intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường trung học phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----- c ê d ----- TRỊNH VĂN ĐÍCH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp Mã số : 9 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA HÀ NỘI – 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu trích dẫn trong công trình này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Trịnh Văn Đích
  3. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện, các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Đặng Văn Nghĩa đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô làm công tác quản lí giáo dục, các Thầy, Cô đang giảng dạy môn Công nghệ - phần công nghiệp ở trường trung học phổ thông đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô ở trường THPT Chí Linh – tỉnh Hải Dương và THPT Nguyễn Hữu Thọ - Tp. Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác cùng tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, động viên tác giả! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả Trịnh Văn Đích
  4. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................... vii Danh mục hình ...............................................................................................viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................... 3 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ........................................................................ 3 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ............................ 6 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ...... 6 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi..................................................... 6 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học .............................. 8 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 14 1.2.1. Trò chơi ........................................................................................... 14 1.2.2. Trò chơi dạy học.............................................................................. 16 1.2.3. Trò chơi kĩ thuật .............................................................................. 18 1.3. LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC .................................................... 21 1.3.1. Chơi và hoạt động chơi ................................................................... 21
  5. iv 1.3.2. Phân loại trò chơi ............................................................................ 22 1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi ...................................................... 28 1.3.4. Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi ...................................... 29 1.4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................... 33 1.4.1. Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ .............. 33 1.4.2. Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học ................ 35 1.4.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ............... 42 1.5. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......... 46 1.5.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát ................................ 46 1.5.2. Kết quả khảo sát .............................................................................. 48 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 55 Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ.................................................. 56 2.1. MÔN CÔNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................. 56 2.1.1. Mục tiêu của môn Công nghệ ......................................................... 56 2.1.2. Nội dung chính của môn Công nghệ ............................................... 59 2.1.3. Đặc điểm của môn Công nghệ ........................................................ 60 2.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ....................................................................................... 66 2.2.1. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động .......... 66 2.2.2. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến thức mới .................................................................................................... 72 2.2.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập.......................................................................... 78
  6. v 2.2.4. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức.. 87 2.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ ................................................................................................. 90 2.3.1. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động khởi động ..................... 90 2.3.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động hình thành kiến thức ..... 93 2.3.3. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập .................................................................................... 97 2.3.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động vận dụng kiến thức ..... 100 2.3.5. Giáo án minh họa .......................................................................... 104 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 118 Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ .......................................... 119 3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM ... 119 3.1.1. Mục đích kiểm nghiệm .................................................................. 119 3.1.2. Đối tượng kiểm nghiệm ................................................................ 119 3.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm............................................................ 120 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ................. 120 3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện .................................................... 120 3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm .................................................................... 122 3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM126 3.3.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm .............................................. 126 3.3.2. Kết quả thực nghiệm ..................................................................... 128 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 142 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng ĐCĐT Động cơ đốt trong GV Giáo viên HS Học sinh MBA Máy biến áp NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học TCKT Trò chơi kĩ thuật THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm
  8. vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy môn Công nghệ... 48 Bảng 2.1. Kết quả giả định của các nhóm....................................................... 68 Bảng 2.2. Danh mục thuật ngữ giả định của các nhóm. ............................... 100 Bảng 3.1. Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng................................. 120 Bảng 3.2. Đánh giá quy trình xây dựng, sử dụng và chất lượng TCKT ....... 123 Bảng 3.3. Ý kiến về những TCKT đã được sử dụng trong quá trình dạy học ... 125 Bảng 3.4. Mẫu bảng thống kê kết quả kiểm tra ............................................ 131 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm .............. 132 Bảng 3.6. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng ............................ 132 Bảng 3.7. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm ........................ 133 Bảng 3.8. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra...... 133
  9. viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học............... 42 Hình 1.2. Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp. ............ 45 Hình 1.3. Các biểu đồ thể hiện đối tượng khảo sát ......................................... 47 Hình 2.1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí ............... 70 Hình 2.2. Các thẻ hình dùng trong TCKT số 5 ............................................... 71 Hình 2.3. Ví dụ về kết quả trò chơi vẽ kĩ thuật: tìm hình chiếu cạnh. ............ 75 Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống bôi trơn ................................................................... 76 Hình 2.5. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 6 ................................................ 77 Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito ...................... 80 Hình 2.7. Sơ đồ lắp ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito .......................... 81 Hình 2.8. Hộp linh kiện điện tử ...................................................................... 81 Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước ................................................ 83 Hình 2.10. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 7 .............................................. 84 Hình 2.11. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen .................................... 85 Hình 2.12. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 8 .............................................. 86 Hình 2.13. Hình minh họa dùng trong khâu công bố trò chơi. ....................... 95 Hình 2.14. Hình dùng cho đề bài: tìm hình chiếu cạnh. ................................. 95 Hình 2.15. Ô chữ từ khóa: CHỈNH LƯU ..................................................... 103 Hình 2.16. Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito .................. 114 Hình 3.1. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi......................................... 135 Hình 3.2. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ........................ 135 Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (X) sau thực nghiệm sư phạm .. 136
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Xuất phát từ định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, về nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực”, Đảng ta đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan” [16; tr.29]. Một trong những biện pháp nhằm thực hiện phát triển phẩm chất, năng lực của người học là chú trọng tới việc tích cực hóa người học, tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Đồng thời, để người học phát triển toàn diện, phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, việc tạo ra những hình thức tổ chức dạy học phong phú, hấp dẫn cũng là một hoạt động giáo dục được nhà trường và các thầy cô giáo quan tâm. Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, hầu như tất cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với các trò chơi. Trong dạy học ở phổ thông, nếu dựa trên một số nội dung dạy học để xây dựng thành các trò chơi sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập. Thông qua việc tham gia các
  11. 2 trò chơi, học sinh được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác và tích cực. Như vậy, học thông qua “chơi” sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, tạo được tâm lí “được” học nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng cao. Dạy học thông qua trò chơi còn có ích lợi trong việc triển khai thực hiện dạy học theo nhóm, đặc biệt đối với các trò chơi đòi hỏi phải có sự hợp tác trong nhóm nhỏ. Ngày 2 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT về quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học (tiếng Anh là: Vietnam Science and Engineering Fair - ViSEF). Xét dưới một góc độ nào đó, cuộc thi khoa học kĩ thuật là một sân chơi dành cho học sinh, tạo cho học sinh sự ham thích nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Rõ ràng, cuộc thi cũng góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh và nâng cao chất lượng dạy học [6]. 1.2. Xuất phát từ thực tế dạy học môn học Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Công nghệ được chia ra 2 phần theo lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Đề tài này chỉ đề cập tới quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12 (thuộc phần công nghiệp), nhưng để thuận tiện trong trình bày, sau đây gọi tắt là môn Công nghệ. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Công nghệ là môn học có kiến thức về khoa học kĩ thuật, công nghệ rất thiết thực và bổ ích cho con người trong sản xuất và đời sống; là môn học tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án tham gia cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học. Tuy nhiên, do không thuộc nhóm môn thi tốt nghiệp cuối cấp và thi tuyển sinh nên học sinh ít có hứng thú học tập môn học này. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới chất lượng dạy học môn học không cao.
  12. 3 Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy nếu trong quá trình dạy học, giáo viên biết sử dụng trò chơi một cách phù hợp thì sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông còn rất hạn chế bởi trò chơi về lĩnh vực kĩ thuật – được gọi là trò chơi kĩ thuật - chưa nhiều, giáo viên Công nghệ vẫn còn lúng túng trong xây dựng và sử dụng chúng trong dạy học môn học. Đó chính là lí do mà tác giả chọn đề tài luận án của mình là: “Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạy học môn Công nghệ nhằm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường trung học phổ thông. 3. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Lí luận về trò chơi kĩ thuật, về xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường trung học phổ thông. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng và sử dụng được trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông một cách khoa học, hợp lí thì sẽ tạo
  13. 4 được hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động học tập, góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu lí thuyết về trò chơi, trò chơi giáo dục, trò chơi dạy học, trò chơi kĩ thuật. 5.2. Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 5.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 5.4. Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các trò chơi kĩ thuật đã xây dựng và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,… các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Quá trình thực hiện đề tài cũng đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục,… để xây dựng cơ sở thực tiễn và kiểm nghiệm biện pháp đã đề xuất của đề tài. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả thu thập được trong khảo sát và kiểm nghiệm, đánh giá.
  14. 5 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7.1. Xây dựng được hệ thống lí luận về trò chơi kĩ thuật. Trên cơ sở phân tích các khái niệm công cụ như trò chơi, trò chơi dạy học, kĩ thuật, tập trung xây dựng khái niệm, đặc điểm, chức năng của trò chơi kĩ thuật; quy trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học. 7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông dưới góc độ xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật. 7.3. Đề xuất được qui trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông. 7.4. Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng được một số trò chơi kĩ thuật và hướng dẫn cách sử dụng chúng trong quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trung học phổ thông theo tiến trình dạy học gồm xây dựng và sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động thực hành, củng cố và mở rộng kiến thức; hoạt động vận dụng kiến thức. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận về trò chơi kĩ thuật, đề xuất được một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, cấu trúc của luận án bao gồm 3 chương sau: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học. Chương 2. Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ. Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá.
  15. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở nước ngoài Trong đời sống con người, ngoài các hoạt động lao động, học tập,… còn có hoạt động vui chơi, giải trí. Mỗi hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức nhằm một mục đích nhất định, có nội dung nhất định và tuân theo những quy định nào đó. Mỗi hoạt động đó được gọi là một trò chơi. Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ,… trò chơi nói chung cũng được phát triển không ngừng. Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục đã nhận thấy trò chơi là một phần trong đời sống con người và cần lựa chọn những trò chơi phù hợp để đưa vào hoạt động giáo dục trong lớp học, trong nhà trường. Trò chơi trong lớp học, trường học (gọi chung là trường học) có những đặc điểm, yêu cầu riêng của nó và thường với mục đích là để giải trí, tăng hứng thú học tập và phục vụ cho việc học tập của người học. Với vai trò to lớn của trò chơi, nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lí học và ngay cả các nhà triết học đã nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong trường học. Khi nghiên cứu về giáo dục, nhà triết học lớn thời cổ đại là Platon đã cho rằng, trẻ từ 3 - 4 tuổi được giáo dục tại gia đình, trẻ chơi những trò chơi cùng nhau dưới sự hướng dẫn của phụ nữ. Ông đã đưa ra lời khuyên rằng đừng ép buộc, cưỡng bức dạy trẻ nhỏ những kiến thức khoa học mà chính thông qua trò chơi sẽ dễ nhận thấy trẻ em muốn cái gì.
  16. 7 Nhà triết học người Đức là V.Vunt đã nghiên cứu về bản chất xã hội của trò chơi và cho rằng: “Trò chơi, đó là lao động của trẻ nhỏ, không có một trò chơi nào là không có trong mình một nguyên mẫu, một dạng lao động nghiêm túc” [2]. G.V. Plekhanov thì lại cho rằng trò chơi xuất hiện trước lao động và trên cơ sở của lao động. Ông cho rằng trò chơi là một phản ánh, thông qua trò chơi, trẻ có thể lĩnh hội những kĩ năng lao động, thói quen và các nguyên tắc ứng xử của người lớn trong xã hội. Từ đó ông đi đến kết luận: “Trò chơi mang bản chất xã hội, nó xuất hiện để đáp ứng với xã hội mà trẻ đang sống và nhu cầu được trở thành thành viên tích cực của xã hội đó” [2]. Trong xã hội hiện đại, các nghiên cứu về trò chơi được nghiên cứu và vận dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, dành cho những người làm chính trị, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ. Trong tác phẩm của mình, Fiona Carmichael đã trình bày tổng quan những vấn đề về lí thuyết trò chơi như “Hộp công cụ lí thuyết trò chơi”, các chiến lược như “Bước đi cùng nhau”, “Thế lưỡng nan của người tù”… nhằm giúp người đọc có thể vận dụng trong công việc của mình. Trong những nghiên cứu của mình, Fiona Carmichael cũng đã trình bày cách phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành và một số trò chơi điển hình [19]. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở Việt Nam Ở Việt Nam, trò chơi cũng xuất hiện từ rất sớm. Có thể thấy trò chơi xuất hiện trong dân gian, trong các truyện cổ để lại như “trò chơi đánh đu”, “thi pháo đất”, “thi bắt vịt”… Trong các làng, xã, khu dân cư, cũng như trong các trường học, ban đầu, trò chơi được sử dụng chủ yếu là trò chơi dân gian và thường do học trò tự phát, tự tổ chức. Trước giờ học hoặc trong giờ nghỉ giữa hai tiết học, học sinh (HS) thường chơi các trò như: “đánh khăng”, “đánh đáo”, “đuổi mắt bắt dê”, “đánh gụ”, “nhảy dây”, “chọi gà” (bằng cỏ gà),
  17. 8 “cướp cờ”, “chơi ô ăn quan” v.v… Mục đích của trò chơi kiểu này chủ yếu nhằm giải trí đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi và phần thưởng cho người thắng cuộc thường không có hoặc nếu có thì giá trị vật chất cũng không đáng kể. Nội dung của các trò chơi này cũng đơn giản và thể lệ cuộc chơi cũng chỉ một vài quy định đơn giản, dễ nhớ. Những trò chơi kiểu này có ưu điểm nổi bật là người chơi được huy động cả trí tuệ và sức lực nên người chơi vừa thoải mái đầu óc, rèn luyện trí tuệ vừa được rèn luyện thể lực. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở nước ngoài Bên cạnh kho tàng trò chơi trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học do các nhà giáo dục xây dựng được gọi là trò chơi dạy học. Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người Tiệp Khắc I.A.Komenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi. Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel (1782-1852). Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở lí luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân
  18. 9 mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên lớp học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu... Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [21]. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki... đã đánh giá cao vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga. Vào những năm 30 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trên lớp học được phản ánh trong các công trình của R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova,... R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó. Bà cũng đã soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng [21, tr.30].
  19. 10 Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liênxô); OKon (Ba lan), Skinner, Bruner (Mỹ), Xavier, Roegiers (Pháp),... nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon...) hướng nghiên cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học [32]. Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, JM. Denomme, Madedine Roy...) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức là thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lí ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức. Trong nghiên cứu của mình: Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa học thần kinh về học và dạy, Roy M, Denomme J.M đã khẳng định cấu trúc não người liên quan đến hứng thú học tập của học sinh. Khi có hứng thú học tập, việc học của học sinh trở nên dễ dàng và thú vị hơn dẫn đến đạt kết quả tốt hơn trong học tập [50]. Người có công lớn đặt nền móng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu trò chơi trong trường học là nhà tâm lí học Xô Viết L.X.Vưgôtxki. Ông đã nghiên cứu và đưa ra một số luận điểm sau [56]: - Khẳng định bản chất xã hội và tính hiện thực của trò chơi trẻ em. - Khẳng định vai trò trung tâm của trò chơi trẻ em đối với sự phát triển tâm lí của trẻ. Trò chơi chính là động lực phát triển và tạo ra “vùng phát triển gần”.
  20. 11 - Trò chơi trẻ em không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thức và không có ý thức từ phía người lớn xung quanh. - Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phân tích vào nghiên cứu các chức năng tâm lí, trong đó có việc nghiên cứu trò chơi. - Không nên dừng lại ở nghiên cứu quan sát mà cần thiết phải tổ chức các nghiên cứu thực nghiệm về trò chơi. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự hiện đại, đa dạng của phương tiện dạy học, trò chơi trong trường học ngày càng được đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn. Có thể thấy, trên thế giới, việc nghiên cứu, xây dựng và tổ chức trò chơi nói chung và trong trường học nói riêng đã có từ rất sớm và ngày càng được phát triển. Hướng mới nhất hiện nay các nhà nghiên cứu đang chú trọng đến là hoàn thiện các kĩ năng tổ chức những trò chơi đa dạng mang tính tích hợp các môn học để tạo hứng thú trong dạy học. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở Việt Nam Cũng như các hoạt động giáo dục ở trường học trên thế giới, trò chơi cũng là một hoạt động không thể thiếu trong trường học ở nước ta. Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học dưới các góc độ và ở các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc,... đã nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập,... [26, 43]. Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh,... rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2