Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Một số vấn đề ngôn ngữ trong “Sách sổ sang chép các việc” của Philiphe Bỉnh
lượt xem 4
download
Luận án nhằm giới thiệu đầy đủ cho sinh viên một văn bản hiếm có bằng chữ quốc ngữ vào thời kỳ cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Qua đó giúp cho bạn đọc hình dung tương đối đầy đủ vệ thống những vấn đề ngôn ngữ trong S.S.S. Từ đó góp thêm một ít tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, có cơ sở đánh giá đúng hơn tác dụng của các văn bản tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ thời kỳ đầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn: Một số vấn đề ngôn ngữ trong “Sách sổ sang chép các việc” của Philiphe Bỉnh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG VĂN HÀO MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ TRONG “SÁCH SỔ SANG CHÉP CÁC VIỆC” CỦA PHILIPHE BỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1997
- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đối với thầy Hoàng Dũng, người đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bằng hữu đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn. Cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Quản lý Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường CĐSP Tây Ninh đã động viên và tạo điều kiện cho chúng tôi trong quá trình thực hiện. Tây Ninh, tháng 12 – 1997 3
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3 MỤC LỤC ...............................................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................6 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................................................6 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...............................................................................7 3. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. ........................................................................................8 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ...............................................................8 4.1. Phương pháp thống kê miêu tả: ...............................................................................8 4.2. Phương pháp so sánh lịch sử : .................................................................................8 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................9 6. KẾT CẤU LUẬN ÁN: .....................................................................................................9 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM..................................................11 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ. ..................................................11 1.2. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM. ........................................................................................14 1.2.1. Vài nét về tác giả: ................................................................................................14 1.2.2. Sơ lược về tác phẩm: ...........................................................................................15 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S.S.S .............................................17 2.1. VẤN ĐỀ ÂM ĐẦU .....................................................................................................17 2.1.1. Tổ hợp phụ âm. ....................................................................................................18 2.1.2. Âm xát hai môi /β/ thời ALECXANDRE DE RHODES đến S.S.S thì không còn xuất hiện nữa mà đồng loạt thay đổi cách ghi ϕ thành ν: ............................................25 2.1.3. Một điều cũng đáng lưu ý nữa, S.S.S còn có hiện tượng tác giả sử dụng cách ghi lẫn lộn giữa một số âm với nhau vốn trước đó đã khu biệt rõ ràng..............................25 2.1.4. Về cách ghi âm /k/, S.S.S dùng ba con chữ k, c, q như cách ghi tiếng Việt hiện đại, nhưng khảo sát các trường hợp cụ thể xuất hiện, ta phát hiện một số khác biệt. ..27 2.1.5. Chữ viết ng, ngh ghi âm/η/ hoàn toàn ổn định theo quy luật một cách chặt chẽ: .......................................................................................................................................29 2.1.6. Về mặt đồ hình (GRAPHIC) ................................................................................29 2.2. VẤN ĐỀ PHẦN VẦN ................................................................................................31 4
- 2.2.1. Về phần vần: ........................................................................................................31 2.2.2. Hình thức chữ viết: ..............................................................................................32 2.2.3. Vần có âm đệm w: ...............................................................................................34 2.2.4. Ở S.S.S có một hình thức phổ biến được tác giả sử dụng đồng loạt, đó là dùng chữ ão để ghi vần ong và aoc để ghi vần oc .................................................................35 2.2.5. Vần ây được tác giả dùng hai hình thức chữ viết để thể hiện : êy và ây trong một số trường hợp : ..............................................................................................................38 2.2.6. Ta còn gặp trường hợp ngoại lệ khác là trường hợp nguyên âm ơ khi đứng sau âm đệm được S.S.S ghi bằng con chữ "â" dù đó là âm tiết mở. ....................................39 2.3. THANH ĐIỆU: ..........................................................................................................45 2.4. CHÍNH TẢ .................................................................................................................47 1.4.1. Vấn đề viết hoa ....................................................................................................47 2.4.2. Viết hoa tên riêng nước ngoài: ............................................................................48 2.4.3. Viết tắt: ................................................................................................................48 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VỰNG..............................................................50 3.1. VỐN TỪ......................................................................................................................50 3.1.1. Lớp từ cổ: ............................................................................................................50 3.1.2. Vấn đề từ đơn, từ ghép, từ láy .............................................................................59 3.2. VẤN ĐỀ THÀNH NGỮ: ...........................................................................................62 3.2.1.Thành ngữ thuần Việt: ..........................................................................................62 3.2.2. Thành ngữ gốc Hán: ............................................................................................64 CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP (LOẠI TỪ)........................................................66 PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................................................68 THƯ MỤC ............................................................................................................................71 5
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, bên cạnh việc điều tra các phương thổ ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc có liên quan, còn có một hướng khác: tìm hiểu qua thư tịch. Nước ta có một kho thư tịch, văn bia vô cùng quý báu bằng chữ Hán, chữ Nôm và bằng chữ quốc ngữ. Để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đi sâu vào mảng thư tịch, văn bia viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có thể kể đến như “Lê Quán – 1981”, "Nguyễn Tài Cẩn - 1995". Việc tìm hiểu lịch sử tiếng Việt qua thư tịch, chữ quốc ngữ tuy đã được một số người như Thanh Lãng - 1968, Đỗ Quang Chính 1972 ... xúc tiến, nhưng có thể nói ngay rằng là còn quá ít ỏi, chưa được quan tâm đúng mức. Điều này phải chăng là do những thư tịch này chưa quá xa với thời kỳ lịch sư hiện đại? Việc tìm kiếm, nghiên cứu chúng không quá khó khăn như các thư tịch cổ (Thư tịch Hán và Nôm)?, V.V.. Những lý do ấy đều có khía cạnh đúng của chúng. Tuy nhiên, sự biến đổi của một ngôn ngữ như tiếng Việt chẳng hạn là một chuỗi thay đổi liên tục trong lịch sử. Không quan tâm nghiên cứu tiếng Việt qua các thư tịch viết bằng chữ quốc ngữ ở thời kỳ đầu của nó e rằng là một khiếm khuyết bởi bỏ qua một mắt xích trong tiến trình phát triển của tiếng Việt. Có lẽ vì thế gần đây một số nhà nghiên cứu đã bỏ công nghiên cứu tiếng Việt qua từ điển và "Phép giảng tám ngày" của ALECXANDRE DE RHODES, một số tư liệu viết tay của Văn Tín, BENTO THIỆN, 1659 .v.v... Trong số những thư tịch viết bằng chữ quốc ngữ có một tài liệu đã được một số nhà nghiên cứu như : Đỗ Quang Chính, Thanh Lãng cho là rất quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu đúng mức, đó là Sách sổ sang chép các việc (từ đây xin viết tất S.S.S) của PHILIPHÊ BỈNH (1822). Vị trí, tầm quan trọng của S.S.S không chỉ là ở độ dày trên 600 trang của nó (600 trang có thể không nói được gì nhiều về chính trị, xã hội, văn hóa nhưng về phương diện ngôn 6
- ngữ là một tư liệu quý) mà còn chủ yếu là những vấn đề ngôn ngữ hàm chứa ngay trong cuốn sách. Khai thác triệt để s.s.s trong sự so sánh với các tác phẩm trước và sau nó, người ta vừa có thể thấy được những khía cạnh về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt chứa trong s.s.s vừa có thể lý giải được một số khía cạnh về đặc điểm tiếng Việt. Luận án đi sâu tìm hiểu s.s.s xuất phát từ những ý nghĩa ấy. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Tài liệu về chữ quốc ngữ từ thời kỳ đầu bắt nguồn hình thành cho đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có thể nói là rất hiếm hoi, bởi vì giai đoạn này nó là loại chữ viết chỉ phổ biến trong khuôn khổ nhà thờ công giáo. Trong số các tài liệu hiếm hoi đó phải kể đến quyển S.S.S của PHILIPHÊ BỈNH. Tác phẩm được Thanh Lãng in chụp lại như nguyên bản, sau đó giới thiệu và được Viện đại học Đà Lạt xuất bản tại Sài Gòn năm 1968. S.S.S được tác giả viết năm 1822, về mặt ngôn ngữ có thể xem như là tài liệu hiếm. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã khai thác nhiều mặt: ngữ âm lịch sử; ngữ pháp, chữ viết... Văn bản này thể hiện được nhiều ưu điểm riêng mà những tài liệu khác không có, bởi vì trước đó có những tài liệu khác nhưng đa số là tự điển mang tính điển chế. Nếu có văn bản thì thường không toàn diện, ngắn như Phép giảng tám ngày của ALECXANDRE DE RHODES, một số tài liệu viết tay của Văn Tín, BENTO THIỆN 1659 ... S.S.S có vị trí quan trọng thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì được viết bằng chữ quốc ngữ vào thời điểm đầu thế kỷ XIX. Nó được xem như cứ liệu để so sánh lịch sử ngôn ngữ. Tuy có tầm quan trọng đối với lịch sử như đã nêu trên nhưng cho đến nay nhiều nhà ngôn ngữ chỉ nghiên cứu từng khía cạnh riêng lẻ hay điểm qua chứ chưa có công trình hoàn hảo về tài liệu quý này. Cụ thể về ngữ âm có một số bài viết của Nguyễn Thị Bạch Nhạn 1994, Hoàng Dũng 1995, Nguyễn Phương Trang 1996... về ngữ pháp có một số bài về loại từ của Đinh Văn Đức, Lê Trung Hoa ... Như vậy, chỉ duy nhất có công trình của Thanh Lãng 1968, viết có tính chất đầy đủ hơn cả nhưng vẫn còn ở dạng giới thiệu chứ chưa đi sâu phân tích những vấn đề ngôn ngữ thể hiện trong văn bản. Riêng ở miền Nam có công trình: Cách viết chữ quốc ngữ của PHILIPHÊ BỈNH qua quyển S.S.S của Nguyễn Văn Sâm 1972, được đưa vào giảng dạy ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Bài viết này cũng còn mang tính khái quát chưa có giá tri thực tế cao và các quan điểm lý giải có tính chủ quan. 7
- Mặc dù vậy, nhưng những vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm mức độ nào cũng thể hiện giá trị đích thực của tác phẩm này. Đồng thời hiểu rõ đây là văn bản đầu tiên có tính hoàn chỉnh về mặt ngôn ngữ, phản ánh hiện trạng chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX theo hướng riêng, mang dấu ấn phương ngữ Đàng Ngoài. Điểm qua các công trình nghiên cứu, có thể nhận thấy một cách khách quan là chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ các vấn đề ngôn ngữ trong S.S.S. Vì vậy đề tài này sẽ cố gắng nghiên cứu đầy đủ hơn về một số vấn đề ngôn ngữ trong văn bản, như ngữ âm, từ vựng, một phần ngữ pháp trên cơ sở thống kê miêu tả, so sánh đối chiếu đối với các tác phẩm trước và sau đó. 3. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. 1. Luận án nhằm giới thiệu đầy đủ cho sinh viên một văn bản hiếm có bằng chữ quốc ngữ vào thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Qua đó giúp cho bạn đọc hình dung tương đối đầy đủ hệ thống những vấn đề ngôn ngữ trong S.S.S. 2. Từ đó góp thêm một ít tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, có cơ sở đánh giá đúng hơn tác dụng của các văn bản tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ ở thời kỳ đầu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN Thực hiện đề tài này sử dụng hai phương pháp chính : - Thống kê miêu tả - So sánh lịch sử. 4.1. Phương pháp thống kê miêu tả: Sử dụng phương pháp thống kê miêu tả, chúng tôi tiến hành sự thể hiện của một số hình thức chữ quốc ngữ được sử dụng trong S.S.S. Căn cứ vào thành tựu của ngành ngữ âm học lịch sử, người viết cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa hình thức chữ viết với hệ thống ngữ âm trong văn bản. Về phương diện từ vựng, ngữ pháp, luận án thống kê miêu tả tỉ mỉ những từ cổ, từ địa phương. Các thành ngữ và về một hiện tượng ngữ pháp(loại từ) khác biệt so với ngày nay. 4.2. Phương pháp so sánh lịch sử : Sau khi thống kê, miêu tả những hiện tượng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được thể hiện trong S.S.S luận án tiến hành so sánh đối chiếu với các tư liệu chữ quốc ngữ có trước đó như : 8
- - Phép giảng tám ngày và Từ điển Việt-Bồ-La của ALECXANDRE DE RHODES(1651) - Từ điển Việt-La của PIGNEAU DE BÉHAINE (1772) và một số văn bản viết tay của các linh mục nước ngoài và trong nước như : CRISTOPORO. BORRI (1621)... Văn Tín. Benlo Thiện (1659)... và sau đó như: - Nam Việt Dương hiệp tự vị của J.L.TABERD (1838) - Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh PAULUS Của (1895) 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thể hiện trong S.S.S PIIILIPHÊ BỈNH. Luận án phân tích làm rõ một số biểu hiệu về ngữ âm sự tồn tại các tổ hợp phụ âm bl, ml, một số vần hiếm thấy trong lịch sử ngữ âm tiếng Việt (uâ, uyê, ươ ...) hay dấu phụ về từ vựng, luận án cố gắng làm rõ nguồn gốc những từ cổ hay từ Hán Việt mà ngày nay không dùng hoặc ít dùng. Về ngữ pháp do những giới hạn của một luận án bậc cao học, luận án xin tự giới hạn vào một vấn đề loại từ. Qua tất cả những gì đã phân tích, người viết muốn chứng minh S.S.S là tư liệu quý giá về mặt ngôn ngữ. Tác phẩm này đã góp phần phản ánh nhiều về mặt hiện trạng tiếng Việt (nói chung) và chữ Quốc ngữ (nói riêng) ở một thời điểm cụ thể và vùng phương ngữ cụ thể 6. KẾT CẤU LUẬN ÁN: Luận án có : gồm 76 trang chính và 4 trang thư mục tham khảo. Sau phần mở đầu (trình bày ý nghĩa đề tài, lịch sử nghiên cứu, đóng góp của luận án, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu), luận án chia thành 4 chương. Trước khi trình bày các kết quả nghiên cứu cụ thể, luận án dành chương 1 để giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm S.S.S. Cũng như điểm lại quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ. Chương 2 phân tích những đặc trưng ngữ âm thể hiện qua âm đầu, phần vần và thanh điệu, chương này cũng dành sự quan tâm đúng mức cho những vấn đề chính tả thể hiện trong S.S.S Chương 3 xem xét những vấn đề từ vựng, trước hết là vốn từ cổ trong S.S.S. Người viết còn lưu ý phân tích những đặc trưng đáng lưu ý của các loại từ đơn, từ ghép, từ láy 9
- trong S.S.S so với tiếng Việt ngày nay. Chương này còn cung cấp tư liệu về các thành ngữ Việt và Hán sử dụng trong S.S.S. Chương cuối cùng dành cho vấn đề ngữ pháp. Do những giới hạn chủ quan và khách quan, luận án chỉ phác thảo một số nét, chung quanh loại từ trong S.S.S. 10
- CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ. Trải qua 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, người Việt Nam chúng ta đã phải học và sử dụng chữ Hán. Chữ Hán được dùng như là thứ chữ duy nhất trong công văn giấy tờ của các triều đại phong kiến, trong nhà trường, trong sáng tác thơ văn ... Vào khoảng thế kỷ thứ IX -X, một số nho sĩ với tinh thần tự cường dân tộc đã sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ Nôm được tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Một số vua chúa như Nguyễn Huệ, đã có ý thức đề cao chữ Nôm, dùng chữ Nôm trong công văn giây tờ Nhà nước. Song việc học chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm vô cùng khó khăn, nên tuổi thọ của nó không bao năm. Có thể nói, trong một thời gian rất dài, cho đến cuối thế kỷ XVI, người Việt Nam chúng ta chỉ quen với chữ Hán. Mãi cho đến khi xuất hiện các nhà truyền giáo phương Tây (các giáo sĩ người Pháp, Bồ Đào Nha ...) người Việt Nam chúng ta mới biết và dùng một thứ chữ mới: chữ quốc ngữ, Chữ quốc ngữ theo một số nhà nghiên cứu như : Nguyễn Khắc Xuyên 1959, Thanh Lãng 1961, Đỗ Quang Chính, 1972 được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XVII do các nhà truyền đạo Thiên chúa nước ngoài. Họ đến Việt Nam hàng loạt ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài với mục đích truyền đạo. Để thành công, các linh mục này phải học tiếng Việt sau đó dùng chữ cái Latinh để ghi âm. Từ đó, chữ quốc ngữ đầu tiên được ra đời. Thật ra, (theo Nguyễn Khắc Xuyên) sự chế tác chữ quốc ngữ nầm trong bối cảnh chung về công cuộc Latinh hóa một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng việc sáng tạo chữ quốc ngữ do công trình kế tục của nhiều nhà tmyền giáo Bồ Đào Nha, Ý, Pháp trong đó vai trò của ALECXANDRE DE RHODES là đặc biệt quan trọng. Buổi đầu, do việc ghi âm tiếng Việt chưa được thống nhất giữa các giáo sĩ có quốc tịch khác nhau, mỗi người ghi một cách theo sự phiên âm của mình(1). Về sau họ mới xây dựng được chữ viết tương đối thống nhất. Chữ quốc ngữ ngày nay chính là chữ viết đã được các nhà truyền đạo Dòng Tên nước ngoài tự học mà sáng tạo nên, Phương pháp chung để sáng tạo chữ quốc ngữ là dựa vào phần nào chữ Bồ Đào Nha, Ý và một số dấu phụ Hy Lạp. Thực tế đã khẳng định các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng để làm tốt việc truyền đạo, bởi lẽ các linh mục không có ý đồ thay thế loại chữ này vào chỗ chữ (1) căn cứ vào một số tài liệu viết tay của các linh mục nước ngoài từ 1621-1632, Đỗ Quang Chính 1972 11
- Hán hay chữ Nôm mà chỉ truyền bá và sử dụng trong việc giảng đạo ở những vùng công giáo. Vì vậy mà gần 2 thế kỷ (từ khi mới hình thành đến cuối thế kỷ XVIII) chữ quốc ngữ chỉ giới hạn phạm vi giao tiếp trong nhà thờ với mục đích tôn giáo. Nhưng với ưa điểm đơn giản, chữ quốc ngữ đã được tiếp nhận một cách nhanh chóng, Cụ thể là đã có người giỏi về chữ quốc ngữ ngay buổi đầu như Bento Thiện với tập Lịch Sử An Nam (1659) Nói đến vai trò chữ quốc ngữ không thể không kể đến công lao của giáo sĩ người Pháp ALECXANDRE DE RHODES (qua hai tư liệu viết bằng chữ quốc ngữ Phép giảng tám ngày và Tự điển Việt-Bồ-La (1651). Đã có không ít người cho rằng ALECXANDRE DE RHODES là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ, nhưng thực ra thực tế chứng minh rằng ông chỉ là người có công tổng kết các công trinh của những giáo sĩ người Âu khác vào đầu thế kỷ XVII. Và chính ông đã xác định điều này trong lời tựa của quyển Từ điển Việt-Bồ-La in năm 1651 tại Rome :"Tuy nhiên trong công việc này ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại Cô Sinh và Đông Kinh thì ngay từ đầu tôi đã học với cha PRANCISCO DE PINA người Bồ Đào Nha, thuộc hội Dòng Giê-Su rất nhỏ bé, chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bất đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là cha GASPAR DE AMARAL và cha ANTONIO BARBOSA, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn tự điển : ông trước bất đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm..." Sau này có hàng loạt sách, công trình chữ quốc ngữ được viết, nhưng đa phần dưới dạng từ điển đối chiếu tiếng nước ngoài như giáo sĩ MARCEL JERNEYUA có Từ điển Bồ- Việt, Từ điển Latinh - Việt Nam của PELICIANO ADONO chép tay (1783) và cuối thế kỷ XVIII có linh mục người Pháp PIGNEAU DE BÉHAINE biên soạn Từ điển Việt-La (1772) và J.L TARBERD biên soạn Từ điển Việt-La (1838) xuất bản tại Ấn Độ. Theo sự khảo sát và đánh giá của những nhà nghiên cứu chữ quốc ngữ ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII không khác gì so với chữ viết tiếng Việt hiện đại, Sau đó có hai công trình quan trọng khác và đóng góp lớn trong việc tiếp tục cải cách chữ quốc ngữ ngày càng hoàn thiện: một là cuốn Từ điển Việt Pháp đầu tiên của LEGRAND DE LALIRAYE xuất bản năm 1868 tại Sài Gòn. Cuốn từ điển ra đời đánh dấu một ý thức cải cách chữ quốc ngữ lần thứ hai (lần thứ nhất được lấy mốc là Từ điển Việt-La của PIGNEAU DE BÉHAINE), sự cải cách đó không được các nhà nghiên cứu đương thời và sau này chấp nhận. Hai là cuốn 12
- Từ điển Việt-La của IS.THEUREL xuất bản năm 1877 tại Ninh Phú. Cuốn từ điển này ra đời với ý đồ hoàn chỉnh thêm cuốn Từ điển Việt-La của J.L.JABCRD (1838) cho phù hợp với sự phát triển của tiếng Việt ở nhiều mặt. Trên cơ sở đó mà vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Huỳnh Tịnh Của đã biên soạn cuốn Đại Nam Quốc âm tự vi (1895). Đây là từ điển đầu tiên có giải thích và có thể xem là mốc cuối cùng của chặng đường hoàn chỉnh chữ quốc ngữ. Dựa vào những chứng cứ, bút tích, quá trình sử dụng, sự phổ biến xã hội, một số nhà nghiên cứu thường chia diễn biến của chữ quốc ngữ làm 3 giai đoạn. - Giai đoan thứ nhất: Trước năm 1651, đây là giai đoạn có tính tìm hiểu thể nghiệm, các hình thức chữ quốc ngữ được sử dụng có tính cá nhân tùy tiện, thực chất chỉ là sự phiên âm một số từ ngữ tiếng Việt (thường là địa danh) ví dụ : Jinoa : xứ Hóa (tức Thuận Hóa), Quignin : Qui Nhơn, Quanguya : Quảng Nghĩa...(trong một số tài liệu viết tay của JOÀO ROZI, CRITOPORO BORRI ...) hay Muon bau dau chiristlan chian, (muốn vào đạo thiên chúa chăng?). Giai đoạn này có hai đặc điểm : Chưa có đấu thanh và chưa phân biệt các nguyên âm ngắn dài - Giai đoạn thứ hai: Đánh dấu bằng sự xuất hiện của Từ điển Việt-Bồ-La của ALECXANDRE DE RHODES. Đây là giai đoạn chữ quốc ngữ đã thịnh hành, phạm vi phổ biến rộng rãi và có tính chất xã hội hơn. Giai đoạn này có đặc điểm đã sử dụng dấu thanh đầy đủ và phân biệt được các nguyên âm ngắn dài. Tuy nhiên cách ghi một số âm đầu, một số vẫn còn khác ngày nay. (vì được xây dựng trên nguyên tắc ghi âm ngữ âm học, các biến thể phát âm, biến thể địa phương đều được thể hiện đầy đủ trong chữ viết). - Giai đoạn thứ ba: Được đánh dấu bằng sự xuất hiện Từ điển Việt-La của J.L TABERD (1838). Đây là giai đoạn ổn định và hoàn thiện của chữ quốc ngữ để dần dần đưa vào phổ biến rộng rãi trong xã hội. Đặc điểm của giai đoạn này được xem là không khác gì bao nhiêu so với chữ quốc ngữ hiện đại (ngoài một số nét không đáng kể về ngữ âm). Ở giai đoạn thứ ba này dấu vết cũ còn lưu lại một ít (về chữ viết) ta có thể so sánh được qua văn bản S.S.S của PHILIPHÊ BỈNH (1822) và sẽ có dịp phân tích tỉ mỉ ở phần nội dung đề tài. Chữ quốc ngữ là loại hình văn tự ghi âm nhằm tái hiện một chuỗi âm thanh tiếng Việt. Nhưng chữ quốc ngữ ban đầu là do các nhà truyền đạo Châu Âu dùng chữ cái Latinh kết hợp phần nào chữ Bồ Đào Nha, Ý và các dấu Hy Lạp để ghi âm tiếng Việt, nên đã có những điểm bất hợp lý mà đến nay vẫn còn tồn tại. Như một âm vị /k/ ở chữ quốc ngữ được thể 13
- hiện bằng ba chữ khác nhau : C, K, Q. Hoặc âm vị /γ/ lúc ghi g, lúc ghi gh ... cho đến nay những bất hợp lý của thời ký đầu chữ quốc ngữ đo các nhà truyền giáo mắc phải hiện nay vẫn còn nguyên trạng và gây không ít tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học. Đồng thời cũng có nhiều hội nghị về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ(2). Gần đây trong một bài viết :"Mấy nhận xét về chữ quốc ngữ" Giáo sư Cao Xuân Hạo đã cho rằng: "Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải là ở chỗ nó chưa thực sự là một hệ thống phiên âm âm vị học mà chính là ở chỗ nó có tính cách thuần túy ghi âm và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ hiểu nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương và nhược điểm ấy là rõ nhất và tai hại nhất là trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng gần giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ người ta coi là bất hợp lý chính là ở chỗ làm cho nó phân biệt được nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm : gia và da, lý và lí (trong lí nhí) .v.v... và khi người ta đã có nhiều thế kỷ để quen với diện mạo văn tự của các từ ngữ, các diện mạo ấy trở thành cái hồn của chữ nghĩa, nó biểu hiện được ý nghĩa của ngôn từ không cần thông qua cách phát âm (vốn thay đổi tùy theo từng vùng)". Vì vậy khi cho rằng việc cải cách như đã được đưa ra đôi khi làm ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa và vấn đề cải cách chữ quốc ngữ nếu có đặt ra thì phải hết sức thận trọng. Chữ quốc ngữ nếu được xem như là một chỉnh thể thống nhất thì sự biến đổi của nó cũng có những quy luật phức tạp, trong quá trình phát triển hình thức mới xuất hiện và tồn tại song song hình thức cũ. Hình thức mới đó phải qua thực tế sử dụng mới được chấp nhận và rồi hình thức mới khác lại xuất hiện, tuần tự tiếp diễn, trong quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dù sinh sau đẻ muộn nhưng đã dần dần thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm và ngày càng tỏ ra ưu thế và trở thành văn tự chính thức của quốc gia. Từ đó, ta có thể hiểu rằng tiếng Việt nói chung và chữ quốc ngữ nói riêng đã trở nên ổn định nhất trong giai đoạn hiện nay. 1.2. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM. 1.2.1. Vài nét về tác giả: PHILIPHÊ BỈNH, như một số nhà nghiên cứu đều chung nhận xét "không mấy quen thuộc và tiếng tăm, tác phẩm của ông hầu như ít người biết tiếng." (Nguyễn Phương Trang, 1996). Nhưng những gì ông để lại cho chúng ta như tác phẩm s.s.s được viết ỏ LISBONE năm 1822 thì thật là quý hiếm. PHILIPHÊ BỈNH sinh năm 1759 tại Hải Dương, năm 1776 (2) Có thể kể . 1956 cuộc hội thảo cải tiến chữ quốc ngữ tổ chức Sài Gòn. 1961 hội nghị cải cách chữ quốc ngữ - Hà Nội. 14
- ông đi tu, đến năm 1793 ông thụ phong linh mục, Thời gian này ông tỏ ra là người có năng lực nên được giáo hội Dòng Tên giao cho nhiều chức vụ quan trọng. Ông có dịp đi nhiều: Macao, Goa, Trung Hoa. Sau do tranh chấp giữa hai phe Dòng Tên và Dòng Đa Minh, Tòa Thánh do áp lực quốc tế có phần nghiêng về Dòng Đa Minh mà bỏ rơi Dòng Tên. Vì vậy, Dòng Tên mới lập một phái đoàn gồm linh mục và thầy giảng Việt Nam sang Bồ Đào Nha để yết kiến Giáo hoàng và xin được can thiệp. Thầy cả PHILIPHÊ BỈNH nhận nhiệm vụ dẫn đầu phái đoàn trên vào năm 1796. Cuối cùng thất bại, Dòng Tên bị bãi bỏ ở Việt Nam. Từ đó, ông và hầu hết những người trong phái đoàn phải sống lưu vong hơn 30 năm ở Bồ Đào Nha và qua đời ở đó. Trong suốt thời gian sống lưu vong ở đất người, PHILIPHÊ BỈNH đã chú tâm đến nhiều về việc biên khảo, dịch thuật. Trong quyển S.S.S ông đã liệt kê ra 21 quyển đề tài gồm nhiều loại khác nhau (tr.600) từ truyện các ông thánh của đạo Thiên chúa đến lịch sử Việt Nam (Chuyện Đàng Trong, chuyện Đàng Ngoài) cùng Tự điển Việt và tiếng nước ngoài. Thanh Lãng trong bài giới thiệu quyển S.S.S có ghi thêm năm bộ khác : o Dictionarium Annamticum - Lucitanum (1791) o Dictionarium Annamticum - Lucitanum (khác bản trên) o Dictionarium Lucitanum - Annamticum o Truyện nhật trình õu Pemand Mendes Pinto (1817) 1.2.2. Sơ lược về tác phẩm: Tập hồi ký S.S.S được viết xong vào năm 1822 tại Lisbone (Bồ Đào Nha) dày khoảng 600 trang (625 trang nhưng có một số trang ông để trống). Tác phẩm này được Thanh Lãng giới thiệu và Viện Đại học Đà Lạt xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn năm 1968 (in chụp nguyên bản). Nguyên bản được viết tay vào năm 1822, hiện được lưu trữ tại thư viện Vatican, mục tài liệu Bắc Kỳ. Nội dung tác phẩm, ông ghi chép nhiều sự việc, nhưng không được sắp xếp theo trình tự nhất định nào về thời gian, chương, mục ... Vì vậy, khi giới thiệu tập S.S.S ông đã viết: "Chép nhiều sự cho nên gọi là sách sổ sang, song chẳng có từng đoạn như các sách khác. Và để người đọc tiện theo dõi ông đã làm một bảng mục lục riêng. Nội dung chính gồm có ba phần (trang mở đầu S.S.S). Phần thứ nhất: nói về những việc thuộc Dòng Tên (Đ.C.J) Phần thứ hai: nói về những việc thuộc về mình và bạn bè Phần thứ ba: về những chủ đề khác. 15
- Trong từng phần, ông nêu rõ từng sự việc và ghi số trang về nội dung phần 1, ông ghi lại các diễn tiến, hoạt động của dòng Đ.C.T ở Việt Nam (Annam) và một số nước khác đồng thời cũng nêu lên những công trạng các vị thánh (bề trên), linh mục và thầy giảng của dòng, Nội dung phần 2, ông kể lại những việc làm của mình (khi thụ phong linh mục) cùng bạn bè ở trong nườc và khi lưu vong ở Bồ Đào Nha. Nội dung phần 3. ông ghi lại các phép làm lễ, phong tục tập quán, sinh hoạt đời thường của người phương Tây, xã hội phương Tây và người Việt Nam, xã hội Việt Nam. Đồng thời ông cũng ghi lại các kinh nghiệm làm nghề in, đóng sách mà nước ta bấy giờ chưa thịnh hành. Điều đặc biệt và đáng quan tâm nhất của tập S.S.S là còn ở tình trạng viết tay và được công bố nguyên bản nên giúp chúng ta ngày nay tìm hiểu được nhiều vấn đề về ngôn ngữ như : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Qua đó phần nào ta có thể biết được về hiện trạng tiếng Việt ở Đàng Ngoài thể hiện qua chữ quốc ngữ vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. 16
- CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ ÂM TRONG S.S.S 2.1. VẤN ĐỀ ÂM ĐẦU Trong S.S.S có 28 ký hiệu (đơn và kép) để ghi âm đầu và tổ hợp âm đầu tiếng Việt lúc bấy giờ. Đó là : b, bl, k, c, q, kh, ch, d, đ, g, gh, gi, l, m, mi, n, nh, ng, ngh, ph, r, s, tr, t, th, x, v. So với Từ điển Việt-Bồ-La của ALECXANDRE DE RHODES trong hệ thống âm đầu của PHILIPHÊ BỈNH không có tổ hợp ký hiệu tl và cả PHILIPHÊ BỈNH (nếu ta tính đến một ví dụ duy nhất được ALECXANDRE DE RHODES dẫn trong Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh in ở đầu cuốn từ điển đôi khi rất hiếm người ta còn thêm l vào p thí dụ : plan. Bảng đối chiếu. Chữ viết ghi âm đầu ALECXANDRE DE PHILIPHÊ BỈNH RPHDES b b bl bl ϕ k k c c q q kh kh ch ch d d đ đ g g gh gh gi gi g(i) l l m m ml ml 17
- n n ng ng ngh ngh nh nh r r s s tr tr th th t t x x tl v v 2.1.1. Tổ hợp phụ âm. Điều đáng lưu ý là trong cuốn Từ điển Việt-La của PIGNEAU DE BÉHAINE (1772 - 1773) (sau Từ điển Việt-Bồ-La của ALECXANDRE DE RHODES 121 - 122 năm và trước quyển S.S.S của PHILIPHÊ BỈNH 50 năm) và quyển Từ điển Việt-La của TABERD (1838) (sau S.S.S 16 năm) lại không có ký hiệu nào ghi các tổ hợp phụ âm. Kể cả ml, bl có trong S.S.S 2.1.1.1. Tổ hợp ký hiệu tl có từ thời ALECXANDRE DE RHODES trong Từ điển Việt-Bồ-La, đến S.S.S của PHILIPHÊ BỈNH thì không còn và đều được thay bằng ký hiệu chữ viết tr trong hầu hết các trường hợp như : A. DE RHODES P.L BỈNH NGHĨA tlái trái phải trái, trái vụ tlải trải trống trải tlàng tràng bề dài tlàng tràng trường học tláng tráng trắng tlao trào trong (sạch) tlang hột tràng hạt tràng hạt tlánh tránh tránh (né) 18
- tlao trao trao (giao) tlao trong bên trong, đàng trong tlòn tròn tròn tlăm trăm trăm tlần trần trần nhà tlâu trâu con trâu tlẩy trẩy trẩy đi tlẻ trẻ con trẻ lleo treo treo (lên) tlẻ tlung trẻ trung (thời) trẻ trung tlên trên trên tlò trò học trò tlôi trôi trôi (đi) tlộm trộm trộm (cắp) tlôn trôn đít (hậu môn) tlòu trông trông thấy tlốn trống trống trải tlưa trưa buổi trưa tlứng trứng trứng (quả) tlước trước trước Và một số không tìm thây sự tương ứng như : tlà bằng phẳng tlả trã, nồi kho cá tlai võ trai tlàm tằm tlám nhựa thông tlám trái trám tlám ống lọc rượu tlan con trăn tlang gỗ cùm bằng gỗ tlát trát (trét) nhà, tường tlắp tlầu tráp trầu 19
- tlần thuyền không mui tlể (thuyền) tlể (một loại thuyền) tlểy trảy, hái (trái) tlỏm mất mắt sâu tlộn tlạo trộn trạo tlợt trợt, trượt (té) tlút bạc nấu chảy, lọc bạc trát ra tlưng trưng Qua thống kê chúng tôi tìm được ba trường hợp không theo quy tắc trên A. DE RHODES P.L BỈNH Nghĩa tlảm (con) ảm (con) ẳm con, bồng con tlọn blọn trọn lọn (vẹn) trọn vẹn tlúc tlắc lức lắc lức lắc Thí dụ: - ... cho đến đứa còn ảm cũng vẩy tay dù chưa biết nói ...(tr.396) ( (1) (kể từ đây tất cà thí dụ trích xin không sử đụng dấu (...) trước và sau câu trích.) - thì người vui mừng mà ảm lấy hình như được con chim lạc (tr.226) - Chúng tôi ước ao muốn làm việc thánh tông đồ chúng tôi cho blọn (tr. 190) - Đ.C.J ban cho người còn lọn ven xác mình (tr.312). - Đóng súc sách mà nhọn trôn như cái thuyền cho được lúc lác, cùng cứ giờ mà cho nó bú (tr.394). Tóm lại: phụ âm đầu /tl/ của Từ điển Việt-Bồ-La hầu hết các trường hợp đều tương ứng với từ có chữ viết phụ âm đầu tr (trong S.S.S) ngoại lệ có 3 trường hợp lại tương ứng với từ có chữ viết phụ âm đầu là bl, l, và không có sự tương ứng (bỏ tl). 2.1.1.2. Ký hiệu bl ghi tổ hợp phụ âm /bl/ ở A.DERHODES qua PHILIPHÊ BỈNH có các khả năng tương ứng. + giữ nguyên: bl → bl gi + Biến đổi: bl l Và có hai hướng tương ứng như sau : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 342 | 63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 275 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 281 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 231 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 193 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 245 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 164 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
27 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn