intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

29
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản và các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM GIUN NHIỀU TƠ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) LÀM THỨC ĂN NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Khánh Hòa – 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM GIUN NHIỀU TƠ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) LÀM THỨC ĂN NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 9620301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG HÀ PHƯƠNG TS. LỤC MINH DIỆP Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Như Trí Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Thành Khánh Hòa - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi trong suốt thời gian từ năm 2013 đến năm 2018. Các kết quả thu được trong luận án là một phần thành quả nghiên cứu của các đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857)” năm 2011, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” từ năm 2012-2014 và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) quy mô hàng hóa làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” từ năm 2016-2018 do tôi làm chủ nhiệm. Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Khánh Hòa, ngày 05 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng iii
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi biển Nha Trang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho tôi thực hiện luận án. Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi muốn gửi đến hai Thầy hướng dẫn: TS. Trương Hà Phương và TS. Lục Minh Diệp, những người đã định hướng nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Xin cám ơn các em sinh viên các khóa 55NT và 56NT đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong công tác nghiên cứu. Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân yêu trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Khánh Hòa, ngày 05 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA GIUN NHIỀU TƠ .............. 4 1.1.1 Đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ............................................................ 4 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NUÔI GIUN NHIỀU TƠ ........................................ 9 1.2.1 Nghiên cứu về sinh sản và ương nuôi giun nhiều tơ ............................................ 9 1.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM BIỂN.................................................... 15 1.3.1. Nhu cầu protein và năng lượng ........................................................................ 15 1.3.2. Nhu cầu lipid và các axít béo thiết yếu (EFAs) ................................................. 17 1.3.3. Các nhóm lipid khác nhau ................................................................................ 19 1.3.4. Thành phần sinh hóa buồng trứng .................................................................... 20 1.3.5. Nhu cầu vitamin ............................................................................................... 21 1.3.6. Nhu cầu về các chất khoáng ............................................................................. 22 1.4. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA GIUN NHIỀU TƠ ............................................. 22 1.4.1. Thành phần dinh dưỡng trong giun nhiều tơ ..................................................... 22 1.4.2. Thành phần axít amin trong giun nhiều tơ ........................................................ 22 1.4.3. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ .......................................................... 23 1.4.4. Thành phần khoáng và vitamin trong giun nhiều tơ .......................................... 25 1.4.5. Giá trị dinh dưỡng của giun nhiều tơ trong nuôi trồng thủy sản ........................ 25 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 30 2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 30 2.3. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 30 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31 2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản................................................. 31 2.4.2. Nghiên cứu nuôi giun bố mẹ ............................................................................ 32 2.4.3. Nghiên cứu ương nuôi ấu trùng ........................................................................ 33 v
