Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia. Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO TẤN HUY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CAO TẤN HUY CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGÔ TUẤN NGHĨA 2. TS TRẦN ĐỨC THẮNG HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Cao Tấn Huy
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ......................................................................... 13 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................... 13 1.2. Đánh giá khái quát những công trình liên quan đến luận án và những khoảng trống nghiên cứu ............................................................................... 24 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO VÙNG KINH TẾ CỦA QUỐC GIA .............................................................. 27 2.1. Khái niệm và vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia ................................................................................ 27 2.2. Một số lý thuyết và các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế .......................................................................... 39 2.3. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế .............. 57 Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2013-2018 ......................................... 64 3.1. Khái quát và phân tích Swot về thu hút đầu tư trực tiếp vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013 - 2018 ............................................................ 64 3.2. Đánh giá tác động của các yếu tố đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ .......................................................... 79 3.3. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong phát huy vai trò các yếu tố tác động đến thu hút fdi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ ....................... 105 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÙNG KINH TẾ ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN 2025 ...... 117
- iii 4.1. Bối cảnh yêu cầu mới thu hút đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ .............................................................................................. 117 4.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát huy yếu tố tác động nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hài hòa quan hệ lợi ích trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025 ................................................. 126 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 150 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 161
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CFA : Confirmatory Factor Analysis DN : Doanh nghiệp ĐT : Đầu tư ĐTNN : Đầu tư nước ngoài EFA : Exploratory Factor Analysis FDI : Foreign Direct Investment GDP : Gross Domestic Product GRDP : Gross Regional Domestic Product KCHT : Kết cấu hạ tầng KCN : Khu công nghiệp KTTĐ : Kinh tế trọng điểm KT-XH : Kinh tế - xã hội ML : Maximum Likehood OLS : Ordinary least squares UBND : Ủy ban Nhân dân
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .......................... 89 Bảng 3.2: Kết quả EFA của các yếu tố tác động đến thu hút FDI .................. 93 Bảng 3.3: Phân tích EFA với yếu tố quyết định đầu tư .................................. 95 Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan Pearson ................................................. 96 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình ..................................... 98 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định ANOVA ........................................................... 98 Bảng 3.7: Kết quả mô hình hồi quy ................................................................ 99 Bảng 3.8: Vốn FDI đăng ký và số dự án còn hiệu lực giai đoạn 2013 - 2018.. 107 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa .................................................101 Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số của phần dư............................................................102 Biểu đồ 3.3: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018 .............................................................................108 Biểu đồ 3.4: Tổng vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2013-2018......................................................................109 Biểu đồ 3.5: Tổng dự án đầu tư nước ngoài tại các tỉnh thành vùng kinh tế Đông Nam Bộ 2013-2018 .............................................................110 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ ..................................................... 8 Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu ............................................................ 10 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI cho vùng Đông Nam Bộ ...................................................................... 79
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thu hút đầu tư (ĐT) trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm góp phần bổ sung vào nguồn lực phát triển còn nhiều hạn chế của Việt Nam là một hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Thực tế cho thấy hơn 30 năm qua, kể từ 1987, khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành ở Việt Nam thì hoạt động thu hút đầu tư đã đạt nhiều thành tựu đặc biệt quan trọng trong kích thích kinh tế phát triển, kiềm chế lạm phát, giải quyết việc làm... Xét về quy mô, dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã gia tăng một cách ngoạn mục từ 341,7 triệu USD năm 1988 [50] lên 340.159,445 triệu USD vào cuối năm 2018 (tăng hơn 200 lần) [18]. Kết quả này đã góp phần đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trở thành một bộ phận rất quan trọng với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của Việt Nam hiện nay. Cùng với xu hướng phát triển chung của Việt Nam thì thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. So với nhiều vùng kinh tế của Việt Nam, trong 03 thập kỷ vừa qua, vùng kinh tế Đông Nam Bộ là một điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết năm 2018, thì lũy kế dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đã đạt mức 143,288.31 triệu USD chiếm 42,12% của cả nước [18]. Nguồn lực vốn, kỹ thuật, công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang đóng góp rất quan trọng vào quy mô tăng trưởng cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Có được những thành công vượt bậc phải kể đến việc phát huy vai trò của các yếu tố thuộc về tiềm năng, lợi thế, môi trường đầu tư của toàn vùng. Tuy nhiên, bên những kết quả quan trọng nêu trên, xét về xu hướng trong một số năm gần đây, dòng vốn FDI vào khu vực Đông Nam Bộ có dấu hiệu chững lại. Có nhiều nguyên nhân tác động đến chiều hướng của dòng vốn FDI vào vùng Đông Nam Bộ, vấn đề đặt ra là liệu có phải dư địa của việc phát huy vai trò của các
- 2 yếu tố tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ có chiều hướng thu hẹp dần? Ngoài các yếu tố truyền thống như lợi thế về kết cấu hạ tầng (KCHT), nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ công, chi phí đầu vào cạnh tranh, môi trường sống và làm việc, cơ chế thu hút đầu tư tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, liệu còn có những yếu tố nào nữa đang tác động và có thể là rào cản hay thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong bối cảnh mới? Đây là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu làm rõ đối với thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Về mặt lý luận, nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung, và nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều cán bộ lãnh đạo các cấp tại Việt Nam. Trên thế giới và kể cả ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, kết quả cho thấy: các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu về thu hút dòng vốn FDI chủ yếu là sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp [25]; [26]; [49]; [62]; [72]; [78] hoặc sử dụng dữ liệu sơ cấp [23]; [29] để xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc thu hút dòng vốn FDI chảy vào một quốc gia [23]; [25]; [26]; [49]; [62]; [72] hoặc một tỉnh cụ thể [29]; [78] mà chưa có nghiên cứu xem xét về thu hút dòng vốn FDI ở cấp độ vùng, nhất là vai trò và tác động của yếu tố liên kết (liên kết giữa các tỉnh) trong việc thu hút dòng vốn FDI cần được làm rõ song chưa được đề cập đủ mức ở các công trình nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nhiều biện pháp thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng gần đây, có nhiều yếu tố tác động đã được phân tích. Song vấn đề rất cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm kiếm, phát hiện những yếu tố mới đang là rào cản, kìm hãm hoặc có tiềm năng để tiếp tục tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của toàn vùng
- 3 và nhất là đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các địa phương trong vùng với các nhà đầu tư nước ngoài. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ” làm đề tài nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia. Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia. Trong đó, các yếu tố nội tại của vùng, các yếu tố bên ngoài vùng, yếu tố liên kết vùng ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế. Hai là, phân tích làm rõ vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI và tác động của FDI ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ năm 2013 đến 2018. Đề xuất kiến nghị và giải pháp phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI và vùng kinh tế. Trong đó, có mối quan hệ giữa các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi về mặt nội dung: Do việc tiếp cận về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào vùng kinh tế của một quốc gia có thể được triển khai với nhiều góc độ khác nhau, cho nên, trong luận án này, tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án chỉ tập trung trọng tâm vào hai nhóm yếu tố: * Nhóm thứ nhất: nhóm các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế (bao hàm: tình hình thế giới; chiến lược của nhà đầu tư; tiềm lực tài chính của nhà đầu tư; trình độ công nghệ của các dự án; áp lực cạnh tranh giữa các vùng kinh tế). * Nhóm thứ hai: nhóm các yếu tố bên trong vùng kinh tế (bao hàm: sự ổn định KT-XH; môi trường chính trị an ninh của vùng; điều kiện tự nhiên của vùng; quy hoạch và chính sách phát triển của vùng; công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền các địa phương; KCHT; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu của địa phương trong vùng; môi trường sống và làm việc và đặc biệt là sự liên kết giữa các địa phương trong vùng). Tuy vậy khi thực hiện phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, luận án chỉ tập trung vào bảy yếu tố cơ bản gồm: Một là, yếu tố KCHT. Hai là, yếu tố cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Ba là, yếu tố liên kết vùng. Bốn là, yếu tố nguồn nhân lực. Năm là, yếu tố chất lượng dịch vụ công trong vùng. Sáu là, yếu tố môi trường sống và làm việc. Bảy là, yếu tố thương hiệu địa phương. Phạm vi về mặt không gian: Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu thực tiễn và đề xuất giải pháp thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Sở dĩ là vì do nguồn số liệu và khả năng dữ liệu có hạn và phù hợp với thực tế địa phương và có thể kiểm chứng được nguồn số liệu tin cậy.
- 5 Phạm vi về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng từ năm 2013 đến năm 2018 (6 năm). Đây là thời gian mà các dư địa phát huy tác dụng của các yếu tố tác động cũ đã và đang bộc lộ rõ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 4.1. Về cơ sở lý luận của luận án Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các văn kiện của Đảng; Chiến lược phát triển KT-XH; chính sách thu hút vốn FDI của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam, vùng kinh tế Đông Nam Bộ; đồng thời tham khảo một số lý thuyết kinh tế, những nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về FDI và tác động của các yếu tố đến thu hút FDI, về vấn đề quy hoạch phát triển vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Tác giả dựa trên các giả định là sẵn có các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Do ở Việt Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối chính sách vùng đủ mạnh vì vậy chính quyền các địa phương trong vùng phải có chính sách thích hợp nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và tạo điều kiện cho họ hoạt động hiệu quả trong Vùng. Chính vì vậy, hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò của chính quyền địa phương trong tổng thể vùng kinh tế Đông Nam Bộ cùng đặt trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án * Phương pháp luận và tiếp cận Dựa trên hệ nhận thức đã có, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được tác giả sử dụng đồng thời tiếp cận kết hợp giữa nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát) để điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và nghiên cứu định lượng (thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát) để thực hiện kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án.
- 6 Phương pháp nghiên cứu truyền thống được sử dụng bao gồm: trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê dữ liệu được sử dụng trong các chương 1, chương 2 và chương 3 của luận án khi phân tích và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu; hệ thống hóa vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hệ thống hóa các lý thuyết về các yếu tố tác động tới thu hút FDI vào vùng kinh tế; phân tích các yếu tố tác động và kinh nghiệm phát huy vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế trong chương 2 và chương 3 của luận án. Luận án này cũng sử dụng phương pháp SWOT khi nghiên cứu thực trạng tại chương 3 và phương pháp dự báo khi nghiên cứu nội dung chương 4 trong đó có nội dung về bối cảnh tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê qua về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài các năm 2018; 2017, 2016, 2015, 2014, 2013 xét riêng đối với vùng kinh tế Đông Nam Bộ. * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập trung và điều tra khảo sát. Cụ thể: - Thảo luận nhóm: Tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung cùng các đối tượng khảo sát là các chuyên gia để xác định lại các yếu tố tác động đến hài lòng của nhà đầu tư, vai trò của liên kết vùng trong thu hút đầu tư; và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu (có danh sách chuyên gia tại Phụ lục 1). - Điều tra khảo sát: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện, trải qua hai bước: Bước 1: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên để điều chỉnh cấu trúc thang đo. Bước 2: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát (diễn giải chi tiết ở mục 3.3 của luận án) để tiến hành phân tích dữ liệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
- 7 - Công cụ xử lý thông tin: Sau khi thu thập dữ liệu từ các bảng khảo sát, tác giả tiến hành phân loại và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0. - Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu: Tác giả sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). Tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - Ordinary least squares) được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. * Về quy trình nghiên cứu Trước tiên, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm: hai nội dung nghiên cứu cơ bản: (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan) để thiết kế dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát nhằm điều chỉnh mô hình và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Kế tiếp, thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ trên cỡ mẫu là 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Tác giả phân tích độ tin cậy của dữ liệu thông qua hệ số Cronbach’Alpha, sau đó phân tích các nhân tố khám phá bằng phương pháp EFA nhằm sàng lọc thang đo và xác định cấu trúc thang đo dùng cho nghiên cứu chính thức. Cuối cùng, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức để tiến hành đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua điều tra khảo sát 300 doanh nghiệp (DN) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính (OLS - ordinary least squares) để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Các bước trong quy trình nghiên cứu được tác giả trình bày như hình 1.1.
- 8 Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ Nguồn: Xây dựng của tác giả Mẫu nghiên cứu Tác giả Hair và cộng sự (2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích trong mô hình. (i) Mức tối thiểu Min = 50. (ii) Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1.
- 9 Nếu N < mức tối thiểu thì sẽ chọn mức tối thiểu. Trường hợp mô hình có m thang đo và Pj là số biến quan sát thứ j thì kích thước mẫu tối thiểu được xác định như sau: m N kPj j 1 Trong nghiên cứu của mình, tác giả dự kiến có 05 biến quan sát để đo lường khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và 36 biến quan sát dùng để đo lường 7 yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu theo tác giả Hair và cộng sự (2006) phải là: N = (05 + 36) * 5 = 205. Do vậy, tác giả phải thực hiện khảo sát ít nhất là 205 doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu, tác giả thực hiện khảo sát 400 doanh nghiệp. Phương pháp lấy mẫu Có nhiều phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và có thể được chia ra làm 02 nhóm chính: (i) Phương pháp chọn mẫu theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các nhà nghiên cứu biết được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử; (ii) Phương pháp chọn mẫu không theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên. Tổng hợp các phương pháp chọn mẫu được trình bày trong hình 1.2.
- 10 Hình 1.2: Các phương pháp chọn mẫu Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang [40] Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên trong quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả kiểm định chỉ mang ý nghĩa là với dữ liệu hiện có, chúng ta chấp nhận hay từ chối mô hình và các giả thuyết nghiên cứu này chứ không khẳng định được là chúng đúng hay sai. Tất nhiên, nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thì tính tổng quát của kết quả sẽ cao hơn nhưng thời gian và chi phí cũng tăng theo. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện đề tài nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát bằng bảng câu hỏi chính thức. Về kỹ thuật xử lý dữ liệu Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích EFA, phương pháp phân tích CFA và hồi quy OLS được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 5.1. Về ý nghĩa lý luận Một là, đề tài xác định và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư (theo cách tiếp cận theo góc độ về hành vi của nhà đầu tư) và tìm ra
- 11 được một điểm mới so với các nghiên cứu trước là đó là yếu tố liên kết vùng có tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với các công trình đã công bố, tiếp cận các yếu tố tác động đến thu hút FDI thường các tác giả mới tập trung vào phân tích định tính tác động tích cực, tiêu cực mà ít được kiểm định và lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố đó tới thu hút FDI vào vùng kinh tế. Luận án này sẽ phân tích trên cơ sở lượng hóa các mức độ và mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào vùng kinh tế. Mặt khác, trong hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố, tác động của các yếu tố liên kết vùng chưa được đề cập. Trong nghiên cứu của luận án này, tác giả xem xét tới sự ảnh hưởng của yếu tố liên kết vùng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế. Hai là, luận án phát triển thang đo thu hút đầu tư và các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế. Ba là, luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia trong bối cảnh dịch chuyển các dòng vốn đầu tư đang diễn ra nhanh trên thế giới, đóng góp thêm thông tin và tri thức vào lĩnh vực nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ ra những tiêu chí để đánh giá về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế. 5.2. Về ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực để tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI vào vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới dựa trên các kết quả phân tích mức độ tác động của các yếu tố đã được chỉ ra. Luận án cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Cụ thể: Một là, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - Việt Nam để từ đó có được tư duy và cách thức mới nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- 12 Hai là, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo về FDI, về thu hút FDI vào vùng kinh tế cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, những người quan tâm tới chủ đề. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp vào vùng kinh tế của quốc gia Chương 3. Phân tích tác động của các yếu tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế đông nam bộ giai đoạn 2013-2018 Chương 4. Giải pháp phát huy các yếu tố tích cực nhằm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vùng kinh tế đông nam bộ đến 2025.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và nghiên cứu làm rõ các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là chủ đề có tính hấp dẫn đối với nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các tác giả trong và ngoài nước. Trong đó, có thể nêu ra những nhóm công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả quốc tế tiêu biểu * Nhóm các nghiên cứu bàn về sự xuất hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài Lý thuyết về xuất khẩu tư bản của V.I. Lênin cho rằng: “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó là sự tự do cạnh tranh hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hóa. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản” [61, tr.402]. Xuất khẩu tư bản mà Lênin nghiên cứu vào đầu thế kỷ XX với mục đích là lợi nhuận. Xuất khẩu tư bản và đầu tư nước ngoài hiện nay cũng có điểm khác nhau: xuất khẩu tư bản để giải quyết vấn đề dư thừa tương đối tư bản. Xuất phát từ việc xem xét chu kỳ sản phẩm, Akamatsu Kaname trong bài: “A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries” (Một mẫu lịch sử của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [67] đã cho rằng, sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách thu hút vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn