Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan và Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án đã được tiến hành nhằm mục đích nhận diện, đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Từ đó, đưa ra đề các hàm ý chính sách đối với việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới thông qua bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan và Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan và Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- MAI THỊ HỒNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÁI LAN VÀ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------- MAI THỊ HỒNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÁI LAN VÀ VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Mạnh Hùng 2. PGS, TS Nguyễn Thị Hiền Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Thái Lan và Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Tất cả các dữ liệu nghiên cứu và nội dung luận án đáp ứng quy định về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS,TS. Nguyễn Mạnh Hùng và PGS,TS. Nguyễn Thị Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Học viện Khoa học Xã hội, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế cùng các thầy cô giáo, đã tạo điều kiện và nhiệt tình hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Đại học Ngoại thường, BCN Khoa Tài chính Ngân hàng, Bộ môn Tiền tệ Ngân hàng, các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, các chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam VIRAC, Công ty Cổ phần FiinGroup đã hỗ trợ tôi nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, cung cấp thông tin và đưa ra những góp ý hữu ích để tôi hoàn thiện luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới gia đình đã tin tưởng, động viên và khích lệ để tôi phấn đấu hoàn thành chương trình tiến sĩ. Tôi xin trân trọng cảm ơn! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 5. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................6 6. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................6 7. Kết cấu của luận án ............................................................................................8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại .....................................................9 1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ...................................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại .................................................................................16 1.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................22 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ...................................................................................................23 2.1. Cơ sở lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính ...................................................23 2.1.1. Khái niệm tỷ lệ đòn bẩy tài chính .........................................................23 iii
- 2.1.2. Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính....................24 2.1.3. Các lý thuyết liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính ..............................25 2.2. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ...............................37 2.2.1. Vốn của ngân hàng thương mại ............................................................37 2.2.2. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngân hàng thương mại ....................................43 2.2.3. Quy định về vốn và đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel và hệ thống xếp hạng CAMEL .......................................46 2.2.4. Đánh giá và vận dụng các lý thuyết nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại .................................................................................51 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ...........................................................................................................55 2.3.1. Nhóm các nhân tố vi mô .......................................................................56 2.3.2. Nhóm các nhân tố vĩ mô .......................................................................62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................64 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................65 3.1. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu .......................................................65 3.1.1. Tỷ lệ các khoản ngoại bảng ..................................................................67 3.1.2. Sự ổn định của ngân hàng .....................................................................67 3.1.3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản.......................................................................68 3.1.4. Tỷ lệ nợ xấu ..............................................................................................68 3.1.5. Quy mô ngân hàng ................................................................................69 3.1.6. Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................69 3.1.7. Lạm phát ...................................................................................................70 3.2. Mô hình và phương pháp đo lường biến nghiên cứu .............................70 3.2.1. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................70 3.2.2. Đo lường biến nghiên cứu ....................................................................72 3.3. Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................75 3.4. Phương pháp xử lý số liệu .........................................................................76 3.4.1. Thống kê mô tả .....................................................................................76 iv
