intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:263

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là kiểm định về ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ KIM LOAN ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN THỊ KIM LOAN ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC 2. PGS. TS. NGUYỄN ANH HIỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thi trường chứng khoánViệt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được thực hiện với sự hướng dẫn của hai nhà khoa học là TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS. Nguyễn Anh Hiền. Trong quá trình thực hiện nội dung của luận án, tôi đã tham khảo các nghiên cứu trước đây ởViệt Nam và trên thế giới. Nội dung kế thừa từ các nguồn trước đó được trích dẫn trong nghiên cứu và được mô tả trong phần tài liệu tham khảo. Các kết quả được trình bày trong bài là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào ngoài công trình của tôi để đạt yêu cầu đầu ra theo quy định của chương trình đào tạo. TP. Hồ Chí Minh, ngày ….tháng…. năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kim Loan LỜI CẢM ƠN
  4. 4 Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Kim Cúc là người hướng dẫn chínhphần lớn trong thời gian nghiên cứucủa tôi và và PGS. TS Nguyễn Anh Hiền,đồng thời cũng là người hướng dẫn chính trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng biết ơn những ý kiến đóng góp có giá trị, nhiều nhận xét và phê bình mang tính xây dựng của họ trong các giai đoạn khác nhau của luận án. Tiếp theo, tôi xin lời cảm ơn tới các thầy cô bày tỏ biết ơn đối với tập thể Quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình theo học tại Trường. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô tại Khoa Kế toán đã cung cấp kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghiên cứuvà giúp tôi hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học đã hỗ trợ và cung cấp các thông tin liên quan. Tôi cũng xin cảm ơn Quý chuyên gia, anh, chị, bạn bè và các đơn vị đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận án. Cuối cùng, đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn bố mẹ, chồng và hai con của tôi. Họ luôn là nguồn động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …..năm 2023 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Kim Loan MỤC LỤC
  5. 5 Phụ lục 1 – Bảng tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC ..............................................................................................................26 Phụ lục 2- Bảng tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến HQĐT ...................................................................................................................................27 Phụ lục 3 - Bảng tóm tắt các nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến hiệu quả đầu với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO ........................................................................................28 Phụ lục 4 - Tiêu chuẩn cho các CTNY trên hai Sàn giao dịch HOSE và HXN.......35 Phụ lục 5 – Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.........................................................36 Phụ lục 6 - Bảng gợi ý các mô hình và biến đo lường trong nghiên cứu.................36 Phụ lục 7 - Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn .....................................38 Phụ lục 8 - Nội dung phỏng vấn chuyên gia .............................................................39 Phụ lục 9 - Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu...............................................44 Phụ lục 10 - Bảng định nghĩa và giải thích cách đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu..................................................................................................................45 Phụ lục 11-Khung lý thuyết gốc của các nghiên cứu trước đây................................47 Phụ lục 12 - Thống kê mô tả......................................................................................58 Phụ lục 13 - Ma trận tương quan...............................................................................58 Phụ lục 14 - Kết quả ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC............59 Phụ lục 15 - Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến HQĐT.62 Phụ lục 16- Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT ....................................................................................................................................63 Phụ lục 17 - Kết quả phân tích hồi mối ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO ........................................................68 Phụ lục 18 – Danh mục các CTNY ...........................................................................73
  6. 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. BCTC Báo cáo tài chính 2. CBTT Công bố thông tin 3. CEO Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer) 4. CFO Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer) 5. CLLN Chất lượng lợi nhuận 5. CTNY Công ty niêm yết 6. DN Doanh nghiệp 7. FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài(Foreign Direct Investment) 8. ĐTDM Đầu tư dưới mức 9. ĐTQM Đầu tư quá mức 8. HĐQT Hội đồng quản trị 9. HOSE Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Stock Exchange) 10. HQĐT Hiệu quả đầu tư 11. HNX Sàn chứng khoán Hà Nội (Ha Noi Stock Exchange) 12. IAS/IFRS Chuẩn mực kế toán quốc tế/Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế(International Accounting Standards/ International Financial Reporting Standards) 13. IASB Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board) 14. FASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán Tài chính (Financial Accounting Standards Board) 15. ΔREV Sự biến động doanh thu thuần 16. Tỷ lệ giá trịthị trường trên sổ sách của tài sản (The Market to Book Ratio) 17. M&A Mua lại và sáp nhập(Mergers and Acquisitions) 18. NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) 19. OLS Hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) 20. PPE Bất động sản, nhà máy và thiết bị (Property, plant and equipment) 21. PPNC Phương pháp nghiên cứu 22. ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Return On Assets)
  7. 7 23. R&D Nghiên cứu và phát triển(Research & Development) 24. SOX Đạo luật Sarbanes – Oxley 25. TC-KT Tài chính kế toán 26. TTCK Thị trường chứng khoán 27. UPCoM Sàn giao dịch chứng khoán của các công ty chưa được niêm yết (Unlisted Public Company Market) 28. UBCKNN Ủy ban Chứng khoán nhà nước 29. VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnamese Accounting Standards) 30. VN Việt Nam 31. VIF Nhân tử phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) 32. World Bank Ngân hàng Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các mô hình đo lường điều chỉnh lợi nhuận ............................44 Bảng 1.2: Tổng quan các mô hình đo lường HQĐT ................................................45 Bảng 2.1 Bảng giá trị vốn hóa TTCK của các nước trong khu vực .........................67 Bảng 2.2 Bảng điểm CBTT của các nước khu vực Đông Nam Á ...........................68 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến có trong mô hình hồi quy .................................120 Bảng 4.2 Bảng phân tích ma trận tương quan các biến trong mô hình ...................121 Bảng 4.3 Nhân tử phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập ......................123 Bảng 4.4 Kiểm định tự tương quan và phương sai thay đổi của mô hình hồi quy...123 Bảng 4.5 Kết quả phân tích ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC..125 Bảng 4.6 Kết quả phân tích ảnh hưởng đặc điểm của CEO đến HQĐT...................131 Bảng 4.7a Kết quả phân tích ảnh hưởng chất lượng BCTC đến ĐTDM..................138 Bảng 4.7b Kết quả phân tích ảnh hưởng chất lượng BCTC đến ĐTQM..................139 Bảng 4.8a Kết quả ảnh hưởng chất lượng BCTC đến ĐTDMvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO ..............................................................................................144 Bảng 4.8b Kết quả ảnh hưởng chất lượng BCTC đến ĐTQM..................................145 với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO Bảng 4.9 Bảng tóm tắt dấu tác động kiểm định giả thuyết.......................................152 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Giá trị vốn hóa TTCK VN từ 2009 -2018 (World Bank, 2020) ................67
  8. 8 Hình 2.2 Khung lý thuyết ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC .................................................................................................................................... 79Hình 2.3 Khung lý thuyết ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT…………81 Hình 2.4 Khung lý thuyết ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO ..........................................................................83 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất ....................................................................92 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu định tính ..................................................................93 Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................99 Hình 3.4 Quy trình nghiên cứu định lượng ............................................................100 TÓM TẮT Tiêu đề: Ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam.
  9. 9 Tóm tắt:Với nền tảng lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý, lý thuyết quản lý cấp cao và lý thuyết tín hiệu, nghiên cứu này nhằm kiểm định và khám phá ảnh hưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bằng việc sử dụng phần mềm Stata với mẫu 653 công ty niêm yết, tác giả tiến hành kiểm định bốn giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy: (1) Các đặc điểm của Giám đốc điều hành bao gồm tuổi, giới tính nữ, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn tài chính – kế toánvà sự kiêm nhiệm có tác động đa chiều đến chất lượng báo cáo tài chính; (2) Tương tự, trình độ chuyên môn tài chính – kế toánthì ảnh hưởng tích cực đến đầu tư dưới mức, còn tuổi ảnh hưởng tích cực với đầu tư quá mức và sự kiêm nhiệm ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư quá mức; (3) Các mô hình đo lường chất lượng báo cáo tài chính không cải thiện đầu tư dưới mức. Đối với đầu tư quá mức, chất lượng dồn tích; kế toán thận trọng và chỉ số trung bình chất lượng báo cáo tài chínhcải thiện tình trạng đầu tư quá mức; (4) Cuối cùng, kết quả giả thuyết thứ tư là chất lượng báo cáo tài chính cải thiện đầu tư quá mức khi có sự tham gia quản lý bởi nữ Giám đốc điều hành và họ có trình độ chuyên môn tài chính – kế toán, riêng nhiệm kỳ cải thiện cả tình trạng đầu tư dưới mức và đầu tư quá mức. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp không những về mặt lý luận mà còn về mặt thực tiễn cho các công ty niêm yết tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư.Bên cạnh đó, những phát hiện cung cấp tín hiệu để Hội đồng quản trị có cơ chế chính sách hiệu quả hơn trong hệ thống quản trị và các chương trình khuyến khích như chế độ ưu đãi, bồi thường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Từ khóa: Đặc điểm của Giám đốc điều hành,chất lượng báo cáo tài chính, hiệu quả đầu tư, đầu tư dưới mức, đầu tư quá mức, Việt Nam. ABSTRACT Title:The influence of Chief executive officer characteristics on financial reporting quality, impact on investment efficiency of listed companies on Vietnam Stock Exchange. Abstract:With the background of agency theory, stewardship theory, signalling theory, upper echelon theory, this thesis is conducted to test and explore the effects
  10. 10 of Chief executive officer (CEO) characteristics on financial reporting quality, and the impact on the investment efficiency of companies listed on the Vietnam Stock Exchange. By using Stata software with a sample of 653 listed companies, the author tests four research hypotheses.The results show that: (1) The CEO characteristics including age, female, tenure, financial and accounting expertise, and duality have multidimensional impacts on financial reporting quality; (2) Financial and accounting expertise positively affect under-investment, while age positively affects over-investment and duality negatively affects over-investment; (3) Financial reporting quality measurement models do not improve under-investment. For over-investment, accrual quality; accounting conservatism, and financial reporting quality index improve over-investment; (4) The fourth hypothetical result is that financial reporting quality improves over-investment with the moderating role of CEO female, and CEO Financial and accounting expertise, especially CEO tenure improves both under-investment and over-investment. The research results will contribute not only theoretically but also practically to listed companies in Vietnam in order to improve the financial reporting quality and investment efficiency. In addition, the findings provide a signal for the board of directors to have more effective policy mechanisms in the governance system and incentive programs such as incentives and compensation to enhance organizational performance. Keywords: CEO characteristics, financial reporting quality, investment efficiency, under-investment, over-investment, listed companies, Vietnam.
  11. 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của nghiên cứu Mỗi doanh nghiệp (DN) có những chính sách để thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau. Điều này được thực hiện thông qua các chính sách trong cơ chế quản trị nội bộ. Đầu tư có thể được hiểu là quyết định sử dụng số tiền hiện tại để mua tài sản thực hoặc tài chính nhằm tăng thu nhập. Do đó, DN có thể sử dụng các nguồn lực của mình để đầu tư vào các dự án có giá trị hiện tại (NPV) dương hoặc từ bỏ các dự án có NPV âm để tăng trưởng và mở rộng trong tương lai. Đầu tư không được coi là tối ưu nghĩa là đầu tư quá mức (ĐTQM) hay đầu tư dưới mức (ĐTDM). Nó không chỉ phụ thuộc vào các chính sách khuyến khích dành cho các nhà lãnh đạo và môi trường giám sát mà còn phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của DN. Lý tưởng nhất, một thị trường hoàn hảo là không có bất cân xứng giữa DNvà nhà đầu tư bên ngoài, các DN có thể đầu tư tối ưu hóa các dự án sinh lời và thu hồi vốn những dự án không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các DN phải đối mặt những bất lợi và khó khăn về tài chính (Fazzari và cộng sự, 1987) đã ngăn cản họ lựa chọn các dự án hiệu quả. Ngoài ra, có thể vì lợi ích cá nhân của CEOmà có thể chọn những dự án đầu tư với NPV âm (Hope và Thomas, 2008). Vì vậy, liệu rằng các DN có tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng thì có khả năng ĐTQM, trong khi các DNcó nguồn tài chính bị hạn chế thì có khả năng ĐTDM(Myers, 1977; Jensen, 1986) hay không. Đó là vấn đề cần gia tăng kiểm chứngthực nghiệmkhông chỉ ở các quốc gia phát triển mà còn ở những quốc gia mới nổi nhằm giúp các bên liên quan trong việc hoạch định các chính sách cũng như xây dựng các mục tiêu, chiến lược cho phạm vi bối cảnh quản lý của mình. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư (HQĐT) là chất lượng báo cáo tài chính (BCTC). Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia tài chính, nhà đầu tư trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Mục đích của thông tin BCTC là thúc đẩyviệc phân bổ hiệu quả vốn và các nguồn lực tài nguyên khác trong nền kinh tế và một khía cạnh quan trọng là nâng caoHQĐT của
  12. 12 DN. Điển hình, Biddle và cộng sự (2009) ngụ ý rằng một DN với chất lượng BCTC tốt có thể giúp cho DN giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, đồng thời cho phép họ xác định tốt hơn cơ hội đầu tư. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò giám sát (Chen và cộng sự, 2011) và giảm chi phí vốn cho DN (Bushman và Smith, 2003). Tuy nhiên, các DN có thể phải đối mặt với những bất lợi về tài chính, điều này ngăn cản họ thực hiện các dự án có lợi nhuận, dẫn đến tình trạng giảm thiểu HQĐT(Fazzari và cộng sự, 1987). Mặt khác, khi DN xảy ra dòng tiền dư thừa cũng có thể nguy cơ ĐTQM(Jiang, 2016).Như vậy, các nghiên cứu về chất lượng BCTC và HQĐT của DN khá đa dạng, điều này cho thấy sự cần thiết của vấn đề này trong thực tiễn. Các nghiên cứu này được các tác giả triển khai thực nghiệm tại thị trường phát triển(McNichols và Stubben, 2008; Biddle và cộng sự, 2009; Gomariz và cộng sự, 2014). Đồng thời, một số tác giả cũng đã kiểm tra hiệu ứng này ở thị trường mới nổi(Chen và cộng sự, 2011; Elaoud và Jarboui, 2017; Houcine, 2017). Họ đều có kết luận chung chất lượng BCTC có tác động HQĐT và Cho và Kang, (2019) tin rằng DN có BCTC chất lượng cao sẽ nhà quản lý đưa ra các quyết định đầu tư vốn hiệu quả và giúp các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) giám sát các quyết định tốt hơn. Sự gia tăng gần đây trong học thuật về vai trò của Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO) trong quản trị DNcũng cho thấy tầm quan trọng trong cơ chế quản trị DN.Các đặc điểm cá nhân của CEO là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả chất lượng BCTC(Habib và Hossain, 2013). Đồng thời, kỳ vọng của việc bổ nhiệm CEO là họ sẽ đưa ra các quyết định thực hiện nhằm tối đa hóa giá trị cổ phần và cho phép người ngoài đánh giá mức độ hiệu quả của CEO trong việc thực hiện kỳ vọng đó(Armstrong và cộng sự, 2010). Mặc dù CEO không trực tiếp tham gia vào việc lập BCTC, nhưng họsẽ gây áp lực lên Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO) tham gia vào việc thao túng thông tin kế toán để đáp ứng hoặc đánh bại kỳ vọng của thị trường (Dechow và cộng sự, 2010). Các vụ thao túng tài chính lớn gây chấn động bởi CEO 1 đã làm tăng mối lo ngại về chất lượng BCTC của các 1Như Enron, WorldCom, Tyco International, Boeing ở Hoa Kỳ, Hyundai Motor ở Hàn Quốc, Parmalat ở Ý và Saytam ở Ấn Độ: https://bit.ly/3wTN6Yd
  13. 13 DN (Gaio và Raposo, 2011). Như vậy, khi các CEO thao túng lợi nhuận thì thông tin trên BCTC sẽ gây bất lợi đến các bên liên quan (Schipper và Vincent, 2003), nhưng loại thao túng này thường khó phát hiện trên thị trường (Nelson và cộng sự, 2003). Mặt khác, với mục tiêu chính của IFRS Foundation là phát triển một bộ tiêu chuẩn BCTC chất lượng cao, dễ hiểu, có thể thực thi và được chấp nhận trên toàn cầu dựa trên các nguyên tắc được xác định rõ ràng (IFRS Foundation 2013, trang 1). Chính điều này làm tăng áp lực cho CEO trong việc bảo vệ quyền lợi cổ đông bằng cách quan tâm đến chất lượng BCTC. Ngoài ra, CEO cũng rất quan tâm đến số liệu kế toán và lợi nhuận nói riêng vì các chế độ ưu đãi của họ sẽ được gắn chặt với thu nhập được báo cáo (Dechow và cộng sự, 2010). Một khía cạnh khác, quyết định đầu tư của CEO có liên quan đến đặc điểm cá nhân của họ(Bhuiyan và Hooks, 2019). Cụ thể, có thể vì hành vi cơ hội mà CEO có thể lựa chọn các dự án có lợi cho bản thân mà gây bất lợi cho các cổ đông (Jensen và Meckling, 1976), hay mua lại/sáp nhập có thể gây thiệt hại giá trị DN (Bliss và Rosen, 2001). Hơn nữa, Jensen (1986) chỉ ra rằng khi DN có một lượng lớn dòng tiền dư thừa, CEO sẽ đầu tư vào các dự án phi lợi nhuận và sử dụng chúng làm nguồn lực để tìm kiếm lợi ích riêng, dẫn đến vấn đề ĐTQM. Mặt khác, do sự ác cảm với các rủi ro và chưa có kinh nghiệm trong quản lý mà CEO có thể hạn chế hoặc thực hiện chính sách thận trọng đầu tư, do đó có thể dẫn tới ĐTDM(Zwiebel, 1995). Như vậy, quyết định (hoặc hành vi) của CEO cũng có thể bị ảnh hưởng phần lớn bởi nhận thức của họ, đặc điểm xã hội và tâm lý như tuổi tác, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn, sự kiêm nhiệm. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, việc nâng cao chất lượng BCTC ảnh hưởng rất lớn đến HQĐT của DN. Bên cạnh đó, các quyết định kinh tế cũng được đảm bảo an toàn, hiệu quả và chịu tác động bởi một trong những tiêu chuẩn quan trọng đó là chất lượng thông tin kế toán(Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Kim Cúc 2019).Thực tiễn trong thời gian qua, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán VN được xây dựng dần dần theo khuôn khổ pháp lý phù hợp với chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng BCTC. Một vài tác giả
  14. 14 trước đây họ cho rằng chất lượng BCTC tốt sẽ gia tăng HQĐT(Trần Thị Thùy Linh và cộng sự, 2015; Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2017). Kết quả này có thể giúp các bên liên quannhận thức được vai tròchất lượng BCTC đối với HQĐT của DN. Tuy nhiên, sự tác động đồng thời các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC, đặc biệt là tác động của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai tròđiều tiết bởi các đặc điểm của CEO chưa được sự quan tâm nhiều bởi các nhà nghiên cứu trước đây. Do đó, tác giả cho rằng nghiên cứuảnh hưởng các đặc điểm của CEO, chất lượng BCTC đến HQĐTvà ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết các đặc điểm của CEO của các CTNY tại VN là rất mới và cần thiết. Đặc biệt, nghiên cứu khám phá mới là xem xét vai trò tác động điều tiết bởi các đặc điểm của CEO có cải thiện sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT hay không. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài“Ảnhhưởng các đặc điểm của Giám đốc điều hành đến chất lượng BCTC, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam”bởi các lý do cụ thể sau:Thứ nhất, sự quan tâm ngày càng tăng của CEO, nhà đầu tư liên quan đến chất lượng BCTC. Tháng 12/2017, Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp cùng Bộ Tài chính công bố “Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại VN” 2. Báo cáo này nhận định, dù VN đã có những cải thiện đáng kể về pháp lý đối với BCTC của DN nhưng đánh giá chung là chất lượng BCTC được lập và trình bày theo chuẩn mực kế toánVN là chưa cao. Điều đáng chú ý là hệ thống chuẩn mực kế toán VN chưa có một số chuẩn mực tương đương với IFRS và số liệu giữa hai bộ BCTC rất khác nhau. Bên cạnh đó, đại diện World Bank cũng nhận định có rất ít DN nhà nước thực hiện công khai BCTC đúng hạn và đầy đủ; các thuyết minh BCTC và ý kiến kiểm toán ít được công khai. Đồng thời, nhận thức được rằng đầu tư là nền tảng của việc tạo ra giá trị trong nền kinh tế và mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về đầu tư. Điều này cho thấy lợi ích của việc đánh giá chất lượng BCTC liên quan đến hiệu quả kinh tế trong thị trường VN. Thứ hai, hầu hết trước đây các học giảtập trung kiểm chứngở các thị trường phát triển, một thị 2http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=5609
  15. 15 trường có sự khác biệt so với thị trường mới nổi. Ở VN cho thấy mức độ bảo vệ pháp lý đối với nhà đầu tư rất thấp, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh hành vi của thị trường trong nước và thiếu tính tương thích với thông lệ quốc tế. Rõ ràng có sự bất ổn trong cơ chế bảo vệnhà đầu tư trên thị trường. Quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư bị xâm phạm mà chủ yếu do hệ thống pháp luật bảo vệchưa chặt chẽ và hiệu quả (Nguyễn Phương Thảo, 2017). Điều này ngụ ý rằng chất lượng BCTC có tác động góp phần giải quyết vấn đềủy quyền và cải thiện hành vi đầu tư. Thứ ba, trong thời gian qua thị trường VN với mức độ CBTT tự nguyện thấp (Trịnh Thị Hợp, 2016). Điều này bất lợi cho các nhà phân tích tài chính có thể nhận định sai lệch về thông tin tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó, mức độ bao phủ thông tin tài chính trên các phương tiện tài chính thấp. Do đó, việc thiếu các nguồn thông tin sẵn có thay thế hoặc cạnh tranh có tác động đang kể đến hành vi đầu tư. Chính vì vậy cho thấy rằng thông tin tài chính sẽ rất hữu ích, đặc biệt cho các nhà đầu tư hoặc ban giám đốc trong việc ra quyết định của họ. Cuối cùng, sau một loạt vụ bê bối về việc thao túng kế toán, sự quan tâm ngày càng gia tăng về vai trò của CEO hàng đầu trong việc xác định CBTTtài chính (Jiang và cộng sự, 2010) và hành vi đầu tư của họ(Xie, 2015). Tóm lại, đây là một nghiên cứuthực nghiệm cần thiết nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các đặc điểm của CEO và chất lượng BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN. Đặc biệt, tác giả mong đợi các đặc điểm của CEO như tuổi, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn TC-KTvà sự kiêm nhiệm của CEO có vai trò tác động điều tiết nhằm cải thiện sự tác động của chất lượng BCTC đến HQĐT. Đồng thời, nghiên cứu này cũng mở rộng thêm nền tảng lý thuyết và có những đóng góp bổ sung bằng cách xem xét các yếu tốquản trị ảnh hưởng chất lượng BCTC và HQĐTtại thị trường mới nổi như VNthay vì yếu tố tài chính như một số nghiên cứu trước đây. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát:nghiên cứukiểm định ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT; kiểm định ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT; đồng thời, khám phá và kiểm định ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến
  16. 16 HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm cá nhân của CEO tại các CTNY trên TTCK VN. Mục tiêu cụ thể: - Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC của các CTNY tại VN. - Kiểm định và đo lường sự ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐTcủa các CTNY tại VN. - Kiểm định và đo lườngsự ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT của các CTNY tại VN - Kiểm định và đo lườngsự ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai tròđiều tiết bởi các đặc điểm của CEO. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể mà luận án đã nêu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi 1: Các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm của CEO đến từng mô hình đo lường chất lượng BCTC như thế nào? Câu hỏi 2: Các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng đến HQĐT của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT như thế nào? Câu hỏi 3: Chất lượng BCTC có ảnh hưởng đến HQĐT của các CTNY hay không và mức độ ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT như thế nào? Câu hỏi 4: Chất lượng BCTC có ảnh hưởngđến HQĐThay không với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO và mức độ ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO được thể hiện như thế nào? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa các đặc điểm của CEO với chất lượng BCTC và HQĐT; đồng thời nghiên cứu mối quan hệ chất lượng BCTC và HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO của các CTNY trên TTCK VN
  17. 17 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian:Nghiên cứu được thực hiện tại VN bao gồm là các công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX). Các công ty như ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính sẽ loại trừkhỏi mẫu vì BCTC có sự khác biệt vềquy định chính sách kế toán. Bên cạnh đó, BCTC của ngành này tại VN được lập theo quy định pháp lý riêng và trình bày theo biểu mẫu khác so với các công ty phi tài chính. Phạm vi thời gian:Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 5 năm từ năm 2015 đến 2020. Tuy nhiên, do một số biến đo lường trong mô hình biến trễ nên dữ liệu được thu thập từ năm 2014 đến năm 2020.Việc lựa chọn giai đoạn này là hợp lý bởi đây cũng là giai đoạn VN từng bước cải cách hệ thống kế toán mới hội tụ với IFRS. Hệ thống kế toán mới này được ban hành theo “Thông tư 200/2014/TT- BTC”, thông qua sử dụng các quy tắc kế toán lấy cảm hứng từ IFRS. Cụ thể yêu cầu các công ty phải công khai BCTC phù hợp với bốn đặc tính định tính đó là: so sánh được, có thể kiểm chứng, kip thời và có thể hiểu được được nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ mới và thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, là dấu mốc trong quá trình hội nhập của kế toán VN với quốc tế. Phạm vi nội dung:Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTCvà HQĐT; ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvà ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO của các CTNY trên TTCK VN. Trong đó, phạm vi đo lường các đặc điểm của CEO gồm tuổi CEO, nữ CEO, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn TC-KT và sự kiêm nhiệm của CEO. Việc tác giả lựa chọn những đặc điểm này là theo lý thuyết quản lý cấp cao cho rằng các đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế(Hambrick và Mason, 1984). Đồng thời thông qua tổng quan tài liệu các công trình trước trong lĩnh vực kế toán, quản trị cho thấycác đặc điểm cá nhân này của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và HQĐT.Thêm nữa, điều này cũng khẳng định thêm thông qua sự đồng thuận đa số ý kiến từ chuyên gia trong phương pháp nghiên cứu (PPNC) định tính, do đó tác giả lựa chọn năm đặc điểm của CEO nhằm thực hiện phân tích thực nghiệm.
  18. 18 Phạm vi tiếp cận đo lường chất lượng BCTC của luận án theo hướng gián tiếp, tức đo lường chất lượng BCTC thông qua các mô hình điều chỉnh lợi luận. Theo Verdi (2006) cho rằng không xác định được mô hình đo lường chất lượng BCTC nào đóng vai trò quan trọng hơn vì mỗi mô hình sẽ ảnh hưởng đến HQĐT khác nhau và cũng không có một phương pháp đo lường nào chung cho tất cả mà tùy theo bối cảnh nghiên cứu(Dechow và cộng sự, 2010). Do đó, dựa trên phân tích tổng quan tài liệu cùng kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia, bốn mô hình đo lường chất lượng BCTC được lựa chọn gồm ba mô hình đo lường dựa trên dữ liệu kế toán và một mô hình dựa trên dữ liệu thị trường, đó là chất lượng dồn tích của Dechow & Dichev (2002); kế toán thận trọng của Jones (1991); sự ổn định của thu nhập và giá trị thích hợp của thu nhập củaFrancis và cộng sự (2005). Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn mô hình của Biddle và cộng sự (2009) để đo lường HQĐT của các CTNYbao gồm ĐTQM và ĐTDM. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng PPNC hỗn hợp, cụ thể là PPNC định tính và PPNC định lượng.Cụ thể: Giai đoạn đầu tiên, tác giả tác sử dụng PPNCđịnh tính thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thu thập, phân tích và tổng hợp các ý kiến của chuyên gia. Mục tiêu của giai đoạn này là cơ sở để tác giả xác định sự tồn tại các mối quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứu, cụ thể ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT, ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT và ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO. Trên cơ sở đó, giúp tác giả củng cố vấn đề nghiên cứu nhằm đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Bước này rất quan trọng của quá trình nghiên cứu, việc tìm hiểu các lý thuyết nền và tổng quan các công trình đã công bố trước đây cho phép tác giả hiểu rõ hơn về cơ sở nền tảng trong xác định và giải thích các mối quan hệ của các biến trong mô hình nghiên cứunhằm triển khai kiểm chứng thực nghiệm tại VN. Giai đoạn tiếp theo, tác giả sử dụng là PPNCđịnh lượng. Cụ thể tác giảthu thập dữ liệu thứ cấp, sử dụng phần mềm Stata làm công cụ phân tích dữ liệu. Kỹ thuật phân tích định lượng cho phép kiểm tra tốt hơn các giả thuyết nghiên cứu và đo
  19. 19 lường chặt chẽ các biến được sử dụng. Bao gồm các bước sau: Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS)bốn mô hình đo lường chất lượng BCTC và mô hình đo lường HQĐT để tìm ra giá trị phần dư cho từng mô hình nhằm hỗ trợ cho bước kế tiếp là hồi quy mô hình tổng quát. Tiếp theo, tác giả phân chia theo giá trị phần dư của mô hình đầu tư theo tứ phân vị rồi chia theo 3 nhóm gồm ĐTQM, nhóm ĐTDM và nhóm điểm chuẩn. Thứ hai, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa thức biến giả(Multionmial logistic regression)đểtiến hành kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, bao gồm các giả thuyết (1) ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC; (2) ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT; (3) ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐT và (4) ảnh hưởng chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thực nghiệm, tác giả tiến hành bàn luận về kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc kết luận đưa ra hàm ý quản trị. 6. Đóng góp của nghiên cứu 6.1 Đóng góp về mặt lý luận Về mặt lý luận, nghiên cứu có những đóng góp sau đây. Trước hết, đây là nghiên cứu đầu tiên hình thành mô hình ảnh hưởng của chất lượng BCTC đếnHQĐT của các CTNY tại VNvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO. Bên cạnh đó, nghiên cứu góp phần làm rõ các khái niệm và các mô hình đo lường chất lượng BCTC, các đặc điểm của CEO và mô hình đo lường HQĐTcủa các CTNY tại VN trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước trên thế giới. Tiếp theo, kết quả của luận án đã chứng minh các đặc điểm của CEO có tác động đến HQĐTở nền kinh tế mới nổi như VN, nơi mà cơ chế đề cử CEO rất khác biệt và họ có mục tiêu hoạt động khác ngoài tối đa hóa giá trị cổ đông.Kết quả này bổ sung một số bằng chứng mới cho kiểm chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐTvới vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO, đặc biệt là tác động bởi yếu tố giới tính nữ CEO, nhiệm kỳ và trình độ chuyên môn TC- KT của CEO. Đồng thời, nghiên cứu này cũng làm phong phú thêm dòng nghiên cứu tác động bởi các yếu tố quản trị lên mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT.
  20. 20 Thêm nữa, bổ sung vào dòng nghiên cứu về lý thuyết quản lý cao cấp, lý thuyết quản lý, lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu trong việc xác định mối quan hệ các đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, đồng thời có những động lực tài chính và phi tài chính cho những CEO dày dặn kinh nghiệm tạo động lực cho họ vì lợi ích chung của tổ chức và chính sự danh tiếng đã được xây dựng và sự gia tăng nhiệm kỳ đã thúc đẩy CEO duy trì chất lượng BCTC và cải thiện HQĐT. Mặc khác, như một hệ quả tất yếu, các nhà nghiên cứu về lý thuyết đại diện lập luận việc bất kiêm nhiệm của CEO sẽ giúp tăng tính độc lập của HĐQT bằng cách cung cấp các kiểm tra, giám sát và cân bằng tính hiệu quả đối với hành vi quản lý. Bằng cách phát tín hiệu thông qua việc nâng cao chất lượng BCTC nhằm báo hiệu xu hướng thị trường cũng như ra tín hiệu cho các nhà đầu tư để tăng cường sự quan tâm của họ trong việc phân bổ vốn, do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Đồng thời, giúp CEO báo hiệu chất lượng thông tin của DN họ tốt hơn những DN khác và sẵn sàng ra quyết định đầu tư vì CEO mong đợi mức tăng trưởng cao trong tương lai. Cuối cùng, nghiên cứuđã chứng minh thực nghiệm rằng quyết định của CEO phụ thuộc vào một số đặc tính cá nhân của họ, do đó có thể dẫn tới mất cân bằng về HQĐT của DN, đặc biệt là ĐTQM. Từ đó, các kết quảsẽ có giá trị hữu ích cho các học giả tham khảo phát triển nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là ở các quốc gia mới nổi như VN. 6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Nghiên cứu đóng góp cho các bên liên quan khi xem xét các đặc điểm cá nhân của CEO tác động đến chất lượng BCTC và HQĐT. Đặc biệt là vai trò điều tiết của nữ CEO, nhiệm kỳ và trình độ chuyên môn TC-KT của CEO lên mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT. Bên cạnh đó, một vấn đề mà các CTNY tại VN chú ý là việc xảy ra tình trạng ĐTDM không bị tác động bởi chất lượng BCTC. Điều này, có thể giải thích rằng các quyết định đầu tư của CEO không phụ thuộc vào kênh thông tin tài chính công bố mà có thể tác động bởi các yếu tố cơ chế quản trị khác như các đặc điểm của CEO hay các quyết định của HĐQT. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận định rằng các DN ở thị trường mới nổi như VN có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo tài chính từ bên ngoài. Hay nói cách khác là chất lượng BCTC chưa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0