intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

47
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn "Diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)" có mục đích làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải mô hình nữ tính mới trong sáng tác của các tác giả nói trên. Chỉ ra tính đặc thù của hình tượng người phụ nữ trong mối quan hệ với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Khảo sát qua một số tác giả tiêu biểu)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHAN THỊ TÂM THANH DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHAN THỊ TÂM THANH DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2022 Tác giả luận án PHAN THỊ TÂM THANH
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Toàn, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy, cô Tổ Bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại Khoa. Tôi xin gửi lời cảm ơn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi đã cho tôi những cơ hội học tập và phát triển bản thân trong những năm tháng dưới mái trường này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Sư phạm, Bộ môn Văn học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin được cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những người đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập vừa qua. Hà Nội, tháng 12 năm 2022 Tác giả luận án PHAN THỊ TÂM THANH
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1 TLVĐ Tự Lực văn đoàn
  6. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 6 1.1. Giới thuyết chung về lý thuyết diễn ngôn............................................................. 6 1.1.1. Định nghĩa diễn ngôn ........................................................................................ 6 1.1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn ........................................................ 6 1.1.3. Đặc điểm của diễn ngôn văn học ...................................................................... 9 1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của luận án ................................................................... 12 1.1.5. Những thao tác phân tích diễn ngôn ............................................................... 14 1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ....................................................................................................................... 17 1.2.1. Những nghiên cứu chung về vấn đề người phụ nữ ......................................... 17 1.2.2. Những nghiên cứu về vấn đề người phụ nữ từ góc nhìn diễn ngôn ................ 27 Chương 2: QUYỀN LỰC, TRI THỨC PHƯƠNG TÂY VÀ SỰ XUẤT HIỆN DIỄN NGÔN MỚI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ ................................................................. 29 2.1. Những điều kiện mới của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ảnh hưởng tới chủ thể thuộc địa .......................................................................................................... 29 2.1.1. Ảnh hưởng của văn minh phương Tây với chủ nghĩa nhân văn và tinh thần tự do, dân chủ .................................................................................................... 29 2.1.2. Ảnh hưởng của phong trào nữ quyền và giải phóng phụ nữ trên thế giới ............... 34 2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục dưới chế độ thuộc địa........................... 39 2.2. Sự xuất hiện diễn ngôn mới về người phụ nữ và mô hình nữ tính Việt................. 44 2.3. Mối quan hệ của diễn ngôn nữ quyền với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá ......................................... 49 Tiểu kết ......................................................................................................................... 54
  7. CHƯƠNG 3: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ DÂN TỘC TRONG SÁNG TÁC CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ NHẤT LINH, KHÁI HƯNG ............... 55 3.1. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Phan Bội Châu............. 55 3.1.1. Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX và nhận thức mới về vấn đề phụ nữ .............. 55 3.1.2. Anh hùng hóa nữ tính và sự kiến tạo người nữ anh hùng trong sáng tác của Phan Bội Châu .................................................................................................... 60 3.2. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng ................................................................................................................... 72 3.2.1. Văn minh phương Tây và nỗ lực cải cách xã hội, hiện đại hóa dân tộc của Nhất Linh, Khái Hưng.......................................................................................................... 72 3.2.2. Nam tính hóa nữ tính và sự kiến tạo bản sắc nữ tính mới trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng ........................................................................................ 75 Tiểu kết ......................................................................................................................... 84 Chương 4: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ CÁ NHÂN TRONG SÁNG TÁC CỦA NHÀ NHO TÀI TỬ VÀ TRÍ THỨC TÂY HỌC ...................... 85 4.1. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong văn chương nhà nho tài tử (Trường hợp Tản Đà) .................................................................................................. 85 4.1.1. Tản Đà – sự giao cắt giữa mẫu hình nhân cách nhà nho tài tử và con người cá nhân tư sản ................................................................................................. 85 4.1.2. Tình yêu ngoài hôn nhân và hình tượng người tri kỷ ..................................... 91 4.2. Xung đột của diễn ngôn truyền thống và diễn ngôn cá nhân trong tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách ................................................................. 97 4.2.1. Chủ đích sáng tác của Hoàng Ngọc Phách và diễn ngôn truyền thống ................. 97 4.2.2. Tiếp nhận của độc giả và diễn ngôn về cá nhân............................................ 105 4.3. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng ............................................................................................................ 109 4.3.1. Văn minh phương Tây và sự hình thành lối sống đô thị của con người cá nhân tư sản .............................................................................................................. 109 4.3.2. Giải nhị phân thân/tâm và quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ ........................................................................................................... 115 Tiểu kết ....................................................................................................................... 124
  8. CHƯƠNG 5: NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ DIỄN NGÔN VỀ MẶT TRÁI CỦA HIỆN ĐẠI HOÁ/ÂU HOÁ TRONG SÁNG TÁC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NGUYÊN HỒNG ................................................................................................ 125 5.1. Những mặt trái của hiện đại hoá /Âu hoá dưới góc nhìn của trí thức Nho giáo và trí thức Tây học ............................................................................................ 125 5.1.1. Mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá dưới góc nhìn của trí thức Nho giáo ........ 125 5.1.2. Mặt trái của hiện đại hoá dưới góc nhìn của trí thức Tây học ...................... 130 5.2. Mô hình nữ tính suy đồi và tha hoá trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá ......................... 137 5.2.1. Sự suy đồi của người phụ nữ trong xã hội thượng lưu qua sáng tác của Vũ Trọng Phụng ...................................................................................................... 137 5.2.2. Sự tha hoá của người phụ nữ dưới đáy xã hội trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng ............................................................................... 146 Tiều kết ....................................................................................................................... 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 153
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong một thời gian dài, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc, nghiên cứu văn học chủ yếu tập trung vào những quan hệ nội tại và xem nhẹ mối quan hệ giữa văn học với ý thức hệ xã hội. Chính trong bối cảnh đó mà hướng nghiên cứu diễn ngôn trong văn học xuất hiện. Nghiên cứu văn học từ góc độ diễn ngôn chủ yếu nghiên cứu tác phẩm trên phương diện tư tưởng, thế giới quan, nghiên cứu phương thức kiến tạo chân lí, kiến tạo bức tranh về thế giới. Đây là kiểu nghiên cứu liên ngành, nó cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư tưởng, giữa văn học và văn hóa, giữa tính xã hội và tính thẩm mĩ. Tại các nước Âu Mỹ, diễn ngôn đã trở thành khái niệm trung tâm của các khuynh hướng nghiên cứu đương đại như chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa hậu thuộc địa, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái… Cùng với việc giới thiệu lý thuyết diễn ngôn, nhiều nhà khoa học đã vận dụng nó để phân tích thực tiễn văn học và gặt hái được những thành tựu đáng kể, tiêu biểu như các công trình của Trần Đình Sử, Lã Nguyên, Trần Văn Toàn... Vì vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được nảy sinh từ quá trình vận động và phát triển trong việc nghiên cứu và tiếp nhận lý thuyết nước ngoài ở Việt Nam. 1.2. Từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là “thời kỳ vàng” của lịch sử văn học Việt Nam. Nằm trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Á- Âu, sự va chạm giữa các giá trị văn hóa Đông - Tây, những xung đột xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước nửa đầu thế kỷ đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt trong sáng tác văn học giai đoạn này, trong đó có đề tài người phụ nữ. Cùng với những thay đổi của cơ cấu xã hội, những chuyển động của lịch sử, văn học dân tộc đã chuyển mình mạnh mẽ để bước sang thời kì hiện đại. Văn học xuất hiện nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau, mà ở khuynh hướng, trào lưu nào cũng hiện diện những cây bút xuất sắc với những tác phẩm xứng đáng được gọi là kiệt tác, trong đó có nhiều tác phẩm đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề người phụ nữ. Khi các phong trào giải phóng phụ nữ, nam nữ bình quyền và phong trào duy tân, giải phóng dân tộc ngày càng lan rộng trong xã hội, vấn đề phụ nữ đã trở thành vấn đề trung tâm của đời sống văn học nghệ thuật, chính trị xã hội, văn hóa và giáo dục. Hình tượng người phụ nữ giờ đây, trở thành điểm quy chiếu cho các vấn đề giai cấp, dân tộc, được phản ánh trên bình diện xã hội, triết học, mĩ học, mang những đặc điểm mới so với người phụ nữ trong văn học trung đại. Vận dụng lý thuyết diễn ngôn để tìm hiểu vấn đề phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này, không chỉ giúp nhận diện đặc điểm của giới nữ mà còn mở ra
  10. 2 khả năng lý giải cơ chế sáng tạo hình tượng người phụ nữ, khả năng lý giải vì sao người phụ nữ lại được miêu tả như thế trong văn học giai đoạn này? Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào, những nguyên tắc nào đã quy định sự kiến tạo hình tượng người phụ nữ như thế? Nói cách khác, nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn học giai đoạn này là hành trình giải mã cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắc nữ tính của họ. Thực chất chính là phân tích, lý giải cơ chế hình thành phát ngôn về các mặt giới tính, cả mặt xã hội và sinh học của người phụ nữ. 1.3. Hình tượng người phụ nữ góp phần giúp nhận diện chân dung con người Việt Nam, nhân cách Việt Nam, văn hóa Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá hệ thống nhân vật nữ trong văn học với tư cách là những nhân vật chính, những nhân vật tạo nên sự thành công của tác phẩm, khẳng định sự sáng tạo độc đáo, góp phần làm sáng tỏ tư tưởng và phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Luận án của chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX, nghĩa là nghiên cứu văn học ở phương diện ý thức xã hội chứ không chỉ ở ý thức nghệ thuật; nghiên cứu ở cấp độ xã hội chứ không chỉ ở cấp độ cá nhân; nghiên cứu những nguyên tắc chi phối sáng tác của cả giai đoạn chứ không phải chi phối mỗi tác giả. Việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ giúp cắt nghĩa hệ hình ý thức xã hội, cơ chế văn hóa, môi trường văn hóa và bối cảnh lịch sử xã hội đã ảnh hưởng thế nào đến việc hình thành diễn ngôn về người phụ nữ trong văn học giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp nhận diện tính chất đặc thù, đa dạng của hình tượng người phụ nữ qua hệ thống các diễn ngôn, qua đó thấy được sự vận động của lịch sử tư tưởng về vấn đề phụ nữ trong văn học qua các thời kỳ, góp phần nhận diện đóng góp của dòng văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1900 - 1945 trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trong công trình này, chúng tôi chủ yếu vận dụng lý thuyết diễn ngôn của M. Foucault làm công cụ để khảo sát tập trung và có hệ thống cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và mô hình nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu thuộc các trào lưu, khuynh hướng chính. Luận án hướng tới những mục đích cơ bản sau: - Làm sáng tỏ cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và sự xuất hiện mô hình nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. - Chỉ ra tính đặc thù, tính đa dạng của hình tượng người phụ nữ trong mối
  11. 3 quan hệ với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá. - Chỉ ra những đóng góp và cả hạn chế của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX về các phương diện nói trên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thuyết khái niệm diễn ngôn, đặc trưng của diễn ngôn văn học, các thao tác phân tích diễn ngôn văn học; làm rõ nội hàm của các khái niệm, thuật ngữ này và xem đó là công cụ then chốt trong quá trình nghiên cứu của luận án. - Chứng minh cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và diễn giải bản sắc nữ tính mới qua việc phân tích các tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phức tạp của các tương quan này trong đời sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX, bằng hệ thống các luận điểm, luận chứng cụ thể. - Chỉ ra sự vận động trong tư tưởng của từng tác giả, khuynh hướng tư tưởng của thời đại đã tạo nên tính đặc thù, tính đa dạng của hình tượng người phụ nữ qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ và bản sắc nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chung của luận án là sáng tác của một số tác giả tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Chúng tôi không có ý định bao quát toàn bộ tác giả, tác phẩm văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này, mà thấy cần thiết phải tập trung vào sáng tác của một số tác giả tiêu biểu để có điều kiện phân tích sâu cơ chế kiến tạo cũng như khái quát được tính đặc thù của hình tượng người phụ nữ đối với mỗi tác giả, tác phẩm, mỗi trào lưu, khuynh hướng. Chúng tôi tiến hành lựa chọn một số tác giả văn xuôi tiêu biểu ở mảng đề tài viết về phụ nữ thuộc các đối tượng được phản ánh khác nhau (phụ nữ bình dân, nghèo khổ, phụ nữ thượng lưu). Cụ thể, chúng tôi khảo sát các sáng tác đề cập trực tiếp đến vấn đề người phụ nữ trong mối quan hệ với các diễn ngôn thời đại và có chứa những nét biến đổi cơ bản trong quan niệm về người phụ nữ so với những sáng tác văn học trong quá khứ, đó là truyện ký và tiểu thuyết của Phan Bội Châu, truyện và ký sự của Tản Đà, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng, truyện ngắn và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng.
  12. 4 Vấn đề người phụ nữ trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một vấn đề lớn. Do giới hạn của một luận án nên chúng tôi xin phép tạm thời không đưa vào khảo sát chính sáng tác của một số tác giả ở miền Trung và miền Nam như Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phương nữ sử, Huỳnh Thị Bảo Hoà, Hồ Biểu Chánh,… mà chỉ đề cập đến như sự liên hệ, mở rộng để so sánh nhằm làm sáng rõ vấn đề trọng tâm của luận án. Phạm vi nghiên cứu tuy đã được giới hạn nhưng vẫn đảm bảo tính phổ quát, tính hệ thống của đề tài. Về cơ sở lý luận, để giải quyết vấn đề đặt ra trong luận án, chúng tôi vận dụng chủ yếu lý thuyết diễn ngôn theo quan điểm của M. Foucault làm công cụ để xem xét vấn đề người phụ nữ vừa như một thực tại được phản ánh bằng ngôn ngữ nghệ thuật, vừa là cái biểu đạt cho văn hóa của một thời đại, được nhìn nhận như một thành tố của toàn bộ cấu trúc văn hóa xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài luận án đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp cấu trúc – hệ thống: nhằm định hình những đặc trưng cơ bản của mô hình nữ tính mới thông qua hệ thống các diễn ngôn cũng như xem xét sự vận động của vấn đề phụ nữ trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Dựa vào một số khái niệm của thi pháp học để thấy được đặc điểm riêng về hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của từng tác giả, từng khuynh hướng, trào lưu là một việc làm cần thiết, bổ sung giá trị thẩm mĩ bên cạnh ý nghĩa xã hội học cho luận án khi nghiên cứu diễn ngôn về người phụ nữ. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: để nghiên cứu các quy tắc tư tưởng xã hội chìm sâu, hữu thức hoặc vô thức; các yếu tố xã hội, văn hoá, chính trị đã chi phối quá trình sáng tác của nhà văn, cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa văn học và tư tưởng, giữa văn học và văn hóa, giữa tính xã hội và tính thẩm mĩ. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: để thấy được tính chất ổn định cũng như biến đổi của hình tượng người phụ nữ, không thể không tiến hành so sánh, đối chiếu các sáng tác của cùng một tác giả, sáng tác của các tác giả ở các trào lưu, khuynh hướng khác nhau ở cả hai bình diện đồng đại và lịch đại. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu trên: - Thao tác phân tích, tổng hợp: để phân tích các tương quan tri thức/quyền lực, sự biến đổi của khung tri thức thời đại, sự dịch chuyển của cơ cấu xã hội, các
  13. 5 loại hình tác giả,… và ảnh hưởng của chúng đối với sự hình thành diễn ngôn về người phụ nữ. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ khái quát thành những nhận định chung về cơ chế tạo lập cũng như mô hình nữ tính mới trong văn xuôi nghệ thuật nửa đầu thế kỉ XX. - Thao tác thống kê, phân loại: để chọn lựa một số chi tiết nghệ thuật quan trọng nhằm làm rõ đặc trưng của hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án là một trong những công trình chuyên biệt đầu tiên vận dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề người phụ nữ trong sáng tác của một số tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. - Luận án chỉ ra cơ chế tạo lập diễn ngôn về người phụ nữ qua việc phân tích các tương quan quyền lực/tri thức và sự giao cắt phức tạp của các tương quan này trong đời sống tư tưởng, văn hóa nửa đầu thế kỉ XX. - Luận án diễn giải bản sắc nữ tính mới trong mối quan hệ với diễn ngôn dân tộc, diễn ngôn cá nhân và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá. - Luận án cung cấp thêm tư liệu cũng như tiền đề để nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về người phụ nữ trong văn học. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2. Quyền lực/ tri thức phương Tây và sự xuất hiện diễn ngôn mới về người phụ nữ Chương 3. Người phụ nữ và diễn ngôn về dân tộc trong sáng tác của Phan Bội Châu và Nhất Linh, Khái Hưng Chương 4. Người phụ nữ và diễn ngôn về cá nhân trong sáng tác của nhà nho tài tử và trí thức Tây học Chương 5. Người phụ nữ và diễn ngôn về mặt trái của hiện đại hoá/Âu hoá trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng
  14. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thuyết chung về lý thuyết diễn ngôn 1.1.1. Định nghĩa diễn ngôn Diễn ngôn (discourse) là một thuật ngữ được đề xuất bởi các nhà lí luận phương Tây thế kỉ XX. Khó để đưa ra một định nghĩa thông suốt về khái niệm diễn ngôn vì nội hàm phức tạp và không ngừng được mở rộng của nó. Theo từ điển mở http://www.wikipedia.org, diễn ngôn được hiểu là “sự giao tiếp hay tranh luận bằng ngôn ngữ nói hay viết. Diễn ngôn còn có thể được gọi bằng những tên khác như hội thoại, tranh luận hay chuỗi lời nói”. Theo Collins Concise English dictionary (1988), thì diễn ngôn được hiểu với những hàm nghĩa như sau: “Thứ nhất là sự giao tiếp bằng lời nói, nói chuyện, hội thoại. Thứ hai là sự triển khai một vấn đề nào đấy bằng cách nói hoặc viết theo một trật tự. Thứ ba, các nhà ngôn ngữ học thường sử dụng thuật ngữ diễn ngôn để chỉ một đơn vị của văn bản – đơn vị ngôn ngữ lớn hơn câu” [82; tr.7]. Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song hiểu một cách tổng quát, diễn ngôn là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội, biểu hiện qua ngôn ngữ. Diễn ngôn là ngôn ngữ trong hoạt động, ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Nói đến diễn ngôn là nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ. Diễn ngôn được tạo nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc sống. Diễn ngôn đến lượt nó, cũng là phương cách tạo lập nên tri thức, cùng với những thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và các mối quan hệ quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách quan. Xét đến cùng, mọi diễn ngôn đều là sản phẩm của văn hóa, xã hội. 1.1.2. Các khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn Trong lí luận hiện nay có 3 khuynh hướng nghiên cứu diễn ngôn: ngữ dụng học do các nhà ngữ dụng đề xuất, lí luận văn học do M.Bakhtin đề xuất và xã hội học do M.Foucault khởi xướng. Thứ nhất là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học. Nhìn chung đối với các nhà ngôn ngữ học, nghiên cứu diễn ngôn chính là nghiên cứu thực tiễn ngôn từ, tức là nghiên cứu ngôn từ trong giao tiếp, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh. Việc nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học được xem như là một phản ứng với ngôn ngữ học truyền thống vốn chỉ tập trung vào những đơn vị thành tố và cấu trúc câu. Trong khi các nhà ngôn ngữ học truyền thống cho rằng điều
  15. 7 quan trọng nhất đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ là nghiên cứu câu thì những công trình nghiên cứu về diễn ngôn lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mô tả khả năng giao tiếp; nhấn mạnh khả năng của chúng ta trong việc kết hợp các câu lại với nhau, liên kết chúng một cách mạch lạc theo chủ đề của diễn ngôn. Các nhà phân tích diễn ngôn chỉ ra rằng, hiếm khi một người giao tiếp với người khác bằng những câu đơn lẻ. Mặt khác, nếu chỉ lắp ghép các câu đúng ngữ pháp với nhau thì ta vẫn chưa thực hiện một hoạt động giao tiếp thành công, những kiến thức về hội thoại trong liên kết câu và kết nối với ngữ cảnh phù hợp là một điều kiện cần thiết để giao tiếp thành công. Thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà nghiên cứu văn học do M. Bakhtin đề xuất. Bakhtin không đồng ý với Saussure chỉ dừng lại phân biệt ngôn ngữ và lời nói. Trong các công trình Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Mĩ học sáng tạo ngôn từ, Bakhtin cho rằng phát ngôn chính là đơn vị giao tiếp của lời nói bởi bản thân lời nói chỉ tồn tại trong thực tế dưới hình thức những phát ngôn cụ thể của những người nói riêng lẻ. Chính phát ngôn thể hiện bản chất sống động của ngôn ngữ trong thực tiễn sử dụng vì qua những phát ngôn như thế, bản thân đời sống nhập vào ngôn ngữ. Nếu Saussure cho rằng sau ngôn ngữ chung của xã hội (ngôn ngữ trong từ điển) là đến lời nói cá nhân thì Bakhtin lại cho rằng lời nói của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào vốn ngôn ngữ chung của xã hội mà còn phụ thuộc vào môi trường văn hóa của từng thời kỳ lịch sử. Nếu Saussure cho rằng, ngoài cấu trúc ra, các yếu tố khác như hoàn cảnh lịch sử, ngữ cảnh… đều không quan trọng trong việc quy định nghĩa của diễn ngôn thì Bakhtin cho rằng ý nghĩa của diễn ngôn, phương thức diễn ngôn (dùng từ gì, dùng như thế nào?) không chỉ do cấu trúc ngôn ngữ hay do cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh, do các quan hệ lời nói trong xã hội quy định. Diễn ngôn gắn liền với kí hiệu nên gắn liền với xã hội, nó mang tính xã hội. Con người phải nói theo quy tắc ngôn ngữ nhất định nếu muốn tồn tại trong xã hội. Tóm lại, trong quan niệm của Bakhtin, diễn ngôn là ngôn ngữ trong chỉnh thể sống động, cụ thể, ngôn ngữ trong sử dụng, có tư tưởng, có tính hoạt động xã hội, tính thực tiễn. Diễn ngôn là lời nói phát ra trong thực tế chứ không phải là ngôn ngữ trong từ điển, nó không thể tách rời ý thức chủ quan của người nói, nó là sản phẩm của giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Bản chất của diễn ngôn là mang tính đối thoại bởi nó là mảnh đất giao cắt, hội tụ, tranh biện của những tư tưởng, quan niệm khác nhau về thế giới. Mỗi phát ngôn của chúng ta chỉ được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại, thường xuyên và liên tục với những phát ngôn của các cá nhân khác. Trong Những vấn đề thi pháp
  16. 8 Dostoievski, M.Bakhtin có một chương chuyên nghiên cứu ngôn ngữ của Dostoievski. Mở đầu chương này, ông tuyên bố muốn bàn đến lời văn, tức là ngôn ngữ trong tính toàn vẹn cụ thể và sinh động của nó chứ không phải ngôn ngữ với tính cách là đối tượng chuyên biệt của ngôn ngữ học. Cái gọi là chỉnh thể ngôn ngữ mà M. Bakhtin hay dùng thực chất là diễn ngôn. Sự phân tích ngôn ngữ của Bakhtin thực chất là phân tích diễn ngôn, ông nghiên cứu phần nội dung, ý nghĩa và sức mạnh do ngôn ngữ mang lại. M. Bakhtin nêu xu hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, tức là lấy diễn ngôn (lời nói, văn bản) làm đối tượng nghiên cứu, hình thành khuynh hướng “diễn ngôn học”, mở ra một hướng mới trong cách tiếp cận ngôn từ văn học. Thứ ba là hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà xã hội học mà tiêu biểu là M. Foucault. Foucault đã có công trong việc đưa diễn ngôn trở thành một khái niệm thực sự có ý nghĩa trong lịch sử tư tưởng thế kỷ XX. Cái mà Foucault bận tâm không phải là ý nghĩa nào ẩn chứa trong diễn ngôn mà là những quy tắc đã chi phối việc diễn ngôn ra đời và vận hành trong đời sống. Trong các công trình như Kỉ luật và Trừng phạt (Disipline and Punish), Lịch sử tính dục (The History of Sexuality), ông chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo ra diễn ngôn; tri thức hay diễn ngôn chẳng qua chỉ là những sản phẩm cũng như công cụ để thực thi quyền lực. Foucault cho rằng các nhóm thống trị xã hội thông qua diễn ngôn để tạo ra tri thức, tạo ra chân lí, để áp đặt lên các nhóm bị trị những lĩnh vực tri thức đặc thù, những nguyên tắc và giá trị của mình nhằm muốn hợp pháp hóa quá trình trị vì thiên hạ của mình. Chính vì thế, những tri thức do diễn ngôn kiến tạo nên không thể mang tính khách quan, trung tính bởi nó luôn là sản phẩm của các quan hệ quyền lực. Trong Khảo cổ học tri thức (The Archaeology of Knowledge), theo Foucault, thực tại dù có trước, song thực tại ấy chỉ có thể tái tạo thành diễn ngôn thì mới trở thành ý thức của con người, con người sẽ hành xử với thế giới theo nội dung của diễn ngôn chứ không phải theo bản chất tự nhiên, vốn có của nó. Thế giới khách quan vẫn tồn tại nhưng chúng chỉ có nội dung, ý nghĩa cụ thể thông qua diễn ngôn. Đến lượt mình, mọi diễn ngôn đều là kết quả của các quan hệ tri thức/quyền lực trong một thời đại cụ thể. Foucault định nghĩa diễn ngôn như sau: “Thay vì giảm dần các nét nghĩa mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như một khu vực chung của tất cả các nhận định, lúc thì coi nó như một nhóm các nhận định được cá thể hoá, và đôi khi lại xem nó như một hoạt động được qui ước nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định (statement)” [126, tr.47]. Như vậy, Foucault không nói diễn
  17. 9 ngôn về mặt ngữ học, mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Theo diễn giải của tác giả Trần Văn Toàn, định nghĩa diễn ngôn của Foucault được hiểu theo ba cấp độ. Thứ nhất, diễn ngôn bao gồm tất cả các nhận định nói chung (tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực). Ở đây, diễn ngôn được hiểu là công cụ để con người tri nhận thế giới, việc lựa chọn diễn ngôn nào sẽ quy định cách hiểu của chúng ta về thế giới hiện thực. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực là quan hệ lựa chọn, chứ không phải là quan hệ phụ thuộc. Thứ hai, diễn ngôn là một nhóm các nhận định được cá thể hóa. Nghĩa là các nhận định được đặt chung vào một nhóm khi chúng được tổ chức theo một quy ước chung, có một mạch lạc và hiệu lực chung. Theo đó, chúng ta có thể sử dụng các cách diễn đạt như diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn thực dân, diễn ngôn thuộc địa, diễn ngôn dân tộc… Đơn vị của diễn ngôn có thể lớn hoặc nhỏ, thuộc các cấp độ khác nhau, diễn ngôn lớn như y học lâm sàng, nhỏ như bệnh tâm thần… Thứ ba, diễn ngôn là một hoạt động được kiểm soát/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định. Theo ý nghĩa này thì diễn ngôn còn bao gồm các nguyên tắc, cơ chế chi phối đến sự hình thành và vận hành của một tập hợp các nhận định nào đó. Cơ chế kiểm soát/điều chỉnh diễn ngôn bao gồm hệ thống loại trừ từ bên ngoài (external system of exclusion) và hệ thống loại trừ bên trong (internal system of exclusion). Như vậy, cả Foucault và Bakhtin đều là nhà lịch sử, nhà tư tưởng, nhà triết học chứ không đơn thuần là nhà nghiên cứu văn học nên cả hai ông đều nhìn ngôn ngữ ở góc độ xã hội, ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ. Họ khẳng định rằng chính hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội đã trở thành cái logic nội tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng ngôn từ của con người. 1.1.3. Đặc điểm của diễn ngôn văn học Về cơ bản, diễn ngôn văn học cũng mang những đặc điểm của diễn ngôn nói chung, tuy nhiên, có một số đặc điểm thể hiện tập trung hơn, nổi bật hơn ở diễn ngôn văn học. Trước hết, diễn ngôn văn học là hình thái nghệ thuật của tư tưởng. Diễn ngôn văn học là một hình thái nghệ thuật ngôn từ trong đó có sự thống nhất hữu cơ giữa hình thức và nội dung, giữa hình thức và tư tưởng. Ở diễn ngôn văn học, hệ thống diễn đạt bao gồm hình tượng, loại hình ngôn ngữ, các phương tiện tu từ đều gắn với những nội dung văn hóa, tư tưởng nhất định. Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và triết học ngôn ngữ, khi nghiên cứu về hình thức và tư tưởng của văn học, M. Bakhtin cho rằng
  18. 10 mọi ngôn ngữ đều là ngôn ngữ ý thức hệ. Các nguyên tắc thế giới quan sẽ chuyển thành các nguyên tắc nghệ thuật chi phối hình thức biểu đạt của ngôn ngữ. Diễn ngôn văn học gắn chặt với lịch sử tư tưởng, nó là một bộ phận của hệ hình tư tưởng, nó chịu sự chi phối của các hình thái ý thức xã hội, của ý thức hệ, của triết học, văn hóa, thẩm mĩ… Chẳng hạn cùng viết về số phận người kĩ nữ, song do lập trường tư tưởng, ý thức hệ khác nhau, mỗi tác giả sẽ tạo ra những cấu trúc diễn ngôn khác nhau. Với Xuân Diệu (Lời kĩ nữ), người kĩ nữ mang số phận bi kịch: cô đơn, không lối thoát. Ngược lại, trong cái nhìn của Tố Hữu – một nhà cách mạng – thì người kĩ nữ (Tiếng hát sông Hương) hoàn toàn có thể thay đổi số phận của mình, hòa nhập vào cuộc sống mới và có một tương lai tươi sáng nhờ cách mạng. Tư tưởng thời đại chi phối đến việc xây dựng diễn ngôn văn học. Mỗi thời đại với tư tưởng khác nhau sẽ tạo nên khung tri thức khác nhau và từ đó sẽ tạo nên diễn ngôn khác nhau. Trước đây, quan niệm chủ nghĩa xã hội là lý tưởng, là tương lai đáng mơ ước đã tạo ra một loạt diễn ngôn kiểu “trời mỗi ngày lại sáng” như trong thơ Tố Hữu: “Năm năm mới bấy nhiêu ngày – Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều – Dân có ruộng dập dìu hợp tác – Lúa mượt đồng ấm áp làng quê” (Ba mươi năm đời ta có Đảng). Ngược lại, khi quan niệm về Cách mạng xã hội chủ nghĩa thay đổi, không còn đơn giản, một chiều như thế thì một loạt diễn ngôn nhận thức lại kiểu như Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,… cho thấy những hậu quả đáng tiếc của chiến tranh. Tư tưởng thay đổi, hệ hình tư duy thay đổi sẽ dẫn đến cách kiến tạo nhân vật, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng phương thức tu từ của diễn ngôn,… của văn học cũng thay đổi. Dưới chế độ phong kiến, nhân vật trung tâm của những diễn ngôn văn học mang nặng ý thức hệ phong kiến thường là những “con đẻ” của chế độ, một lòng phụng sự, bảo vệ lợi ích của chế độ ấy, những con người mang nặng đạo đức và lễ giáo phong kiến như người quân tử, liệt nữ, trượng phu, tiết phụ. Ngược lại vào thời điểm chế độ phong kiến suy vong, ý thức hệ phong kiến lung lay, thì kiểu nhân vật trung tâm của văn học lúc này là những “đứa con phản nghịch” của chế độ ấy như Từ Hải (Truyện Kiều), Bảo Ngọc, Đại Ngọc (Hồng lâu mộng), Thôi Oanh Oanh (Oanh Oanh truyện), Lâm Xung (Thủy hử truyện)… Tóm lại, diễn ngôn văn học là hình thức nghệ thuật của tư tưởng; nó là hình thức sử dụng ngôn từ để hình tượng hóa, tri thức hóa tư tưởng của thời đại. Diễn ngôn chịu sự quy định của hệ thống tri thức xã hội và thay đổi theo sự thay đổi của hệ thống tri thức xã hội. Qua diễn ngôn văn học, ta có thể thấy được sự phát triển của lịch sử tư tưởng.
  19. 11 Thứ hai, diễn ngôn văn học là sự kiến tạo những thế giới quan mới. Cũng giống như diễn ngôn nói chung, chức năng của diễn ngôn văn học là kiến tạo nên tri thức về đời sống theo một quan niệm tư tưởng hệ nhất định. Điều đáng lưu ý là diễn ngôn văn học không chỉ hướng tới kiến tạo một hiện tượng đời sống cụ thể, một ý kiến riêng lẻ về đời sống mà là kiến tạo ra những nguyên tắc mới trong cách nhìn nhận về đời sống, về con người. Trước đây, người ta tin rằng có một thực tại là cái tồn tại khách quan trong vũ trụ, không phụ thuộc vào nhận thức của con người. Niềm tin này đã dẫn đến tham vọng dùng văn chương để phản ánh thế giới một cách chân thực. Dưới ánh sáng của lý thuyết diễn ngôn, các học giả đương đại cho rằng, thế giới là một hệ thống kí hiệu, nó được tạo nên thông qua các diễn ngôn, không có cái nằm bên ngoài diễn ngôn, bên ngoài văn bản. Qua diễn ngôn văn học, thực tại hiện lên không phải như nó vốn có, mà bị biến dạng, thay đổi đi rất nhiều. Việc nhà văn miêu tả thế giới không bao giờ là một hành động vô tư, chỉ thuần túy làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà nó luôn bị nhào nặn bởi những quan hệ quyền lực, bởi ý thức hệ nhất định. Trong Đông phương luận, Edward Said đã chỉ ra rằng các nhà văn du kí, các thi sĩ, tiểu thuyết gia thế kỉ XIX đã kiến tạo nên một hình ảnh phương Đông như một thứ thuộc địa man di mọi rợ, phi nhân tính. Với lập trường của kẻ thống trị, mong muốn hợp thức hoá quá trình xâm lược các nước thuộc địa, các nhà văn đã kiến tạo nên hình ảnh một phương Đông như một kho tàng của tri thức, kinh nghiệm phương Tây, chứ không phải là một xã hội, một nền văn hóa vận hành theo kiểu riêng của nó. Có thể nói, ở một phương diện nào đó, chính diễn ngôn văn học với việc kiến tạo nên thế giới quan mới đã có khả năng thay đổi thói quen cảm nhận và đánh giá về thế giới của người đọc. Diễn ngôn văn học tìm cách tạo ra ý nghĩa mới về sự vật, đem lại cho con người cách nhìn mới về thế giới và vũ trụ. Những đánh giá này sẽ quy định cách lựa chọn từ ngữ, điểm nhìn, giọng điệu, nhân vật và cả người nghe. Diễn ngôn văn học giải phóng con người ra khỏi sự chuyên chế của thói quen. Thứ ba, diễn ngôn văn học là hình thái phủ định trạng thái vô thức xã hội để hướng tới một ý thức tự giác mới. “Vô thức xã hội” là khái niệm do Eric Fromm đưa ra, thường được hiểu là một thế giới tư tưởng, tình cảm chưa được lên tiếng, chưa có tiếng nói công khai trong xã hội, là tình trạng bị mất tiếng nói của các cá thể người bị đè nén. Mỗi xã hội chỉ cho phép một số tư tưởng, tình cảm nào đó có thể đạt đến trình độ ý thức, còn một số khác chỉ tồn tại trong trạng thái vô thức. Sự tiến bộ của đời sống đòi hỏi sự cần thiết phải biến cái vô thức thành ý thức và các nhà văn phải góp phần vào việc thực
  20. 12 hiện sứ mệnh cao cả này, phải giúp con người ý thức được cái vô thức của mình, đưa trạng thái tư tưởng của con người từ vô thức trở thành ý thức. Với AQ chính truyện, Lỗ Tấn đã phơi bày phép thắng lợi tinh thần, sự vô thức của đám đông đã kìm hãm bước tiến của một dân tộc vĩ đại. Phép thắng lợi tinh thần, luôn tự đánh lừa mình bằng ảo tưởng này đâu chỉ là quốc dân tính của người Trung Hoa mà còn là nhân loại tính, nó tồn tại khắp mọi nơi, trong mỗi chúng ta ai cũng có một chút AQ trong mình. Câu chuyện Bộ áo mới của hoàng đế đã cho thấy quyền lực và nguyên tắc cấm kị khiến cho cái sự thực không được nói ra: “Vô thức xã hội là một khái niệm mang nội dung tư tưởng xã hội rất sâu sắc và nhân văn. Sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống đòi hỏi biến cái vô thức thành ý thức. Và đây là cội nguồn của diễn ngôn văn học. Nếu diễn ngôn văn học chỉ nói theo cơ chế xã hội cho phép thì văn học ấy chỉ có thể là văn chương tuyên truyền, giáo huấn, chỉ nói được những gì bề ngoài, phổ thông, chứ chưa phải những gì sâu sắc có tính nhân loại” [99, tr.180]. Sứ mạng của khoa học và nghệ thuật là đưa trạng thái tư tưởng của con người từ vô thức trở thành ý thức. Có thể nói với sứ mệnh phủ định trạng thái vô thức xã hội để hướng tới một ý thức tự giác mới, diễn ngôn văn học đã góp phần quan trọng vào việc làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Thứ tư, diễn ngôn văn học luôn tự phủ định mình, tạo ra cái khác mình, chống lại sự sáo mòn, khuôn mẫu. Sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận của diễn ngôn, hình thái diễn ngôn này phủ định hình thái diễn ngôn trước nó. Ở phương Tây, diễn ngôn của chủ nghĩa lãng mạn với sự biểu cảm, tinh tế đã thay thế cho diễn ngôn quy phạm, sáo mòn của chủ nghĩa cổ điển, diễn ngôn của chủ nghĩa hiện thực thay thế diễn ngôn của chủ nghĩa lãng mạn. Diễn ngôn hiện thực kiểu Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… đối lập với diễn ngôn lãng mạn của tiểu thuyết TLVĐ với Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… Diễn ngôn mới ra đời thay thế cho diễn ngôn giai đoạn trước đó. 1.1.4. Quan niệm diễn ngôn của luận án Trên cơ sở lựa chọn, kết hợp những kiến giải về diễn ngôn của M. Bakhtin và M. Foucault, chúng tôi đưa ra quan niệm diễn ngôn của luận án, làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đối tượng nghiên cứu của mình như sau: Thứ nhất, diễn ngôn là một cấu trúc liên văn bản, liên chủ thể. Diễn ngôn căn bản không phải là các văn bản cụ thể, các loại biểu đạt các nội dung cụ thể mà là cái cơ chế tạo thành các văn bản cụ thể ấy; nó chính là cái nguyên tắc ẩn chìm chi phối sự hình thành các văn bản như là sự kiện xã hội. Việc ai nói, nói cái gì và nói như thế nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2