intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:252

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay" được hoàn thành với mục tiêu nhằm luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN MẬU CHUNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ TRẦN MẬU CHUNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục Mã số : 914 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Trần Xuân Phú 2. PGS.TS Đặng Đức Thắng HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Mậu Chung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Những công trình nghiên cứu về quan điểm sư phạm tương tác 13 1.2. Những công trình nghiên cứu về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học 21 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 31 2.1. Những vấn đề lý luận về quan điểm sư phạm tương tác 31 2.2. Những vấn đề lý luận về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 46 2.3. Các yếu tố tác động đến vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 63 Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 68 3.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 68 3.2. Thực trạng quá trình dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 72 3.3. Thực trạng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 78 3.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ 89
  5. quan quân đội 3.5. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân 90 Chương 4: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 95 4.1. Giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng cho chủ thể vận dụng về quan điểm sư phạm tương tác và vận dụng quan điểm này trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn 95 4.2. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 98 4.3. Tổ chức vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong một số hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn 101 4.4. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn 112 4.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 120 Chương 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 128 5.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 128 5.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm 130 5.3. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 170
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Cán bộ quản lý CBQL 2. Điểm trung bình ĐTB 3. Độ lêch chuẩn ĐLC 4. Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 5. Kỹ thuật dạy học KTDH 6. Lớp đối chứng, lớp thực nghiệm LĐC, LTN 7. Phương pháp dạy học PPDH 8. Quá trình dạy học QTDH 9. Quan điểm sư phạm tương tác QĐSPTT 10. Trường Sĩ quan Quân đội TSQQĐ
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1 Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan 71 Bảng 3.2. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng 71 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 72 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về thực trạng thực hiện nội dung dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 73 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về thực trạng thực hiện các phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 74 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 76 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về thực trạng thực hiện các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 77 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về khái niệm sư phạm tương tác 78 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về mức độ cần thiết của vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 79 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về vai trò của vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 80 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong thiết kế kế hoạch dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 81 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý về vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong tổ chức hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 82
  8. Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý trong lựa chọn các biện pháp, kỹ thuật dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 83 Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về hứng thú học tập của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 84 Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về sử dụng phương pháp học tập của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 86 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 87 Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về điều kiện vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 88 Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về các yếu tố tác động đến vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 89 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả đo các tiêu chí đánh giá của học viên LTN1 và LĐC1 trước thực nghiệm 1 134 Bảng 5.2. Kết quả kiểm định kết quả nắm tri thức, kỹ năng môn giáo dục học quân sự của học viên; Tính tích cực khi người học tham gia các tương tác sư phạm của học viên bằng T- Test trước thực nghiệm lần 1 137 Bảng 5.3. Kết quả kiểm mức độ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến hoạt động dạy học; Mức độ ảnh hưởng tích cực của môi trường tâm lý trong dạy học bằng T- Test trước thực nghiệm lần 1 137 Bảng 5.4. Tổng hợp kết quả đo các tiêu chí đánh giá của học viên LTN1 và LĐC1 sau thực nghiệm 138 Bảng 5.5. Kết quả kiểm định kết quả nắm tri thức, kỹ năng môn giáo dục học quân sự của học viên; Tính tích cực khi người học tham gia các tương tác sư phạm của học viên bằng T- Test sau thực nghiệm lần 1 141 Bảng 5.6. Kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến hoạt động dạy học; 142
  9. Mức độ ảnh hưởng tích cực của môi trường tâm lý trong dạy học bằng T- Test sau thực nghiệm lần 1 Bảng 5.7. Tổng hợp kết quả đo các tiêu chí đánh giá của học viên LTN2 và LĐC2 trước thực nghiệm lần 2 143 Bảng 5.8. Kết quả kiểm định kết quả nắm tri thức, kỹ năng môn giáo dục học quân sự của học viên; Tính tích cực khi người học tham gia các tương tác sư phạm của học viên bằng T- Test trước thực nghiệm lần 2 145 Bảng 5.9. Kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến hoạt động dạy học; Mức độ ảnh hưởng tích cực của môi trường tâm lý trong dạy học bằng T- Test trước thực nghiệm lần 2 146 Bảng 5.10. Tổng hợp kết quả đo các tiêu chí đánh giá của học viên LTN2 và LĐC2 sau thực nghiệm lần 2 146 Bảng 5.11. Kết quả kiểm định kết quả nắm tri thức, kỹ năng môn giáo dục học quân sự của học viên; Tính tích cực khi người học tham gia các tương tác sư phạm của học viên bằng T- Test sau thực nghiệm lần 2 149 Bảng 5.12. Kết quả kiểm định mức độ ảnh hưởng tích cực của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến hoạt động dạy học; Mức độ ảnh hưởng tích cực của môi trường tâm lý trong dạy học theo đánh giá học viên bằng T- Test sau thực nghiệm lần 2 150 Bảng 5.12. Tổng hợp kết quả tính tích cực học tập của học viên LTN1 và LTN2 tham gia vào các tương tác sư phạm 152
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về mức độ cần thiết của vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội 79 Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về hứng thú học tập của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 85 Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên về mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo quan điểm sư phạm tương tác 88 Biểu đồ 5.1. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên LTN1 và LĐC1 trước thực nghiệm 1 134 Biểu đồ 5.2. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên LTN1 và LĐC1 sau thực nghiệm 1 138 Biểu đồ 5.3. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên trước và sau thực nghiệm 1 141 Biểu đồ 5.4. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên LTN2 và LĐC2 trước thực nghiệm lần 2 143 Biểu đồ 5.5. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên LTN2 và LĐC2 sau thực nghiệm lần 2 147 Biểu đồ 5.6. So sánh điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá học viên trước và sau thực nghiệm lần 2 149 Biểu đồ 5.7. Mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng học tập của học viên LTN1 và LTN2 151
  11. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ; cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư phát triển rất nhanh chóng đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục, đào tạo. Đối với giáo dục đại học cần phải chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển phẩm chất, năng lực người học, đáp ứng đòi hỏi của tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”[12, tr.6]. Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục các môn KHXH&NV” [15, tr.21]. Để thực hiện chủ trương, có nhiều hướng nghiên cứu nhằm đổi mới QTDH, một trong những hướng đó là nghiên cứu, xác định đầy đủ vai trò, chức năng của người dạy, người học, môi trường và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố này nhằm phát huy tối đa nội lực của các nhân tố trong hoạt động dạy học. Đây là vấn đề rất cần thiết, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Vận dụng QĐSPTT trong dạy học đã phát huy được tính ưu việt, bộc lộ nhiều mặt tích cực: Đề cao vai trò của người học, người dạy, tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Sự tương tác trong dạy học sẽ làm tăng động lực của cả người dạy, người học nó giảm bớt đáng kể tính một chiều, tính thụ động của người học và tính đơn điệu, xuôi chiều trong QTDH [41, tr.41].
  12. 6 Cùng với trang bị tri thức, khoa học chuyên ngành, hiểu biết về đời sống xã hội, quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh tiến lên hiện đại những năm tới. Các môn KHXH&NV có vai trò rất quan trọng về giáo dục giá trị, phẩm chất nhân cách con người Việt Nam. Kiến thức của các môn học này góp phần xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và các phẩm chất nhân cách cần thiết của người sĩ quan tương lai. Những năm qua, dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ bên cạnh những kết quả đã đạt được còn tồn tại không ít những hạn chế, thiếu sót đó là: PPDH chậm được đổi mới, chủ yếu vẫn là thuyết trình, giảng viên độc thoại một chiều. Sự tương tác giữa người dạy với người học, người học với người học còn hạn chế. Người học ít có cơ hội tham gia chia sẻ, trao đổi, thảo luận những vấn đề học tập với người dạy và bạn học, không khí lớp học trầm lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người học thiếu hứng thú, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, hạn chế việc nắm tri thức, kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, nghề nghiệp. Mặt khác, một số giảng viên chưa chú trọng vào khâu thiết kế kế hoạch bài giảng, tổ chức, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh, phản hồi từ phía người học. Một số giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt, dựa vào trình chiếu, sử dụng một vài thủ thuật để nêu câu hỏi phát vấn, gợi mở nhằm tạo ra sự tương tác trong dạy học. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một vài khía cạnh, bình diện phương pháp, kỹ thuật dạy học tương tác, chưa đúng bản chất của dạy học theo QĐSPTT nên chất lượng hiệu quả dạy học còn hạn chế. Từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận an nhận thấy các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về dạy học theo QĐSPTT đã được thực hiện từ tiểu học, phổ thông đến bậc đại học. Ở bậc đại học cũng đã có một số công trình nghiên cứu vận dụng QĐSPTT trong dạy học với các môn học cụ thể, cho sinh viên ngành sư phạm. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ.
  13. 7 Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ là yêu cầu mang tính cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên đây, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, rút ra giá trị của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp nghiên cứu. Luận giải những vấn đề lý luận về QĐSPTT, vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học các môn KHXH&NV và thực trạng vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đề xuất các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khoa học, khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay.
  14. 8 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Vận dụng QĐSPTT trong dạy học là một chủ đề khá rộng, có thể vận dụng vào mọi khâu, mọi bước của QTDH KHXH&NV ở TSQQĐ. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án bám sát vào các thành tố của QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ, xác định nội dung vận dụng quan điểm này trong hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của học viên; vận dụng trong một số hình thức tổ chức dạy học cơ bản (bài giảng và xêmina) và vận dụng trong đổi mới PPDH, KTDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả người học với học viên sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học. Về không gian: Khảo sát, điều tra thực tiễn được tiến hành tại 4 TSQQĐ bao gồm: Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Công binh. Đây chính là các nhà trường đào tạo sĩ quan đại diện cho các chuyên ngành, binh chủng chiến đấu, binh chủng bảo đảm và ở các miền khác nhau của đất nước trong QĐNDVN. Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị. Về thời gian: Thời gian khảo sát tính từ 9/2020 đến 01/2021, thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm từ 6/2021 đến 12/2021. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu luận án được tính từ năm 2018 đến nay. Về đối tượng khảo sát: Giảng viên; học viên, cán bộ quản lý (cán bộ bộ môn, cán bộ các khoa giáo viên) chuyên gia chuyên ngành Giáo dục học quân sự ở các cơ sở đào tạo nêu trên. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố người dạy, người học, môi trường và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Nếu chủ thể vận dụng xác định được các biện pháp tác động vào nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng quy trình tổ chức dạy học; tổ chức vận dụng trong một số hình thức dạy học cơ bản; sử dụng các PPDH, KTDH tích cực và đổi mới kiểm tra, đánh giá
  15. 9 kết quả học tập thì sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo nhất là các quan điểm về đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các cách tiếp cận: Hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc; quan điểm thực tiễn; tiếp cận hoạt động; tiếp cận năng lực để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Cụ thể: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Quá trình dạy học các môn KHXH&NV là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học, môi trường và kết quả dạy học. Các thành tố này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và phụ thuộc, dàng buộc lẫn nhau. Vì vậy, các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học phải bảo đảm tính hệ thống, có mối quan hệ tác động qua lại của các thành tố của QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Tiếp cận lịch sử - lôgíc: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn của biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, phù hợp với thực tiễn ở TSQQĐ, kế thừa và phát triển những kinh nghiệm, thành tựu giáo dục, đào tạo cán bộ quân đội trong quá khứ, đánh giá rõ được thực trạng, xác định được những mặt mạnh để kế thừa, những hạn chế để khắc phục. Tiếp cận thực tiễn: Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên đánh giá thực trạng QTDH các môn KHXH&NV, thực trạng vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV như: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu
  16. 10 điểm, hạn chế; đề xuất biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo ở TSQQĐ trong bối cảnh hiện nay; sử dụng quan điểm thực tiễn để chứng minh giá trị và hiệu quả của các biện pháp dạy học này thông qua phần thực nghiệm sư phạm. Tiếp cận hoạt động: Theo lý thuyết hoạt động, bằng hoạt động và thông qua hoạt động con người tồn tại và phát triển. Vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ chỉ có hiệu quả cao khi giảng viên coi trọng việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập và tạo điều kiện cho người học phát huy tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động đó. Do vậy, cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, có tính tương tác cao nhằm nâng cao chất lượng học tập các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Tiếp cận năng lực: Thực tiễn hoạt động quân sự hiện nay đòi hỏi QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ không chỉ giúp người học nắm vững kiến thức các môn học mà quan trọng hơn cả phải tổ chức hoạt động học tập giúp học viên chuyển hóa kiến thức đã học thành nhiều năng lực khác trong đó năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, phản biện phê phán, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực thuyết phục,...do đó quá trình vận dụng QĐSPTT trong dạy học cần quan tâm phát triển hệ thống các năng lực nêu trên. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, bao gồm: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu nhằm thu thập, khai thác các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động dạy và học các môn KHXH&NV, những biểu hiện tính tích cực học tập của học viên, khả năng tương tác của người dạy, người học và môi trường, sự thay đổi về hứng thú học tập, thái độ học tập, khả năng tương tác khi vận dụng các biện pháp tác động sư phạm đưa ra nhận xét định tính về hiệu quả tác động đối với học viên
  17. 11 Phương pháp phỏng vấn: Được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi khi tác giả tiến hành khảo sát thực tiễn nhằm làm rõ hơn các thông tin thu thập được. Phương pháp phỏng vấn cán bộ, giảng viên, học viên ở các TSQQĐ còn được sử dụng trong quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm bổ sung thông tin cho quá trình thực nghiệm một cách toàn diện hơn. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi (anketa) với hai mẫu dành cho giảng viên, cán bộ quản lý và học viên để khảo sát thực trạng về chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Phiếu hỏi còn được sử dụng để khảo sát ý kiến của học viên sau quá trình thực nghiệm sư phạm để thu thập thêm thông tin. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, tổng hợp, phân tích chất lượng QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ để rút ra những vấn đề có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các bài giảng, sản phẩm học tập của học viên đã thực hiện để phân tích, đánh giá về chất lượng của QTDH và vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ, nhằm đưa ra những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đào tạo và quản lý đào tạo; từ đó rút ra những vấn đề liên quan trực tiếp đến vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Các phương pháp khác Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và các kỹ năng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực nghiệm biện pháp vận dụng QĐSPTT trong hình thức bài giảng các môn KHXH&NV ở TSQQĐ thông qua việc vận dụng vào môn Giáo dục học quân sự, nhằm khẳng định tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất.
  18. 12 Phương pháp thống kế toán học: Sử dụng toán thống kê để phân tích, tổng hợp số liệu thu được sau khi khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS để từ đó rút ra những kết luận phù hợp. 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Luận án hệ thống hoá và khái quát hoá cơ sở lý luận về QĐSPTT và vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đặc biệt là phân tích, làm rõ nội hàm khái niệm vận dụng, chỉ ra vai trò, điều kiện và yếu tố tác động để vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Về mặt thực tiễn: Luận án đề xuất hệ thống 05 biện pháp vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đây là các biện pháp tác động vào các yếu tố của QTDH, nhằm tăng cường mối quan hệ tương tác giữa người học, người dạy và môi trường, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận dạy học đại học quân sự, xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho việc vận dụng QĐSPTT trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Kết quả nghiên cứu về lý luận có thể xây dựng thành tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường quân đội. Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các lực lượng giáo dục ở các TSQQĐ vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, tổ chức hoạt động giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, 5 chương (19 tiết), kết luận, khuyến nghị, danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
  19. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về quan điểm sư phạm tương tác 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Tư tưởng dạy học tương tác đã được một số nhà giáo dục nổi tiếng thời kỳ cổ đại đề cập như Khổng Tử, Socrate,...Tuy chưa xây dựng được hệ thống lý luận nhưng tư tưởng dạy học tương tác của các ông có giá trị to lớn. Khổng Tử (551- 479 TCN) với tư tưởng “Giáo học tương trưởng” (Người dạy và người học tương tác thúc đẩy nhau cùng phát triển), tư tưởng này đã đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa người dạy và người học. Socrate (469 - 399 TCN) với tư tưởng “truy vấn biện chứng”, hay còn gọi “phương pháp Socrates”, xem việc dạy học là quá trình hỏi - đáp giữa người dạy và người học, qua đó giúp người học tìm ra chân lý. Tư tưởng dạy học tương tác tiếp tục được nghiên cứu bởi Jan Amos Comensky (1592 - 1670) [8], John Locke (1632-1704); Jean - Jacques Rousseau (1712- 1778). Các ông phê phán cách thức dạy học giáo điều, kinh viện, nhồi sọ, bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời các ông kêu gọi: dạy học cần phải có sự tương tác giữa thày và trò cho phép thày dạy ít hơn, trò học nhiều hơn, trò phải mở mang tài năng của mình bằng khả năng độc lập của họ. Cuộc cải cách giáo dục cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã mở đường cho giáo dục phát triển mạnh mẽ. Người tiên phong trong phong nào này là J. Dewey (1859-1952) [dẫn theo 87] ông cho rằng con người sống cần tương tác, làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề và cần được trải nghiệm những vấn đề đó ngay từ trong nhà trường. Ông đề cao vai trò người học “lấy người học làm trung tâm”,“dạy học qua việc làm”. Luận điểm được coi là tiền đề tư tưởng dạy học tương tác của ông đó là sự ảnh hưởng của các “tương tác xã hội” trong dạy học. Tư tưởng giáo dục của ông đã ảnh hưởng lớn đến phong trào cải cách giáo dục ở các nước Âu và Mỹ [dẫn theo 87, tr.9]. Jean Piaget (1896 - 1980), người có đóng góp to lớn đối với sự phát triển dạy học tương tác [dẫn theo 56]. Ông coi học tập là quá trình cá nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1