  6. 2.4.4. Nghiên cứu nuôi thương phẩm ......................................................................... 36 2.4.5. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ ........... 39 2.4.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .............................................................. 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 44 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ................................................... 44 3.1.1. Mùa vụ sinh sản của giun nhiều tơ ................................................................... 44 3.1.2. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu ............................................................ 45 3.1.3. Phân biệt giới tính, tỷ lệ đực cái ....................................................................... 46 3.1.4. Hệ số thành thục của giun nhiều tơ................................................................... 47 3.1.5. Sức sinh sản của giun nhiều tơ ......................................................................... 47 3.1.6. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ...................................................... 48 3.1.7. Thời gian phát triển phôi .................................................................................. 51 3.1.8. Sự phát triển của ấu trùng................................................................................. 52 3.2. Nghiên cứu nuôi giun bố mẹ ............................................................................... 54 3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh sản của giun bố mẹ ....................................... 54 3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh sản của giun bố mẹ ................................ 58 3.2.3. Thực nghiệm nuôi giun bố mẹ và cho sinh sản ................................................. 62 3.3. Nghiên cứu ương nuôi ấu trùng ........................................................................... 64 3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn ương nuôi ấu trùng ...................................................... 64 3.3.2. Xác định mật độ ương nuôi .............................................................................. 67 3.3.3. Xác định độ mặn ương nuôi ............................................................................. 69 3.3.4. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng giun nhiều tơ đến cỡ giống 2 cm .................. 71 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm .............................................................. 74 3.4.1. Xác định loại thức ăn, chế độ và khẩu phần cho ăn .......................................... 74 3.4.2. Xác định mật độ nuôi thích hợp ....................................................................... 83 3.4.3. Thực nghiệm nuôi thương phẩm....................................................................... 85 3.5. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ .............. 87 3.5.1. Phân tích thành phần sinh hóa trong giun nhiều tơ từ nguồn tự nhiên và nguồn nuôi thương phẩm ...................................................................................................... 87 3.5.2. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ từ nguồn tự nhiên và nguồn nuôi thương phẩm trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ ................................................................. 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 96 PHỤ LỤC vi
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT C14:0 Acid Myristic C16:0 Acid Palmitic C16:1n-7 Acid Palmitoleic C18:0 Acid Stearic C18:1n-9 Acid Oleic C19:0 Acid nonadecanoic C19:1 Acid nonadecenoic C20:2n-6 Acid eicosadienoic C20:4n-6 Acid arachidonic (AA) C22:4n-6 Acid adrenic C22:6n-3 Acid docosahexaenoic (DHA) 20:5n-3 Acid eicosapentaenoic (EPA) FA Fatty acid HUFA High unsaturated fatty acid MUFA Monounsaturated fatty acid n-3 Omega 3 n-6 Omega 6 PUFA Polyunsaturated fatty acid SFA Saturated fatty acid TAG Triacylglyceride vii
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ thành thục sinh dục của giun nhiều tơ (n=60) .................................... 44 Bảng 3.2. Tỷ lệ đực, cái của giun nhiều tơ qua các tháng thu mẫu (n=60) .................. 46 Bảng 3.3. Hệ số thành thục của giun nhiều tơ ............................................................ 47 Bảng 3.4. Sức sinh sản của giun nhiều tơ (n=60) ....................................................... 47 Bảng 3.5. Thời gian phát triển của phôi của giun nhiều tơ.......................................... 51 Bảng 3.6. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của giun nhiều tơ ................................. 54 Bảng 3.7. Sức sinh sản của giun nhiều tơ trong các nghiệm thức ............................... 57 Bảng 3.8. Chất lượng giun nhiều tơ bố mẹ sử dụng các loại thức ăn khác nhau .......... 58 Bảng 3.9. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của giun nhiều tơ ở mật độ nuôi khác nhau .... 58 Bảng 3.10. Tỷ lệ thành thục (%) của giun nhiều tơ ở các mật độ nuôi khác nhau......... 60 Bảng 3.11. Sức sinh sản của giun nhiều tơ ở các mật độ nuôi khác nhau .................... 61 Bảng 3.12. Chất lượng giun nhiều tơ bố mẹ ............................................................... 62 Bảng 3.13. Kết quả nuôi vỗ giun nhiều tơ qua các đợt ............................................... 62 Bảng 3.14. Kết quả tuyển chọn giun nhiều tơ ............................................................. 63 Bảng 3.15. Chỉ tiêu sinh sản qua các đợt .................................................................... 64 Bảng 3.16. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở tỷ lệ thức ăn khác nhau..... 64 Bảng 3.17. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng giun nhiều tơ ................................. 65 Bảng 3.18. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở mật độ khác nhau .... 67 Bảng 3.19. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở mật độ khác nhau .... 68 Bảng 3.20. Sinh trưởng về chiều dài của giun ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau .... 70 Bảng 3.21. Diễn biến các yếu tố môi trường qua các đợt ương nuôi (*) ..................... 72 Bảng 3.22. Kết quả ương nuôi giun nhiều tơ qua các đợt ........................................... 73 Bảng 3.23. Sinh trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ phân đàn của giun nhiều tơ nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau ................................................................................. 74 Bảng 3.24. Hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và độ ẩm trong giun nhiều tơ (%/100 g ướt) ......................................................................................................................... 77 Bảng 3.25. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ (mg/100 g ướt) .......................... 78 Bảng 3.26. Sinh trưởng của giun nhiều tơ nuôi bằng các chế độ và khẩu phần ăn khác nhau ........................................................................................................................... 81 viii
  9. Bảng 3.27. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của giun nhiều tơ nuôi ở mật độ khác nhau ...... 84 Bảng 3.28. Năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ phân đàn của giun nhiều tơ ........ 84 Bảng 3.29. Các thông số môi trường trong đợt nuôi ................................................... 85 Bảng 3.30. Kết quả nuôi thương phẩm giun nhiều tơ ................................................. 86 Bảng 3.31. Hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và độ ẩm trong giun nhiều tơ (%/100 g ướt) (n = 3) ............................................................................................................. 88 Bảng 3.32. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ (mg/100 g ướt) (n= 3) ............... 88 Bảng 3.33. Chất lượng tôm mẹ chân trắng sử dụng giun tự nhiên và nuôi thương phẩm làm thức ăn (TB ± SD; n=15) ........................................................................................... 91 Bảng 3.34. Chất lượng tôm chân trắng đực qua các nghiệm thức sử dụng giun tự nhiên và nuôi thương phẩm (TB ± SD; n=15) ...................................................................... 92 ix
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giun niều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris ............................................... 4 Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của giun nhiều tơ .................................................. 10 Hình 1.3: Ấu trùng trochophora ................................................................................. 11 Hình 1.4: Quá trình sinh tổng hợp các PUFA trong giáp xác ...................................... 19 Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................. 30 Hình 3.1: Tương quan giữa nhóm kích thước và Ln((1-p)/p); p là tỷ lệ thành thục ..... 45 Hình 3.2: Giun nhiều tơ bố mẹ ................................................................................... 46 Hình 3.3: A. Buồng trứng .......................................................................................... 48 Hình 3.4: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng ................................................... 49 Hình 3.5: Giai đoạn của tinh sào ................................................................................ 50 Hình 3.6: Các giai đoạn phát triển phôi của giun nhiều tơ P. nutnia var.brevicirris .... 52 Hình 3.7: Các giai đoạn biến thái của ấu trùng ........................................................... 53 Hình 3.8: Tỷ lệ sống của giun nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau ..................... 55 Hình 3.9: Tỷ lệ giun thành thục ở các giai đoạn ......................................................... 56 Hình 3.10: Tỷ lệ sống của giun nuôi vỗ thành thục ở các mật độ khác nhau ............... 59 Hình 3.11: Tỷ lệ sống của ấu trùng giun nhiều tơ ương nuôi các loại thức ăn khác nhau ...... 66 Hình 3.12: Tỷ lệ sống của ấu trùng giun nhiều tơ ương nuôi ở mật độ khác nhau ....... 69 Hình 3.13: Tỷ lệ sống của giun nhiều tơ ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau ...... 71 Hình 3.14: Tỷ lệ sống của giun nhiều tơ nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau .......... 76 x
  11. TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ. Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 9620301 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Dũng Khóa: 2013 Người hướng dẫn: 1. TS. Trương Hà Phương 2. TS. Lục Minh Diệp Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang Những đóng góp mới của luận án: 1. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học sinh sản, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu đã bổ sung một số đặc điểm sinh học sinh sản của giun nhiều tơ như: mùa vụ sinh sản quanh năm nhưng tập trung cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Giun nhiều tơ cái màu xanh thẫm, giun đực màu trắng đục, kích thước thành thục lần đầu trung bình là 190 đốt cơ thể. Tỷ lệ đực, cái trung bình là 1:2. Hệ số thành thục của giun nhiều tơ trung bình lớn hơn 30%. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình 241.185 trứng/cá thể cái và sức sinh sản tương đối trung bình 131.175 trứng/g cá thể. 3. Nghiên cứu đã xác định được một số thông số kỹ thuật phù hợp để xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ cụ thể: Giun bố mẹ sử dụng thức ăn NRD và nuôi ở mật độ 1.500 con/m2 có khối lượng tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản tuyệt đối và tương đối, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng 5 ngày tuổi đạt cao nhất. 4. Ương nuôi ấu trùng giun nhiều tơ giai đoạn trôi nổi sử dụng thức ăn kết hợp giữa tảo Nanochloropsis oculata và tảo Chaetoceros calcitrans (60% + 40%), mật độ 125 con/lít ở độ mặn 30‰ đạt tỷ lệ sống tốt nhất. 5. Ương nuôi ấu trùng giun nhiều tơ giai đoạn xuống đáy sử dụng thức ăn tổng hợp (70%) kết hợp bột cá (30%), mật độ 35.000 con/m2 ở độ mặn 30‰ đạt tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất. 6. Sử dụng thức ăn công nghiệp với chế độ cho ăn 2 lần và 3 lần/ngày với khẩu phần 2% khối lượng thân/ngày và mật độ nuôi 2.500 con/m2 cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống tốt nhất và tỷ lệ phân đàn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất. 7. Nghiên cứu cũng đã xác định được hàm lượng protein, chất béo và các axít béo trong mẫu giun nuôi thương phẩm cao hơn mẫu thu ngoài tự nhiên. xi
  12. 8. Nghiên cứu đã xác định được giun nhiều tơ P. nuntia var. brevicirris nuôi thương phẩm có hàm lượng dinh dưỡng và axít chưa bão hòa cao đáp ứng tốt cho tôm bố mẹ thành thục sinh dục. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Dũng xii
  13. KEY FINDINGS Thesis title: Study reproduction and grow-out technology of polycheate (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) which is used as feed for shrimp broodstock maturation. Major: Aquaculture Major code: 9620301 PhD Student: Nguyen Van Dung Year: 2013 Supervisors: 1. PhD. Truong Ha Phuong 2. PhD. Luc Minh Diep Institution: Nha Trang University Key findings: 1. This is the first study on reproductive biology characteristics, the technological solutions of reproduction and grow-out polycheate (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) in Vietnam. 2. The study has obtained some reproductive characteristics of polycheate including: The worms spawn year-round with the main spawning season from September to October. The males and females are distinguishable when they are mature. The distinguishing between male and female based only on their sexual mature, greenish for female and milky for male. The first matural size is 190 body segments. The sex ratio of female and male is 2:1 (female: male). The maturity index was higher than 30% average. The average absolute and relative fecundity was 241.185 eggs per female and 131.175 eggs per gram of female, respectively. 3. In this study, suitable technical parameters were identified to develop the seed production and grow-out of polycheate including, NRD feed and density of 1.500 inds.m-2 as food for broodstock trial showed the best performance in maturation rate, absolute and relative fecundity, fertilization rate, hatching rate and survival rate of polycheata larvae at the 5-day-after hatching. 4. Experiment for rearing larvae in early development (swimming-surface) using feed Nanochloropsis oculata and Chaetoceros calcitrans (ratio, 60% + 40%), rearing density of 125 inds per liter showed highest survival rate was 30%. 5. Experiment for rearing larvae in later development (the bottom-living) with diet artificial food (70%) combined with fishmeal (30%), the rearing density of 35.000 inds.m-2 and salinities of at 30‰ showed the highest growth and survival rate. 6. Experiment for using artificial food for grow-out with 2.500 inds.m-2 stocking density and feeding rate 2% of body weight three times a day achieved the higher growth and survival rate, the lowest coefficient of variation and feed conversion ratio. xiii
  14. 7. The results of this study showed that protein, lipid and fatty acids contents in farm– raised sand worms were higher than wild-caught sandworms. 8. The result suggest that the role biochemical compositions including highly unsaturated fatty acids in stimulating gonad development and improving egg quality of broodstock shirmp. PhD Student Nguyen Van Dung xiv
  15. MỞ ĐẦU Nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó ngành nuôi tôm, bao gồm tôm sú và tôm chân trắng đã mang lại lợi nhuận lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Trong năm 2018, số lượng tôm chân trắng bố mẹ nhập khẩu khoảng 200.000 con chưa tính lượng tôm bố mẹ sản xuất trong nước tăng 10,9% so với năm 2017 (Nguyễn Văn Hữu, 2020). Hiện nay vấn đề “an toàn sinh học” là một trong những mối quan tâm của người sản xuất giống tôm vì lo ngại khi sử dụng nguồn giun nhiều tơ ngoài tự nhiên mà không kiểm soát được mầm bệnh như bệnh đốm trắng (WSSV) (Vijayan và cộng sự, 2005), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP) (Thitamadee và cộng sự, 2016) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm bố mẹ và con giống. Điều này cho thấy, nhu cầu về nguồn thức ăn có chất lượng cao đảm bảo an toàn sinh học sử dụng trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ là rất lớn. Giun nhiều tơ thuộc ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta và họ Nereididae. Lớp giun nhiều tơ có số lượng loài phong phú (được ghi nhận hơn 10.000 loài), phân bố rộng và có thể sống trong khoảng biến thiên nhiệt độ và độ sâu lớn (Rouse và Fauchald, 1997). Loài Perinereis nuntia var. brevicirris phân bố tại nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Úc, New-Caledonia, Malaysia, Ấn Độ Dương, biển Hồng Hải, Saint Paul Island, Nicobar Island, và Việt Nam. Ở Việt Nam, loài này được gọi là “dời cát” hay “giun cát”, phân bố ở vịnh Bắc Bộ (Gurjanova, 1972), Khánh Hòa, Ninh Thuận và Phú Yên (Nguyễn Văn Dũng và cộng sự, 2011). Giun nhiều tơ (Perinereis sp.), được sử dụng rộng rãi như là một loại thức ăn sống cho tôm bố mẹ nuôi trong các trại sản xuất giống nhằm mục đích nâng cao mức độ thành thục, chất lượng trứng và tinh trùng, đặc biệt là khi giun đang trong giai đoạn sinh sản (Wouters và cộng sự, 2001), do chất lượng của giun trong giai đoạn này giúp tăng khả năng sinh sản của tôm (Limsuwatthanathamrong và cộng sự, 2012). Hầu hết, trong các trại sản xuất giống đều sử dụng giun nhiều tơ làm thức ăn nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ, phổ biến nhất là các loại giun cát (Perinereis sp.) đã được sử dụng rộng rãi trong các trại sản xuất giống ở Thái Lan (Meunpol và cộng sự, 2005), Malaysia (Bessie, 1996) và Việt Nam (Đào Văn Trí và cộng sự, 2005). Tôm bố mẹ sử dụng chế độ cho ăn bằng giun cát sẽ tăng sức sinh sản và tỷ lệ nở của trứng tốt hơn khi so sánh với chế độ cho ăn bằng thức ăn thương mại khác (Millamena và Pascual, 1990). Một 1
  16. trong những lý do giun nhiều tơ được sử dụng rộng rãi ở các trại sản xuất giống là do giun nhiều tơ (giun omega) chứa hàm lượng PUFA cao (Harrison, 1991), thích hợp cho phát triển buồng trứng của tôm biển (Techaprempreecha và cộng sự, 2011; Limsuwatthanathamrong và cộng sự, 2012). Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng các axít béo HUFA và các phospholipid chiếm tỷ lệ cao trong thịt giun. Chất béo có vai trò rất quan trọng trong quá trình thành thục của giáp xác. Các axít béo chưa no đa nối đôi, đặc biệt DHA và EPA chiếm ưu thế trong màng tế bào trứng, được xem là thành phần quan trọng nên được bổ sung trong khẩu phần thức ăn nuôi phát dục. Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn thiếu n-3 HUFA có tác dụng xấu đến qúa trình phát triển phôi, chất lượng trứng và ấu trùng trên hầu hết các loài giáp xác (Wouters và cộng sự, 1999a). Ngoài ra, axít arachidonic chiếm tỷ lệ cao trong buồng trứng tôm mẹ, cũng có nhiều trong thịt giun nhiều tơ (Harrison, 1997; Wouters và cộng sự, 2001). Phospholipids, chủ yếu gồm phosphatidylcholine và phosphatidylethanolamine có trong thịt giun được xem là thành phần tối quan trọng và cần được bổ sung ít nhất 2% trong thức ăn cho nuôi tôm phát dục (Cahu và cộng sự, 1994; Ravid và cộng sự, 1999; Wouters và cộng sự, 1999b). Tôm sú bố mẹ sử dụng thức ăn (giun nhiều tơ) có bổ sung 2% DHA có tác dụng tích cực đến sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, thời gian và tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm. Ngoài ra, chất lượng tinh trùng của tôm đực cũng tốt hơn khi cho tôm đực sử dụng thức ăn đã được làm giàu bằng DHA (Trương Hà Phương và cộng sự, 2016). Tương tự như tôm sú bố mẹ, khi bổ sung 2% DHA vào thức ăn (giun nhiều tơ) nuôi vỗ thành thục tôm chân trắng cũng cho kết quả tốt hơn về sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, thời gian giữa hai lần đẻ, thời gian và tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng cũng như chất lượng tinh trùng của tôm đực (Trương Hà Phương và cộng sự, 2016). Để phát triển nuôi giun nhiều tơ cung cấp cho các trại sản xuất tôm giống cần có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về đặc điểm sinh học sinh sản của đối tượng này. Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ góp phần cung cấp nguồn thức ăn sống, giàu dinh dưỡng và ưa thích cho tôm bố mẹ. Đồng thời chủ động nguồn thức ăn (có giá trị cao và an toàn sinh học) cho tôm bố mẹ, giảm thiểu việc đánh bắt nguồn giun tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng chất lượng tôm giống, phát triển bền vững nghề nuôi tôm công nghiệp ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” được thực hiện. 2
  17. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản và các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản. 2. Nghiên cứu nuôi giun bố mẹ. 3. Nghiên cứu ương nuôi ấu trùng. 4. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm. 5. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý NGHĨA KHOA HỌC Luận án bổ sung các kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. Đặc biệt, các kết quả nghiên đã góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ phục vụ nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ. Ý NGHĨA THỰC TIỄN Thành công của luận án đã cung cấp các thông số kỹ thuật về nuôi giun bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương ấu trùng và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. Cung cấp nguồn thức ăn tươi giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn sinh học phục vụ nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ, góp phần phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN Bổ sung các dẫn liệu khoa học về một số đặc điểm sinh học sinh sản của giun nhiều tơ trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi nhốt. Là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về nuôi vỗ thành thục giun bố mẹ, sinh sản nhân tạo, ương nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. Đã đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong điều kiện nuôi nhốt lên chất lượng tôm chân trắng bố mẹ. 3
  18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA GIUN NHIỀU TƠ 1.1.1 Đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ 1.1.1.1 Vị trí phân loại Giun nhiều tơ loài Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) theo Ruppert và cộng sự (1994) được phân loại như sau: Ngành giun đốt: Annelida Phân nghành giun đốt: Cheliceriformes Lớp giun nhiều tơ: Polychaeta Phân lớp giun nhiều tơ di động: Errantia Bộ: Phyllodocia Họ: Nereidae Phân họ: Nereididae Giống: Perinereis Loài: Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) Tên tiếng Anh: sandworm Tên tiếng Việt: giun cát, dời cát, trùn cát, trùn biển Hình 1.1: Giun niều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) Giun nhiều tơ (Polychaeta) ở Việt Nam được xác định có khoảng 700 loài (Thái Trần Bái, 1970), Trong đó, giun cát Perinereis nuntia var. brevicirris là một trong những loài phân bố rộng và phổ biến. Những nghiên cứu đầu tiên chủ yếu tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái và phân loại (Paik, 1972). Nghiên cứu của Paik (1975) cho thấy có sự sai 4
  19. khác về hình thái giữa 2 loài P. nuntia var. brevicirris và P. nuntia var. vallata ở các phân đoạn hầu. 1.1.1.2 Đặc điểm phân bố Giun nhiều tơ phân bố rộng và có thể sống trong khoảng biến thiên nhiệt độ và độ sâu lớn (Rouse và Fauchald, 1997). Loài giun cát, P. nuntia var. brevicirris phân bố tại nhiều khu vực trên thế giới như: Nhật Bản, Úc, New-Caledonia, Malaysia, Ấn Độ Dương, biển Hồng Hải, Saint Paul Island, Nicobar Island, và Việt Nam (Paik, 1972). Ở Việt Nam, chúng được tìm thấy ở vịnh Bắc Bộ, Khánh Hòa (Gurjanova, 1972). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2011) cho thấy giun nhiều tơ phân bố rải rác tại các vùng biển có chất đáy cát sỏi thuộc 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Phú Yên. Giun nhiều tơ phân bố từ vùng triều đến độ sâu 800 m, tập trung chủ yếu ở vùng ven bờ. Trong đó, một số loài hay gặp ở vùng nước lợ như rươi Tylorhynchus heterochaetus. Phần lớn giun nhiều tơ phân bố vùng đáy các thủy vực, chúng thường chui rúc trong bùn, cát (Bessie, 1996) hay sống bò trên bề mặt đáy, sống xen trong rong tảo và trong vỏ động vật thân mềm như vỏ trai, sò. Loài Terebellides stroenii phân bố rộng trên nhiều đại dương ở độ sâu 0 – 2.400 m, là loài rộng muối, có thể sống ở nền đáy là bùn, cát, sỏi và sét. Loài Arenicola spp. phân bố rộng từ vùng trung triều tới vùng hạ triều có đáy cát và bùn pha cát hay trong các lớp trầm tích ở vùng cửa sông, loài Marphysa mossambica phân bố chủ yếu ở vùng trung và hạ triều nơi có chất đáy bùn với lượng mùn bã hữu cơ cao (Creaser và Clifford, 1982), nơi có độ sâu 25 cm (Pettibone, 1963). Tuy nhiên, có loài lại phân bố hẹp thuộc giống Macellicephala, Saetmatomice, v.v... chỉ sống ở đáy đại dương, loài Enuphis conchyleya sống trong vỏ trai ốc hay đá. Các loài giun nhiều tơ sống đáy gồm có nhóm sống định cư trong tổ và nhóm có khả năng di động (Paik, 1972). 1.1.1.3 Đặc điểm hình thái Cơ thể giun nhiều tơ gồm nhiều đốt, giun trưởng thành có số đốt dao động từ 170 - 210 đốt, chiều dài dao động 19 – 25 cm (Thái Trần Bái, 1970). Loài giun cát chiều dài từ 8 -10 cm, chiều rộng 0,5 – 0,6 cm và có từ 104 – 122 đốt (Paik, 1972). Phần trước của giun nhiều tơ hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn (Rouse, 2000). Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu. Bề mặt của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi. 5
  20. Phần thân giun gồm có nhiều đốt, các đốt đều ngắn, mỗi đốt thân mang một đôi chi bên. Mỗi chi bên là thành lồi cơ thể và phân thành 2 thùy (thùy lưng và thùy bụng). Trên thùy lưng có sợi lưng, chùm tơ lưng. Trên thùy bụng có sợi bụng, chùm tơ bụng. Trong các chùm tơ, bên cạnh các tơ nhỏ thẳng màu đen có một tơ hình que, lớn hơn, được gọi là tơ trụ. Nhờ có các chùm tơ ở chi bên mà giun có thể bơi hay bò trên nền đáy (Rupert và Barnes, 1994). 1.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Giun nhiều tơ sống cố định thường ăn các mùn bã hữu cơ theo lối ăn lọc nên phát triển phần đầu còn các chi bên của thân thì biến thành cơ quan bám vào tổ. Giun nhiều tơ di động thường ăn thức ăn là động vật hay thực vật, một số ăn tạp và các cá thể của nhóm này thường phát triển về giác quan và chi bên. Được xếp vào nhóm giun nhiều tơ di động, loài giun cát rất phát triển về giác quan và chi bên. Thức ăn của chúng thường là rong, đặc biệt là xác động vật và chất thải từ hệ thống nuôi tôm cá, thậm chí cát cũng được tìm thấy trong hệ tiêu hóa (Brown và cộng sự, 2011). Giun cát di chuyển trong cát và trồi lên bắt mồi khi sóng mang đến, giun thường bắt mồi qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Khi bắt mồi trực tiếp, phần lớn lượng thức ăn vào cơ thể từ hình thức ăn lọc. Bắt mồi gián tiếp là sự chọn lọc thức ăn phù hợp thông qua râu và lông cứng (Rouse, 2000). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2011), thành phần thức ăn trong hệ tiêu hóa của giun nhiều tơ gồm 60% động vật và 40% thực vật (rong tảo). 1.1.1.5 Đặc điểm sinh sản Giới tính Hệ sinh dục của giun nhiều tơ có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm tuyến sinh dục bám từng đôi trên thành cơ thể ở tất cả các đốt hay chỉ có ở một số đốt, có ống dẫn hay không có ống dẫn sinh dục riêng biệt (như họ Capitellidae) (Thái Trần Bái, 1970). Các tế bào sinh dục chín thường nằm ngay trong dịch thể xoang, và vào mùa sinh sản chúng được giải phóng vào nước để thụ tinh. Những loài không có ống dẫn sinh dục, tế bào sinh dục chỉ được giải phóng sau khi thành cơ thể bị vỡ. Giun nhiều tơ là loài phân tính, cả con đực và cái đều phát triển phần sinh sản (epitoque) khi thành thục (Bessie, 1996). Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục Kết quả phân tích mô học của Dales (1950) cho thấy sự thay đổi thành phần thức ăn ảnh hưởng tới tỷ lệ cá thể có tuyến sinh dục phát triển khác nhau. Những cá thể 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0