. So sánh kết quả khảo sát năng lực phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận CDIO của CBQL và GV trước sau thử nghiệm ..................................................................... 211
- XI DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1. Mô hình phát triển CTĐT....................................................................................... 17 Sơ đồ 1-2. Mô hình phân tích nghề DACUM .......................................................................... 19 Sơ đồ 1-3. Quy trình quản lý phát triển CTĐT GDQP-AN ..................................................... 21 Sơ đồ 1-4. Mô hình khái niệm Đa phương tiện ....................................................................... 25 Sơ đồ 1-5. Các loại hình sản phẩm Đa phương tiện ................................................................ 26 Sơ đồ 1-6. Sơ đồ quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm UCD ................................ 28 Sơ đồ 1-7. Mô hình tiếp cận liên ngành dựa trên UCD ........................................................... 28 Sơ đồ 1-8. Mô tả vị trí nghề nghiệp của Sinh viên tốt nghiệp ngành CN ĐPT ....................... 43 Sơ đồ 1-9.Khung năng lực đối với kỹ sư công nghệ ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 ............ 44 Sơ đồ 1-10.Mô hình CDIO đối với ngành CN ĐPT ................................................................ 47 Sơ đồ 1-11.Mô hình đào tạo theo định hướng sản phẩm đa phương tiện[87] ......................... 50 Sơ đồ 1-12. Mô hình quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA ....................................................................................................................................... 57 Sơ đồ 2-1. Sơ đồ chiến lược HV CNBCVT 2020-2025 tầm nhìn 2030 ................................. 78 Sơ đồ 2-2. Giới thiệu về các CTĐT trình độ đại học tại Học viện........................................... 79 Sơ đồ 3-1 Sơ đồ khung khái niệm về năng lực nghề nghiệp của Spencer ............................. 180 Sơ đồ 3-2. Quy trình quản lý dữ liệu ..................................................................................... 189 Sơ đồ 1-1. Mô hình phát triển CTĐT....................................................................................... 17 Sơ đồ 1-2. Mô hình phân tích nghề DACUM .......................................................................... 19 Sơ đồ 1-3. Quy trình quản lý phát triển CTĐT GDQP-AN ..................................................... 21 Sơ đồ 1-4. Mô hình khái niệm Đa phương tiện ....................................................................... 25 Sơ đồ 1-5. Các loại hình sản phẩm Đa phương tiện ................................................................ 26 Sơ đồ 1-6. Sơ đồ quy trình thiết kế lấy người dùng làm trung tâm UCD ................................ 28 Sơ đồ 1-7. Mô hình tiếp cận liên ngành dựa trên UCD ........................................................... 28 Sơ đồ 1-8. Mô tả vị trí nghề nghiệp của Sinh viên tốt nghiệp ngành CN ĐPT ....................... 43 Sơ đồ 1-9.Khung năng lực đối với kỹ sư công nghệ ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 ............ 44 Sơ đồ 1-10.Mô hình CDIO đối với ngành CN ĐPT ................................................................ 47 Sơ đồ 1-11.Mô hình đào tạo theo định hướng sản phẩm đa phương tiện[87] ......................... 50 Sơ đồ 1-12. Mô hình quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA ....................................................................................................................................... 57 Sơ đồ 2-1. Sơ đồ chiến lược HV CNBCVT 2020-2025 tầm nhìn 2030 ................................. 78 Sơ đồ 2-2. Giới thiệu về các CTĐT trình độ đại học tại Học viện........................................... 79 Sơ đồ 3-1 Sơ đồ khung khái niệm về năng lực nghề nghiệp của Spencer ............................. 180 Sơ đồ 3-2. Quy trình quản lý dữ liệu ..................................................................................... 189
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với nền tảng là trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao sẽ đi vào phát triển mạnh những lĩnh vực mới, các phương thức sản xuất mới (như trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo, thương mai điện tử, truyền hình - giải trí, nông nghiệp công nghệ cao, …), các phương thức tương tác mới giữa con người với tự nhiên, con người với con người, con người với máy móc (như ứng dụng thực tại ảo của ngành công nghệ đa phương tiện…), làm thay đổi cơ bản cơ cấu của nền kinh tế, xuất hiện những ngành nghề mới, những ngành nghề truyền thống có thể bị thu hẹp lại, hoặc mất đi, hoặc được hiện đại hóa. Từ đó đặt ra đối với giáo dục đại học một sứ mệnh mới - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cả về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng đáp ứng với yêu cầu phát triển phát triển nhanh, liên tục thay đổi trong môi trường mới. Chương trình đào tạo (CTĐT) là công cụ để tổ chức đào tạo, là yếu tố tiên quyết, điều kiện để duy trì chất lượng đào tạo, phát triển bền vững của một ngành đào tạo và cơ sở giáo dục, giúp cơ sở giáo dục đào tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bối cảnh và đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động và của xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0, đặt ra ra những yêu cầu mới cao hơn và đa dạng hơn với đối với giáo dục đại học đó là đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, tự chủ, có tư duy phê phán, có năng lực giải quyết vấn đề mới nảy sinh, có khả năng tiến thân, lập nghiệp. Chương trình đào tạo mang tính chất liên ngành, liên lĩnh vực rất cao, ranh giới giữa các ngành, lĩnh vực rất mỏng manh hoặc liên kết hữu cơ với nhau trong thực tiễn ứng dụng (công nghệ tài chính là sự kết hợp giữa tài chính với công nghệ thông tin, công nghệ đa phương tiện là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin, mỹ thuật ứng dụng). Trong bối cảnh kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh, người có trình độ đại học phải có năng lực tự học và sáng tạo, biết tổ chức nghiên cứu và triển khai các ý tưởng khoa học và phát triển những năng lực và phẩm chất tốt của một chuyên gia. Do đó, để cụ thể hoá được các mục tiêu và định hướng trên vào trong CTĐT, vai trò của công tác quản lý và phát triển chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học là yếu tố quan trọng tại mỗi cơ sở đào tạo. Vì vậy điều này cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường và của từng cán bộ giảng viên (GV), cũng như phải thu hút được sự tham gia tích cực của các bên liên quan ngoài nhà trường (đơn vị sử dụng lao động, chuyên gia, cựu sinh viên, nhà khoa học…).
- 2 Hiện nay, nhiều phương pháp tiếp cận để phát triển và quản lý phát triển CTĐT trình độ đại học đã và đang được nghiên cứu, áp dụng tại các cơ sở đào tạo để thích ứng với những yêu cầu đặt ra về việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực kỹ sư công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0. Phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành) là một trong những tiếp cận đang được áp dụng để triển khai phát triển CTĐT tại các cơ sở đào tạo đại học trên thế giới và Việt Nam. Đây là phương pháp phát triển CTĐT theo tiếp cận hiện đại – đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, chuẩn đầu ra (CĐR) chương trình đào tạo sẽ là cơ sở để định hướng cho việc xây dựng và phát triển CTĐT. Khung chương trình, nội dung các học phần, kế hoạch đào tạo, các hoạt động đào tạo trong và ngoài nhà trường sẽ phải tập trung hướng tới “chuẩn đầu ra” này. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Đa phương tiện được hình thành từ nhu cầu thực tiễn của sự phát triển các nền tảng công nghệ số hiện đại, theo định hướng mô hình đào tạo thiên về thực hành ứng dụng nghề nghiệp gắn với quá trình phát triển các loại hình sản phẩm ĐPT trong nhiều lĩnh vực khác nhau (truyền hình, quảng cáo, truyền thông, giải trí, trò chơi điện tử, xuất bản điện tử,..). Có thể coi công nghệ đa phương tiện là một lĩnh vực được hình thành và phát triển theo xu thế phát triển của khoa học & công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0. Do đó, để quản lý và điều hành việc phát triển CTĐT ngành CN ĐPT thích ứng nhanh với những yêu cầu đặt ra đối với kỹ sư công nghệ tương lai, mô hình cải tiến liên tục PDCA (Plan-Do-Check-Act: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến) cần phải được xem xét và nghiên cứu để hình thành các nội dung quản lý phát triển CTĐT một cách có hệ thống, khoa học và để thích ứng với những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh CMCN 4.0, theo đó các vấn đề quản lý điều hành phát triển CTĐT được đặt trong một quá trình cải tiến liên tục để kịp thời có những điều chỉnh và bổ sung theo định hướng phát triển ngành CN ĐPT của nhà trường và yêu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghiệp sáng tạo. Tại các trường đại học tại Việt Nam nói chung và tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (HV CNBCVT) nói riêng đều nhận thức được vai trò quan trọng của đổi mới CTĐT đại học, đều quan tâm đến chất lượng của các CTĐT, tuy nhiên việc phát triển CTĐT, quản lí phát triển CTĐT còn lúng túng và có nhiều hạn chế. Đặc biệt trong sự nhìn nhận và hiểu biết về định hướng phát triển của CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 theo mô hình CTĐT ứng dụng nghề nghiệp; khung năng lực tốt nghiệp
- 3 đối với sinh viên (SV) là cơ sở để hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT cũng chưa được nghiên cứu, thực hiện một cách đầy đủ, khoa học và hợp lý. Nhận thức của Cán bộ quản lý (CBQL) và Giảng viên (GV) về phát triển và quản lý phát triển CTĐT những ngành mới như ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 còn chưa được nhìn nhận, quan tâm và triển khai một cách khoa học và theo quy trình đầy đủ theo các cách tiếp cận CDIO và PDCA. Năng lực đội ngũ tham gia còn nhiều hạn chế cả về kiến thức lẫn kỹ năng xây dựng và phát triển CTĐT. Sự tham gia của các bên liên quan (đơn vị sử dụng lao động, cựu SV và SV) chưa được coi trọng, nhất là trong việc xây dựng, triển khai và quản lý thực hiện CTĐT. Những phân tích trên đây cho thấy cần có những nghiên cứu để đổi mới quy trình quản lý và phát triển CTĐT các ngành trong HV CNBCVT, đặc biệt là đối với ngành CN ĐPT- một ngành đào tạo mới, theo mô hình đào tạo CTĐT ứng dụng nghề nghiệp, có sự tiếp cận liên ngành trong nội dung CTĐT, có sự tham gia tích cực của các bên liên quan (đơn vị sử dụng lao động, chuyên gia, cựu sinh viên,..) từ đó đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với các nền tảng công nghệ số hiện đại của thị trường lao động trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về quản lý phát triển CTĐT đại học ngành CN ĐPT trong bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Xuất phát từ những vấn đề trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp đổi mới quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 theo mô hình CTĐT ứng dụng nghề nghiệp và tiếp cận liên ngành theo xu thế phát triển của các loại hình sản phẩm ĐPT trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Công nghệ đa phương tiện tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” làm nội dung nghiên cứu của luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về quản lí phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 theo tiếp cận phối hợp giữa CDIO và PDCA, Luận án đề xuất các giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 nhằm nâng cao chất lượng CTĐT ngành CN ĐPT tại HV CNBCVT, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh CMCN 4.0. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- 4 3.1. Khách thể Phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trình độ đại học trong bối cảnh CMCN 4.0. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trình độ đại học trong bối cảnh CMCN 4.0. 4. Giả thuyết khoa học Sự phát triển của CMCN 4.0 mang tính chất liên ngành, liên lĩnh vực rất cao, ranh giới giữa các ngành, lĩnh vực rất mỏng manh hoặc liên kết hữu cơ với nhau trong thực tiễn ứng dụng (ngành công nghệ đa phương tiện cũng nằm trong số này); do đó đào tạo đại học đứng trước một đòi hỏi khách quan là phải chuyển từ đào tạo thuần túy chuyên sâu theo một ngành hẹp nào đó, sang đào tạo kết hợp giữa đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu với đào tạo liên ngành, đa ngành mang tính chất tổng hợp, nhằm thích ứng với nhu cầu nhân lực phát triển trong thực tiễn. Điều này đặt ra những yêu cầu rất mới về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là trình độ đại học. Vì vậy, quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học phải hình thành được quy trình, cơ chế gắn việc xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo với thường xuyên cập nhật, nắm bắt được sự thay đổi và phát triển của các lĩnh vực khoa học, công nghệ liên quan ở trong nước và trên thế giới; nắm được xu hướng phát triển của CMCN 4.0 với việc ứng dụng các khoa học và công nghệ cao trong thực tiễn. Tuy nhiên giữa lí luận, cơ sở pháp lý, thực tiễn quản lý và phát triển CTĐT ngành CN ĐPT hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập tại cơ sở đào tạo trình độ đại học. Nếu xây dựng được hệ thống giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 theo tiếp cận phối hợp giữa CDIO và PDCA một cách khoa học, thì sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra nêu trên, đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của đất nước và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0. Đề xuất nội dung quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0. - Phân tích đánh giá thực trạng về phát triển và quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT.
- 5 - Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT. - Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp do đề tài luận án đề xuất. - Thực nghiệm 01 giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển CTĐT đại học nói chung và đối với ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT theo tiếp cận phối hợp CDIO và PDCA trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT. - Về không gian khảo sát: Phân tích đánh giá thực trạng về phát triển và quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT. - Về thời gian: Dữ liệu về quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 tại HV CNBCVT được thu thập trong giai đoạn 2014-2021, các dữ liệu điều tra khảo sát trong năm 2021. 7. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1.1. Tiếp cận nghiên cứu Quản lý phát triển CTĐT phải bảo quát đồng bộ các khâu: Nghiên cứu nhu cầu, xác định mục tiêu, xác định cơ chế đổi mới phát triển chương trình, quản lý phát triển chương trình đào tạo; Phải hướng tới xây dựng các chương trình đào tạo thúc đẩy đổi mới sáng tạo; chuyển từ nặng truyền thụ kiến thức lý thuyết sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực sáng tạo - thực hành của người học, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; kết hợp ba mục tiêu: phẩm chất, kiến thức, kỹ năng; phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; đào tạo phát triển các kỹ năng mới như tìm kiếm thông tin, tiếp cận và lưu trữ dữ liệu, tư duy phản biện, làm việc với hệ thống thiệt bị hiện đại, làm việc nhóm, năng lực vận dụng, thích nghi, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống; các kiến thức và kỹ năng định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, kết nối với thị trường và doanh nghiệp. Do đó cách tiếp cận nghiên cứu trong luận án này sẽ lựa chọn phối hợp các
- 6 cách tiếp cận bao gồm: Tiếp cận CDIO, tiếp cận PDCA, tiếp cận năng lực, tiếp cận phát triển, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận thị trường (Cung - Cầu). 7.1.1.1. Tiếp cận CDIO Đây là cách tiếp cận để hình thành quy trình phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 để cụ thể hoá định hướng phát triển năng lực thực hành nghề nghiệp trong việc xây dựng và phát triển sản phẩm đa phương tiện gắn với nhu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực Công nghiệp sáng tạo, qua đó tạo điều kiện cho SV có thể thích ứng nhanh với công việc thực tế nghề nghiệp ngay khi tốt nghiệp. Theo tiếp cận CDIO, phát triển CTĐT theo một quy trình khoa học và đầy đủ các bước, bao gồm: Hình thành ý tưởng thiết kế CTĐT; Thiết kế CTĐT; Thực thi CTĐT; Đánh giá cải tiến CTĐT. Đây là cách tiếp cận hiện đại trong phát triển CTĐT, với chuẩn đầu ra dựa trên các năng lực nghề nghiệp mà SV cần có để gia nhập thị trường lao động. eChuẩn đầu ra sẽ là cơ sở để phát triển CTĐT. Khi xây dựng và thực hiện đào tạo theo chuẩn đầu ra cần có sự tham gia của các bên liên quan (đơn vị sử dụng lao động, SV, cựu SV) trong quá trình thực hiện. 7.1.1.2. Tiếp cận PDCA QL phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 sẽ phải là một quá trình liên tục, gắn với sự thay đổi nhanh của thực tiễn ứng dụng. Phải thường xuyên rà soát, đổi mới chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn. Do đó, chu trình cải tiến liên tục PDCA sẽ là cách tiếp cận chính được sử dụng trong luận án để hình thành mô hình QL phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0. Chu trình PDCA do Walter Andrew Shewhart phát hiện năm 1939 và được William Edwards Deming phát triển và hoàn thiện. PDCA thực chất là một chu trình cải tiến liên lục theo 04 giai đoạn đó là: Thiết lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Kiểm tra - đánh giá; Điều chỉnh - bổ sung [25]. 7.1.1.3. Tiếp cận có sự tham gia của các bên Trong quản lý đào tạo, cách tiếp cận của các bên liên quan cho thấy các nhà quản lý nên xây dựng và thực hiện các quy trình thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan để đảm bảo sự thành công lâu dài của CTĐT. Ngành CN ĐPT là ngành học có sự gắn kết chặt chẽ với thị trường lao động trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới trong
- 7 đào tạo đại học, mà ở đó đòi hỏi sự tham gia chặt chẽ giữa các bên liên quan ( CQBL, GV, SV, cựu SV, đơn vị sử dụng lao động). Theo mức độ tham gia của các nhóm khác nhau, cơ sở đào tạo có thể tận dụng và phát huy tối đa sự phối hợp giữa các bên liên quan trong QL phát triển CTĐT ngành CN ĐPT. 7.1.1.4. Tiếp cận liên ngành Tiếp cận liên ngành lại tìm cách liên kết, thiết lập những mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa những hệ phương pháp và quy trình của nhiều chuyên ngành khác nhau. Thông thường, mỗi chuyên ngành có một đối tượng nghiên cứu riêng và thường giải quyết những vấn đề chuyên biệt của ngành mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh CMCN 4.0, nhu cầu nhận thức của con người đặt ra vấn đề cần phải liên ngành để giải quyết nhiều vấn đề của thực tiễn. Công nghệ đa phương tiện là CTĐT liên ngành, gắn liền với lĩnh vực công nghiệp sáng tạo[89]. Khả năng tạo ra một sinh viên tốt nghiệp sáng tạo và đa lĩnh vực là mục tiêu mới của CTĐT ngành CN ĐPT, nhưng thách thức trong việc thiết kế/phát triển những loại hình sản phẩm ĐPT mới tạo ra một khuôn khổ cân bằng giữa tư duy thiết kế cấp cao với thiết kế cốt lõi có thể áp dụng, các nguyên tắc và phương pháp thẩm mỹ thể hiện vai trò sâu sắc hơn mà thiết kế phải đáp ứng. 7.1.1.5. Tiếp cận năng lực Nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp sẽ dẫn dắt việc xây dựng các chuẩn đào tạo và năng lực mong muốn của ngành nghề. Những năng lực nghề nghiệp sẽ là cơ sở để xác định khung năng lực đối với SV tốt nghiệp, từ đó xác định các chuẩn đầu ra CTĐT. Cách tiếp cận này phù hợp với yêu cầu của CMCN 4.0, chú trọng phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo của người học [27, 30]. Vì vậy, nghiên cứu phát triển và quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT trong bối cảnh CMCN 4.0 phải dựa trên tiếp cận năng lực. 7.1.1.6. Tiếp cận mục tiêu Trong Luận án, quan điểm tiếp cận mục tiêu trong quản lý phát triển CTĐT ngành CN ĐPT đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Công nghiệp sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0, việc xác định được mục tiêu đào tạo sẽ giúp CBQL tìm ra được cách thức quản lý và phát triển CTĐT phù hợp và tập trung được nguồn lực đủ mạnh để có thể đạt được mục tiêu đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 330 | 63
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 271 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 280 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học
216 p | 231 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 228 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 193 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 169 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 244 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn