Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 9
download
Luận án "Chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, góp phần tăng thu cho NSNN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- VANNAVONGXAY PHOUKHAOKHAM CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- VANNAVONGXAY PHOUKHAOKHAM CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. QUÁCH ĐỨC PHÁP HÀ NỘI - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Vannavongxay Phoukhaokham
- ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ......................................................................................................................... i Mục lục..................................................................................................................................ii Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................. v Danh mục các bảng .............................................................................................................vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án ............................................................................ 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ............................................................ 3 6. Bố cục của Luận án ................................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ........................................ 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới ...................................................... 7 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................... 8 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án và câu hỏi nghiên cứu đặt ra .......................11 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án .............................................................11 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................11 Kết luận chương 1 ..............................................................................................................11 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI .................13 2.1. Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai ......................................................................13 2.1.1. Đất đai và vai trò của đất đai ............................................................................13 2.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai.............................................................................23 2.2. Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ..................................................27 2.2.1. Khái niệm chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ......................27 2.2.2. Nội dung cơ bản của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ...............................................................................................................29 2.2.3. Vai trò của chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai .....................37
- iii 2.3. Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ......................40 2.3.1. Chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ở một số nước trên thế giới ..............................................................................................................40 2.3.2. Nhận xét về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ở các nước và bài học kinh nghiệm cho Lào ...........................................................58 Kết luận chương 2 ..............................................................................................................63 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ ĐẤT ĐAI VÀ CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO.............................................................................................................64 3.1. Khái quát chung về đất đai và thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .............................................................................64 3.2. Thực trạng về chính sách thu ngân sách nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .......................................................................................66 3.2.1. Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp.......................................................70 3.2.2. Chính sách thuế đất xây dựng ..........................................................................72 3.2.3. Chính sách thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu nhập từ cho thuê đất .........................................................................................74 3.2.4. Chính sách thu tiền sử dụng đất .......................................................................75 3.2.5. Chính sách thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước ............................................76 3.2.6. Chính sách lệ phí trước bạ ................................................................................79 3.3. Đánh giá về chính sách thu đối với đất đai của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ..............................................................................................................................80 3.3.1. Những kết quả đã đạt được ..............................................................................80 3.3.2. Những tồn tại.....................................................................................................85 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................................90 Kết luận chương 3 ..............................................................................................................94 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI............................................................................95 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới ........................95
- iv 4.2. Quan điểm định hướng quản lý và yêu cầu hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới..................................99 4.2.1. Định hướng quản lý đất đai của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ..............99 4.2.2. Quan điểm định hướng về hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .............................................................101 4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới ............................................................................104 4.3.1. Ban hành Luật Thuế sử dụng đất ...................................................................105 4.3.2. Bổ sung đối tượng giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất ..................112 4.3.3. Quy định cơ chế điều tiết phần giá trị tăng thêm của đất do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng .......................................................................................113 4.3.4. Bổ sung đối tượng miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất .....................116 4.3.5. Sửa đổi đơn giá thuê đất .................................................................................117 4.3.6. Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất ..........................................................................................................118 4.4. Giải pháp hỗ trợ .........................................................................................................120 4.4.1. Hướng dẫn việc áp dụng Luật Đất đai năm 2019 .........................................120 4.4.2. Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch .......................................................................................................122 4.4.3. Khẩn trương hoàn thành tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..........................................................................................................123 4.4.4. Phát triển thị trường bất động sản ..................................................................123 4.4.5. Khẩn trương hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.............................................................................................................124 4.4.6. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện ......................................125 Kết luận chương 4 ............................................................................................................126 KẾT LUẬN .....................................................................................................................128 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................................................131 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................132 PHỤ LỤC.........................................................................................................................136
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BĐS Bất động sản 2 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 3 CNH-HDH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 4 CSTK Chính sách tài khóa 5 CSTT Chính sách tiền tệ 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 KT-XH Kinh tế - xã hội 8 NSNN Ngân sách nhà nước 9 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 10 SDĐ Sử dụng đất 11 TTQSDĐ Thị trường Quyền sử dụng đất 12 UBND Ủy ban nhân dân
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân loại thuế đối với đất đai của Đài Loan .................................. 49 Bảng 2.2: Định suất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp ................................. 55 Bảng 3.1: Diện tích và dân số của CHDCND Lào và một số nước Đông Nam Á ............................................................................................................. 65 Bảng 3.2: Định giá tính thuế sử dụng đất nông nghiệp .................................. 70 Bảng 3.3: Định giá tính thuế đất xây dựng ..................................................... 73 Bảng 3.4: Số thu NSNN từ đất đai trong những năm qau .............................. 84 Bảng 3.5: Tỷ lệ động viên thuế sử dụng đất so với GDP của Lào so với các nước........................................................................................................... 85 Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của CHDCND Lào giai đoạn 2012- 2021 ................................................................................................................. 97
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất đai vừa là địa bàn phân bổ và sinh sống của dân cư, vừa là nguồn tài nguyên quý hiếm, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế của mối quốc gia. Dân số ngày một tăng lên nhanh chóng, nhưng diện tích đất đai chỉ có hạn và đang có xu hướng bị thu hẹp do sử dụng lãng phí và nước biển dâng. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng tiết kiệm và hợp lý đất đai nhằm khai thác tiềm năng kinh tế từ đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở từng nước đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của thế giới ngày nay. Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là một trong một số ít nước đang còn lợi thế là “Đất rộng người thưa”, có mật độ dân số vào hàng thấp nhất trong khu vực và thế giới (chỉ khoảng dưới 30 người/1km2). Đây cũng là một lợi thế của đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình hiện nay. Để khai thác tiềm năng này, thời gian qua Nhà nước Lào đã ban hành một hệ thống chính sách thu đối với đất đai, như chính sách thuế, phí đối với sử dụng đất đai, chính sách thu tiền khi giao đất, cho thuê đất,... Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Số thu từ đất đai chưa tới 1% tổng số thu ngân sách nhà nước hàng năm. Một trong những nguyên nhân quan trọng trực tiếp là hệ thống chính sách thu đối với đất đai còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và chưa thật phù hợp với cơ chế quản lý Nhà nước đối với đất đai trong bối cảnh tình hình hiện nay. Xuất phát từ tình hình và yêu cầu cấp thiết nói trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình là vấn đề “Chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”. Với lý do đó, việc nghiên cứu đề tài này là có tính cấp thiết và có tính thời sự cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
- 2 - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, góp phần tăng thu cho NSNN. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về đất đai và chính sách thu NSNN đối với đất đai. + Phân tích, đánh giá chính sách thu NSNN đối với đất đai ở CHDCND Lào hiện hành, rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với đất đai ở CHDCND Lào trong thời gian tới, nhằm góp phần tăng thu cho NSNN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Là chính sách thu ngân sách của Nhà nước đối với đất đai. * Phạm vi nghiên cứu của Luận án: - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước với người sở hữu (sử dụng) đất, gồm: quan hệ sở hữu đất đai, quan hệ chuyển giao quyền sở hữu (sử dụng) đất đai, quan hệ phân phối thu nhập từ việc sở hữu (sử dụng) đất. Việc nghiên cứu chính sách thu đối với đất đai được tiến hành trên toàn lãnh thổ Lào, có tham khảo một số nước trên thế giới với mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện chính sách thu đối với CHDCND Lào. - Về thời gian: Chính sách thu đối với đất đai được nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống từ thời kỳ phong kiến, tuy nhiên chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách thu đối với đất đai hiện hành và đề xuất hoàn thiện trong thời gian đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu
- 3 Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích hệ thống, phân tích chứng minh, so sánh bằng số liệu thống kê và hệ thống hoá xử lý các tài liệu kết hợp cả phương pháp điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tế. Nguồn số liệu sử dụng bao gồm: Các số liệu từ các báo cáo, kết quả công bố của một số cuộc điều tra, tổng kiểm kê đất đai trên cả nước, số liệu thống kê, tổng hợp của các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính Lào (Vụ thuế, Vụ Ngân sách Nhà nước, Cục Quản lý công sản), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Quản lý Đất đai), Tổng cục Thống kê… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Về mặt lý luận, Luận án góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đất đai, nguồn tài chính từ đất đai, bản chất nguồn thu NSNN từ đất đai và chính sách thu đối với đất đai. Về mặt thực tiễn, đất đai là tài nguyên quốc gia có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đây là vấn đề đổi mới cơ chế, chính sách đang được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm. Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai trong thời gian tới. Những giải pháp này có ý nghĩa định hướng cho công tác hoạch định chính sách, phù hợp với chương trình cải cách và hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách thu NSNN mà Đảng và Nhà nước Lào đã đặt ra cho thập niên sắp tới. 6. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- 4 Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đất đai và chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai Chương 3: Thực trạng về đất đai và chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chính sách thu đối với đất đai là công cụ không thể thiếu để Nhà nước quản lý đất đai bằng biện pháp kinh tế và huy động nguồn tài chính từ đất đai thành quỹ tiền tệ tập trung của NSNN. Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chính sách thu NSNN đối với đất đai với cách tiếp cận khác nhau và có nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau. Trong phạm vi Luận án trình bày một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau đây mà nghiên cứu sinh sưu tầm được: 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Ở CHDCND Lào, vấn đề đất đai và chính sách thu đối với đất đai cũng được quan tâm dưới các hình thức như: Luật đất đai, luật thuế, luật tài sản và đã được đề cập trong một số hội thảo, chuyên đề tốt nghiệp về đất đai ở Lào. Cụ thể đã có một số đề tài nghiên cứu sau đây: - Đề tài “Quản lý đất nông nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Tác giả Khamchen VONGPHOSI (2009), chuyên đề tốt nghiệp đại học. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung vào việc phân tích đánh giá tình hình quản lý đất nông nghiệp ở CHDCND Lào nói chung, chưa phân tích một cách toàn diện, chưa nói đến vấn đề nguồn thu từ đất. Cơ bản đề tài nghiên cứu mới liệt kê tình hình quản lý đất nông nghiệp đánh giá một cách chung chung, chưa cụ thể. Các giải pháp được đề xuất cơ bản mang tính tổng thể về quản lý đất nông nghiệp [11]. - Đề tài “Quản lý và sử dụng đất đai ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Tác giả Phonvixay SISAMUT, (2010) Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung vào việc phân tích đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở CHDCND Lào nói chung, chưa phân tích một cách toàn
- 6 diện, chưa gắn với chính sách thu. Cơ bản đề tài nghiên cứu mới liệt kê tình hình quản lý và sử dụng đất đai đánh giá một cách chung chung, chưa cụ thể. Các giải pháp được đề xuất cơ bản mang tính tổng thể, chưa có đề xuất nhóm các giải pháp về tài chính trong nghiên cứu này [12]. - Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý đất đai ở Thành phố Viêng Chăn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Tác giả Vixay PAKOMTHONG, (2011) Chuyên đề tốt nghiệp đại học. Trong đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung vào việc phân tích đánh giá tình hình quản lý đất đai ở Thành phố Viêng Chăn CHDCND Lào nói chung, chưa gắn với nguồn thu tài chính từ đất đai. Cơ bản đề tài nghiên cứu mới liệt kê tình hình quản lý đất đai đánh giá một cách chung chung, chưa cụ thể. Các giải pháp được đề xuất cơ bản mang tính tổng thể, các giải pháp tài chính chưa được đề xuất trong nghiên cứu này [40]. - Đề tài “Giải pháp khai thác nguồn tài chính từ đất đai trên địa bản Thành phố Viêng Chăn Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” Luận văn thạc sĩ của tác giả Bunlom LATTHANHOT (2011), Học viện tài chính Việt Nam (tổ chúc tại Lào). Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đất đai, các nguồn thu từ đất đai. Phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách từ đất đai ở Thành phố Viêng Chăn. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm khai thác nguồn tài chính từ đất đai trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn [2]. - Đề tài “Hoàn thiện chính sách thu thuế ở CHDCND Lào”, Luận án Tiến sỹ của Vongphachanh (2018), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã hệ thống hóa lý luận về quản lý thu thuế, đặt quản lý thu thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với quản lý thu thuế. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế ở CHDCND Lào. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện quản lý thu thuế ở CHDCND Lào. Thực trạng và giải pháp đã một phần đề cập đến vấn đề quản lý thuế trong đó có quản lý
- 7 thuế đối với đất đai, tuy các giải pháp mang tính tổng thể về chính sách thu đối với đất đai chưa được tác giả đề cập một cách cụ thể [41]. Qua nội dụng chính của các chuyên đề và luận văn, Luận án trên cho thấy, các tác giả đều nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc quản lý đất đai. Một đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là khai thác nguồn tài chính từ đất đai của một địa phương. Các đề tài cơ bản đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác nguồn thu từ đất đai ở một số địa phương và trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cho đến nay, khi nghiên cứu về chính sách thu đối với đất đai ở CHDCND Lào chưa có một công trình nào nghiên cứu chính thức. Trong bối cảnh phát triển mới của đất nước trong hội nhập sâu rộng như hiện nay ở Lào, việc triển khai nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đất đai đặc biệt là chính sách thu đối với đất đai để đề xuất một hệ thống các giải pháp tài chính nhằm tạo nguồn thu cho NSNN và tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai có chất lượng và hiệu quả hơn cho NSNN là rất cấp thiết. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới Trong thực tế, vấn đề đất đai và chính sách thu đối với đất đai đã được các quốc gia phát triển quan tâm nghiên cứu từ rất sớm: Dr William J MCCluskey (năm 2013) “Kinh nghiệm của các nước trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển có điều kiện tương đồng với Việt Nam liên quan đến chính sách thuế bất động sản”[9]; Jay K. Rosengard (năm 2011) “Cải cách thuế bất động sản tại các nước đang phát triển” [44]. Trong nghiên cứu của Dr William J MCCluskey tác giả đã giới thiệu một cách có hệ thống chính sách thuế bất động sản ở một số nước trên thế giới đang áp dụng hiện nay. Tác giả đưa ra cơ sở tính thuế, ai phải trả thuế, cơ quan nào quản lý thuế bất động sản; tùy theo tính chất của từng loại thuế và pháp luật về xây dựng cơ chế quản lý thuế để các nhà quản lý thuế có thể hoạt động ở cấp quốc gia (trên phạm vi cả nước) hay cấp địa phương (từng địa phương). Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến hệ thống chính sách thuế về bất
- 8 động sản mà chủ yếu là nhà chưa nói đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất. Theo tác giả Jay K. Rosengard đưa ra các nguyên tắc cải tổ trong cải cách thuế bất động sản tại các nước đang phát triển đó là hiệu quả phân bổ và quản lý công bằng theo chiều dọc hoặc chiều ngang và tính bền vững của hệ thống. Điều này tạo ra được nguồn thu một cách bền vững về mặt tài chính, thúc đấy sự minh bạch trong chính sách và rõ ràng về hành chính; sử dụng các biện pháp khuyến khích dành cho cá nhân và tổ chức, tuyên truyền thông tin cho công chúng; tạo thuận lợi cho thay đổi về chính sách thuế, cơ chế hành chính và hành vi con người; cải thiện dịch vụ, liên kết giữa chính sách với thực tiễn cũng như cơ chế quản lý của nhà nước, thực hiện theo từng giai đoạn. Tác giả đưa ra kinh nghiệm cải cách về chính sách thuế bất động sản của Inđônêxia, Philippin, Jamaica… Tác giả mới chỉ đề cập đến việc cải cách chính sách thuế về bất động sản, các biện pháp cải cách về chính sách thuế bất động sản để nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, liên kết giữa chính sách với thực tế chưa tiếp cận đến vấn dề quản lý nhà nước về các khoản thu từ đất nói chung. Nghiên cứu về cải cách hệ thống thuế BĐS, nổi trội trong khu vực là các nghiên cứu về cải cách thuế BĐS của Inđônêxia. Jay K. Rosengard (1998) [44] đã hệ thống các thành công của ngành thuế Inđônêxia sau 6 năm nghiên cứu hoàn thiện chính sách và cơ chế thuế BĐS trên cơ sở hợp nhất từ 7 luật thuế khác nhau liên quan đến BĐS. Thành công trong cải cách thuế của Inđônêxia không những là có một hệ thống thuế rõ ràng, thống nhất, đơn giản và phổ biến mà điểm nổi bật nhất của cải cách này là hệ thống điểm nộp thuế (Sistem Tempat Pembaya - SISTEP), sau một năm thực hiện, hiệu quả thu thuế tăng từ 65% đến 79%. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc sử dụng đất đai và chính sách thu ngân sách từ đất đai ở Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác nhau như:
- 9 Trong đề tài: “Hệ thống thuế thống nhất đối với việc sử dụng đất ở Việt Nam Khả năng và điều kiện áp dụng”, năm 2002, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính, Bạch Thị Minh Huyền đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng thống nhất đất đai ở Việt Nam. Tuy vậy, do yếu tố thời gian, hệ thống số liệu của đề tài đã trở nên lạc hậu [1]. Trong đề tài: “Chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và bất động sản phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, năm 2003, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính, Phạm Đức Phong, đã nghiên cứu hệ thống chính sách tài chính nói chung dưới góc độ khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cho mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước, chưa nghiên cứu tập trung vào vấn đề thu NSNN [13]. Trong công trình Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hồ Đông “Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai ở Việt Nam”, năm 2001. Luận án này đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu vào đất và từ thực tế quản lý thuế thu vào đất đai đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thuế thu vào đất đai ở Việt Nam [16]. Trong công trình Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Chu Thị Thuỷ Chung về “Hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam”, năm 2009. Luận án đã đi sâu phân tích chính sách thu của Nhà nước trong quá trình thực hiện các mối quan hệ giữa Nhà nước - người đại diện chủ sở hữu tài nguyên quốc gia với mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất; quan hệ giữa nhà nước - người quản lý xã hội trong việc quản lý các mối quan hệ giữa những người sở hữu đất với nhau và phân tích, đánh giá chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam, rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam [4].
- 10 Trong công trình Đề tài cấp Bộ của tác giả Trương Bá Tuấn “Xây dựng và áp dụng thuế bất động sản ở Việt Nam”, năm 2014. Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về vai trò, tác động và phạm vi ảnh hưởng của việc áp dụng chính sách thuế bất động sản; Tổng hợp, phân tích kinh nghiệm về áp dụng thuế bất động sản của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra các hàm ý chính sách cho việc nghiên cứu và áp dụng thuế bất động sản ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các nước đang phát triển và những nước có điều kiện phát triển tương đồng với Việt Nam; Nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách thu liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thời gian qua, xác định các tiền đề về điều kiện về khả năng áp dụng thuế bất động sản ở Việt Nam thời gian tới. Đề tài đã chỉ ra rằng trong xu thế cải cách thuế gần đây trên thế giới, cải cách thuế bất động sản đã và đang được coi là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy quá trình phân cấp tài khóa cho chính quyền địa phương, nhất là đối với yêu cầu về mở rộng không gian tài khóa cho chính quyền địa phương. So với các loại thuế khác, thuế bất động sản có nhiều ưu điểm, nhất là trong việc tạo nguồn thu cho địa phương. Đây là một khoản thu được xem là ổn định do cơ sở tính thuế ít biến động so với các biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Tuy nhiên, thuế bất động sản cũng có một số nhược điểm. Trong đó, nhược điểm lớn nhất của sắc thuế này là số lượng đối tượng nộp thuế lớn và chi phí quản lý cao [32]. Trong công trình Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thành Hưng “Quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất ở Việt Nam”, năm 2016. Luận án này đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận về nội dung quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất; xây dựng ba nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu thuế và lệ phí liên quan đến sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất, từ
- 11 đó rút ra kết luận về những kết quả đạt được, hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất ở Việt Nam. Đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khoản thu từ đất [26]. Ở Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách thu đối với đất đai khá nhiều; các công trình đã nghiên cứu ở các góc độ, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về thực trạng và có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai. Đây là những bài học kinh nghiệm tốt cho CHDCND Lào có thể tham khảo trong nghiên cứu luận án. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án và câu hỏi nghiên cứu đặt ra 1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án Cho đến nay chưa có một luận án tiến sỹ nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở CHDCND Lào. Cho nên khoảng trống nghiên cứu của luận án này là rất rộng và gần như phải nghiên cứu từ đầu về tất cả các nội dung từ lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thu NSNN nhà nước đối với đất đai ở CHDCND Lào. 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận án này tập trung giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Dựa trên cơ sở luận cứ nào để nghiên cứu đề tài luận án này? - Thực trạng tình hình về đất đai và chính sách thu NSNN đối với đất đai ở CHDCND Lào như thế nào? Có những tồn tại gì? Và nguyên nhân vì sao? - Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách thu NSNN đối với đất đai ở CHDCND Lào trong thời gian tới? - Có những khuyến nghị gì để đảm bảo thực hiện được những giải pháp đã đề xuất? Kết luận chương 1
- 12 Trong chương 1 của luận án NCS đã trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở CHDCND Lào, Việt Nam và một số nước trên thế giới và cho phép rút ra là: Cho đến nay chưa có một luận án tiến sỹ nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về hoàn thiện chính sách thu đối với đất đai ở CHDCND Lào. Đó là khoảng trống nghiên cứu của luận án này và gần như phải nghiên cứu từ đầu về tất cả các nội dung từ lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thu NSNN nhà nước đối với đất đai ở CHDCND Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu luận án này là hết sức cần thiết và luận án không trùng lặp với các luận án đã nghiên cứu và công bố từ trước đến thời điểm hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn