intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

171
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài này là: Đánh giá tác động của đặc điểm công việc và các khía cạnh công bằng trong tổ chức đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. Phan Thị Thục Anh 2: TS. Đào Thị Thanh Lam HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực theo thực tế khảo sát, đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có các vấn đề khiếu nại hoặc bị quy kết là photo nguyên bản một công trình nghiên cứu khoa học của người khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học, TS. Phan Thị Thục Anh, Trưởng bộ môn Quản lý chung, Viện Quản trị kinh doanh, trường đại học Kinh tế Quốc dân và TS. Đào Thị Thanh Lam, giảng viên bộ môn Quản lý chung, Viện Quản trị kinh doanh, trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian làm luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Viện trưởng Viện QTKD, trường đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng biên tập tạp chí Kinh tế phát triển, PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Châu Á Thái Bình Dương, trường đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Lục Thị Thu Hường, giảng viên khoa Kinh doanh thương mại, trường đại học Thương Mại đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp luận án của tôi được hoàn thiện về nội dung và hình thức. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Quản trị kinh doanh, Viện Sau đại học, trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi nhanh chóng hoàn thiện về mặt thủ tục và quy trình trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường đại học Lao động- Xã hội, lãnh đạo khoa Quản trị kinh doanh trường trường đại học Lao động-Xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành khóa học. Xin được bày tỏ tình cảm với bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên, những người luôn bên tôi, động viên, khích lệ tôi hoàn thành tốt khóa đào tạo tiến sĩ. Cuối cùng, cho tôi được gửi lời tri ân sâu sắc đến những người thân yêu trong gia đình đã luôn kề cận, giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện về vật chất, thời gian trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! NCS: Nguyễn Thùy Dung ii
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1.1 Tóm tắt về nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.2 Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 1.5 Những đóng góp mới của luận án ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................................................................................................7 2.1 Khái niệm và vai trò của động lực làm việc ..................................................................... 7 2.2 Các lý thuyết về động lực làm việc của người lao động ............................................... 10 2.2.1 Các lý thuyết cổ điển về động lực làm việc .................................................10 2.2.2 Một số lý thuyết đương đại về động lực làm việc........................................15 2.3 Các lý thuyết được ứng dụng trong luận án ................................................................... 19 2.3.1 Lý thuyết công bằng .....................................................................................19 2.3.2 Lý thuyết đặc điểm công việc của Hackman và Oldham ............................28 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................31 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................32 3.1 Một số nghiên cứu gần đây về các nhân tố tác động đến động lực làm việc .............. 32 3.1.1 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên ........................................................................................................................32 3.1.2 Các nghiên cứu về sự công bằng và động lực làm việc ...............................33 3.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 35 3.2.1 Mô hình nghiên cứu .....................................................................................35 3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................36 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................45 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................46 4.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................46 4.2 Quy trình xây dựng bảng hỏi và các thang đo ....................................................47 iii
  6. 4.2.1 Quy trình xây dựng bảng hỏi .......................................................................47 4.2.2 Các thang đo được sử dụng trong luận án....................................................47 4.3. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................51 4.3.1. Tổng thể nghiên cứu ...................................................................................51 4.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................51 4.4 Nghiên cứu định tính ban đầu .......................................................................................... 55 4.4.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính ban đầu.......................................................55 4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ban đầu................................................56 4.4.3 Kết quả nghiên cứu định tính ban đầu .........................................................58 4.5 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................................... 59 4.5.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .......................................................................59 4.5.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .............................................................60 4.6 Nghiên cứu định tính bổ sung .......................................................................................... 62 4.6.1 Mục đích nghiên cứu định tính bổ sung .......................................................62 4.6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính bổ sung.................................................62 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................63 CHƯƠNG 5: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI ..........................................................................65 5.1 Một số đặc điểm nghề nghiệp và công tác quản lý trong các trường đại học tại Hà Nội ...................................................................................................................................... 65 5.1.1 Một số đặc điểm nghề nghiệp của giảng viên ..............................................65 5.1.2 Đặc điểm công tác quản lý hiện nay trong các trường đại học tại Hà Nội ..67 5.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức về động lực làm việc của các giảng viên các trường đại học tại Hà Nội .......................................................................................... 72 5.2.1 Động lực làm việc của giảng viên theo các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................................72 5.2.2 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo lần 1 ....................................73 5.2.3 Kết quả phân tích nhân tố ............................................................................73 5.2.4 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo lần 2 ....................................74 5.2.5 Kết quả phân tích tương quan các biến trong mô hình ................................78 5.2.6 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................................81 iv
  7. 5.3 Kết quả nghiên cứu định tính bổ sung về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội................................................................. 87 5.3.1 Đặc điểm công việc và động lực làm việc của giảng viên ...........................88 5.3.2 Sự công bằng trong thái độ và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo và động lực làm việc của giảng viên..........................................................................89 5.3.3 Sự công bằng của lãnh đạo trực tiếp và động lực làm việc của giảng viên .90 5.3.4 Sự công bằng trong mối quan hệ với đồng nghiệp và động lực làm việc của giảng viên ..............................................................................................................93 5.3.5 Sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên và động lực làm việc của giảng viên ..............................................................................................................94 5.3.6 Sự công bằng về quy trình phân phối thu nhập và động lực làm việc của giảng viên ..............................................................................................................94 5.3.7 Sự công bằng về cơ hội thăng tiến và động lực làm việc của giảng viên ....96 5.3.8 Sự công bằng về ghi nhận và động lực làm việc của giảng viên .................97 5.3.9 Sự công bằng về quy trình đánh giá của sinh viên đối với giảng viên và động lực làm việc của giảng viên..........................................................................99 5.3.10 Sự công bằng về kết quả thu nhập của sinh viên đối với giảng viên và động lực làm việc của giảng viên....................................................................... 100 Tóm tắt chương 5................................................................................................................... 101 CHƯƠNG 6: LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC .........................103 6.1 Luận bàn về kết quả nghiên cứu .................................................................................... 103 6.2 Một số đề xuất với các nhà quản lý giáo dục ............................................................... 106 6.2.1 Khuyến nghị đối với các trường đại học tại Hà Nội ................................. 106 6.2.2 Khuyến nghị đối với các cơ quan và các nhà quản lý giáo dục ................ 108 6.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ........................ 109 6.3.1 Một số hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 109 6.3.2 Một số định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo ..................................... 109 Tóm tắt chương 6................................................................................................................... 110 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................111 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................114 PHỤ LỤC ................................................................................................................125 v
  8. Phụ lục 1.1: Danh sách các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu............................. 125 Phụ lục 1.2a: Phiếu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính sơ bộ.............................. 130 Phụ lục 1.2b: Danh sách thành viên tham gia phỏng vấn và tóm lược nội dung phỏng vấn trong nghiên cứu định tính sơ bộ ................................................................................... 132 Phụ lục 1.2c Một số điều chỉnh, bổ sung trong phiếu hỏi ban đầu ................................... 135 Phụ lục 1.3a: Phiếu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính bổ sung ........................ 138 Phụ lục 1.3b: Danh sách thành viên tham gia phỏng vấn và tóm lược nội dung phỏng vấn trong nghiên cứu định tính bổ sung ............................................................................... 139 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát định lượng .................................................................................. 141 Phụ lục 3: Đặc điểm cá nhân của mẫu khảo sát.................................................................. 147 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định về tuổi của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội ..... 148 Phụ lục 5: Kết quả kiểm định số năm làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội .................................................................................................................................... 148 Phụ lục 6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha các thang đo cho các biến ................. 149 Phụ lục 7: Kết phân tích nhân tố khám khám phá các biến độc lập và phụ thuộc .......... 156 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc “Động lực làm việc” ...................................... 156 Phụ lục 8: Bảng hệ số tương quan các biến trong mô hình ............................................... 170 Phụ lục 9: Kiểm tra đa cộng tuyến các biến trong mô hình .............................................. 172 Phụ lục 10: Kết quả phân tích hồi quy cho các biến trong mô hình ................................. 173 Phụ lục 11: Kết quả kiểm định One-Sample T-test về động lực làm việc của giảng viên ........................................................................................................................................... 184 Phụ lục 12.1: Kết quả kiểm định Independent Samples Test về động lực làm việc của giảng viên theo giới tính ................................................................................................. 184 Phụ lục 12.2: Kết quả kiểm định Independent Samples Test về động lực làm việc của giảng viên theo loại hình trường .................................................................................... 187 Phụ lục 13: Kết quả kiểm định One-way ANOVA về động lực làm việc của giảng viên theo thâm niên công tác .................................................................................................. 190 Phụ lục 14: Kết quả đánh giá của giảng viên về đặc điểm công việc............................... 191 Phụ lục 15: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng trong thái độ và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo........................................................................................... 192 Phụ lục 16: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng của lãnh đạo trực tiếp ... 192 Phụ lục 17: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng trong ............................... 194 mối quan hệ với đồng nghiệp ............................................................................................... 194 vi
  9. Phụ lục 18: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên ........................................................................................................................... 195 Phụ lục 19: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng trong quy trình phân phối thu nhập ............................................................................................................................ 195 Phụ lục 20: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng về cơ hội thăng tiến ...... 196 Phụ lục 21: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng về ghi nhận .................... 197 Phụ lục 22: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng trong đánh giá của sinh viên đối với giảng viên.................................................................................................... 198 Phụ lục 23: Kết quả đánh giá của giảng viên về sự công bằng về kết quả thu nhập ...... 199 vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................46 Bảng 4.2: Danh sách các biến và nguồn gốc các thang đo .......................................50 Bảng 4.3: Thống kê số trường đại học thuộc mẫu nghiên cứu .................................53 Bảng 4.4: Đặc điểm cá nhân của mẫu nghiên cứu ....................................................54 Bảng 5.1: Kết quả phân tích nhân tố-EFA ................................................................74 Bảng 5.2: Kiểm định thang đo của các biến..............................................................75 Bảng 5.3: Trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan của các biến trong mô hình ............................................................................................................................80 Bảng 5.4: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên ..................................................................................................................82 Bảng 5.5 : Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................86 viii
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình về đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1980) ...........30 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu của luận án ...............................................................35 Hình 5.1: Mô hình các nhân tố tác động đến động lực của giảng viên .....................87 ix
  12. CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu tóm tắt về nghiên cứu Luận án đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội bằng cách ứng dụng mô hình lý thuyết đặc điểm công việc của Hackman và Oldham (1980) và lý thuyết công bằng trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng hai lý thuyết này trong việc nghiên cứu động lực làm việc của giảng viên là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ngoài đặc điểm công việc và khía cạnh công bằng trong quy trình phân phối thu nhập như các nghiên cứu trước đã chỉ ra thì sự công bằng của lãnh đạo trực tiếp, sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên đối với giảng viên, sự công bằng về kết quả thu nhập, sự công bằng về ghi nhận, cơ hội thăng tiến, sự công bằng trong thái độ và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo, sự công bằng trong quy trình đánh giá của sinh viên, sự công bằng trong mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động đến động lực làm việc của giảng viên. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau về động lực làm việc giữa giảng viên nam và giảng viên nữ, giữa giảng viên có thâm niên khác nhau. Động lực làm việc của giảng viên cũng khác nhau giữa giảng viên thuộc khối công lập và ngoài công lập. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra một vài khuyến nghị đối với các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong ngành giáo dục như cần rà soát nghiêm túc, kiểm tra việc thực hiện một số quy định, quy chế hiện nay có liên quan đến giảng viên như quy chế thi đua, khen thưởng, quy chế bổ nhiệm cán bộ... Luận án được trình bày theo kết cấu 6 chương, gồm 112 trang. Ngoài phần lý thuyết, tổng quan và các giả thuyết nghiên cứu thuộc chương 2 và 3, luận án đã trình bày về phương pháp nghiên cứu trong chương 4 gồm 18 trang; chương 5 phân tích kết quả nghiên cứu gồm 37 trang; chương 6 luận bàn các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số khuyến nghị, chỉ ra một số hạn chế và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong 7 trang. 1
  13. 1.2 Lý do chọn đề tài Giáo dục phát triển là một lợi thế bền vững của quốc gia, trong đó có sự đóng góp rất lớn từ phía đội ngũ giảng viên. Giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với người học, đối với nhà trường và xã hội. Trong các trường đại học, viện khoa học, giảng viên đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên thay đổi thái độ đối với việc học. Raffini (1993) đã phát hiện ra rằng sự tin tưởng của giáo viên đối với bản thân, kiến thức giảng dạy chuyên sâu của họ làm cho sinh viên có sự cố gắng lớn, điều này tác động đến thái độ đối với việc học của họ. Deborah và các cộng sự (1999) cũng cho rằng phần lớn sinh viên sẽ nỗ lực học tập nếu giảng viên mong đợi họ học. Giảng viên tồi có tác động mạnh đến sinh viên, đặc biệt là đối với các sinh viên có kiến thức cơ bản kém. Đối với nhà trường, đội ngũ giảng viên có chất lượng cao đồng nghĩa với chất lượng đào tạo cao, trường sẽ có được lợi thế và sự tin tưởng từ phía người học, gia đình họ và cộng đồng xã hội. Đối với xã hội, giáo dục là quốc sách của quốc gia, giảng viên là trụ cột của xã hội, gánh vác trách nhiệm của xã hội là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và tri thức mới khắc phục những tồn tại của xã hội trong hiện tại và hướng tới sự phát triển. Với vai trò to lớn của đội ngũ giảng viên thì chất lượng giảng dạy của giảng viên là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm. Chất lượng giảng dạy lại phụ thuộc vào động lực làm việc của họ vì cũng giống như tất cả mọi ngành nghề khác, kết quả và chất lượng công việc của một người không chỉ phụ thuộc vào khả năng mà còn phụ thuộc vào động lực làm việc. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu giảng viên có động lực làm việc thấp sẽ dẫn tới sự căng thẳng hơn so với những ngành nghề khác. Điều này sẽ dẫn đến sự không hài lòng hay bất mãn trong công việc và đây chính là nguyên nhân của sự lười biếng, vắng mặt, chất lượng giảng dạy thấp và làm giảm sự cam kết, yêu nghề của họ (Esteve, 1992; Alvanrez và các cộng sự ,1993; Lens và Jesus, 1999). Để có thể hiểu sâu sắc về động lực làm việc của giảng viên, điều cần thiết phải tìm hiểu là những yếu tố nào tác đến động lực làm việc cho họ? Đây cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới hết sức quan tâm. 2
  14. Kingdon (1996), Kingdon và Teal (2007) đã thực hiện các nghiên cứu của mình và đưa ra kết luận rằng có sự khác nhau về động lực làm việc của giảng viên giữa các trường đại học thuộc khu vực công và khu vực tư. Một số nghiên cứu so sánh về động lực giảng viên tại các quốc gia khác nhau cũng đưa kết luận tương tự như nghiên cứu của Munaf và Seema (2009), nghiên cứu của Luna và các cộng sự (2010). Malik và Najma (2011) đã tìm thấy sự khác nhau về sự hài lòng trong công việc của giảng viên các trường đại học và cao đẳng tại Sargodha, Pakistan. Như vậy có thể nói rằng động lực làm việc của giảng viên có sự khác nhau trong những môi trường khác nhau. Ở Việt Nam, có một số nhận định cho rằng nhiều giảng viên đại học hiện nay thiếu động lực làm việc dẫn tới chất lượng giảng dạy hạn chế. Tuy nhiên, các yếu tố, nguyên nhân nào dẫn đến việc thiếu động lực thì chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học mà chỉ mới dừng lại ở những nhận định cảm tính. Một khảo sát gần đây của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) về các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của giảng viên các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh cho thấy đa số giảng viên các trường đại học cả công lập và ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh hài lòng không cao với công việc của mình, trong đó nhiều giảng viên hài lòng thấp về mức thu nhập và người lãnh đạo của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát mức độ hài lòng chung mà chưa kiểm định được mối quan hệ giữa các nhân tố và động lực làm việc của giảng viên. Một trong những yếu tố có thể tác động đến động lực của giảng viên là sự công bằng trong tổ chức. Công bằng và đấu tranh cho sự công bằng luôn là vấn đề được quan tâm trong xã hội Việt Nam. Triết lý “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người lao động Việt Nam, trong đó không ngoại trừ những người làm nghề giáo. Vấn đề công bằng ảnh hưởng lớn đến thái độ và hành vi trong công việc của người lao động (Greenberg, 1993). Có sự công bằng sẽ dẫn đến những hành vi ứng xử tốt của nhân viên đối với tổ chức như sự cam kết, sự hài lòng với công việc hay niềm tin vào các cấp quản lý (Alexander và Ruderman, 1987). Trái lại, những hành vi đối xử bất công, được chỉ ra là sẽ dẫn tới kết quả làm việc thấp, thể hiện qua sự vắng mặt thường xuyên hơn hay số lượng công việc làm ít đi; hoặc có những hành vi vi phạm đạo đức (Skarlicki, Folger và 3
  15. Tesluk, 1999). Công bằng trong tổ chức có liên quan đến động lực làm việc của người lao động (Adams, 1965). Giảng viên là đối tượng có tri thức cao, hiểu biết và nhạy cảm đối với các vấn đề công bằng trong tổ chức. Hơn bất kỳ một nghề nào khác, để thực hiện được trách nhiệm to lớn của mình đối với xã hội, giảng viên cần được tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất, công bằng nhất để họ yên tâm làm việc, yên tâm cống hiến cho xã hội. Các nghiên cứu về sự công bằng trong tổ chức và tác động của nó đến động lực làm việc của giảng viên còn chưa nhiều, đặc biệt là tại Việt Nam. Những vấn đề trên cho thấy sự cần thiết phải tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu các nhân tố tác động lên động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Việt Nam, đặc biệt là việc kiểm định những khía cạnh công bằng trong tổ chức (như sự công bằng về vấn đề thu nhập, ghi nhận, bổ nhiệm…) có tác động đến động lực làm việc của giảng viên như thế nào? Đề tài này được thực hiện tại địa bàn Hà Nội vì đây là một trong hai trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị lớn của cả nước, nơi tập trung rất nhiều các trường đại học. Hiện nay, theo thống kê của Bộ Giáo dục Đào tạo đến tháng 3/2014, tổng số các trường đại học, học viện công lập tại Hà Nội là 59/149 trường trong cả nước, chiếm 39,6% các trường đại học tại Việt Nam. Các trường đại học ngoài công lập là 13/62 trường ngoài công lập trong cả nước, chiếm 21%. Trong khi đó các trường đại học công lập tại TP Hồ Chí Minh là 48 trường, chiếm 32,2%, đại học ngoài công lập là 12 trường, chiếm 19,3 % tổng số trường đại học ngoài công lập trong cả nước. Hơn thế nữa Hà Nội còn được coi là cái nôi đào tạo của cả nước, nơi tập trung đông các trường đại học lớn, có thời gian đào tạo lâu đời (nhiều trường đã có hơn 50 năm đào tạo). Bên cạnh đó, các trường đại học tại Hà Nội với đa số giảng viên đến từ nhiều vùng miền phía Bắc, do vậy có nhiều nét văn hóa khác biệt về tập quán, thói quen, lối sống, quan niệm sống so với giảng viên các trường tại TP Hồ Chí Minh. Việc thực hiện tại địa bàn Hà Nội sẽ giúp cho nghiên cứu này được tập trung và đồng nhất hơn. 4
  16. Với những phân tích trên đây có thể nói rằng định hướng nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội. ” là cần thiết và có ý nghĩa thực tế hiện nay. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài này là: đánh giá tác động của đặc điểm công việc và các khía cạnh công bằng trong tổ chức đến động lực làm việc của giảng viên các trường đại học tại Hà Nội. Mục tiêu cụ thể: - Rà soát các trường phái lý thuyết về động lực làm việc của giảng viên, trên cơ sở đó chỉ ra sự phù hợp của lý thuyết công bằng và lý thuyết về đặc điểm công việc trong nghiên cứu về động lực làm việc của giảng viên; - Xây dựng một mô hình nghiên cứu mới bao gồm các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên từ góc nhìn công bằng trong tổ chức và đặc điểm công việc. - Kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất với dữ liệu thu thập được từ giảng viên các trường đại học tại Hà Nội; - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đối với các nhà quản lý trong các trường đại học tại Hà Nội, các nhà hoạch định chính sách và đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên dưới góc nhìn công bằng trong tổ chức và đặc điểm công việc. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Nghiên cứu động lực làm việc và những nhân tố: đặc điểm công việc và các khía cạnh công bằng trong tổ chức tác động đến động lực làm việc của giảng viên cơ hữu các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. - Về thời gian nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến 2014, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014. 5
  17. - Về không gian nghiên cứu: các trường đại học (công lập và ngoài công lập), không phân biệt quy mô và ngành nghề đào tạo tại Hà Nội. 1.5 Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã chứng minh sự phù hợp của việc vận dụng lý thuyết công bằng trong đánh giá tác động của nhiều khía cạnh công bằng trong tổ chức đến động lực làm việc của giảng viên. Điều này là một đóng góp mới so với các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là trong bối cảnh nghiên cứu của Việt Nam. - Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu mới trong bối cảnh tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và cho thấy đặc điểm công việc và một số khía cạnh công bằng trong tổ chức như sự công bằng của lãnh đạo trực tiếp, sự công bằng trong thái độ đối xử của sinh viên, sự công bằng trong quy trình phân phối thu nhập... có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của giảng viên. - Luận án đã phát triển được thang đo cho biến “sự công bằng trong thái độ đối xử và đánh giá của xã hội đối với nghề giáo” và đã chứng minh thang đo này có độ tin cậy cao, phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận án. - Luận án đã tiến hành nghiên cứu định tính bổ sung sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ, giải thích cụ thể và có những phát hiện mới về các khía cạnh công bằng trong tổ chức tác động đến động lực làm việc của giảng viên. Việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu về các vấn đề kinh tế- xã hội mang tính nhạy cảm và khó đo lường như sự công bằng trong tổ chức và động lực làm việc làm tăng tính toàn diện, độ tin cậy và chiều sâu của các kết luận rút ra từ nghiên cứu. - Luận án đã giúp các nhà quản lý trong các trường đại học tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thấy được cảm nhận về sự công bằng trong tổ chức hiện nay của giảng viên và tác động của các khía cạnh công bằng này đến động lực làm việc của họ. - Luận án cũng cho thấy thực trạng của việc thực thi một số chính sách đối với giảng viên như quy chế thi đua, khen thưởng, quy chế bổ nhiệm cán bộ… 6
  18. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 2.1 Khái niệm và vai trò của động lực làm việc Theo Stee & Porter (1983), động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức; là sự thôi thúc, sự kiên định và bền bỉ trong quá trình làm việc. Mitchell và các cộng sự (1997) cũng thống nhất với cách định nghĩa này và cho rằng động lực là quá trình cho thấy sức mạnh, sự kiên định và sự bền bỉ trong nỗ lực cá nhân nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu. Pinder (1998) đã chỉ ra rõ hơn và cho rằng động lực làm việc là một tập hợp của các yếu tố bên ngoài và bên trong dẫn tới các hành vi liên quan đến việc thiết lập, định hướng hình thức, thời gian và cường độ của hành động. Định nghĩa này xác định ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (ví dụ, tính chất công việc, hệ thống khen thưởng của tổ chức) và các yếu tố bẩm sinh của một cá nhân (ví dụ, động cơ và nhu cầu của một người) đến các hành vi liên quan đến làm việc. Một người có “sức mạnh” trong hành động là người đó có thể vượt qua những khó khăn trong công việc bằng nghị lực và sự cố gắng của mình. Đây là một thành phần quan trọng nhất khi nói đến động lực; “định hướng trong nỗ lực của cá nhân” cho thấy con người nỗ lực trong hành động vì một mục tiêu rõ ràng (mục tiêu cá nhân hay mục tiêu tổ chức); “sự bền bỉ trong nỗ lực cá nhân” giúp đo lường việc con người có thể duy trì sự nỗ lực trong công việc được bao nhiêu lâu. Nghiên cứu cho thấy các cá nhân có động lực làm việc sẽ duy trì được sự bền bỉ này trong thời gian đủ để đạt được mục tiêu. Các nghiên cứu cho rằng, con người có sức mạnh trong công việc sẽ cố gắng làm việc với sự nỗ lực của mình. Tuy nhiên, nhiều khi sự cố gắng lớn của cá nhân không mang lại kết quả công việc như mong đợi cho tổ chức nếu nó không gắn với mục tiêu của tổ chức. Do vậy, các nhà quản lý luôn tìm kiếm câu trả lời làm sao để người lao động hướng những nỗ lực, sự cố gắng trong công việc của họ vì mục tiêu 7
  19. hoạt động của tổ chức và làm thế nào để duy trì được sự bền bỉ trong công việc của nhân viên. Các nhà nghiên cứu về tâm lí học cho rằng, động lực là một quá trình nội tại, giúp thúc đẩy, định hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich, 2003). Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động lực. Theo John (1993), biểu hiện của một người có động lực làm việc là người đó làm việc rất chăm chỉ, luôn dành mọi nỗ lực và cố gắng của mình trong công việc, có định hướng và hành động vì mục tiêu rõ ràng. Theo Chang (1996), Ray (2001), Gundry (2007), động lực làm việc của con người bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực từ bên trong (instrumental/intrinsic motivation) có thể được định nghĩa là sự khát khao làm việc, bởi công việc khiến cho người lao động chứng tỏ được năng lực, năng khiếu của mình. Động lực bên trong này thúc đẩy sự khao khát tìm kiếm cái mới, thử nghiệm với những kế hoạch công việc mới, tìm kiếm những cơ hội cho việc phát triển chuyên môn (Leonard, Beauvais and Scholl, 1999). Động lực thúc đẩy bên trong trái ngược với động lực bên ngoài. Động lực bên ngoài có thể giải thích cho sự khát khao làm việc của người lao động là do phần thưởng hữu hình hoặc vô hình mà họ sẽ nhận được (Leonard, Beauvais and Scholl, 1999). Như vậy, qua các khái niệm trên có thể hiểu bản chất của động lực làm việc là: (1) Nó thể hiện hành động và thái độ cụ thể của người lao động trong công việc và đối với tổ chức. Điều này có nghĩa là động lực làm việc mang tính cá nhân. Mỗi người lao động đảm nhiệm những công việc khác nhau có thể có những động lực khác nhau để làm việc tích cực hơn. Động lực làm việc được gắn liền với một công việc, một tổ chức và một môi trường làm việc cụ thể; (2) Động lực làm việc của mỗi người lao động chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau (yếu tố bên trong thuộc về bản thân mỗi cá nhân người lao động) và yếu tố bên ngoài (như môi trường làm việc, tính chất công việc…). Do vậy, động lực làm việc có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khách quan trong công việc. Tại thời điểm này một người lao động có thể có động lực làm việc rất cao nhưng vào một thời điểm khác động lực làm 8
  20. việc của họ lại xuống thấp hoặc không có động lực làm việc, hoặc họ có thể bất mãn với công việc. Như vậy, tuy có những cách phát biểu khác nhau nhưng đa số các tác giả đều thống nhất theo quan điểm chung cho rằng động lực lao động mang yếu tố cá nhân, xuất phát từ bên trong và nó được thúc đẩy bởi các yếu tố cả bên trong và bên ngoài từ môi trường làm việc của người lao động. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng định nghĩa về động lực theo phát biểu của Stee & Porter (1983). Khái niệm này đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu như nghiên cứu của Mitchell và các cộng sự (1997); Wright (2004); Saleem và các cộng sự (2010) . Vai trò của động lực làm việc Ifinedo (2003) cho thấy rằng một người lao động có động lực có thể dễ dàng thấy rõ sự nhiệt tình, sự cống hiến và sự tập trung vào công việc của họ nhằm đóng góp cho mục đích và mục tiêu chung của tổ chức. Do vậy, động lực có liên quan đến việc mong muốn đạt kết quả tốt với nhiệm vụ được giao. Động lực làm việc của nhân viên có liên quan đến sự thịnh vượng hay suy thoái của tổ chức (Muhammad và các cộng sự, 2011). Nhân viên có động lực làm việc cao sẽ giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu hơn đối thủ cạnh tranh. Người lao động có động lực làm việc tốt sẽ khuyến khích hành vi có đạo đức tại tổ chức (Mohamed, 2012). Trong các tổ chức giáo dục điều này rất quan trọng. Giảng viên có động lực làm việc tốt sẽ hạn chế các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp như đạo đức trong giảng dạy, thi cử, đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Amabile (1996) đã công nhận tầm quan trọng của động lực nội tại đến các hoạt động sáng tạo trong công việc. Một số nhà khoa học khác như Woodman và các cộng sự (1993); Ford (1996, 1999); Nam Choi (2004); Lapeniene (2012) cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực nội tại đến các hoạt động sáng tạo tại nơi làm việc. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng người lao động có xu hướng sáng tạo hơn ở nơi làm việc khi công việc có liên quan đến sự yêu thích của cá nhân hoặc khi công việc đó hấp dẫn và mang lại cho họ sự hứng thú. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2