Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
lượt xem 35
download
Luận án được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ 3 việc nhận diện nhân tố tác động và mức độ tác động của chúng, luận án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, để từ đó có thể giúp các DNNVV tại Việt Nam hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong sân chơi hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC HÙNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC HÙNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. TRẦN VĂN THẢO 2. TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã được tham khảo. TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016 Nghiên cứu sinh Trần Ngọc Hùng
- ii LỜI CẢM ƠN Luận án của tác giả sẽ không hoàn thành nếu không nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên khuyến khích của các thầy hướng dẫn khoa học, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp vì những đóng góp to lớn của họ trong suốt quá trình thực hiện luận án. Trước hết, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thảo và TS. Đoàn Ngọc Quế, những người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tiếp đến tác giả xin cảm ơn PGS.TS Võ Văn Nhị và các thầy cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế TP HCM đã đóng góp nhiều ý kiến, nhận xét thẳng thắn, chân thành, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn quý báu để tác giả hoàn thành luận án này. Song song đó tác giả cũng chân thành cám ơn tới PGS.TS Trần Phước và các quý đồng nghiệp trong Khoa Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Công nghiệp TP HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả chuyên tâm hoàn thành luận án. Cuối cùng, tác giả muốn cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè và quý anh/chị trong các doanh nghiệp đã dành thời gian quý báu của mình giúp đỡ tác giả hoàn thành khảo sát. TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016 Nghiên cứu sinh Trần Ngọc Hùng
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ………………………………………………………….6 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ………………………………………6 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ………………………………………….6 1.1.2. Nhận xét …………………………………………………………………….18 1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước ……………………………………19 1.2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ………………………………………19 1.2.2. Nhận xét ……………………………………………………………………21 1.3. Khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả……………22 1.3.1. Xác định khe hổng nghiên cứu ……………………………………………22 1.3.2. Định hướng nghiên cứu của tác giả ………………………………………22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀO DNNVV …………………………………………………………………….……25 2.1. Tổng quan về KTQT ………………………………………………………..25 2.1.1. Các khái niệm về KTQT ……………………………………………………25
- iv 2.1.2. Vai trò, chức năng của KTQT …………………………………………….28 2.1.3. Nội dung KTQT …………………………………………………………….31 2.1.3.1. Chi phí và các công cụ kỹ thuật KTQT (Specialist cost and management accounting techniques) ……………………………………………………………31 2.1.3.2. Các kỹ thuật ra quyết định (decision-making techniques) ………………..32 2.1.3.3. Dự toán và kiểm soát (budgeting and control)………………………………37 2.1.3.4. Đo lường hiệu quả hoạt động và kiểm soát (Performance measurement and control) ……………………………………………………………………............45 2.2. Một số đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam ………………………………48 2.2.1. Khái niệm DNNVV ……………………………………………………….48 2.2.2. Một số đặc điểm của DNVVN tại Việt Nam ………………………………50 2.2.3. Thực trạng những khó khăn, thuận lợi khi vận dung KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam ……………………………………………………………………….51 2.2.3.1. Thuận lợi………………………………………………………………………..51 2.2.3.2. Khó khăn ………………………………………………………………………..52 2.3. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong DN ………………55 2.4. Một số lý thuyết nền tảng về việc vận dụng KTQT trên thế giới ………60 2.4.1. Lý thuyết bất định …………………………………………………………62 2.4.1.1. Nội dung lý thuyết ………………………………………………………62 2.4.1.2. Áp dụng lý thuyết bất định vào việc vận dụng KTQT …………………..63 2.4.2. Lý thuyết đại diện …………………………………………………………65 2.4.2.1. Nội dung lý thuyết ………………………………………………………65 2.4.2.2. Áp dụng lý thuyết đại diện vào việc vận dụng KTQT ……………………65 2.4.3. Lý thuyết xã hội học ………………………………………………………66 2.4.3.1. Nội dung lý thuyết ………………………………………………………66 2.4.3.2. Áp dụng lý thuyết xã hội học vào việc vận dụng KTQT ………………..67 2.4.4. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí …………………………………………68
- v 2.4.4.1. Nội dung lý thuyết ………………………………………………………68 2.4.4.2. Áp dụng lý thuyết lợi ích – chi phí vào việc vận dụng KTQT …………….68 2.5. So sánh về nội dung, điều kiện, nhân tố tác động vận dụng KTQT cho DNNVV với DN nói chung ………………………………………………………68 2.5.1. So sánh về nội dung, điều kiện……………………………………………………68 2.5.2. So sánh về các nhân tố tác động vận dụng KTQT...……………………………71 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU …………………………………..….74 3.1 Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………….74 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………….74 3.1.2. Khung nghiên cứu …………………………………………………………75 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………77 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT..78 3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính ……………………………………….79 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ………………………………………………79 3.3.2. Kết quả thảo luận chuyên gia ……………………………………………….81 3.3.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu………………………………………88 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ……………………………………..92 3.4.1. Xây dựng thang đo …………………………………………………………92 3.4.2. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu ………………………………95 3.4.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng ……………………………………………95 3.4.4. Mô hình hồi quy ……………………………………………………………96 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN . …………………99 4.1. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………99 4.1.1. Kết quả khảo sát về mối liên hệ giữa việc vận dụng KTQT và quy mô DN..99 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng …………………………………………...101 4.1.2.1. Bước 1: Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo ……………………..102 4.1.2.2. Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá …………………………………...106
- vi 4.1.2.3. Bước 3: Thực hiện kiểm định lại chất lượng thang đo mới ……………110 4.1.2.4. Bước 4: Phân tích hồi quy đa biến ……………………………………112 4.1.3. Thảo luận kết quả và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT vào các DNNVV Việt Nam …………………………..…………………116 4.1.3.1. Về các nhân tố ảnh hưởng ……………………………………………..116 4.1.3.2. Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ………………………………..117 4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu …………………………………………119 4.2.1. Đối với nhóm các nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước trong DN……….121 4.2.2. Đối với nhóm các nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường …………….122 4.2.3. Đối với nhóm các nhân tố văn hóa DN …………………………………..123 4.2.4. Đối với nhóm các nhân tố nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp……………………………………………………………………………124 4.2.5. Đối với nhóm các nhân tố quy mô doanh nghiệp …………………………125 4.2.6. Đối với nhóm các nhân tố chi phí cho việc tổ chức KTQT ……………….126 4.2.7. Đối với nhóm các nhân tố chiến lược DN…………………………………127 4.3. Một số giải pháp đề xuất từ hàm ý kết quả nghiên cứu …………………127 4.3.1. Giải pháp đối với các DN siêu nhỏ………………………………………127 4.3.2. Giải pháp đối với các DN nhỏ hoặc vừa …………………………………130 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………138 5.1. Kết luận ……………………………………………………………………..138 5.2. Kiến nghị ……………………………………………………………………139 5.2.1. Các kiến nghị đối với cơ quan ban ngành Chính phủ ……………………139 5.2.2. Các kiến nghị đối với cơ quan, trung tâm xúc tiến hỗ trợ DNNVV ……140 5.2.3. Các kiến nghị đối với bản thân DNNVV hoạt động tại Việt Nam ………140 5.2.4. 5.2.4. Các kiến nghị chung về đề xuất một số công cụ kỹ thuật KTQT.......141 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo …………………………………154 5.3.1. Những hạn chế của luận án ………………………………………………154
- vii 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………………………………154 Tài liệu tham khảo Phụ lục + Phụ lục 1 Bảng câu hỏi khảo sát. + Phụ lục 2 Danh sách các DNNVV phỏng vấn. + Phụ lục 3 Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận. + Phụ lục 1.1 Bảng tóm tắt một số công bố nước ngoài tiêu biểu nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng + Phụ lục 1.2 Bảng tóm tắt một số công bố trong nước tiêu biểu nghiên cứu về vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng + Phụ lục 4 Số liệu phân tích định lượng + Phụ lục 5 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo lần 1 + Phụ lục 6 Kết quả KMO và tổng phương sai được giải thích + Phụ lục 7 Kết quả Cronbach Alpha của thang đo lần 2 + Phụ lục 8 Kết quả hệ số hồi quy + Phụ lục 4-1 Các biểu mẫu phân tích CVP + Phụ lục 4-2 Các biểu mẫu dự toán + Phụ lục 4-3 Các biểu mẫu phân loại chi phí theo hành vi ứng xử + Phụ lục 4-4 Các biểu mẫu phân tích biến động dự toán + Phụ lục 4-5 Các biểu mẫu báo cáo bộ phận
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ACCA Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc AMT Kỹ thuật sản xuất tiên tiến ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BP Biến phí BPQLDN Biến phí quản lý doanh nghiệp CIMA Viện điều lệ kế toán quản trị CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung CP BH Chi phí bán hàng CP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp DN Doanh nghiệp DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNSX Doanh nghiệp sản xuất ĐP Định phí EFA Phân tích nhân tố khám phá EMA Kế toán quản trị môi trường EPM Quản lý hiệu suất doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu
- ix FTA Hiệp định thương mại tự do GĐTC Giám đốc tài chính GTGT Giá trị gia tăng KTQT Kế toán quản trị KTT Kế toán trưởng KTTC Kế toán tài chính IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế JIT Quản trị Just in Time IMA Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ MAPs Vận dụng kế toán quản trị M&A Mua bán và sát nhập NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NVL Nguyên vật liệu PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực SMA Kế toán quản trị chiến lược SX Sản xuất TCTD Tổ chức tín dụng TPP Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TQM Quản trị chất lượng toàn diện TM Thương mại TSCĐ Tài sản cố định VHDN Văn hóa doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XTTM Xúc tiến thương mại
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực theo các tiêu chí …………………………………………………………………...46 Bảng 2.1 Tiêu chí DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ………………47 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp kết quả thảo luận chuyên gia ……………………...77 Bảng 3.2 Thang đo quy mô doanh nghiệp ……….…………………………..81 Bảng 3.3 Thang đo văn hóa doanh nghiệp ..………………………………….81 Bảng 3.4 Thang đo trình độ nhân viên kế toán doanh nghiệp.………………..81 Bảng 3.5 Thang đo chiến lược kinh doanh .…………………………………..82 Bảng 3.6 Thang đo mức độ cạnh tranh thị trường …………………………….82 Bảng 3.7 Thang đo sự thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp……………………..82 Bảng 3.8 Thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam…83 Bảng 4.1 Bảng định nghĩa các biến …………………………………………...96 Bảng 4.2 Bảng kết quả khảo sát quy mô doanh nghiệp…..…………………...97 Bảng 4.3 Bảng kết quả khảo sát về xu hướng KQKD của DN ..……………...97 Bảng 4.4 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát về công cụ kỹ thuật KTQT...100 Bảng 4.5 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp……...102 Bảng 4.6 Cronbach Alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp(L2).....102 Bảng 4.7 Cronbach Alpha của thang đo văn hóa doanh nghiệp ……………....102 Bảng 4.8 Cronbach Alpha của thang đo văn hóa doanh nghiệp(L2)..………....102 Bảng 4.9 Cronbach Alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán DN……….103 Bảng 4.10 Cronbach Alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán DN(L2)….104 Bảng 4.11 Cronbach Alpha của thang đo chiến lược kinh doanh ………...…….104 Bảng 4.12 Cronbach Alpha của thang đo chiến lược kinh doanh(L2)..…...…….104 Bảng 4.13 Cronbach Alpha của thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường...….105 Bảng 4.14 Cronbach Alpha của thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường(L2)..105
- xi Bảng 4.15 Cronbach Alpha của thang đo cấu trúc doanh nghiệp………...….106 Bảng 4.16 Cronbach Alpha của thang đo cấu trúc doanh nghiệp(L2).…...….106 Bảng 4.17 Cronbach Alpha của thang đo khả năng vận dụng KTQT..…...….107 Bảng 4.18 Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần …………….....108 Bảng 4.19 Bảng phương sai trích lần thứ nhất ……………………………….109 Bảng 4.20 Bảng ma trận xoay ………………..……………………………….110 Bảng 4.21 Tổng hợp Cronbach Alpha của thang đo mới……………...…...….111 Bảng 4.22 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập .........113 Bảng 4.23 Bảng hệ số hồi quy ………………………………………………….114 Bảng 4.24 Bảng tóm tắt mô hình………………………………………………..115 Bảng 4.25 Bảng phân tích phương sai…………………………………………..115 Bảng 4.26 Bảng kiểm định Spearman …………………………………………..116 Bảng 4.27 Bảng vị trí quan trọng của các yếu tố………………………………..119
- xii DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1 Chu kỳ hoạch định và kiểm soát (Nguồn: ACCA 2014)……………….42 Hình 2.2 Sơ đồ các lý thuyết nền tảng tác động đến vận dụng KTQT ……. …... 61 Hình 2.3 Sơ đồ khung lý thuyết bất định cập nhật của Macy và Arunachalam....63 Hình 2.4 Sơ đồ khung lý thuyết bất định cập nhật của Chenhall……………....64 Hình 2.5 Khung lý thuyết đại diện Healy và Palepu (2001)…………………....66 Hình 2.6 Khung lý thuyết xã hội học Covaleski & ctg.(1996)...………………....67 Hình 2.7 Khung nghiên cứu của luận án ……........................................................76 Hình 2.8 Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT ……...78 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………….……...79 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi xin ý kiến chuyên gia….……...91
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập vào “Thế giới phẳng” theo xu hướng toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh truyền thống ngày càng có nhiều đối thủ tham gia, thay đổi nhanh hơn và ngày càng trở nên khó lường hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển của internet cũng như thương mại điện tử (e-commerce), nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và mạnh mẽ, làm thay đổi hẳn phương thức kinh doanh truyền thống (Thomas Friedman, 2005). Tuy nhiên, việc môi trường kinh doanh thay đổi đem lại cả nguy cơ lẫn cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như các ngành kinh tế. Doanh nghiệp đứng trước sự lựa chọn hoặc là tự đào thải, hoặc là thay đổi để kịp nhịp phát triển: thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp, về chiến lược cũng như triết lý quản trị; điều này làm cho doanh nghiệp ngày càng thích ứng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh hơn thông qua các quyết định kịp thời (Langfield-Smith et al., 2009). Khi bắt đầu xu hướng hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Với quy mô sản xuất nhỏ, tiếp cận nguồn vốn khó khăn, sử dụng lao động trình độ thấp … đặc biệt là chưa quen vận dụng các công cụ quản trị nói chung cũng như kế toán quản trị (KTQT) nói riêng nên các DNNVV gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với các công ty lớn, các tập đoàn nước ngoài. Theo các điều khoản chung khi tham gia vào WTO cũng như các tổ chức thương mại khác như ASEAN, hoặc là việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa VN và Liên minh kinh tế Á – Âu (vào ngày 29-5-2015 vừa qua) … thì theo lộ trình Việt Nam phải dỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan khiến việc giao thương trở nên thông suốt hơn, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn (Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, 2006). Trong 2015 Việt Nam đã tham gia ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) – đứng đầu khối ASEAN (15 hiệp định) và xếp thứ hạng cao trên thế giới trong đó nổi bật với sự kiện quan trọng là hoàn tất tham gia ký kết hiệp định Hợp
- 2 tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên một vấn đề đáng quan ngại ở đây là nền kinh tế của Việt Nam lại chậm đổi mới từ bên trong do đặc thù mới chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy các DNNVV không những không tận dụng được nhiều cơ hội mà lại phải đối diện với nhiều khó khăn do quá trình hội nhập tạo ra. Một khi môi trường kinh doanh thay đổi theo xu hướng hội nhập toàn cầu, một thách thức lớn đặt ra cho các nhà quản trị Việt Nam là phải vận dụng các công cụ kỹ thuật quản trị mới để ứng phó, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Và việc vận dụng KTQT sẽ tận dụng được các công cụ quản trị để giúp các nhà quản trị có được các thông tin kịp thời và thích hợp, hữu hiệu, hiệu quả nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước trên thế giới, việc giảng dạy đào tạo KTQT tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế toán công tác tại các DNNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng KTQT. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây, cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các DNNVV vẫn còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là trong thực tế tỷ lệ vận dụng KTQT trong các DNNVV nói chung còn rất thấp, các công cụ kỹ thuật KTQT được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản trị chưa cao. Việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam hoặc ngược lại. Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam là chủ đề quan trọng và cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam” để thực hiện luận án của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện nhằm xác định các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ
- 3 việc nhận diện nhân tố tác động và mức độ tác động của chúng, luận án gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, để từ đó có thể giúp các DNNVV tại Việt Nam hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong sân chơi hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu như sau: Q1: Thực trạng của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam trong thời gian qua? Q2: Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau? 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam đã, đang hoặc sẽ có ý định vận dụng dụng KTQT. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận án sẽ nhận diện các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Có nhiều nhóm nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN nói chung và DNNVV tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác sẽ sẽ chọn lọc những nhóm nhân tố phù hợp và mang tính chất đặc thù với nền kinh tế thị trường mới mở cửa của Việt Nam. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và nguồn lực thực hiện của luận án, tác giả giới hạn phạm vi tiến hành khảo sát các DNNVV chủ yếu nằm tập trung ở hai thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và các tỉnh lân cận hai thành phố đó, mục đích để đa dạng hóa sự khác biệt về nhân tố văn hóa, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh … giữa các vùng miền đặc trưng của Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số DNNVV tại các tỉnh, thành phố nhỏ ở miền Trung có nền kinh tế chậm phát triển trên cả nước để đa dạng hóa sự khác biệt các đặc trưng cơ bản về quy mô, trình độ lực lượng lao động…Thời gian khảo sát trong vòng 12 tháng kể từ tháng 01 năm 2015.
- 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và áp dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau: - Phương pháp định tính: dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến chuyên gia để xác định các nhóm nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho công tác khảo sát. - Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương (Chi- square), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 6.1. Những điểm mới của luận án Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học trong nước thực hiện trước đây thì luận án đã thực hiện được một số điểm mới như sau: - Thứ nhất, khám phá thêm các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. - Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam bằng các phương pháp định tính và định lượng. - Thứ ba, từ những khám phá đó tác giả đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.
- 5 6.2. Các đóng góp khoa học của luận án Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau: - Một là, thông qua việc tổng hợp thực tiễn vận dụng KTQT trong các DNNVV tại một số quốc gia và khu vực, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. - Hai là, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp đồng bộ để góp phần làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam. - Ba là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng như áp dụng trong thời gian tới tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án được thực hiện bao gồm tổng cộng có 154 trang, 09 hình vẽ và 37 bảng biểu minh họa, bổ trợ cho nội dung của bài viết. Xét chi tiết, ngoài phần mở đầu, kết luận chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và 09 phụ lục thì luận án được kết cấu thành 5 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị và các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị vào DNNVV. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
- 6 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Thông qua chương này, tác giả muốn cung cấp đến người đọc một bức tranh tổng quan về quá trình nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như trong nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận án. Từ đó tiến hành xác định khe hổng nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu của mình và bên cạnh đó, công tác tổng hợp các nghiên cứu trước đó cũng một phần nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của luận án này. 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Mặc dù các DNNVV đóng vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiên trên thế giới việc nghiên cứu về KTQT tại DNNVV được đánh giá là chưa đầy đủ (Marriott and Marriott, 2000; Mitchell and Reid, 2000). Các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV có thể tóm tắt ở một số mảng như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu tổng thể liên quan về sự thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp (DN) nói chung qua các giai đoạn phát triển của KTQT. Hiệp hội kế toán quốc tế (IFAC) vào năm 1998 đã tóm lược tiến trình phát triển của KTQT qua bốn giai đoạn. Theo đó giai đoạn một (trước những năm 1950) với trọng tâm xác định chi phí và kiểm soát tài chính. Trong giai đoạn này, KTQT chủ yếu liên quan đến các vấn đề nội bộ, đặc biệt là năng lực sản xuất. Và trong nửa đầu thế kỷ 20, việc vận dụng KTQT thịnh hành là sử dụng dự toán và kế toán chi phí. Tuy nhiên việc phổ biến về thông tin chi phí có khuynh hướng bị xem nhẹ, và việc sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định chỉ được khai thác một cách kém cỏi (Aston et al., 1995). Trọng tâm của KTQT trong giai đoạn hai (từ những năm 1950 – 1960) là cung cấp thông tin để phục vụ cho mục địch hoạch định và kiểm soát. IFAC (1998) đã mô tả KTQT trong giai đoạn này là “hoạt động quản trị nhưng trong vai trò của nhân viên”. Thông qua việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm, các nhân viên sẽ hỗ trợ cấp trên trực tiếp của mình. Quản trị kiểm soát giai đoạn này hướng đến sản xuất và quản lý nội bộ hơn là hướng về chiến lược và các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn