intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

69
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ việc xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực PT-TH trong điều kiện hội nhập, luận án đề xuất các quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ______________ KIM NGỌC ANH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ______________ KIM NGỌC ANH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Vũ Văn Hiền 2. TS. Tạ Đức Khánh Hà Nội - 2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án “Phát triển nguồn nhân lực Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đƣợc sử dụng trong Luận án này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và đƣợc ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lời cam đoan trên! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Anh 3
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. i Danh mục các bảng ........................................................................................................ iv Danh mục các hình vẽ và đồ thị ...................................................................................... v MỞ ĐẦU: ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 12 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 12 6. Những đóng góp của Luận án ................................................................................... 14 7. Kết cấu luận án .......................................................................................................... 15 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...................................................................................................................... 16 1.1. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ........................................................................................ 16 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ................................................................................. 16 1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực ....................................................................................... 18 1.2. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ... 20 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình ..................... 20 1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực PT-TH trong hội nhập quốc tế ................................. 24 4
  5. 1.2.3. Các tiêu chí cơ bản đánh giá phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình trong hội nhập quốc tế ........................................................................................ 31 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình trong hội nhập quốc tế ........................................................................................ 33 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ......................................................................................................... 41 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phát thanh- truyền hình của một số nƣớc trên thế giới................................................................................................ 41 1.3.2. Một số bài học cho Việt Nam ............................................................................. 45 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 46 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ NNL VÀ PHÁT TRIỂN NNL PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HNQT...................................... 47 2.1. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA PT-TH VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC........................................... 47 2.1.1. Hội nhập quốc tế của phát thanh - truyền hình Việt Nam ................................... 47 2.1.2. Yêu cầu của hội nhập quốc tế với phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam ............................................................................................................... 58 2.2. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................... 61 2.2.1. Khái quát chung về nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam trong HNQT ................. 61 2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của một số đài phát thanh - truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế .................................................................................... 71 2.3. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ........... 88 2.3.1. Về kinh phí đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 88 2.3.2. Về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 90 2.3.3. Về công tác tuyển dụng ...................................................................................... 91 2.3.4. Về sử dụng nguồn nhân lực ................................................................................ 92 5
  6. 2.3.5. Về đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực ............................................................ 93 2.3.6. Lƣơng và đãi ngộ vật chất đối với nhân lực PT-TH............................................ 97 2.4. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN NNL PT-TH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HNQT .................................................................. 97 2.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc .............................................................................. 97 2.4.2. Những mặt còn hạn chế ...................................................................................... 98 2.4.3. Những nguyên nhân hạn chế ............................................................................. 104 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 106 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................... 107 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỚI VỚI PHÁT TRIỂN NNL PT-TH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HNQT .............................................................................................. 107 3.1.1. Về mô hình hệ thống PT-TH nƣớc ta ................................................................ 107 3.1.2. PT-TH trƣớc xu hƣớng đa phƣơng tiện ............................................................. 107 3.1.3. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng ................................ 108 3.1.4. Vấn đề đào tạo NNL PT-TH ............................................................................. 108 3.1.5. Hợp tác quốc tế trong đào tạo NNL PT-TH ...................................................... 108 3.1.6. Phát triển NNL PT-TH đặc thù ......................................................................... 109 3.1.7. Vấn đề chảy máu chất xám trong ngành PT-TH ............................................... 109 3.1.8. Giá trị văn hóa và “hình mẫu” ngƣời làm PT-TH Việt Nam ............................ 110 3.2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH PT-TH TRONG THỜI GIAN TỚI...... 110 3.2.1. Những mục tiêu chủ yếu trong quy hoạch phát triển ngành PT-TH đến 2020 . 110 3.2.2. Các giải pháp phát triển .................................................................................... 112 3.2.3. Phát triển quy mô nguồn nhân lực PT-TH Việt Nam đến 2020 ........................ 114 3.3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................................................................... 117 6
  7. 3.3.1. Nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam trong quá trình HNQT phải phát triển nhanh, đạt trình độ khu vực và thế giới ....................................................... 117 3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam là trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, đặc biệt là của chính ngành phát thanh truyền hình ...................................................................................... 118 3.3.3. Đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình phát triển nguồn nhân lực .................... 119 3.2.4. Nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình phải đƣợc phát triển toàn diện trong đó chất lƣợng là nội dung cơ bản nhất ............................................................................. 119 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thực tiễn của ngành phát thanh - truyền hình và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực quốc gia ..................................................................... 120 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................................................................... 122 3.4.1. Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình theo hƣớng hiện đại, hội nhập ............................................................................................ 122 3.4.2. Đổi mới mô hình tổ chức phát thanh - truyền hình Việt Nam tinh gọn phù hợp với thời kỳ mới ............................................................................................................ 123 3.4.3. Xây dựng “Hình mẫu” ngƣời làm PT-TH Việt Nam ........................................ 125 3.4.4. Phát triển “Tâm lực” nguồn nhân lực PT-TH VN ............................................. 130 3.4.5. Đổi mới phƣơng pháp và nội dung tuyển dụng nhân lực .................................. 131 3.4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng và đào tạo ................................................. 133 3.4.7. Nâng cấp các trƣờng đào tạo nguồn nhân lực phát thanh- truyên hình ............. 136 3.4.8. Xây dựng phƣơng pháp tính định biên lao động cho chƣơng trình phát thanh - truyền hình ................................................................................................................... 142 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 147 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 148 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 153 7
  8. PHỤ LỤC .................................................................................................................... 171 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt ABU Asia-Pacific Broadcasting Union Hiệp hội phát thanh, truyền hình Châu Á-Thái Bình Dƣơng ABC Australian Broadcasting Hãng Phát thanh - Truyền hình Coroporation7 Úc AIBD Asia Pacific Institute for Viện phát triển phát thanh, Broadcasting Development truyền hình Châu Á-Thái Bình Dƣơng ANTV Truyền hình An ninh APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Cooperation Thái Bình Dƣơng ASEAN Asia Sounth East Association Hiệp hội các quốc gia Châu á Nations Thái Bình Dƣơng ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị thƣợng đỉnh Á - Âu BBC British Broadcasting Corporation Hãng phát thanh - truyền hình Vƣơng quốc Aanh BC-TT Báo chí - Tuyên truyền BC-VT Bƣu chính viễn thông BLV Bình luận viên Bộ TT-TT Bộ Thông tin truyền thông BTV Biên tập viên CARICOM The Caribbean Community Cộng đồng Caribê và Thị trƣờng chung CBCNV Cán bộ công nhân viên CĐ Cao đẳng CIRTEF Conseil International des Radios- Hiệp hội các Đài Phát thanh, truyền Télévisions d'Expression hình các nƣớc sử dụng tiếng Pháp Française CMNV Chuyên môn nghiệp vụ CMKT Chuyên môn kỹ thuật CNTT Công nghệ thông tin CQTT Cơ quan thƣờng trú 8
  9. ĐH Đại học ĐHQG Đại học Quốc gia DTH truyền hình số DW Deutsche Welle Đài Quốc tế Đức EC European Commission Cộng đồng Kinh tế châu Âu EFTA The European Free Trade Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu Association EU European Union Liên minh châu Âu FTAs Free Trade Agreements Các thỏa thuận mậu dịch tự do GATT The General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Thƣơng mại and Trade và Thuế quan GS Giáo sƣ HD High-definition Độ phân giải cao HDTV High-definition television Truyền hình có độ phân dải cao HNQT Hội nhập quốc tế ILO International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization KH-CN Khoa học công nghệ KH-XH và Khoa học - Xã hội và Nhân văn NV KHTN Khoa học tự nhiên KT-XH Kinh tế - Xã hội KTPT Kỹ thuật phát thanh KTTT Kinh tế tri thức KTV Kỹ thuật viên LLCT Lý luận chính trị MC Master of Ceremonies Ngƣời dẫn chƣơng trình NNL Nguồn nhân lực PGS Phó giáo sƣ PT-TH Phát thanh truyền hình PTV Phát thanh viên PV Phóng viên QL Quản lý SĐH Sau đại học SEV Council of Mutual Economic Hội đồng Tƣơng trợ kinh tế 9
  10. Assistance SIDA Swedish International Development Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Cooperation Agency Điển SXCT Sản xuất chƣơng trình TBCN Tƣ bản chủ nghĩa TCCN Trung cấp chuyên nghiệp Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh THVN Truyền hình Việt Nam Ths Thạc sỹ TNVN Tiếng nói Việt Nam TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân UBPT- Ủy bản phát thanh - truyền hình THVN Việt Nam UNESCO The United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Scientific and Cultural Văn hóa của Liên Hiệp quốc Organization UNICEF The United Nations Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa XHNV Xã hội nhân văn VOR The Voice of Russia Đài Tiếng nói nƣớc Nga VOV Radio the Voice of Vietnam Đài Tiếng nói Việt Nam VOVGT Kênh VOV giao thông VOV AMS Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông đa phƣơng tiện Đài TNVN VTV Vietnam Television Đài Truyền hình Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 10
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1- Quy mô đài PT-TH và nhân lực PT-TH Việt Nam hiện nay ............... 69 2. Bảng 2.2- Quy mô nhân lực làm việc trong 11 nhóm ngành có quy mô nhân lực lớn năm 2011 ........................................................................................................ 69 3. Bảng 2.3-So sánh quy mô nhân lực báo in, nhân lực ngành PT-TH trong ngành Thông tin-Truyền thông ........................................................................................ 70 4. Bảng 2.4- Cơ cấu nhân lực VOV theo chức danh công việc ................................ 76 5. Bảng 2.5- Nhân lực của một số đài, kênh PT-TH nƣớc ta hiện nay ..................... 82 6. Bảng 2.6-Kết quả khảo sát chất lƣợng nhân lực các đài PT-TH tỉnh ở VN ......... 83 7. Bảng 2.7-Kết quả khảo sát cơ cấu nhân lực các đài PT-TH tỉnh ở VN ................ 85 8. Bảng 2.8-So sánh một số tiêu chí phát triển NNL giữa các đài PT-TH ở VN ..... 87 9. Bảng 2.9-Kết quả khảo sát kinh phí đào tạo, phát triển NNL PT-TH .................. 89 10. Bảng 2.10-Số liệu thi tuyển công chức, viên chức từ năm 2005-2010 của Đài TNVN .................................................................................................................. 92 11. Bảng 2.11-Thống kê kết quả luân chuyển cán bộ ở VOV năm 2011 ................... 93 12. Bảng 2.12-Số liệu đào tạo nhân lực ở VOV giai đoạn 2001-2010 ....................... 94 13. Bảng 2.13-Số liệu đào tạo nhân lực của VTV 2001-2010 .................................... 95 14. Bảng 3.1-Nhu cầu nguồn nhân lực ngành truyền thông nƣớc ta tới 2020 .......... 115 15. Bảng 3.2-Nhu cầu nhân lực VTV tới 2020 ......................................................... 115 16. Bảng 3.3-Dự báo NNL của VOV giai đoạn 2016-2020 ..................................... 115 17. Bảng 3.4-Dự báo nhu cầu nhân lực Đài PT-TH cấp tỉnh tới 2020 ..................... 116 18. Bảng 3.5-Dự kiến nhu cầu đào tạo của ngành PT-TH đến 2020 ........................ 117 19. Bảng 3.6-So sánh tính ƣu việt của các mô hình tổ chức ..................................... 125 20. Bảng 3.7-Tƣơng quan giữa thời lƣợng và nhân lực làm chƣơng trình PT-TH... 143 11
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH 1. Hình 1.1-Khái quát yêu cầu của nguồn nhân lực ................................................. 21 2. Hình 1.2-Quy trình phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 26 3. Hình 1.3-Các nhân tố của HNQT ảnh hƣởng tới phát triển NNL PT-TH ............ 34 4. Hình 1.4-Các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến phát triển NNL PT-TH ............. 40 5. Hình 2.1-Mô hình hệ thống PT-TH nƣớc ta hiện nay ......................................... 63 6. Hình 2.2-Sơ đồ cơ cấu tổ chức VOV theo Nghị định 16/2008/NĐ-CP ............... 73 7. Hình 2.3-Trình độ đào tạo nhân lực VOV ............................................................ 74 8. Hình 2.4-Trình độ lý luận chính trị nhân lực VOV .............................................. 75 9. Hình 2.5-Cơ cấu tổ chức VTV theo Nghị định 18/2008/NĐ-CP ......................... 77 10. Hình 2.6-Trình độ đào tạo nhân lực VTV ............................................................ 78 11. Hình 2.7-Tỷ lệ cơ cấu nguồn nhân lực VTV theo trình độ đào tạo ...................... 78 12. Hình 2.8-Trình độ chính trị NNL của VTV ......................................................... 79 13. Hình 2.9-Tỷ lệ nguồn nhân lực VTV theo trình độ lý luận chính trị .................... 79 14. Hình 2.10-Cơ cấu Nguồn nhân lực VTV theo chức danh công việc .................... 80 15. Hình 2.11-Cơ cấu nguồn nhân lực PT-TH cấp tỉnh theo trình độ đào tạo ........... 85 16. Hình 2.12-Tỷ lệ cơ cấu nguồn nhân lực PT-TH cấp tỉnh theo trình độ đào tạo ... 85 17. Hình 2.13-Cơ cấu nguồn nhân lực PT-TH cấp tỉnh theo chức danh công việc .... 87 18. Hình 3.1-Đƣờng cong biểu diễn mối tƣơng quan giữa thời lƣợng và nhân lực làm chƣơng trình PT-TH ........................................................................................... 144 19. Hình 3.2-Đồ thị biểu hiện xu hƣớng đƣờng tƣơng quan giữa thời lƣợng và nhân lực làm chƣơng trình PT-TH .............................................................................. 145 12
  13. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài “Phát triển Nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế” đề cập tới nhiều địa hạt, đó là: nguồn nhân lực (NNL), NNL phát thanh - truyền hình (PT-TH), phát triển nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế (HNQT). Câu hỏi đầu tiên tác giả Luận án này muốn trả lời, đó là: Vì sao chúng ta phải nghiên cứu Đề tài này? Xin nêu những lý do chính, gồm 2 lý do khách quan và 2 lý do chủ quan: 1.1. Lý do khách quan Thứ nhất,nhƣ chúng ta đã biết thế giới đang bị chi phối mạnh mẽ bởi xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua nhiều cơ chế hợp tác song phƣơng, đa phƣơng,…Trong bối cảnh đó, PT-TH là một trong những ngành có cơ hội cũng nhƣ đòi hỏi hội nhập cao. Mặc dù có truyền thống và bề dày lịch sử gắn với quá trình bảo vệ và xây dựng đất nƣớc, nhƣng PT-TH nói riêng và báo chí nói chung đang chịu tác động mạnh của Toàn cầu hóa thông tin, Quốc tế hóa báo chí, đa phƣơng tiện và thƣơng mại hóa,…Đòi hỏi báo chí và ngành PT-TH phải có những thay đổi và điều chỉnh để nắm bắt cơ hội và chủ động với thách thức mà HNQT mang lại. Thứ hai, tại sao lại nghiên cứu phát triển NNL mà không phải là các yếu tố khác nhƣ: phát triển công nghệ sản xuất? phát triển quy mô hay phát triển dịch vụ PT- TH?Bởi trong các nguồn lực cho phát triển đất nƣớc nói chung và các tổ chức nói riêng thì nhân lực đƣợc cho là quan trọng nhất, có tính quyết định. Chỉ có con ngƣời mới có khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo mọi nguồn lực khác. Đặc biệt đối với ngành báo chí thì NNL lại càng quan trọng hơn, bởi nhƣ Lenin đã nói: Nói tới báo chí tức là nói tới người làm báo. 1.2. Lý do chủ quan 13
  14. Thứ nhất, PT-TH là 2 trong 4 loại hình báo chí hiện đại là báo giấy, báo mạng, báo nói và báo hình. Phát thanh Việt Nam ra đời ngay sau khi nƣớc ta giành độc lập (7/9/1945) nhƣng sau sự ra đời của phát thanh thế giới gần 50 năm. Còn Truyền hình nƣớc ta thì tới năm 70 của thế kỷ trƣớc mới đƣợc phát thử nghiệm ở miền Bắc. Qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, PT-TH Việt Nam không chỉ phát triển toàn diện về quy mô, trang thiết bị công nghệ mà cả về nguồn nhân lực. Từ chỗ chỉ có công suất phát sóng 5kw và gần 20 ngƣời từ những ngày đầu thành lập năm 1945, đến nay ngành PT-TH Việt Nam đã trở thành một hệ thống truyền thông hiện đại đƣợc tổ chức từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng với 67 Đài PT-TH, sở hữu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ ngang tầm thế giới, với công suất hàng chục ngàn kilowatt (phát FM, sóng trung, sóng ngắn, cab, vệ tinh, analog, digital, Internet) và có nguồn nhân lực lên tới hơn 30 ngàn ngƣời. Do đặc điểm của lao động ngành báo chí, nhân lực ngành này nói chung và nhân lực trong lĩnh vực PT-TH nói riêng không đơn thuần là những ngƣời hoạt động văn hóa xã hội thuần túy mà thực sự là đội quân chủ lực trong đời sống tinh thần cũng nhƣ công cụ thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc trên mặt trận tuyên truyền, chính trị, văn hóa, đối ngoại, giáo dục, an ninh, quốc phòng,…Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của PT-TH nói chung, phát triển nhân lực trong ngành này nói riêng càng trở nên cấp thiết. Thứ hai, là ngƣời đã có 15 năm công tác trong ngành PT-TH Việt Nam, trong đó có 8 năm phụ trách và là Giám đốc phát triển nguồn nhân lực của Đài TNVN và Hệ thống phát thanh Việt Nam. Đặc biệt, tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm tham gia thiết lập và vận hành một kênh truyền thông hiện đại, kênh phát thanh VOV giao thông của Đài TNVN. Và từ năm 2011 tới nay, với cƣơng vị là Hiệu Trƣởng Trƣờng CĐ PT-TH của Đài TNVN tại thành phố Hồ Chí Minh, có sứ mệnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống PT - TH nƣớc ta. Ở mỗi cƣơng vị công tác nhƣ vậy, tôi đã dành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu để nhận biết đƣợc thực trạng những mặt mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực PT-TH nƣớc nhà. Bên cạnh đó, tôi cũng đã đƣợc Lãnh đạo Đài TNVN cử đi tìm hiểu, nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực PT-TH của Trung Quốc, Singapore, Đức, Hà Lan, Malaysia, Nga, Hungary. Từ những lý do trên, có hai câu hỏi lớn đặt ra cho PT-TH VN trong quá trình 14
  15. HNQT là: 1-Hội nhập quốc tế đặt ra cho NNL PT-TH nước ta những yêu cầu gì? Và 2-Cần phải làm như thế nào để phát triển NNL PT-TH VN đáp ứng các yêu cầu đó? Đây cũng là 2 câu hỏi mà Luận án “Phát triển nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình Việt Namđáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế”cố gắng trả lời. Đó vừa là yêu cầu khách quan vừa là nhu cầu tự thân, cấp bách của hệ thống PT- TH nƣớc ta. 2. Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Để triển khai Luận án này tác giả đã tham bác nhiều công trình trong và ngoài nƣớc, sau đây xin đƣợc báo cáo tổng quan về những công trình này: 2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển bền vững, trong đó có nguồn nhân lực ngành PT-TH; đồng thời đƣa ra những kiến nghị khoa học về các định hƣớng và giải pháp đối với vấn đề này. Nhiều nội dung đã khẳng định về lý thuyết khoa học mang tính tổng quan giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô , đặc biệt đối với phát triển nguồn nhân lực nói chung , đồng thời cũng cho thấy những vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành PT-TH có tính đặc thù, còn nhiều khoảng trống cần lý giải kịp thời. Các công trình cũng đã đề cập và lý giải những vấn đề về kinh tế nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế và đổi mới sâu rộng của nền kinh tế trong nƣớc. Các công trình cũng đã phần nào cập nhật kiến thức hiện đại, tiếp thu các phƣơng pháp kinh tế và quản lý nguồn nhân lực tiên tiến. Sau đây tác giả xin phân tích một số công trình liên quan tới vấn đề đề tài nghiên cứu: 1) “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Hữu Dũng, NXB Lao động - Xã hội, H, 2003. Đây là công trình xuất bản đã khá lâu, nhƣng lại nghiên cứu lý luận và tổng kết 15 năm đổi mới của đất nƣớc liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con ngƣời trong phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Công trình gồm 3 chƣơng đã kiến giải những vấn đề chung về nguồn nhân lực và vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế thị trƣờng; đánh giá thực trạng phát triển và phân bố, sử dụng nguồn lực con ngƣời ở Việt Nam trong những năm đổi mới; trên cơ sở đó, tác giả gợi ý các chính sách và giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý 15
  16. và sử dụng hiệu quả nguồn lực con ngƣời trong phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam tới năm 2010. Nhƣ tên của công trình, đây là công trình nghiên cứu mà đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu trên phạm vi không gian toàn quốc, với tất cả những ngƣời trong độ tuổi lao động trong giai đoạn 1986-2001. Kết quả nghiên cứu có thể phục vụ cho công tác quản lý điều hành và ra quyết định ở tầm vĩ mô quốc gia. Tác giả Luận án có dẫn hoặc trích dẫn các quan niệm liên quan về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực trong công trình này. 2) Bài viết của GS.TS. Hoàng Văn Châu, Hiệu trƣởng trƣờng Đại Học Ngoại thƣơng đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 38/2009: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”. Nội dung chủ yếu đề cập đến những bất cập của thị trƣờng lao động của nƣớc ta. Tác giả nhận định thị trƣờng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp quản lý trở lên. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính qua đi, khi các doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc và nhu cầu nhân lực có chất lƣợng cao tăng lên thì chắc chắn sự mất cân đối cung - cầu trên thị trƣờng lao động sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng hơn nếu nhƣ Việt Nam không có những biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Nguyên nhân của việc này là do các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trƣờng lao động và chƣa tiếp cận một cách hiệu quả đƣợc với các dịch vụ đào tạo; nhiều doanh nghiệp chƣa tích cực tham gia vào các chƣơng trình đào tạo; các sinh viên đã không đƣợc định hƣớng tốt trong việc chọn trƣờng, chọn ngành nghề theo học. Từ đó tác giả đã đề xuất 10 giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời gian tới. các giải pháp tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lƣợng đào tạo . 3)Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta www.viet- studies.info/NguyenTrung/NTrung_GiaoDuc.htm. (Tác giả: Nguyễn Trung, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan). Nghiên cứu về nguồn nhân lực, tác giả cho rằng cần phải nhìn nhận nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi ngƣời thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất - kể từ ngƣời làm nghề lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, ngƣời làm công việc chuyên môn, ngƣời làm khoa học, ngƣời làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, ngƣời chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, ngƣời hoạch định chính sách, quản lý đất nƣớc... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, từng ngƣời đều phải đƣợc đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự 16
  17. phát triển. Với cách tiếp cận này, tác giả đã coi vấn đề phát triển nguồn nhân lực thực chất là ngày càng làm tốt hơn việc giải phóng con ngƣời. Điều này đòi hỏi cùng một lúc đặt ra hai yêu cầu: tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực và thƣờng xuyên đổi mới, cải thiện môi trƣờng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ gìn môi trƣờng tự nhiên của quốc gia. Chất lƣợng của công tác giảng dạy ở nƣớc ta đƣợc tác giả đánh giá thông qua chƣơng trình giảng dạy, ngƣời dạy, chất lƣợng nhà trƣờng. Trong bài viết này tác giả cung cấp cho ngƣời đọc thông tin đáng chú ý về chất lƣợng đào tạo ở nƣớc ta thông qua đánh giá của các chủ doanh nghiệp Việt Nam đối với những lao động đƣợc đào tạo qua các cơ sở đào tạo trong nƣớc: (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi ngƣời ở mọi cấp bậc - học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình, (b) họ không tin tƣởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu của trong nƣớc, vì chất lƣợng giảng dạy thấp; nội dung thấp và lạc hậu; khả năng nghiên cứu nghèo nàn; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp…Không đƣa ra các giải pháp cụ thể nhƣng có ba kiến nghị rất đáng quan tâm đƣợc tác gải đề xuất để khắc phục những bất cập của nguồn nhân lực ở nƣớc ta là: (a) Bất luận lựa chọn và quyết định giải pháp gì và trong bất cứ hoàn cảnh nào, ý chí muốn học, tinh thần ham học và học cho đến cùng của ngƣời dân nƣớc ta, là cái vốn vô giá của quốc gia. Tinh thần này, ý chí này cần đƣợc gìn giữ, nâng niu, cổ vũ. (b) Sự phát triển ồ ạt theo số lƣợng về giáo dục ở nƣớc ta đặt ra vấn đề là chất lƣợng của những loại trƣờng nhìn chung là thấp, nguồn lực có thể huy động đƣợc lại cực kỳ eo hẹp. Giải pháp nào cũng phải hạn chế xuống mức thấp nhất gánh nặng dồn lên vai học sinh. (c) Bình đẳng về cơ hội cho mọi ngƣời là một trong những tiêu chí quan trọng nhất của xã hội văn minh, trong đó bình đẳng về cơ hội trong giáo dục là quan trọng bực nhất. Song lực và trí nƣớc ta có hạn, nƣớc ta phải đi từng bƣớc, điều kiện cho phép đến đâu thì làm đến đấy, nỗ lực hết mức làm đến đấy. 4) Trong báo cáo Khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: "Việt Nam: Hội nhập và phát triển", tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, tháng 12- 2008; PGS. TS. Đức Vƣợng, Viện trƣởng Viện Nghiên cứu nhân tài, nhân lực, Chủ nhiệm đề tài NCKH cấp nhà nƣớc: “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam Giai đoạn 2011 - 2020” (Mã số: KX.04.16/06-100) đã viết về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Trong đó, nguồn nhân lực Việt Nam đƣợc xác định gồm 17
  18. nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức, công chức viên chức và có những đặc điểm chung là Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhƣng chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức, chƣa đƣợc quy hoạch, chƣa đƣợc khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều ngƣời chƣa đƣợc đào tạo; Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lƣợng và chất; Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chƣa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nƣớc.Từ đó, tác giả đã đề xuất 10 giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Cần coi nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam; nâng cao chất lƣợng con ngƣời và chất lƣợng cuộc sống; Nhà nƣớc phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng; hằng năm, Nhà nƣớc cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam...) Tác giả cũng kiến nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nƣớc, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lƣợng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 5) “Quản lý nguồn nhân lực xã hội”, chủ biên: GS.TS. Bùi Văn Nhơn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008. Giáo trình này có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực xã hội và quản lý nguồn nhân lực xã hội, làm cơ sở phƣơng pháp luận cho việc tham gia hoạch định và phân tích các chính sách về nguồn nhân lực xã hội. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài của Luận án gồm: tổng quan về nguồn nhân lực và những đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. 6) Trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế” của Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam, H, 2013, GS.TSKH Nguyễn Minh Đƣờng có bài viết: “Đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới”. Bài viết đề cập đến nhiệm vụ đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nƣớc dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng và kinh tế tri thức. Bài viết nêu lên những yêu cầu đối với đào tạo nhân lực trên 18
  19. bình diện vĩ mô: phát triển đội ngũ nhân lực có chất lƣợng, đủ số lƣợng, đồng bộ vè cơ cấu ngành nghề và trình độ cũng nhƣ trên bình diện vi mô: hình thành một số yếu tố nhân cách mới cho ngƣời lao động Việt Nam, đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đào tạo và các cơ sở đào tạo nhằm đổi mới đào tạo nguồn nhân lực ở nƣớc ta đáp ứng CNH, HĐH. Trong các nội dung, tác giả có đề cập đến “Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với đào tạo nhân lực”, theo tác giả: Việt Nam đang trên bƣớc đƣờng hội nhập ngày càng sâu và rộng. Trong khu vực thì Việt Nam là thành viên của Tổ chức SEAMEO và Chính phủ nƣớc ta cũng đã ký Hiệp định ASEAN, qua đó sẽ công nhận tƣơng đƣơng bằng cấp và lao động kỹ thuật của các nƣớc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng sẽ đƣợc tự do lao động ở các nƣớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong phạm vi toàn cầu thì Việt Nam đã ký kết hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GASTS). WTO quy định bốn phƣơng thức cung cấp dịch vụ chung cho các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Với các phƣơng thức cung cấp dịch vụ này, một thành viên WTO có thể đƣợc cung ứng dịch vụ về đào tạo, chƣơng trình, giáo trình từ nƣớc mình sang bất cứ nƣớc thành viên nào của WTO; đƣợc tổ chức du học nƣớc ngoài, có thể mở các trƣờng quốc tế với vốn của mình ở một quốc gia thành viên khác; cử và nhận giáo sƣ, chuyên gia từ quốc gia này đến quốc gia thành viên khác,…Nhƣ vậy, tham gia WTO là bƣớc vào một “sân chơi lớn” với những “luật chơi nghiêm ngặt” đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao để đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Mặt khác phải có chính sách thỏa đáng để sử dụng nhân lực để hạn chế chảy máu chất xám và thu hút nhân tài trong khi chúng ta còn thiếu nhân lực cao. 7) “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập” của PGS.TS Phạm Văn Sơn, Bộ Giáo dục & Đào tạo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Trung tâm phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực, 2013 đã đi sâu phân tích có tính thực tiến cao về thực trạng đào tạo ở các Trƣờng CĐ, ĐH của Việt Nam, tác giả có nêu các định hƣớng đào tạo và phát triển NNL trong thời kỳ hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo và nâng cao chất lƣợng NNL trong thời kỳ đổi mới và HNQT. Tuy nhiên chỉ trong phạm vi của các Trƣờng CĐ, ĐH của nƣớc ta, không phải cho một ngành có tính đặc thù cụ thể. 8) Bài viết “Một số quan điểm xoay quanh phạm trù đào tạo và phát triển NNL” của tác giả Nguyễn Văn Giang, Trung tâm phân tích và dự báo nhu cầu đào tạo nhân 19
  20. lực đăng trong kỷ yếu khoa học của Trung tâm tổ chức năm 2013 đã định nghĩa sâu sắc về đào tạo và phát triển NNL. So với các quan niệm nêu trong công trình “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con ngƣời ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng thì các quan niệm này có cách tiếp cận hiện đại hơn. Bài viết nghiên cứu nội hàm phát triển NNL dƣới 3 cấp độ: là cấp phổ quát chung nhất, cấp quốc gia và cấp quốc tế.Tác giả lập luận: Việc đƣa ra một định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu là không khả thi, bởi vì môi trƣờng làm việc liên tục thay đổi và phát triển. Các nhân tố ảnh hƣởng cũng sẽ khác nhau ở phạm vi quốc tế, quốc gia, và cấp ngành, vùng. 9) Bài viết “Yêu cầu đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH” của TS Nguyễn Thị Hà Lan, Đại học Hồng Đức đăng trong Hội thảo kỷ yếu khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2013 đã đề cập phân tích vài nét về CNH, HĐH và NNL và nêu các yêu cầu của CNH, HĐH đối với NNL nƣớc ta gồm 6 nội dung sau: Đạo đức nghề nghiệp, Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, Kỹ năng sống, Trình độ ngoại ngữ và tin học, Ý thức học thƣờng xuyên suốt đời, Tính kỷ luật biết chia sẻ và đức hi sinh. Theo tác giả Luận án, đây là những yêu cầu chung đối với NNL trong giai đoạn hiện nay làm cơ sở để đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu của HNQT. Nhƣng rõ ràng, đây cũng chỉ là những gợi mở của TS Nguyễn Thị Hà Lan, vì mỗi ngành đòi hỏi những kiến thức riêng, kỹ năng riêng. 10)Xây dựng đội ngũ cán bộ Lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của GS. TS. Vũ Văn Hiền xuất bản năm 2007. Đây là công trình có ý nghĩa ý luận và thực tiễn lớn đối với chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của nƣớc ta. 11) TS. Lê Thị Hồng Điệp “Phát triển NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Khoa Kinh tế chính trị, Đại học QGHN, 2012. Theo tác giả Lê Thị Hồng Điệp, bƣớc vào thế kỷ XXI, xu hƣớng xây dựng nền KTTT đƣợc coi là một xu hƣớng phát triển kinh tế chủ yếu của thời đại ngày nay. Đó là xu hƣớng mà tri thức, trí tuệ trở thành nguồn gốc và sức mạnh quan trọng nhất quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn nhân lực CLC và nhân tài đƣợc xem là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của bất kỳ quốc gia nào trong quá trình hòa nhập vào xu hƣớng phát triển mới của thời đại. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2