intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1975) ở trường THPT (Qua thực nghiệm sư phạm ở Kiên Giang)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:260

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1975) ở trường THPT (Qua thực nghiệm sư phạm ở Kiên Giang)" là khẳng định vai trò, ý nghĩa việc sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT, xác định nội dung nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cần khai thác trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1975). Từ đó đề xuất các hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1975).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1975) ở trường THPT (Qua thực nghiệm sư phạm ở Kiên Giang)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LƯƠNG VĂN KHUÊ sö dông nguån sö liÖu nhµ tï c«n ®¶o vµ nhµ tï phó quèc trong d¹y häc lÞch sö viÖt nam (1930 - 1975) ë tr-êng trung häc phæ th«ng (qua thùc nghiÖm s- ph¹m ë kiªn giang) Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Thị Côi 2. PGS.TS Hoàng Thanh Hải HÀ NỘI - 2023
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận trong Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Lương Văn Khuê
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các Thầy, Cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là Tổ Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học lịch sử đã giúp đỡ tôi, cho tôi thấy sự nghiêm túc nhưng cũng đầy tính nhân văn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Côi và PGS.TS Hoàng Thanh Hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành đề tài của mình. (Trong những thời điểm khó khăn nhất, đã tạo cho tôi nguồn động lực to lớn, niềm tin tưởng lớn lao để tôi đi đến kết quả nghiên cứu cuối cùng). Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý lãnh đạo Trường THPT Lại Sơn, Ban Giám hiệu các Trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhiều Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn sát cánh, sẽ chia, giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường dài để tôi có thể thực hiện tốt luận án của mình Hà Nội, tháng 4 năm 2023 Tác giả Lương Văn Khuê
  4. iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................3 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................... 4 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 6 1.1. Những nghiên cứu về nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc ................................. 6 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 6 1.1.2. Trong nước ........................................................................................................ 8 1.2. Những nghiên cứu về sử dụng các nguồn SL nói chung, nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc nói riêng trong DHLS........................................................... 16 1.2.1. Những nghiên cứu về sử dụng nguồn SL trong DHLS trên thế giới .............. 16 1.2.2. Những nghiên cứu về sử dụng nguồn SL trong DHLS ở Việt Nam ................. 22 1.3. Nhận xét chung ..................................................................................................... 30 1.4. Những vấn đề Luận án kế thừa từ những công trình đã công bố .................... 31 1.5. Những vấn đề đặt ra Luận án tiếp tục giải quyết .............................................. 31 Chương 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 34 2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 34 2.1.1. Quan niệm ....................................................................................................... 34 2.1.2. Phân loại nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc .............................. 36 2.1.3. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường phổ thông ............................. 40
  5. iv 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ......................................... 50 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 55 2.2.1. Khái quát thực trạng việc dạy học lịch sử ở trường THPT ............................. 55 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS ở trường THPT ..................................................................................... 56 Chương 3: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930 – 1975) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......... 73 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung Lịch sử Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ......... 73 3.1.1. Vị trí ................................................................................................................ 73 3.1.2. Mục tiêu .......................................................................................................... 73 3.1.3. Nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT theo Chương trình hiện hành ..................................................................................... 75 3.1.4. Mối liên hệ giữa nguồn SL nhà từ Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học các chủ đề, chuyên đề lịch sử của Chương trình năm 2018 ........................ 76 3.1.5. Những yêu cầu khi khai thác nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ................................... 77 3.2. Nội dung nguốn SL của nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc có thể và cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ...................... 78 3.2.1. Khái quát về nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc ........................................ 78 3.2.2. Danh mục nguồn SL của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc có thể khai thác để DHLS Việt Nam từ 1930 – 1975 ở trường THPT ........................................ 80 3.2.3. Nội dung nguồn SL của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc có thể và cần phải khai thác sử dụng để DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ..... 82 3.3. Các hình thức tổ chức DHLS Việt Nam (1930 - 1975) với nguồn SL của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc ở trường THPT ............................................. 94 3.3.1. Sử dụng trực tiếp nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT ...................................................... 95 3.3.2. Sử dụng gián tiếp nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930-1975) ở trường THPT ....................................................... 103
  6. v Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN SỬ LIỆU CỦA NHÀ TÙ CÔN ĐẢO VÀ NHÀ TÙ PHÚ QUỐC TRONG BÀI HỌC NỘI KHÓA TRÊN LỚP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930 – 1975) Ở TRƯỜNG THPT (THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM) ............................................................................................... 117 4.1. Một số yêu cầu cơ bản khi lựa chọn biện pháp sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc ................................................................................... 117 4.2. Một số biện pháp sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong bài nội khóa trên lớp phần lịch sử Việt (1930 – 1975) ở trường THPT ..... 121 4.2.1. Sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc kết hợp với tài liệu tham khảo khác để khởi động quá trình nhận thức .................................................................. 121 4.2.2. Sử dụng các nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc để hình thành kiến thức mới........................................................................................................... 127 4.2.3. Sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc để củng cố, luyện tập cho học sinh ............................................................................................. 140 4.2.4. Hướng dẫn HS sưu tầm nguồn SL nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc để kết nối cuộc sống thông qua bài tập về nhà..................................................................................... 141 4.2.5. Sử dụng nguồn SL của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong KTĐG kết quả học tập của HS ............................................................................................ 143 4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần .................................................................. 148 4.3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 148 4.3.2. Đối tượng, địa bàn, giáo viên thực nghiệm ................................................... 149 4.3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 149 4.3.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 148 4.3.5. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 151 4.3.6. Nhận xét chung về thực nghiệm sư phạm .................................................... 153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 156 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 159 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1.PL
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ BHLS Bài học lịch sử CNTT Công nghệ thông tin DHLS Dạy học lịch sử DTLS Di tích lịch sử ĐDTQ Đồ dùng trực quan ĐHSP Đại học Sư Phạm GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh HĐNK Hoạt động ngoại khóa HĐTN Hoạt động trải nghiệm KHDH Kế hoạch dạy học KHBH Kế hoạch bài học KTĐG Kiểm tra, đánh giá LSDT Lịch sử dân tộc LSVN Lịch sử Việt Nam LA Luận án NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa SL Sử liệu TNSP Thực nghiệm sư phạm THPT Trung học phổ thông
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nhận thức về nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc của GV .....59 Bảng 2.2. Tác dụng của việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam .....................................................................60 Bảng 2.3. Về hình thức tổ chức dạy học và mức độ hiệu quả khi tiến hành:.............61 Bảng 2.4. Các biện pháp sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong bài học nội khóa ......................................................................62 Bảng 2.5. Tác dụng của việc sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc trong BHLS nội khóa .................................................................................63 Bảng 2.6. Sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc để tổ chức các hoạt động ngoại khóa .................................................................................64 Bảng 2.7. Những khó khăn khi sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS ở trường THPT ............................................................ 65 Bảng 2.8. Một số đề nghị của GV về sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam .......................................................... 66 Bảng 2.9. Mức độ hứng thú của HS đối với bộ môn Lịch sử ở trường THPT ..........66 Bảng 2.10. Những hình thức tổ chức dạy học với nguồn SL của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930-1975). ........................ 67 Bảng 2.11. Về biện pháp sử dụng trong DH nội khóa của GV ....................................68 Bảng 3.2. Dạ hội lịch sử kết hợp với trưng bày, triễn lãm học tập ..........................114 Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm từng phần các biện pháp. Sử dụng linh hoạt, sáng tạo nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc kết hợp với tài liệu tham khảo khác để tạo tình huống học tập khởi động quá trình nhận thức .........................................................................................126 Bảng 4.2. So sánh kết quả học tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiêm biện pháp Sử dụng câu chuyện lịch sử kết hợp tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật, sự kiện lịch sử ..........................................................................131 Bảng 4.4. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............135 Bảng 4.3. So sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ............139
  9. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV về vai trò bộ môn Lịch sử trong giáo dục thế hệ trẻ ở trường phổ thông ...........................................................................57 Biểu đồ 2.2. Mức độ độ yêu thích bộ môn Lịch sử của HS ở trường phổ thông ......58 Biểu đồ 2.3. Về sự cần thiết sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930-1975) ............................................58 Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ...................................................60 Biểu đồ 4.1. Kết quả thực nghiệm toàn phần bài nội khoá ở 10 trường THPT .......152
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Trại Phú Hải ở nhà tù Côn Đảo ................................................................ 83 Hình 3.2. Hầm xay lúa ở nhà tù Côn Đảo ..................................................................83 Hình 3.3. Hiện vật đấu tranh của phụ nữ trong trại giam ............................................. 83 Hình 3.4. Mỏ neo của ghe rước tù nhân ở nhà tù Phú Quốc về đất liền ......................... 84 Hình 3.5. Hiện vật dùng để bịt mắt tra tấn tù nhân ở nhà tù Phú Quốc ..................... 84 Hình 3.6. Cờ Đảng ở nhà tù Phú Quốc ......................................................................85 Hình 3.7. Những hiện vật của tù nhân bị bắt đào hầm bỏ trốn thoát về với cách mạng ..85 Hình 3.8. Hiện vật tù binh bị tra tấn ở nhà tù Phú Quốc ...........................................86 Hình 3.9. Bút tích chống ly khai ở Côn Đảo ............................................................. 88 Hình 3.10. Đài bán dẫn được trưng bày tại di tích nhà tù Phú Quốc ........................... 89 Hình 3.11. Ảnh chuồng cọp ở bảo tàng Côn Đảo ........................................................ 90 Hình 3.12. Khu tắm nắng của tù nhân tại nhà tù Côn Đảo ...........................................91 Hình 3.13. Tù nhân bị tra tấn ở nhà tù Côn Đảo.......................................................... 91 Hình 3.14. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris của tù nhân chính trị Côn Đảo ....92 Hình 3.15. Tù nhân nữ đấu tranh bằng hình thức mổ bụng thức tuyệt thực ................92 Hình 3.16. Cảnh tra tấn tù binh ở nhà tù Phú Quốc ..................................................... 92 Hình 3.17. Thiết kế di tích nhà tù Phú Quốc ảo trên phần mềm Photo 3D ...............107 Hình 4.1. Nhân dân Hà Nội giành chính quyền ngày 19/8/1945 ............................124 Hình 4.2. Nhân dân Huế tuần hành giành chính quyền ...........................................124 Hình 4.3. Nhân dân Sài Gòn biểu tình giành chính quyền ......................................124 Hình 4.4. Trại Phú Tường ở nhà tù Côn Đảo ..........................................................124 Hình 4.5. Chủ tích Tôn Đức Thắng .........................................................................128 Hình 4.6. Trần Văn Nhu (Bảy Nhu) ........................................................................129 Hình 4.7. Lời thú tội của cai ngục Trần Văn Nhu ...................................................129 Hình 4.8. Tổng bí thư Lê Duẫn ................................................................................130 Hình 4.9. Bà Trương mỹ Hoa thăm Côn Đảo ..........................................................133 Hình 4.10. Chị Võ Thị Sáu bị giặc đem ra bãi bắn ................................................... 134 Hình 4.11. Trao trả tù binh ở nhà tù Phú Quốc .........................................................138 Hình 4.12. Nội dung Hiệp định Pari ..........................................................................138 Hình 4.13. Phía Hoa Kỳ ký kết Hiệp định PaRi ........................................................138 Hình 4.14. Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (1902- 1942 ).............................................146
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt của nhân loại. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ đem lại nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với mọi quốc gia, nhất là những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong bối cảnh đó, Giáo dục Việt Nam đã không ngừng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chú trọng phát triển các phẩm chất năng lực và hứng thú của người học, giúp người học có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) mà Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2020: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.” [62, tr.1]. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông cũng như các môn học khác với chức năng và nhiệm vụ của mình phải góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nói trên. Muốn vậy, bên cạnh việc đổi mới Chương trình SGK cần phải đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, để việc DHLS thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Những Kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc theo tiến trình phát triển đi lên với những sự kiện, nhân vật có thật trong quá khứ sẽ khơi gợi trong trái tim HS những tình cảm đúng đắn, hình thành thế giới quan khoa học và tạo hành trang cho thế hệ trẻ phát triển để hội nhập vào thế giới mà không bị hòa tan. Nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc là bằng chứng sinh động tố cáo những tội ác dã man của chủ nghĩa đế quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Những tấm gương đấu tranh kiên cường, dũng cảm, sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ nơi đây đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, là “địa chỉ đỏ” để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời là nguồn sức mạnh tinh thần không bao giờ vơi cạn, tiếp sức cho các thế hệ trên con đường đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh.
  12. 2 Sử dụng nguồn sử liệu (SL) nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT là một trong những biện pháp sư phạm giúp HS nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc (LSDT), qua đó phát triển năng lực học tập của học sinh (HS) đồng thời bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, hiện nay do nhận thức của giáo viên (GV), phụ huynh và xã hội còn chưa đúng về vai trò của bộ môn Lịch sử, quan niệm môn chính, môn phụ đã và đang tồn tại trong tư tưởng HS dẫn đến HS chưa thích học, thậm chí còn có biểu hiện chán, ghét học lịch sử... Vì vậy, việc sử dụng nguồn SL nói chung và nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học LSDT còn nhiều hạn chế như: GV chưa hiểu hết được giá trị nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc, còn khó khăn trong sưu tầm nguồn SL này để sử dụng trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975). Đối với HS, phần lớn các em mới chỉ dừng lại ở mức độ theo dõi thầy cô hướng dẫn trên lớp, chưa hiểu được tác dụng của nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc với LSDT. Yêu cầu bức thiết đặt ra cho giai đoạn hiện nay là phải sử dụng nguồn SL như thế nào để khơi gợi được niềm say mê hứng thú tạo ra xúc cảm đối với các em trong học tập để từ đó góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT, (qua thực nghiệm sư phạm ở Kiên Giang)” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT, trong đó tập trung vào các hình thức, biện pháp sử dụng nguồn SL. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung tìm hiểu lý luận về phương pháp sử dụng nguồn SL, nội dung nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS ở trường THPT. - Xác định nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc phù hợp với nội dung chương trình LSVN (1930 – 1975) ở trường THPT. - Điều tra thực trạng việc sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc ở một số trường THPT tiêu biểu theo vùng miền trên cả nước - Thực nghiệm sư phạm (TNSP) từng phần và toàn phần ở một số trường trên địa bàn
  13. 3 tỉnh Kiên Giang1 và để rút ra những kết luận sư phạm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, vận dụng ở nhiều trường khác trong cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học LSVN ở trường THPT, đề tài xác định nội dung nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cần khai thác trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975). Từ đó đề xuất các hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 - 1975). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu các công trình tài liệu nghiên cứu về sử dụng nguồn sử liệu trong DHLS nói chung, SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học bộ môn nói riêng và những tài liệu lịch sử khác liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 - 1975) ở một số trường THPT từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2018 - 2019. - Xác định nội dung nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cần khai thác, sử dụng trong DHLS Việt Nam (1930- 1975) ở trường THPT - Đề xuất các hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc vào DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT - Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong Luận án ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và rút ra những kết luận. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận của đề tài Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu lý thuyết: + Sưu tầm, đọc, phân tích tổng hợp các tài liệu Giáo dục học, tâm lý học, và PPDH lịch sử, các tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài. 1 THPT Lại Sơn, THPT Phú Quốc, THPT An Thới, THPT Nguyễn Trung Trực, THPT Ngô Sỹ Liên, THPT Ba Hòn, THPT Kiên Hải, THPT Bình Sơn., THPT Mong Thọ, Nguyễn Thần Hiến, Phan Thị Giàng,.
  14. 4 + Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK Lịch sử lớp 12 hiện hành (chương trình chuẩn) để xác định nội dung lịch sử cần sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam và xác định nội dung nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975). - Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tiễn tình hình DHLS nói chung, việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS ở trường THPT nói riêng thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát... - TNSP: Xây dựng KHBH (kế hoạch bài học), tiến hành TNSP từng phần và toàn phần ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để khẳng định tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất và rút ra kết luận khái quát theo nguyên tắc từ điểm suy ra diện. - Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả TNSP đã thu được làm cơ sở cho việc khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu mà Luận án đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học Thực tiễn việc sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trực tiếp hay gián tiếp trong DHLS Việt Nam (1930 -1975) ở trường THPT còn nhiều bất cập. Nếu xác định được nội dung nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cần khai thác, sử dụng trong dạy học và đề xuất được những hình thức, biện pháp sử dụng nguồn SL phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường, đối tượng HS, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay. 6. Đóng góp của đề tài - Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn SL nói chung, SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc nói riêng trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. - Phác họa bức tranh về thực trạng việc sử dụng nguồn SL nói chung, nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc nói riêng trong DHLS ở trường THPT. - Xác định được nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cần thiết sử dụng trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT. - Đề xuất một số hình thức, biện pháp sư phạm sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở các trường THPT (TNSP tại Kiên Giang). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học bộ môn về việc sử dụng nguồn SL các di tích lịch sử (DTLS) nói chung, nguồn SL của di tích nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) cho HS lớp 12 THPT (Chương trình hiện hành) nói riêng.
  15. 5 - Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho GV biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức biện pháp sư phạm vào thực tiễn DHLS ở trường THPT, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho HS THPT. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Sư phạm Lịch sử. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2. Vấn đề sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1930 -1975) ở trường Trung học phổ thông: Lí luận và thực tiễn Chương 3. Nội dung và hình thức sử dụng nguồn sử liệu nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1930 – 1975) ở trường Trung học phổ thông Chương 4. Các biện pháp sử dụng nguồn sử liệu của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT (thực nghiệm sư phạm).
  16. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận và tham khảo các công trình theo hai hướng: Thứ nhất, Các công trình nghiên cứu viết về nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc Thứ hai, Các công trình nghiên cứu viết về sử dụng nguồn SL nói chung, SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc nói riêng trong dạy học và dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông của các tác giả nước ngoài và trong nước để làm luận cứ khoa học khi nghiên cứu đề tài. 1.1. Những nghiên cứu về nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc 1.1.1. Trên thế giới Cuốn “Chế độ Sài Gòn - một chế độ trại giam”, NXB Đông Nam Á ở Pari ấn hành, năm 1970, trong đó nhà báo Mĩ tên là Robin Moore đã viết “Trong báo cáo của ông Monod, Đại diện Ủy hội Quốc tế Hồng thập tự tại Sài Gòn tại Trại giam tù binh Phú Quốc trong những ngày 10, 11 và 12-6-1970, có nhận xét đã phản ánh sự lãnh đạo của trại giam: Phê phán của Đại diện Ủy hội Quốc tế Hồng thập tự, Cục Quân y chính quyền Sài Gòn về chế độ ngược đãi tù bình ở trại giam tù binh Phú Quốc” [trích theo 123, tr.74]. Đây là một minh chứng của cuốn sách phơi bày bộ mặt thật dã man của kẻ thù đối với những tù nhân ở Phú Quốc. Vì vậy, công trình được xem như là nguồn SL có giá trị quan trọng giúp tác giả phân loại, sử dụng những nội dung tiêu biểu vào DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Holmes Bown và Don Luce, trong cuốn “Những con tin chiến tranh-các tù chính trị ở Sài Gòn” (1973). NXB, Dự án giáo dục di động, đã miêu tả một số hình thức tra tấn dã man của chính quyền Sai Gòn đối với tù binh, tiêu biểu là hình thức tra tấn bằng chuồng cọp. Cuốn sách giúp tác giả có được những nguồn tư liệu nhằm phụ vụ cho LA. André Manrax - Jean Pièrre Débri trong cuốn “Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - chúng tôi vạch tội” người dịch Nguyễn Vĩnh, Thu Hà, NXB Trẻ, năm 2004 đã tập hợp những chứng cứ có thật, đặc biệt là mô hình tra tấn ở chuồng cọp sự tra tấn tàn độc của chế độ Sài Gòn đối với tù chính trị ở nhà tù Côn Đảo. Đây là một bản cáo trạng về quyền con người. Cuốn sách như một định hướng cho tác giả trong việc phân loại và lựa chọn nguồn SL nhà tù Côn Đảo để nghiên cứu đề tài luận án. Tạp chí “Tù chính trị - một vấn đề của chế độ xã hội” (1974), do Hội người Việt ở Paris ấn hành nhằm mục đích lên án chế độ Sài Gòn đối xử nghiệt ngã với tù chính trị,
  17. 7 không chịu thực hiện việc trao trả tù nhân theo tinh thần Hiệp định Paris. Tạp chí là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy không chỉ phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu về Nhà tù Côn Đảo giai đoạn 1939 – 1945 mà còn là nguồn SL trung thực có giá trị nhằm phục phụ DHLS Việt Nam (1930 - 1975) ở trường THPT. Một số tuần báo nước ngoài cũng góp sức lên án chế độ nhà tù của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam như: Life Asia, Times (Đời sống Châu Á, Thời đại) vào các năm 1970 -1973, tiêu biểu là những bài viết: Life Asia, date 13-10-1969, Larry Burrows "VietNam-A Degree of Disillusiori page 47-48; Life Asia, date 24-11-1969, "thought Dad was in Viet Nan to kill Vietcong, page 54-56; Life Asia, date 22-12-1969, A long and bitter underclared war in a small and far off land spilled our blood and splid the nation, page 20 [10]; Life Asia, date 27-4-1970, Letters to the editors about a letter to life anh in prison, page 8; Times, date 20-7-1970, Việt Nam-The cages of Con Son Island, page 16- 17; Times, date 22-1-1973, South Viet Nam-The Posty& war, page 6-7; Times, date 29-1- 1973, The final push for peace, page14-15 Times, date 19-3-1973, Viet Nam-The otherprisonners, page 7-8… Nội dung các tuần báo trên đều tố cáo thực trạng trại giam tù binh, đặc biệt là nhà tù Côn Đảo..., đồng thời, các công trình trên cũng cung cấp một phần kiến thức chung về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, góp phần vào công cuộc vận động nhân dân thế giới hình thành làn sóng dư luận tiến bộ ủng hộ nhân dân Việt Nam, lên án chế độ lao tù nghiệt ngã của chính quyền Sài Gòn. Những nội dung các bài báo này còn giúp tác giả có thêm nguồn SL quan trọng phục vụ DHLS Việt Nam 1930-1975 ở trường PT. Những công trình trên cho thấy các tác giả đã trình bày khái quát về chế độ lao tù của Pháp và Mĩ ở nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc, qua đó giúp người đọc hiểu được bức tranh toàn cảnh về chế độ cai trị hà khắc, thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân và tù binh ở nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc. Ngoài ra, các tác giả còn cung cấp một bức tranh sinh động về những cuộc đấu tranh của chiến sĩ cộng sản trong các nhà tù của địch, hoạt động của tổ chức Đảng trong các nhà tù, lãnh đạo đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng sản, đấu tranh chống chiêu hồi, đấu tranh bảo vệ đồng đội, chờ ngày chiến thắng trở về, nêu bật ý chí bất khuất và tinh thần đấu tranh anh dũng của những chiến sĩ cách mạng chống lại kẻ thù. Các công trình trên không chỉ có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử mà còn giúp cho tác giả LA có những nguồn SL cụ thể về tội ác của kẻ thù để sử dụng trong DHLS, qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, sự hi sinh của những người Việt Nam yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ giành độc lập dân tôc.
  18. 8 1.1.2. Trong nước Trước giải phóng, tác giả Trần Văn Quế đã viết cuốn "Côn Lôn quần đảo trước ngày 9-3-1945", NXB Thanh Hương Tùng Thư, năm 1961. Cuốn sách bao gồm mười chương viết về Côn Đảo, đặc biệt trong đó tác giả trình bày chi tiết những lần vượt ngục của các chiến sĩ ở Côn Đảo. Đây là tài liệu quan trọng để chúng tôi lựa chọn các nội dung vận dụng vào trong quá trình DHLS Việt Nam ở trường THPT, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Bộ Quốc phòng Việt Nam cộng hòa, năm 1969 đã công bố thêm một góc nhìn khác về chính sách tàn bạo của Chính quyền Sài Gòn qua tài liệu “Danh sách tù binh cộng sản Việt Nam nan y tàn phế được ủy ban y tế hỗn hợp xác nhận thuộc Cần Thơ 3- 1969”. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bản sao lưu tại Viện Lịch sử Đảng, Ký hiệu: LT2/85. Đây cũng là một công trình nghiên cứu về tội ác của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đối với tù nhân trong đó tập trung trình bày tội ác khủng bố, tra tấn, tù đày của đế quốc Mĩ và tay sai đối với nhân dân miền Nam Việt Nam nói chung; Tù chính trị tại miền Nam Việt Nam nói riêng. Những công bố này có giá trị tham khảo rất lớn để chúng tôi vận dụng vào đề tài sử dụng nguồn SL nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 -1975) ở trường THPT. Trong cuốn “Hiệp định Pari”, tập 1, NXB Chính tri Quốc gia, năm 1973. của Ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam, các tác giả cũng miêu tả một cách khách quan và chân thực những gì phải trải qua trong khi bị giam giữ ở nhà tù Phú Quốc. Các bài viết lên án, tố cáo tội ác dã man, phi nhân tính của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trong việc đối xử với tù nhân, tù binh không tôn trọng Công ước Giơnevơ năm 1949 về việc đối xử với tù binh. Cuốn sách là nguồn tài liệu để tác giả LA lựa chọn nguồn SL phục vụ trong DHLS Việt Nam (1930 - 1975) ở trường THPT. Cuốn sách “Đây các nhà tù Mĩ - ngụy”, tác giả Trần Thanh Phương, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 1995 đã trình bày khái quát hệ thống nhà tù của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam. Trong đó, tác giả đi sâu giới thiệu một số nhà tù khét tiếng như Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa và Khám Lớn Sài Gòn... Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp thêm cho tác giả nhiều thông tin quý giúp xác định nội dung phù hợp cho việc sử dụng nguồn SL trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975) ở trường THPT. Cuốn sách “Những ngày tù ngục” do Tổ Sử phụ nữ Nam Bộ chủ biên, Hàn Song Thanh, Sở Văn hoá - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 đã trình bày quá trình đấu tranh của phụ nữ Nam Bộ trong các nhà tù của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ như: khám Lớn Sài Gòn, khám Phú Mỹ, Bà Rá, Chí Hoà, Côn Sơn, trại giam tù binh
  19. 9 nữ Phú Tài... Nội dung cuốn sách là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi khai thác, sử dụng trong quá trình DHLS Việt Nam (1930 –1975) ở trường THPT. Tác giả Bùi Văn Toàn với công trình nghiên cứu "Côn Đảo - 6.694 ngày đêm đấu tranh chính tri (11/1/1957 - 30/04/1975)”, NXB Trẻ, năm 2000 đã trình bày khá công phu từ vị trí nhà tù cho đến âm mưu thủ đoạn của chính quyền Mĩ - Ngụy đối với tù nhân ở nhà tù Côn Đảo. Đặc biệt là sự phân hóa lực lượng đến cách thức tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chiến đấu, chống lại âm mưu của kẻ thù, vai trò lãnh đạo của từng phòng, từng trại giam với hình thức cao nhất là đấu tranh chống ly khai Cộng sản. Tất cả những người tù bị buộc phải xác định rõ lập trường của mình theo hai hướng: Một là đi theo con đường Đảng Cộng sản thì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Hai là chấp nhận “ly khai Cộng sản” để “trở về với chính nghĩa quốc gia do Ngô Tổng thống lãnh đạo”. Vượt lên trên tất cả những đày ải khổ cực, họ vẫn giữ vững khối đoàn kết đối phó với địch trong mọi tình huống. Công trình giúp chúng tôi có cơ sở lựa chọn nội dung nguồn SL nhằm giáo dục cho HS, chủ nghĩa yêu nước, tình thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của những người Việt Nam yêu nước. Cuốn "Côn Đảo – Bản anh hùng ca bất khuất" của Bùi Văn Toản, NXB Thanh niên, năm 2006, đã giới thiệu về ba cuộc đấu tranh tuyệt thực lớn nhất trong lịch sử 113 năm của nhà tù Côn Đảo. Đó là sự thử thách tình yêu Tổ quốc “khí tiết cách mạng tạo thành một trận tuyến hùng mạnh đấu tranh chống lại âm mưu thâm độc của kẻ thù” [147:]. Cuốn sách cung cấp thêm nguồn SL làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của đề tài. Cuốn sách "Huyền thoại Côn Đảo" của Công ty văn hóa Trí tuệ thực hiện và giới thiệu, NXB Lao động, năm 2008 đã trình bày lịch sử hình thành nhà tù Côn Đảo, quá trình đấu tranh của tù nhân giai đoạn từ năm 1962 đến năm 1975 ở nhà tù Côn Đảo. Đặc biệt, nội dung cuốn sách kể về sự hi sinh lớn lao, ý chí kiên cường của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh chống “cái ác, cái phi nghĩa”. Đó là một cuộc chiến bằng sức mạnh tinh thần và lòng yêu nước, họ đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù như huyền thoại. Chính vì vậy cuốn sách là nguồn SL quý giúp tác giả LA xác định, lựa chọn được nguồn SL cần thiết phục vụ trong DHLS Việt Nam (1930 – 1975). Cuốn sách “Huyền thoại Phú Quốc”, NXB Lao động xã hội, năm 2008 đã mở đầu trình bày hệ thống cai quản tù binh Phú Quốc, đồng thời còn trình bày khá rõ nét các hình thức đàn áp khủng bố tù bình và hình thức đấu tranh của tù binh ở Phú Quốc khi phải chiến đấu trong môi trường hoàn toàn không có sự lãnh đạo của cấp trên, không có nhân dân, chẳng có vũ khí và cũng chẳng có thể tránh mặt mà phải luôn luôn đối mặt với quân thù. Cuốn sách là nguồn SL quý giúp tác giả có thể khai thác để cụ thể hóa những sự kiện lịch sử về tội ác của kẻ thù đối với tù binh ở nhà tù Phú Quốc trong DHLS Việt Nam (1930 - 1975).
  20. 10 Trong cuốn sách "Nhà tù Côn Đảo - Danh sách hy sinh và từ trần giai đoạn 1930-1975", do NXB Thanh niên và Báo Thanh niên phối hợp ấn hành, năm 2009, tác giả Bùi Văn Toản đã làm rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù đối với lực lượng tù chính trị. Cuốn sách tuy chưa phản ánh đầy đủ chi tiết về quá trình đấu tranh của các tù chính trị ở nhà tù Côn Đảo nhưng đã giúp cho tác giả có thêm những trang tư liệu quý về nhà tù Côn Đảo để phục vụ việc dạy học, giáo dục truyền thống, đạo đức, bồi dưỡng niềm tin, niềm tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phẩm chất cao đẹp của thế hệ cha anh và giáo dục ý thức trách nhiệm cho HS đối với đất nước. Tác giả Nguyễn Hồng Mai trong cuốn sách “Chiếm tàu địch vượt Côn Đảo” NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 đã tái hiện lại cuộc vượt ngục ngày 27-2-1965 của 57 chiến sĩ cách mạng đang bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo. Đây cũng là nguồn tư liệu quý giúp tác giả vận dụng những giá trị của quá khứ để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về sự hy sinh to lớn của các thế hệ người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong cuốn "Một số di tích lịch sử văn hóa Việt Nam dùng trong nhà trường" của tác giả Đinh Ngọc Bảo (Chủ biên) NXB Đại học sư phạm, năm 2012 đã cung cấp hàng loạt tranh ảnh có hệ thống về các DTLS trong cả nước gắn liền với các thời kỳ lịch sử, đặc biệt về nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc được khái quát ngắn gọn nhằm mục đích phục vụ cho việc dạy học môn Lịch sử. Đồng thời, bước đầu tác giả cũng đã gợi ý một số định hướng trong việc phát huy giá trị của DTLS cách mạng trong công tác giáo dục lòng yêu nước, truyền thống đánh giặc của ông cha cho thế hệ trẻ. Cuốn sách "Côn Đảo từ góc nhìn lịch sử" của tác giả Trần Đình Thống, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012 đã tập hợp những bài viết chuyên khảo về Côn Đảo. Thông qua những sự kiện, nhân vật lịch sử, tác giả cuốn sách đem đến một góc nhìn mới giúp người đọc hiểu sâu hơn về cuộc đấu tranh khốc liệt của những người yêu nước trong cảnh ngộ cực kì nghiệt ngã ở "địa ngục trần gian" để lại trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của độc lập tự do và đánh thức những khát vọng vươn tới lẽ sống cao đẹp của đời thường. Cuốn sách cũng là tài liệu quan trọng để chúng tôi lựa chọn nguồn SL của nhà tù Côn Đảo trong quá trình DHLS Việt Nam ở trường THPT phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã ra mắt công trình "Lịch sử đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng nhà tù Côn Đảo (1862 – 1975)", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Cuốn sách trình bày đầy đủ các số liệu và sự kiện về những nhân vật và hoàn cảnh cụ thể của các phong trào đấu tranh,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2