- 3.4.2. Phân tích tương quan ............................................................................76 3.4.3. Các kiểm định mô hình dữ liệu bảng ....................................................76 3.4.4. Hồi quy mô hình GMM và kiểm định giả thuyết .................................76 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................77 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ...................................................................................................................78 4.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ................................................................................................78 4.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...............78 4.1.2. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại tại Thái Lan ................84 4.1.3. Khái quát những vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ........................................................................................86 4.2. Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020 ...................................................90 4.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2020 ....................................................95 4.3.1. Thực trạng các khoản ngoại bảng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ........................................................................................95 4.3.2. Thực trạng sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ..............................................................................................100 4.3.3. Thực trạng quy mô ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ..............................................................................................102 4.3.4. Thực trạng tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan .......................................................................................................104 4.3.5.Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan .105 4.3.6.Thực trạng tăng trưởng GDP của Việt Nam và Thái Lan .......................109 4.3.7.Thực trạng lạm phát của Việt Nam và Thái Lan .....................................111 v
- 4.4. Phân tích tác động của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan ...............................................112 4.4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu ........................................................112 4.4.2. Phân tích tương quan ..........................................................................117 4.4.3. Phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan ...............119 4.4.4. Phân tích mô hình GMM và thảo luận tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan .......................................................................................................121 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................132 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI .........................................................................133 5.1. Những vấn đề đối với đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại toàn cầu trong bối cảnh mới .............................................................................133 5.2. Đề xuất các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ..................................................137 5.2.1.Hàm ý chính sách đối với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại137 5.2.2.Hàm ý chính sách đối với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại ..140 5.2.3.Hàm ý chính sách đối với những biến động kinh tế vĩ mô ....................142 5.2.4.Hàm ý chính sách đối với quản trị tài sản ngân hàng..............................143 5.2.5.Hàm ý chính sách đối với các khoản ngoại bảng ....................................145 5.2.6.Hàm ý chính sách đối với sự ổn định của ngân hàng thương mại .........147 5.3. Các kiến nghị đề xuất ..............................................................................149 5.3.1. Đối với chính phủ ...............................................................................149 5.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước ...............................................................152 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................154 KẾT LUẬN ............................................................................................................155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................158 vi
- TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................159 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM ...........................168 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NHTM CỦA THÁI LAN ............................169 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................174 vii
- DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Giải thích CAR Tỷ lệ an toàn vốn CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CSTT Chính sách tiền tệ FEM Mô hình hiệu ứng cố định GMM Mô hình xu hướng tổng quát HĐKD Hoạt động kinh doanh NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương QĐ-TTg Quyết định của thủ tướng QTRR Quản trị rủi ro QTRR Quản trị rủi ro REM Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên RRTD Rủi ro tín dụng SPDV Sản phẩm dịch vụ TCTD Tổ chức tín dụng TTTC Thị trường tài chính viii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu....................................................... 17 Bảng 2.2. Vận dụng các lý thuyết trong nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại ........................................................................... 55 Bảng 3.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu ......................................................... 66 Bảng 3.2. Đo lường biến nghiên cứu ........................................................................ 72 Bảng 3.3. Thống kê số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu .............................. 75 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến trong mô hình nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam ........................................................... 113 Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến trong mô hình nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Thái Lan ............................................................ 115 Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến trong mô hình nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan ....................................... 117 Bảng 4.4. Phân tích tương quan nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan ................................................. 117 Bảng 4.5. Phân tích tương quan nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam ..................................................................... 118 Bảng 4.6. Phân tích tương quan các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Thái Lan ................................................................. 119 Bảng 4.7. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng ............................................................... 120 Bảng 4.8. Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................... 120 Bảng 4.9. Kiểm định tự tương quan phần dư đơn vị chéo ...................................... 121 Bảng 4.10. Kiểm định tự tương quan chuỗi ............................................................ 121 Bảng 4.11. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan .............................. 122 Bảng 4.12. So sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan .................... 125 Bảng 4.13. Kiểm định tính bền vững của mô hình nghiên cứu .............................. 131 ix
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ Biểu đồ 4.1 Số lượng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2020 ...................79 Biểu đồ 4.2: Số lượng các NHTM tại Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020 ...................85 Biểu đồ 4.3.Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020.....................................................................................91 Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ các khoản ngoại bảng của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2020 ...........................................................................96 Biểu đồ 4.5 Cơ cấu các khoản ngoại bảng của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 .........................................................................................97 Biểu đồ 4.6 Cơ cấu các khoản ngoại bảng của các NHTM Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020 ..................................................................................................99 Biểu đồ 4.7. Sự đổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020...................................................................................101 Biểu đồ 4.8. Quy mô tài sản của các NHTMViệt Nam giai đoạn 2010-2020 ........103 Biểu đồ 4.9. Quy mô tài sản của các NHTM Thái Lan giai đoạn 2010-2020 ........104 Biểu đồ 4.10. ROA của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020 ..105 Biểu đồ 4.11. Tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2020.................................................................................107 Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020 ..................................................................................................108 Biểu đồ 4.13. Tăng trưởng GDP của Việt Nam và Thái Lan..................................110 giai đoạn 2010-2020 ................................................................................................110 Biểu đồ 4.14. Lạm phát của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020 .............112 Hình vẽ Hình 4.1: Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay .......................................78 Hình 4.2. Cơ cấu hệ thống ngân hàng Thái Lan hiện nay.........................................84 x
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các ngân hàng thương mại (NHTM) được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với đặc trưng nổi bật là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và do vậy luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, nhiều NHTM lạm dụng quá mức vốn huy động thực hiện hoạt động kinh doanh (HĐKD) rủi ro đã đặt ra nhu cầu nghiên cứu đối với việc lựa chọn cơ cấu tối ưu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Điều này được kỳ vọng sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động NHTM, đồng thời giúp tối thiểu hoá chi phí vốn và tối đa hoá giá trị gia tăng của NHTM. Quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM cũng đã được đề cập đến trong các Hiệp ước về vốn quốc tế Basel. Lộ trình cụ thể về áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính được quy định chặt chẽ hơn trong Hiệp ước vốn Basel III 2010. Một số nước trên thế giới đã có những quy định chính thức về vốn chủ sở hữu của các NHTM như Anh (các NHTM và quỹ xây dựng lớn được kỳ vọng đáp ứng yêu cầu 3% từ tháng 01/2014); Canada (tỷ lệ vốn trên tổng tài sản 3% theo Basel III); Thuỵ Sĩ (các NHTM lớn được yêu cầu áp dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 3.1% đến 4.56% đến năm 2019 tuỳ thuộc mức độ rủi ro của các tổ chức). Tại Việt Nam và Thái Lan, các NHTM đang trong lộ trình hoàn thành các quy định an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel II hướng tới Basel III. Một quyết định về cơ cấu vốn tốt sẽ giúp NHTM sớm gặt hái được thành công và đạt tốc độ tăng trưởng bền vững. Do đó, quá trình hoạch định chính sách liên quan đến sự lựa chọn tài chính của NHTM trên sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu có một ý nghĩa quan trọng trong quản trị NHTM và sự phát triển thành công trong tương lai (Mokhova và Zinecker, 2014). Do tính chất đặc biệt của hợp đồng tiền gửi, tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM và các ràng buộc pháp lý đối với các NHTM đã ảnh hưởng đến sự đa dạng của các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM (Ayanda và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, việc hiểu các nhân tố quyết định tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM cũng rất quan trọng đối với các 1
- NHTM. Salawu (2007) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến sự ổn định của NHTM cũng như khả năng cung cấp thanh khoản và tín dụng một cách hiệu quả. Thực tiễn cho thấy các NHTM có tỷ lệ đòn bẩy cao vì tài sản của NHTM được hỗ trợ lớn từ các nguồn vốn vay (Mishkin, 2007). Với mức tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, các NHTM dễ gặp rủi ro, dễ bị phá sản nếu NHTM quản lý và kiểm soát rủi ro kém hiệu quả. Hơn nữa, nếu có một NHTM phá sản sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của các bên liên quan dẫn đến ảnh hưởng toàn hệ thống NHTM và nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu các giải pháp về cấu trúc vốn hay tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các NHTM là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính. Thái Lan và Việt Nam đều thuộc khối ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có mối quan hệ kinh tế, thương mại lâu đời, ngày càng bền chặt và có tác động qua lại. Hiện nay, cả 2 quốc gia đã và đang tăng cường hợp tác sử dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ kinh tế mới như trao đổi kiến thức, đổi mới sản xuất, hợp tác trong lĩnh vực tài chính. Hệ thống các TCTD tại Thái Lan và Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc tổ chức gồm: hệ thống NHTM, các TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại điện của ngân hàng nước ngoài. Hoạt động của các NHTM theo thông lệ quốc tế Basel, được NHTW giám sát chặt chẽ và đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế của cả hai nước. Theo dữ liệu BCTC của 28 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM tại Thái Lan và Việt Nam luôn nhỏ hơn 15%, các khoản nợ của NHTM chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ 85%, chủ yếu vốn huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Tỷ lệ nợ của các NHTM tại Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ kể từ năm 2017 từ mức 92,9% xuống còn 92,5% năm 2020. Có thể thấy, nhu cầu vốn huy động của các NHTM tại Việt Nam là rất lớn để phục vụ nhu cầu vốn của cá nhân, doanh nghiệp trước yêu cầu đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH của chính phủ. Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nợ cao như hiện này làm xuất hiện mối lo ngại từ các vấn đề sử dụng vốn của các 2
- NHTM; trong đó, tập trung vào tăng trưởng tín dụng, hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, QTRR và sự ổn định của các NHTM. Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống NHTM của Thái Lan chao đảo, buộc phải tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn. Việc giảm sâu tỷ lệ nợ của các NHTM Thái Lan cũng phản ánh thực tế về vấn đề tăng trưởng tín dụng nóng, sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu kiểm soát do hậu quả của hoạt động tín dụng BĐS, thị trường tài chính phát triển quá nhanh trong khi bộc lộ nhiều vấn để bất cập trong việc giám sát quản lý nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hệ thống NHTM Thái Lan giải quyết những hậu quả của RRTD (nội bảng và ngoại bảng) và giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan. Đồng thời, đây cũng được cho là dấu hiệu của việc thuận chiều chuyển đổi hoạt động kinh doanh truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống của họ. Thực tế cho thấy, các NHTM Thái Lan đang có xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh nhanh và mạnh hơn so với Việt Nam. Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ mà hệ thống NHTM Thái Lan gặp phải trong quá khứ. Vấn đề trái phiếu và tín dụng BĐS đã khiến cho các NHTM phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cấu trúc lại vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan. Giai đoạn 2011-2020, chứng kiến sự biến động mạnh trong cơ cấu của các khoản ngoại bảng, tỷ trọng các cam kết giao dịch có xu hướng tăng mạnh, giảm mạnh hoạt động bảo lãnh thanh toán theo hợp đồng. Phần lớn các hoạt động ngoại bảng hiện tại chưa được ghi nhận trong nội bảng nhưng là các khoản mục tài sản hoặc nợ tiềm ẩn, các sản phẩm phái sinh, bảo lãnh, cam kết cho vay vẫn còn mới mẻ và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn tới sự an toàn của NHTM (Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh, 2019). Đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đối với hoạt động huy động vốn và vay nợ của NHTM. Ủy ban Basel cũng đã đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu về "tỷ lệ an toàn vốn, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh ngoại bảng, kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh ngoại 3
- bảng và tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý khác". Như vậy có thể thấy có mối liên hệ chặt chẽ, quan trọng giữa đòn bẩy tài chính, các khoản ngoại bảng và sự ổn định và phát triển của hệ thống NHTM. Có thể thấy rằng dòng nghiên cứu trước cố gắng lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách vận dụng các lý thuyết cấu trúc vốn với các biến số đặc điểm NHTM, nhân tố thị trường, kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại các quốc gia cụ thể, đa quốc gia, nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam và Thái Lan (Ví dụ: Allen và cộng sự , 2013; Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng, 2016; Sakunasingha và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Liên Hoa và Huỳnh Hoàng Trúc, 2019; Ngô Hoàng Vũ, 2020). Nghiên cứu này nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu của số ít các công trình nghiên cứu tại Việt Nam và Thái Lan bằng cách kiểm tra trực tiếp các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM thông qua việc nghiên cứu vai trò của thu nhập ngoài bảng, rủi ro hoạt động bên cạnh các nhân tố đặc điểm tài chính và vĩ mô truyền thống. Với mối quan hệ và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Thái Lan cùng với tầm quan trọng của vốn NHTM trong hoạch định chính sách và quản trị hoạt động NHTM, nghiên cứu này tiến hành tìm hiểu liệu có sự tương đồng hay mối liên hệ nào đối với cấu trúc tài chính của các NHTM trong hệ thống NHTM hai quốc gia đang phát triển này hay không. Để có câu trả lời cho điều này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận án đã được tiến hành nhằm mục đích nhận diện, đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Từ đó, đưa ra đề các hàm ý chính sách đối với việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới thông qua bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan và Việt Nam. 4
- 2.2. Mục tiêu cụ thể Nhằm đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến các nhân tố tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM, luận án tập trung giải quyết với các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM của Việt Nam và Thái Lan. Đề xuất các hàm ý chính sách tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam thông qua nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam và Thái Lan. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan? Chiều và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan như thế nào? Các hàm ý chính sách đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam thông qua nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam và Thái Lan là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM của một quốc gia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu */Phạm vi không gian: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM của Việt Nam và Thái Lan. */Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách, kiến nghị điều kiện để thực hiện giải pháp sử 5
- dụng đòn bẩy tài chính đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn 2030. */ Phạm vi nội dung: Luận án nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến các nhân tố tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM. Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định các giả thuyết và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới. */ Về chủ thể (góc độ nghiên cứu): chủ thể vi mô được xác định là các ngân hàng thương mại và vĩ mô là chính phủ và NHNN. 5. Cách tiếp cận nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm rà soát các tài liệu, nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán của 28 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan. Sau khi thu thập và tính toán các số liệu cần thiết, giá trị các biến sẽ được đưa vào mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng (Panels Data) với các hiệu ứng cố định (FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), khắc phục các khuyết tật, nhân tố nội sinh bằng mô hình GMM hệ thống (GMM System). Chương trình STATA 12 được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM. Về mặt lý thuyết, có thể thấy quyết định lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối ưu của các NHTM có thể nói là một vấn đề quan trọng nhằm hạn chế được rủi ro trong hoạt động NHTM, đồng thời giúp tối thiểu hoá chi phí vốn và tối đa hoá giá trị gia tăng của NHTM. Vì vốn đóng vai trò quan trọng đối với lợi nhuận và sự tồn tại của NHTM, nên việc xác định nguồn vốn có thể hấp thụ rủi ro và làm cho NHTM duy trì khả năng cạnh tranh là một chức năng quan trọng của các nhà quản trị tài chính. Qua 6
- việc phân tích các công trình nghiên cứu trước và các lý thuyết về đòn bẩy tài chính, luận án đã đưa ra góc nhìn mới đối với đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Nghiên cứu đã lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách xây dựng mô hình hồi quy SYS-GMM nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM thông qua việc nghiên cứu vai trò của thu nhập ngoài bảng, sự ổn định của NHTM bên cạnh các nhân tố vi mô và vĩ mô truyền thống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020. Từ đó nhận diện được sự thay đổi của đòn bẩy tài chính và khái quát được thực trạng vai trò của các nhân tố quyết định đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các NHTM. Đồng thời, so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Tính mới của đề tài được thể hiện rõ ở việc định lượng vai trò của các khoản ngoại bảng, rủi ro hoạt động bên cạnh các nhân tố đặc điểm tài chính và vĩ mô truyền thống đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Nghiên cứu này đã lựa chọn thêm dữ liệu của Thái Lan nhằm làm nổi bật được vấn đề kinh tế quốc tế có tính tương đồng và khác biệt, nhằm đánh giá khách quan về tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Nghiên cứu nhấn mạnh các NHTM tốt nhất là giảm tỷ lệ nợ và duy trì tỷ lệ vốn chủ sở trên tài sản tương đối nhằm duy trì sự ổn định. Các NHTM cần đánh giá lại RRTD, tăng cường năng lực QTRR để có chiến lược mở rộng cho vay hợp lý đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng thời đảm bảo an toàn vốn, kiểm soát hiệu quả nợ xấu nội bảng, rủi ro nợ xấu ngoài bảng tiềm tàng. Thực tiễn, cho thấy các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh mới. Cơ cấu các khoản ngoại bảng có sự biến động mạnh, gia tăng nhanh tỷ trọng các cam kết giao dịch, giảm hoạt động bão lãnh thanh toán theo hợp đồng. Hoạt động này chưa thực sự phát triển và đóng góp nhiều vào nguồn thu nhập của NHTM, thậm chí một số khoản ngoại bảng và đi kèm theo đó là những 7
- rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM. Việc gia tăng các khoản ngoài bảng sẽ tạo ra áp lực đối với vốn, thanh khoản và rủi ro; do đó, sẽ làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM. Nghiên cứu cũng kết luận rằng chỉ có những NHTM lớn có xu hướng mở rộng quy mô và quan tâm đầu tư phát triển, ngược lại các NHTM nhỏ thường có xu hướng duy trì. Từ kết quả phân tích thực trạng và thảo luận kết quả nghiên cứu đo lường tác động của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM, luận án đã đề xuất các hàm ý chính sách có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam, Thái Lan và các nhân tố ảnh hưởng Chương 5: Các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh mới 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 491 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 294 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 231 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn