Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình đổi mới giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môn Khoa học tự nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH THUỶ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH THUỶ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được những giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn và PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học, khoa Sinh học; Phòng sau đại học; Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy Cô giáo, các em học sinh tại các trường Trung học cơ sở (THCS) Trần Quốc Toản, Bắc Sơn, Phương Nam thuộc TP. Uông bí, tỉnh Quảng Ninh; trường THCS Nguyễn Trường Tộ, TP. Hà Nội; trường THCS Bàn cờ, TP. Hồ Chí Minh đã tham gia vào quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Trân trọng cảm ơn các chuyên gia giáo dục thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Hồng Đức, trường Đại học Vinh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các giáo viên đã đóng góp nhiều ý kiến để luận án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
- iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Đọc là 1 CT Chương trình 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 EU Liên minh châu Âu 4 GDPT Giáo dục phổ thông 5 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 6 GQVĐ Giải quyết vấn đề 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 KHTN Khoa học tự nhiên 10 NL Năng lực 11 NXBGDVN Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 12 PTNL Phát triển năng lực 13 SBT Sách bài tập 14 SGK Sách giáo khoa 15 SGV Sách giáo viên 16 SHS Sách học sinh 17 SBT Sách bài tập 18 THCS Trung học cơ sở 19 TP Thành phố 20 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 21 VNEN Mô hình trường học mới Việt Nam – Escuela Nueva
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ ix PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...............................................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU..............................................3 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ...............................................................................3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................4 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...............................................................................4 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................5 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................6 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ............................................................................7 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 8 1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ SÁCH GIÁO KHOA VÀ MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA ..........................................................................................................8 1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................8 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................12 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...........................................................................................18 1.2.1. Sách giáo khoa và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực 18 1.2.2. Mô hình sách giáo khoa ..........................................................................26 1.2.3. Quan niệm, tầm nhìn về SGK hiện đại và SGK môn Khoa học, Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ...................................................29 1.2.4. Năng lực và năng lực trong môn Khoa học tự nhiên ..............................33 1.2.5. Chương trình và chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh..38 1.2.6. Một số đặc điểm tâm sinh lí và hoạt động của học sinh trung học cơ sở41
- v 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................44 1.3.1. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS ..........................................................................................................44 1.3.2. Khảo sát ý kiến về SGK hiện hành qua giáo viên và học sinh ...............49 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 53 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ................................................................................................ 55 2.1. PHÂN TÍCH SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................................55 2.1.1. Cách lựa chọn nội dung trong SGK ........................................................56 2.1.2. Chức năng của sách giáo khoa ................................................................59 2.1.3. Cấu trúc của sách giáo khoa ....................................................................60 2.1.4. Cách thể hiện nội dung của SGK ............................................................69 2.1.5. Cách trình bày và hình thức SGK ...........................................................70 2.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...........................................72 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực .................................................................72 2.2.2. Quy trình xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực .........................................................................72 2.2.3. Đề xuất mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực .................................................................................74 2.2.4. Cách trình bày và hình thức SGK ...........................................................94 2.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VÀ TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .............................................................................................98 2.3.1. Những đặc trưng của sách giáo khoa phát triển năng lực .......................98 2.3.2. Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ...............................................................................100
- vi 2.4. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ MẪU MINH HỌA MÔ HÌNH SGK MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .........................104 2.4.1. Nguyên tắc xây dựng ............................................................................104 2.4.2. Những yêu cầu cơ bản ...........................................................................105 2.4.3. Quy trình xây dựng ...............................................................................105 2.4.4. Kết quả xây dựng chủ đề mẫu theo mô hình.........................................108 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 109 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA ............................ 112 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ......................................... 112 3.1. MỤC ĐÍCH ..................................................................................................112 3.2. ĐỐI TƯỢNG ...............................................................................................112 3.2.1. Đánh giá của chuyên gia và cán bộ quản lí ...........................................112 3.2.2. Đánh giá của giáo viên và học sinh thông qua thực nghiệm sư phạm ..112 3.3. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ ...............................................................................113 3.3.1. Phương án .............................................................................................113 3.3.2. Thời gian ...............................................................................................113 3.3.3. Tài liệu, nội dung đánh giá....................................................................113 3.3.4. Nội dung kiểm chứng khoa học ............................................................114 3.3.5. Quy trình tổ chức đánh giá ....................................................................115 3.4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN .......................................................................115 3.4.1. Phân tích định lượng .............................................................................115 3.4.2. Phân tích định tính ................................................................................128 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 131 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 133 I. KẾT LUẬN.....................................................................................................135 II. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................137 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 137 PHỤ LỤC ............................................................................................................... P-1
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả nghiên cứu về chức năng SGK của một số tác giả châu Âu ....... 22 Bảng 1.2. Vai trò của SGK theo quan điểm định hướng nội dung và định hướng phát triển năng lực ..................................................................................... 24 Bảng 1.3. Các dạng câu hỏi và bài tập trong SGK hiện hành môn Sinh học 6......... 46 Bảng 1.4. Phân loại kênh hình trong SGK Sinh học hiện hành cấp THCS theo hình thức thể hiện ............................................................................................... 48 Bảng 1.5. Những ưu điểm của SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS ................ 50 Bảng 1.6. Những hạn chế của SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS ................ 50 Bảng 1.7. Những khó khăn trong quá trình học SGK môn Sinh học cấp THCS ...... 52 Bảng 2.1. Danh sách SGK nước ngoài được lựa chọn nghiên cứu ........................... 55 Bảng 2.2. Tỉ lệ dung lượng viết về ứng dụng thực tiễn so với dung lượng trình bày toàn chương của SGK môn Khoa học ....................................................... 58 Bảng 2.3. Cấu trúc chung của SGK .......................................................................... 61 Bảng 2.4. Cấu trúc một chương ................................................................................ 63 Bảng 2.5. Các thành phần định hướng hoạt động và mở rộng trong SGK ............... 65 Bảng 2.6: Các thành phần cấu trúc SGK của Anh, Mĩ, Canada, Australia, Singapore ........ 66 Bảng 2.7. Một số thông số cơ bản của sách SGK môn Khoa học của Anh, Mĩ, Australia, Canada và Singapore ................................................................. 71 Bảng 2.8. So sánh chức năng cơ bản của SGK Sinh học hiện hành và SGK môn KHTN theo định hướng PTNL .................................................................. 75 Bảng 2.9. Cấu trúc nội dung một chủ đề ................................................................... 80 Bảng 2.10. So sánh cấu trúc chung của SGK Sinh học hiện hành và SGK môn KHTN theo định hướng PTNL .................................................................. 94 Bảng 2.11. So sánh cách trình bày, hình thức của SGK Sinh học hiện hành và SGK môn KHTN theo định hướng PTNL .......................................................... 97 Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá SGK môn KHTN theo định hướng PTNL ............... 101 Bảng 3.1. Phân bố chọn mẫu thực nghiệm.............................................................. 112
- viii Bảng 3.2. Các chủ đề được lựa chọn tổ chức đánh giá ........................................... 114 Bảng 3.3. Đánh giá mức độ phù hợp về chức năng SGK ....................................... 116 Bảng 3.4. Đánh giá mức độ phù hợp về cấu trúc chung của SGK và cấu trúc chủ đề ....... 117 Bảng 3.5. Đánh giá mức độ phù hợp về hình thức trình bày SGK ......................... 120 Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thể hiện chức năng của SGK trong chủ đề mẫu ......... 122 Bảng 3.7. Đánh giá mức độ thể hiện cấu trúc SGK và cấu trúc chủ đề trong chủ đề mẫu...............................................................................................124 Bảng 3.8. Đánh giá mức độ thể hiện hình thức trình bày trong chủ đề mẫu .......... 125 Bảng 3.9. Đánh giá mức độ thể hiện nội dung minh họa trong chủ đề mẫu ........... 126 Bảng 3.10. Đánh giá của HS về mức độ thể hiện nội dung trong chủ đề mẫu ....... 127
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ minh họa các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu thực hiện luận án.. 5 Hình 1.2. Vị trí của SGK trong quá trình dạy học .................................................... 25 Hình 1.3. Mô hình 5E ................................................................................................ 28 Hình 1.4. Mô hình 7E ................................................................................................ 28 Hình 1.5. Những trụ cột của SGK định hướng phát triển năng lực .......................... 31 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xây dựng mô hình SGK môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ..................................................................................... 74 Hình 2.2. Bài soạn minh họa mô hình: trang giới thiệu sách .................................... 77 Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc tổng thể SGK môn KHTN ................................................ 78 Hình 2.4. Bài soạn minh họa mô hình: trang chủ đề ................................................. 79 Hình 2.5. Cấu trúc nội dung và các modul trong chủ đề........................................... 83 Hình 2.6. Bài soạn minh họa mô hình: modul cung cấp kiến thức mới ................... 84 Hình 2.7. Bài soạn minh họa mô hình: modul thí nghiệm ........................................ 85 Hình 2.8.1. Bài soạn minh họa mô hình: modul tổng kết ......................................... 86 Hình 2.8.2. Bài soạn minh họa mô hình: modul tổng kết ......................................... 87 Hình 2.8.3. Bài soạn minh họa mô hình: modul tổng kết ......................................... 88 Hình 2.9. Minh họa mô hình mục: Kiểm tra nhanh .................................................. 89 Hình 2.10. Minh họa mô hình mục: Chỉ dẫn đến các tài liệu học tập ....................... 90 Hình 2.11. Minh họa mô hình mục: Từ khóa ............................................................ 90 Hình 2.12. Minh họa mô hình mục: Bạn có biết? ..................................................... 91 Hình 2.13. Minh họa mô hình mục: Tìm hiểu thêm ................................................. 91 Hình 2.14. Minh họa mô hình mục: Hãy khám phá .................................................. 91 Hình 2.15. Minh họa mô hình mục: Câu hỏi định hướng ......................................... 92 Hình 2.16. Minh họa mô hình mục: Hãy cẩn thận!................................................... 92 Hình 2.17. Các thành tố và con đường hình thành và phát triển năng lực ................ 98 Hình 2.18. Sơ đồ quy trình xây dựng chủ đề mẫu môn KHTN .............................. 107 Hình 2.19. Sơ đồ xây dựng cấu trúc SGK môn KHTN theo định hướng PTNL .... 111
- x Hình 3.1. Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp về chức năng SGK ........................... 117 Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp về cấu trúc SGK: Phần đầu .............. 118 Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp về cấu trúc SGK: Phần thân ............. 119 Hình 3.4. Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp về cấu trúc SGK: Phần cuối ............. 120 Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá mức độ phù hợp về cách thể hiện nội dung ................ 121 Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá mức độ thể hiện chức năng của SGK trong chủ đề mẫu .... 123
- 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chương trình giáo dục phổ thông là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông. Xây dựng và phát triển chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới là một công việc có ý nghĩa chiến lược đối với ngành giáo dục, trong đó SGK đóng một vai trò quan trọng, luôn được toàn xã hội quan tâm. Tổ chức UNESCO [96] đã khẳng định: “Sách giáo khoa là một trong những yếu tố quyết định nhất đến chất lượng giáo dục của một quốc gia bên cạnh yếu tố giáo viên, hệ thống tổ chức giáo dục và hệ thống chương trình giáo dục”. Bước sang thế kỉ XXI, thách thức lớn nhất của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới là xây dựng một chương trình đáp ứng được nhu cầu của người học, thích ứng với một thế giới đổi thay nhanh chóng. Họ cho rằng, để đáp ứng với những thách thức này, các nhà khoa học giáo dục cần có chiến lược mở rộng tầm nhìn, triết lí và cập nhật các phương pháp tiếp cận. Trách nhiệm của các nhà khoa học giáo dục là chuẩn bị cho người học sẵn sàng đón nhận thế giới và tương lai bằng cách thúc đẩy các kĩ năng và công cụ cho người học [77]. Xu hướng xây dựng chương trình, biên soạn SGK theo định hướng phát triển năng lực (PTNL) đang phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến, nhằm đáp ứng những đòi hỏi và thách thức của xã hội hiện đại [48]. Ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang bước vào giai đoạn quan trọng, mang tính quyết định: Giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện. Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [42]. Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam [40] và Nghị quyết 88 của Quốc hội [42], Nghị quyết 44 của Chính phủ (2014) [41], chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng
- 2 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [9]. Trong những lần thay SGK từ năm 2000 trở về trước, ở Việt Nam chưa có điều kiện nghiên cứu một cách có hệ thống về mô hình SGK, các tác giả viết SGK đều chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, tham khảo qua các cuốn SGK của nước ngoài đặc biệt là SGK của Liên Xô (cũ), Pháp,... [56]. Bộ SGK hiện hành nói chung và SGK môn Sinh học cấp THCS nói riêng đã tồn tại gần 20 năm qua, tập trung chủ yếu theo tiếp cận nội dung, không còn đáp ứng được yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Khoa học tự nhiên (KHTN) mới năm 2018. Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về mô hình SGK môn KHTN theo định hướng PTNL một cách có hệ thống và công bố rộng rãi cho các tác giả viết SGK mới sau 2018. Như vậy, việc nghiên cứu và đề xuất mô hình SGK môn KHTN theo định hướng PTNL sẽ góp phần định hướng cho các nhà khoa học giáo dục, đặc biệt là các tác giả viết SGK mới có cái nhìn tổng thể về một cuốn SGK PTNL, từ đó sáng tạo và triển khai những bộ SGK mới theo cách riêng của các nhóm tác giả, góp phần nâng cao chất lượng SGK mới sau 2018. Trong Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sau 2018 [11], môn KHTN là môn học mới, được xây dựng và phát triển trên nền tảng kiến thức vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đây là môn học có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc giáo dục nhân cách, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập toàn cầu.
- 3 Để đáp ứng được chương trình đổi mới GDPT sau năm 2018, cần tiến hành những nghiên cứu cơ bản nhằm trả lời rõ ràng, có sức thuyết phục về mô hình SGK nói chung và đặc biệt là mô hình SGK môn học Khoa học tự nhiên nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu “Xây dựng mô hình sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực” có ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cấu trúc SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS của Việt Nam và SGK môn Khoa học một số nước có nền giáo dục tiên tiến với những tiêu chí đặc trưng nhằm xây dựng mô hình SGK môn KHTN, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện chương trình đổi mới giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môn KHTN. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu SGK môn KHTN, trong đó được cụ thể hóa ở mạch nội dung về vật sống: Nghiên cứu mô hình SGK môn KHTN cấp THCS với các tiêu chí cấu trúc, chức năng và hình thức trình bày theo định hướng PTNL người học. 3.2. Khách thể nghiên cứu Mô hình sách giáo khoa phổ thông cấp THCS theo định hướng PTNL. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được những đặc trưng cơ bản với các tiêu chuẩn, tiêu chí về cấu trúc, chức năng và hình thức trình bày SGK theo định hướng PTNL thì có thể xây dựng được mô hình SGK môn KHTN theo định hướng PTNL; tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh thực hiện tốt quá trình dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- 4 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu, so sánh SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS của Việt Nam và SGK môn Khoa học của 05 nước có nền giáo dục tiên tiến: Anh, Mĩ, Canada, Australia và Singapore. 5.2. Mô hình SGK môn KHTN theo chương trình GDPT mới, trong đó tập trung chủ yếu vào mạch nội dung về vật sống. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về mô hình SGK nói chung, SGK môn KHTN cấp THCS nói riêng với các tiêu chí chung cho SGK. 6.2. Phân tích SGK và khảo sát ý kiến của GV, HS về SGK hiện hành môn Sinh học cấp THCS của Việt Nam. 6.3. Nghiên cứu chương trình GDPT mới, đặc biệt chương trình môn KHTN cấp THCS. 6.4. Nghiên cứu, phân tích cấu trúc SGK môn Khoa học cấp THCS một số nước có nền giáo dục tiên tiến: Anh, Mĩ, Canada, Australia và Singapore làm cơ sở xây dựng mô hình SGK môn KHTN, trong đó cụ thể hóa ở mạch nội dung về vật sống. 6.5. Nghiên cứu tiêu chí đánh giá SGK PTNL và đề xuất bảng tiêu chí đánh giá SGK PTNL môn KHTN. 6.6. Biên soạn một số chủ đề mạch nội dung về vật sống để minh hoạ cho mô hình khái quát. 6.7. Dạy thử nghiệm, tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá mô hình đã đề xuất.
- 5 NC cơ sở lí luận về mô NC, phân tích cấu trúc hình SGK, SGK và tiêu SGK môn Khoa học chí đánh giá SGK. XÂY DỰNG SGK của 5 nước có nền GD tiên tiến. Phân tích và khảo sát MÔN KHOA HỌC đánh giá SGK hiện TỰ NHIÊN Xác định được đặc hành môn Sinh học cấp trưng SGK môn THCS. KHTN PTNL. Nghiên cứu CT GDPT Đề xuất tiêu chí đánh mới & CT môn KHTN. giá SGK môn KHTN PTNL. MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA THEO ĐỊNH HƯỚNG PTNL Dạy thử nghiệm và khảo sát chuyên gia. Hình 1.1. Sơ đồ minh họa các nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu thực hiện luận án 7. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận lịch sử và lôgic: Tìm hiểu mô hình, cấu trúc SGK môn KHTN của một số nước trên thế giới trong bối cảnh lịch sử của mỗi nước và thế giới. - Tiếp cận hệ thống và cấu trúc: Nghiên cứu và phân tích mô hình, cấu trúc SGK môn Sinh học trong mối quan hệ với mục tiêu GDPT, chương trình môn học. - Tiếp cận yêu cầu hội nhập quốc tế: Xem xét và khảo sát mô hình, cấu trúc SGK môn KHTN để tiếp cận với chuẩn quốc tế và có những nhận xét, đánh giá thống nhất, đáp ứng được yêu cầu hội nhập thể giới theo xu hướng toàn cầu hóa. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh các tài liệu cũ, sau đó khái quát hóa để đi đến các tiêu chí và mô hình SGK. Nghiên cứu lí luận về SGK môn KHTN, về mục tiêu và yêu cầu phát triển kiến thức, hình thành kĩ năng môn KHTN.
- 6 - Phương pháp khảo sát - so sánh: Tìm hiểu SGK môn KHTN của một số nước để so sánh quan điểm, định hướng thiết kế mô hình cấu trúc SGK môn KHTN của một số nước phát triển trên thế giới. Phân tích, nhận xét SGK môn KHTN cấp THCS và việc sử dụng SGK môn Sinh học hiện nay ở Việt Nam. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về SGK môn KHTN mạch nội dung về vật sống của Việt Nam, SGK quốc tế để thu thập tư liệu và có tổng quan về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu phù hợp, hiệu quả. Xin ý kiến chuyên gia, GV về mô hình SGK môn KHTN mạch nội dung về vật sống đã đề xuất. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Biên soạn 3 chủ đề minh hoạ cho mô hình đề xuất. Tổ chức dạy thử, lấy ý kiến của các chuyên gia, giáo viên, HS về các bài học minh hoạ và mô hình SGK môn KHTN mạch nội dung về vật sống nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lí các số liệu thống kê đã thu thập được, định lượng các kết quả thực nghiệm, làm cơ sở để minh chứng cho tính hiệu quả của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp vận dụng mô hình khái quát: Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình SGK các nước có nền giáo dục tiên tiến; đề xuất các đặc trưng, tiêu chí đánh giá SGK PTNL, từ đó khái quát hóa, mô phỏng, xây dựng mô hình SGK môn KHTN và minh họa mô hình đó bằng một số chủ đề mạch nội dung về vật sống phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đáp ứng định hướng phát triển năng lực người học. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8.1. Tổng quan các nghiên cứu về mô hình SGK, SGK theo định hướng PTNL và tiêu chí đánh giá SGK. 8.2. Đưa ra quan niệm về mô hình SGK môn KHTN cấp THCS theo quan điểm giáo dục hình thành PTNL người học. 8.3. Đề xuất được mô hình SGK môn KHTN theo định hướng PTNL và cách vận dụng mô hình SGK môn KHTN để thể hiện mạch nội dung Sinh học cấp THCS theo định hướng PTNL người học. 8.4. Biên soạn, thiết kế minh họa một số chủ đề thể hiện mạch nội dung về vật sống theo định hướng PTNL người học.
- 7 8.5. Đề xuất được tiêu chí cụ thể định hướng biên soạn, lựa chọn, đánh giá sử dụng SGK môn KHTN theo định hướng PTNL. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 03 chương: ❖ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. ❖ Chương 2: Xây dựng mô hình sách giáo khoa môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực. ❖ Chương 3: Đánh giá mô hình sách giáo khoa môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực.
- 8 PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ SÁCH GIÁO KHOA VÀ MÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOA 1.1.1. Trên thế giới Hằng ngàn năm về trước, người Ai cập và Mesopotamia đã cho sao chép văn bản nhằm thực hiện việc thực hành và học những điều về đạo đức và luân lí (Newton, 1990). Kể từ đó, nhiều văn bản và SGK đã mở đường cho người học với nhiều chủ đề (Bensaude-Vincent, 2006). Một số SGK như Các yếu tố hình học của Euclid viết vào năm 300 TCN; Tiểu luận về hoá học viết năm 1789 của Lavoisier và Các nguyên lí toán học của triết học tự nhiên xuất bản năm 1687 của Newton đã trở nên nổi tiếng (Bensaude-Vincent, 2006; GaLili và Tseitlin, 2003; Newton, 1990). Kuhn (Klassen, 2006) thậm chí còn cho rằng, tất cả "khoa học thường thức" được thể hiện thông qua SGK khoa học và nó là một sản phẩm thiết yếu của các nhà khoa học [111], [139]. Xác định được tầm quan trọng của SGK, từ lâu SGK đã là đối tượng nghiên cứu hàng đầu của khoa học giáo dục. Ngay từ thế kỉ XVI – XVII, John Amos Comenius được coi là người đặt nền móng cho lí thuyết về SGK [92]. Ông là một triết gia, nhà giáo dục và nhà thần học người Séc tại Margraviate of Moravia. Ivan Ivic (2013) [111] cho rằng, Comenius là một trong những người khởi xướng đầu tiên của giáo dục phổ thông, là cha đẻ của giáo dục hiện đại và là nhà sáng tạo đầu tiên cho việc đưa hình ảnh, áp dụng giảng dạy hiệu quả dựa trên sự tăng trưởng dần dần từ các khái niệm đơn giản đến các khái niệm toàn diện hơn, hỗ trợ học tập và phát triển tư duy logic suốt đời bằng cách vượt qua ghi nhớ máy móc, trình bày. Thế kỉ XVII đã được cho là giai đoạn hoàng kim của SGK, quan niệm đầu tiên về cuốn SGK thực sự đã được đưa ra, đó là: SGK phản ánh rõ ràng phương pháp dạy học, điều đó có nghĩa là một cuốn SGK không chỉ là cuốn sách được sử dụng ở trường học. Các tác giả viết SGK phải biểu đạt rõ mục đích của cuốn SGK là phục vụ cho mục đích học tập, thể hiện nội dung một cách có hệ thống, thể hiện đầy đủ các hoạt động sư phạm và phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sự phát triển của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 348 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 326 | 63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 262 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 277 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 220 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 192 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 166 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội
244 p | 215 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 168 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 148 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 167 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 156 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 239 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 162 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 130 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 69 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 48 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 15 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn