Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam
lượt xem 14
download
Đề tài tập trung xem xét xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam kể từ khi chia tách, vai trò của quá trình này với tăng trưởng kinh tế và trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng nhằm đề xuất hàm ý chính sách thực hiện tới CDCC ngành kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỒNG QUANG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỒNG QUANG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62. 31. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ GV hướng dẫn 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy GV hướng dẫn 2: PGS. TS Bùi Quang Bình Đà Nẵng, Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết qua trình bày trong Luận án là công trình nghiên cứu của tôi dưới sn hướng dẫn của các cán bộ hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các kết quả sử dụng tham khảo đều đã được trích dẫn đầy đủ và theo đúng quy định. Tác giả Nguyễn Hồng Quang
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................4 5. Ý nghĩa khoa học của luận án .............................................................................4 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................8 7. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................................8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ...................................................................................................................20 1.1. Cơ sở lý thuyết về CDCC ngành kinh tế ............................................................20 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu và CDCC ngành kinh tế .............................................20 1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế................................................24 1.2. Cơ sở lý luận về ảnh hƣởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế ................................................................................................................................27 1.2.2. Ảnh hƣởng của CDCC ngành kinh tế phân bổ nguồn lực ...........................29 1.2.3. Ảnh hƣởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng GDP ........................30 1.2.4. Định hình khung phân tích về ảnh hƣởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế .........................................................................................................32 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC ngành kinh tế ..............................................32 1.3.1. Các lý thuyết liên quan tới các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC ngành kinh tế ...............................................................................................................................32
- 1.3.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC ngành kinh tế ........................35 1.3.3. Lƣợc đồ các yếu tố tác động tới CDCC ngành kinh tế ................................38 1.4. Bài học kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số địa phƣơng ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung ....................................................................39 1.4.1. Kinh nghiệm từ Thành phố Đà Nẵng ..........................................................39 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ngãi ..............................................................41 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam.........................................................44 1.5. Khung phân tích CDCC ngành kinh tế ..............................................................45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................47 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................48 2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................48 2.1.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Nam .......................................................50 2.2. Giả thuyết và quy trình nghiên cứu ....................................................................55 2.3. Phƣơng pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu.............................................57 2.3.1. Phƣơng pháp phân tích định tính .................................................................57 2.3.2. Phƣơng pháp phân tích thống kê .................................................................57 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................65 2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp..........................................................65 2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp ...........................................................66 CHƢƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM ................................................69 3.1. CDCC ngành kinh tế theo sản lƣợng đầu ra ......................................................69 3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lƣợng với ngành cấp I ............69 3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lƣợng với ngành cấp II ...........74 3.2. CDCC ngành kinh tế theo yếu tố đầu vào ..........................................................83 3.2.1. CDCC ngành kinh tế theo lao động .............................................................83 3.2.2. CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ ..........................................................86 3.3. Tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng GDP .................................89
- 3.3.1. Đánh giá qua mức đóng góp vào tăng trƣởng GDP do CDCC ngành kinh tế ...............................................................................................................................89 3.3.2. Đánh giá tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng GDP thông qua mô hình kinh tế lƣợng ............................................................................................91 3.4. Tác động CDCC ngành kinh tế tới NSLĐ .........................................................97 3.5. Tác động CDCC ngành kinh tế tới phân bổ nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế .................................................................................................................................101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................106 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CDCC NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM.............................................................................108 4.1. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC kinh tế theo mô hình kinh tế lƣợng ...........................................................................................................108 4.2. Ảnh hƣởng của các nhân tố khác có liên quan tới CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam .............................................................................................................114 4.2.1. Ảnh hƣởng của tài nguyên thiên nhiên ......................................................115 4.2.2. Ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng ....................................................................117 4.2.3. Ảnh hƣởng củahệ thống cơ chế và chính sách điều hành nền kinh tế .......119 4.2.4. Ảnh hƣởng của yếu tố về thị trƣờng ..........................................................122 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................124 CHƢƠNG 5. ÐỊNH HƢỚNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CDCC NGÀNH KINH TẾ .................................................................................................................126 5.1. Dự báo cơ cấu ngành và định hƣớng CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam .126 5.1.1. Dự báo cơ cấu ngành kinh tế .....................................................................126 5.1.2. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .........................................127 5.2. Các hàm ý chính sách thúc đẩy CDCC ngành kinh tế .....................................130 5.2.1. Duy trì ảnh hƣởng từ CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế ..........130 5.2.2. Sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực thúc đẩy CDCC ngành kinh tế .............................................................................................................................131
- 5.2.3. Các giải pháp phát huy tính tích cực và khắc phục các hạn chế từ các yếu tố ngoài mô hình kinh tế lƣợng ................................................................................132 5.3. Những hạn chế của nghiên cứu ........................................................................135 KẾT LUẬN .............................................................................................................136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐƢỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC.
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CDCC : Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tê NSLĐ : Năng suất lao động CN – XD : Công nghiệp - xây dựng NN : Nông nghiệp DV : Dịch vụ SX : Sản xuất SP : Sản phẩm CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang hiệu 2.1 Số lƣợng và cơ cấu doanh nghiệp tỉnh QN 52 Cơ cấu doanh nghiệp trong ngành công nghiệp của tỉnh Quảng 2.2 53 Nam Cơ cấu doanh nghiệp trong ngành thƣơng mại dịch vụ của tỉnh 2.3 55 Quảng Nam 3.1 Mức CDCC ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam 71 Mức CDCC trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng 3.2 75 Nam 3.3 Mức CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam 78 3.4 Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam 79 Mức CDCC trong nội bộ ngành thƣơng mại dịch vụ của tỉnh 3.5 81 Quảng Nam Mức CDCC lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng 3.6. 84 Nam So sánh CDCC sản lƣợng và lao động theo ngành kinh tế cấp I của 3.7. 85 tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2000 - 2015 3.7A Cơ cấu vốn đầu tƣ theo ngành cấp I tỉnh Quảng Nam 87 Mức CDCC vốn đầu tƣ theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng 3.7B 88 Nam 3.8. Tăng trƣởng GDP và CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam 89 3.9. CDCC kinh tế ngành và tăng trƣởng kinh tế 90 3.10 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 92 3.10 Ma trận tƣơng quan giữa các biến 93
- Số Tên bảng Trang hiệu 3.10b Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình 94 3.11 Kết quả ƣớc lƣợng 96 3.12 NSLĐ của Việt Nam và tỉnh Quảng Nam 97 3.13 NSLĐ và tăng trƣởng NSLĐ của tỉnh Quảng Nam 98 Phân tích đóng góp chuyển dịch cơ cấu vào tăng trƣởng năng suất 3.14 99 lao động của tỉnh Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trƣởng NSLĐ theo cấu 3.15 100 phần “tĩnh và động” 3.16 Mức CDCC ngành kinh tế theo lao động của tỉnh Quảng Nam 102 3.1 Mức CDCC ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ của tỉnh Quảng Nam 104 3.1 Tỷ lệ đóng góp của TFP công nghiệp vào TFP chung 105 4.1 Thống kê mô tả các biến sử dụng phân tích 109 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa các biến 110 4.3 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình 110 4.4 Kết quả ƣớc lƣợng 113 4.5 Ý kiến về mức ảnh hƣởng của các yếu tố tài nguyên thiên nhiên 115 4.6 Ý kiến về mức ảnh hƣởng của các yếu tố cơ sở hạ tầng 117 4.7 Ý kiến về mức ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng kinh doanh 120 4.8 Ý kiến về mức ảnh hƣởng của các yếu tố thị trƣờng 123 5.1 Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam cho đến năm 2025 126
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số Tên hình Trang hiệu 2.1. Quy trình nghiên cứu 56 3.1. Tăng trƣởng GDP và các ngành cấp 1 của tỉnh Quảng Nam 69 Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành cấp I trong GDP tỉnh Quảng 3.2. 70 Nam Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng 3.3. 74 ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Quảng Nam Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng 3.4. 77 ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng 3.5. 81 ngành thƣơng mại dịch vụ tỉnh Quảng Nam 3.6. Cơ cấu lao động theo ngành cấp I tỉnh Quảng Nam 83 Cơ cấu ngành kinh tế theo lao động của các ngành tỉnh Quảng 3.7. 101 Nam Cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tƣ của các ngành tỉnh Quảng 3.8. 103 Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tế là một chủ đề rất đƣợc quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. CDCC ngành kinh tế phản ánh tình hình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, quyết định năng lực và sản lƣợng của nền kinh tế. Chính vì vậy trong lý thuyết kinh tế CDCC ngành kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về chủ đề này. Các nghiên cứu của thế giới từ lâu đã bàn tới vấn đề này. Nền tảng lý thuyết cơ bản của các nghiên cứu này chính là Lý thuyết kinh tế Cổ điển, Tân Cổ điển. Nhƣng đi chuyên sâu thì phải đề cập tới một loạt các công trình sau này. Chẳng hạn quy luật tiêu dùng của A.Engel kết hợp với Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher (1935) nhƣ cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu về sau về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mô hình hai khu vực của Lewis, A. W. (1954) và sau này là Harry Oshima (1986) là nền tảng lý thuyết về CDCC từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nghiên cứu của Walter Rostow (1960) và của Hollis Chenery (1974) lại xem xét CDCC kinh tế gắn liền với phát triển kinh tế. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác bàn về chủ đề này. Một loạt nghiên cứu thực nghiệm gần đây nhƣ nghiên cứu của Patrick Quill và Paddy Teahon (2010) và của Muhamed Zulkhibri, Ismaeel Naiya; Reza Ghazal (2015) cũng xem xét chủ đề này trong mối quan hệ với tăng trƣởng kinh tế. Các nghiên cứu của Việt Nam cũng rất nhiều, nhƣng phần lớn là các nghiên cứu thực nghiệm để kiến nghị cho hoạch định chính sách. Đó là các công trình của Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999), Nguyễn Quang Thái (2004), Bùi Tất Thắng (2006), Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2007) hay Bùi Quang Bình (2010). Nhìn chung các nghiên cứu của thế giới và Việt Nam tập trung làm rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chỉ ra chiều hƣớng thay đổi trong dài hạn của cơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn. Các kết quả này cũng chỉ ra rằng nguồn lực của nền kinh tế có sự dịch chuyển từ các ngành truyền thống sang ngành hiện đại, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ những ngành có
- 2 năng suất và trình độ công nghệ thấp sang các ngành có công nghệ cao. Sự thay đổi này trong dài hạn và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nền kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thổ lớn. Mặc dù có một số nghiên cứu với đối tƣợng là nền kinh tế tỉnh nhƣng cũng nhằm mục tiêu đánh giá CDCC ngành kinh tế chung cho nền kinh tế quốc gia. Rõ ràng nghiên cứu chủ đề này cho đối tƣợng một nền kinh tế tỉnh nhƣ Quảng Nam còn thiếu vắng và nhƣ một khoảng trống mà nếu giải quyết sẽ là sự kiểm chứng và làm phong phú thêm lý thuyết về phát triển kinh tế. Nền kinh tế Quảng Nam những năm sau chia tách, quy mô GDP của tỉnh đã mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trƣởng nhanh và liên tục; Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng nhờ sự gia tăng nhanh các yếu tố nguồn lực cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã phát triển rất nhanh thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế vẫn diễn ra chậm, chất lƣợng chuyển dịch cơ cấu theo lao động chậm hơn chuyển dịch cơ cấu theo GDP và chƣa thúc đẩy CDCC lao động, tăng năng suất lao động; Xuất hiện xu thế điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành thâm dụng tài nguyên ngày càng rõ; Cơ cấu và CDCC trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp còn lạc hậu và chậm thay đổi, sẽ là sự cản trở tới sự phát triển chung; Xu hƣớng chuyển dịch trong lĩnh vực dịch vụ không rõ ràng. Việc giải quyết đề tài về chủ đề này sẽ không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn giúp cho địa phƣơng đánh giá chính xác cấu trúc và những thay đổi của cấu trúc nền kinh tế, phát hiện ra những điểm mạnh, xu hƣớng tốt, điểm tồn tại và khiếm khuyết cần khắc phục. Đây là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển dài lâu cho địa phƣơng. Chính vì vậy rất cần thiết phải có một nghiên cứu về “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam”. Để thực hiện công trình này, tôi xin cảm ơn các giáo viên hƣớng dẫn, các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế, Trƣờng Ðại học kinh tế và UBND tỉnh Quảng Nam, các đơn vị, cá nhân ở tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của mình.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đề tài tập trung xem xét xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam kể từ khi chia tách, vai trò của quá trình này với tăng trƣởng kinh tế và trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hƣởng nhằm đề xuất hàm ý chính sách thực hiện tới CDCC ngành kinh tế. - Mục tiêu cụ thể bao gồm: + Khái quát đƣợc luận cứ khoa học về chuyển dịch CCKT ngành, bao gồm xu thể, ảnh hƣởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế, tác động của các nhân tố tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. + Đánh giá đƣợc tình hình chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Quảng Nam. + Đánh giá đƣợc tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế. + Nhận diện và đánh giá đƣợc mức độ tác động của các nhân tố tới CDCC ngành kinh tế. + Kiến nghị đƣợc các một số hàm ý chính sách thực hiện chuyển dịch chuyển dịch CCKT ngành tỉnh Quảng Nam những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Những biểu hiện của cơ cấu và sụ thay đổi cơ cấu ngành kinh tế cấp I và cấp II trên các góc độ nhƣ đầu vào, đầu ra, và những tác động từ thay đồi đó tới tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ các yếu tố tác động tới CDCC ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Tập trung nghiên cứu CDCC của các ngành kinh tế, gồm ngành cấp I và II theo cách phân chia của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Xem xét những thay đổi này ảnh hƣởng thế nào tới phân bổ nguồn lực qua đó ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế và các nhân tố ảnh hƣởng tới CDCC ngành kinh tế này. Không gian: Tỉnh Quảng Nam. Thời gian: Số liệu sử dụng từ 1997-2015 và giá trị của giải pháp cho tới 2025.
- 4 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào đối tƣợng nghiên cứu và không gian là tỉnh Quảng Nam nên nghiên cứu sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác nhau nhƣ: Nghiên cứu định tính Phƣơng pháp chuyên gia Phƣơng pháp phân tích thống kê với nhiều phƣơng pháp khác nhau Tất cả các phƣơng pháp này sẽ đƣợc trình bày kỹ trong chƣơng thứ hai của luận án, do vậy, không trình bày kỹ ở đây. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận Thứ nhất, CDCC kinh tế ngành là chủ đề đã đƣợc quan tâm nghiên cứu rất nhiều ở trên thế giới và ở Việt Nam. Các nghiên cứu này có phạm vi chủ yếu là quốc gia hay liên vùng trong một quốc gia, nên kết quả chỉ ra xu hƣớng tác động chung, cũng nhƣ làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế chung của quốc gia hay vùng. Kết quả nghiên cứu của luận án này đƣợc thực hiện trên địa bàn một tỉnh sẽ là sự kiểm chứng các kết quả đã đƣợc công bố, đồng thời chỉ ra những khác biệt có tính chất đặc thù của một địa phƣơng ở một nƣớc đang phát triển. Đây sẽ là một sự đóng góp mới của luận án. Thứ hai; Luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết về CDCC ngành kinh tế trong phân tích CDCC ngành kinh tế ở tỉnh Quảng Nam, nghiên cứu đã tập trung phân tích xu hƣớng thay đổi cơ cấu sản lƣợng theo ngành cấp I và II theo lƣợng và chất. Không dừng ở đó nghiên cứu còn xem xét xu thế thay đổi cơ cấu doanh nghiệp của tỉnh. Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu về CDCC ngành kinh tế chỉ tập trung vào biểu hiện của CDCC ngành kinh tế theo lƣợng đầu ra. Ngoài ra kết quả nghiên cứu đã chỉ ra CDCC ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo xu hƣớng chung nhƣng tính hiệu quả chƣa cao thiên về lƣợng. Đây là đóng góp về thực tiễn. Kết quả cũng đã làm rõ đƣợc giả thuyết 1 của nghiên cứu “Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam có sự dịch chuyển tích cực nhưng chất lượng thấp”. Vì thế, có thể coi đây là sự đóng góp của nghiên cứu.
- 5 Thứ ba; Luận án đã vận dụng lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế và CDCC ngành kinh tế để phân tích xu thế thay đổi cơ cấu ngành kinh tế trong một đơn vị tăng trƣởng và ƣớc lƣợng mức độ tác động của CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế. Nghiên cứu cũng đã vận dụng phƣơng pháp SSA để nghiên cứu ảnh hƣởng của CDCC ngành kinh tế tới năng suất lao động. Kết quả cho thấy CDCC ngành kinh tế chủ yếu tạo ra tăng năng suất lao động do chuyển dịch lao động từ ngành có năng suất thấp sang năng suất cao, tiềm năng để tăng NSLĐ từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao còn lớn và chƣa đƣợc phát huy. Kết quả cũng đã cho thấy CDCC ngành kinh tế đã thay đổi nhất định cách thức phân bổ nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế và đã làm rõ đƣợc giả thuyết 2 của nghiên cứu “CDCC ngành kinh tế đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phân bổ nguồn lực tốt hơn”. Vì thế, có thể coi đây là điểm mới của nghiên cứu. Thứ tư; Trong Luận án, NCS đã áp dụng lý thuyết về mô hình tăng trƣởng kinh tế và các kết quả thực nghiệm về tác động của các nhân tố ảnh hƣởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thế giới và Việt Nam vào trƣờng hợp cụ thể của tỉnh Quảng Nam. Kết quả đạt đƣợc là sự vận dụng và bổ sung lý thuyết này trong thực tiễn của nƣớc đang phát triển. Đồng thời kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ đƣợc một phần của giả thuyết 3 của nghiên cứu “CDCC ngành kinh tế chịu ảnh hƣởng (i) tích cực từ các yếu tố nhƣ vốn, lao động và công nghệ”. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tăng trƣởng quy mô kinh tế tác động rất rõ tới CDCC ngành kinh tế. Điều này cũng hàm ý với nền kinh tế đang giai đoạn đầu CNH nhƣ Quảng Nam, yếu tố này có vai trò rất lớn tới CDCC ngành kinh tế. Kết quả của luận án cũng đã chỉ ra rằng các yếu tố chiều rộng nhƣ vốn lao động có ảnh hƣởng lớn hơn tới CDCC ngành kinh tế so với nhân tố chiều sâu TFP. Điều này cũng hàm ý rằng mô hình tăng trƣởng kinh tế thiên về chiều rộng của địa phƣơng cũng thể hiện rõ đặc trƣng này trong quá trình CDCC ngành kinh tế. Vì thế, có thể coi đây là điểm mới của nghiên cứu Thứ năm; Luận án đã áp dụng cách tiếp cận hành vi thông qua phỏng vấn giúp cho nghiên cứu có thể xem xét thêm một số yếu tố ảnh hƣởng tới chuyển dịch
- 6 cơ cấu ngành và bổ sung cho các kết luận rút ra từ phân tích mô hình kinh tế lƣợng. Kết quả nghiên cứu từ đây là cơ sở để làm rõ đƣợc một phần của giả thuyết 3 của nghiên cứu; Kết quả cũng chỉ ra các yếu tố ngoài mô hình kinh tế lƣợng có ảnh hƣớng rất khác nhau và cũng chỉ ra địa phƣơng cần cải thiện một số định hƣớng hay yếu tố thể chế và phát huy yếu tố thị trƣờng nội địa nhằm thúc đẩy CDCC ngành kinh tế. Đây có thể coi đây là điểm mới của nghiên cứu. Thứ sáu: Những đề xuất định hƣớng phát triển các ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu cũng là một đóng góp của nghiên cứu. 5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu của mình, NCS có những đề xuất sau: Thứ nhất; Duy trì ảnh hƣởng từ CDCC ngành kinh tế tới tăng trƣởng kinh tế mà theo đó cần: (i) Tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của các ngành phi nông nghiệp trong đóng góp vào giá trị tăng trƣởng GDP, nhƣng cần có bảo đảm sự ổn định tăng trƣởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp; (ii) Duy trì mức tăng NSLĐ ổn định những năm tới, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động từ các ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang những ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao; (iii) Điều chỉnh cách thức phân bổ nguồn lực của nền kinh tế theo định hƣớng đổi mới mô hình tăng trƣởng kinh tế trên cơ sở điều chỉnh cách thức kết hợp giữa cơ chế phân bổ nguồn lực mở rộng năng lực sản xuất với cơ chế phân bổ kết quả cuối cùng một cách linh hoạt và hiệu quả. Thứ hai; Sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực thúc đẩy CDCC ngành kinh tế trên cơ sở: (i) Phát huy vai trò và tác động của nhân tố lao động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ yếu tố này. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động từ ngành có tốc độ tăng năng suất lao động thấp sang ngành có tốc độ tăng năng suất cao; (ii) Tiếp tục phát huy vai trò của nhân tố vốn đầu tƣ nhƣng một mặt tăng cƣờng thu hút đầu tƣ từ bên ngoài, mặt khác nâng cao chất lƣợng vốn đầu tƣ và hiệu quả đầu tƣ. Cần tập trung sự nỗ lực cho các dự án đầu tƣ lớn, nhiều tiềm năng và khả năng lan tỏa trong thu hút đầu tƣ cũng nhƣ thúc đẩy sự phát triển của các ngành của nền kinh tế. Cần chú trọng tới một cơ cấu đầu tƣ phù hợp với chuyển
- 7 dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cũng cần thiết phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn đầu tƣ công; (iii) Công nghệ vẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong những năm tới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Cần bắt đầu cải thiện công nghệ quản trị công của các cơ quan công quyền trên cơ sở học tập và kế thừa của thế giới và có những điều chỉnh phù hợp. Sự cải thiện này sẽ nâng cao chất lƣợng các chính sách công và dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Tiếp đó tạo ra môi trƣờng và sự hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế đầu tƣ thích đáng để ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất nhằm có đƣợc những sản phẩm chất lƣợng đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ ba;Cần phát huy tính tích cực và khắc phục các hạn chế từ các yếu tố khác nhƣ: (i) Cần có chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, dần tiến tới không sử dụng lợi thế tài nguyên để điều tiết hành vi lựa chọn ngành đầu tƣ của doanh nghiệp; (ii) Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối với các địa phƣơng trong vùng trong những năm tới vẫn là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất không chỉ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn bảo đảm sự phát triển bền vững; (iii) Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Quảng Nam; (iv) Mở rộng thị trƣờng nội địa và kích thích tiêu dùng trên cơ sở tăng tiêu dùng cá nhân tiệm cận với mức của nƣớc trung bình và thay đổi cơ cấu tiêu dùng; nâng cao mức sống cho dân cƣ nông thôn. tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo. Thứ tư; CDCC ngành kinh tế cần phát triển theo định hướng cơ bản sau: Phát triển nông nghiệp trên cơ sở tái cấu trúc ngành này theo hƣớng nâng cao năng suất, giá trị gia tăng và chất lƣợng sản phẩm; Phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tác, chế biến tài nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của tỉnh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; Phát triển ngành dịch vụ theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng trên cơ sở phát triển các thƣơng mại và dịch vụ cao cấp và dịch vụ hỗ trợ các ngành sản xuất của tỉnh và vùng.
- 8 6. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về CDCC ngành kinh tế Chƣơng 2. Đặc điểm của địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. CDCC ngành và ảnh hƣởng của nó tới tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Nam Chƣơng 4. Phân tích các nhân tố tác động tới CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam Chƣơng 5. Định hƣớng và hàm ý chính sách về CDCC ngành kinh tế 7. Các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 7.1. Các nghiên cưu ở nước ngoài Các nghiên cứu của thế giới có nhiều và nghiên cứu ở nhiều nền kinh tế. Có thể kế ra một số nhƣ sau: Bàn về chuyển dịch cơ cấu ngành phải bắt đầu từ Quy luật tiêu dùng mang tên nhà Thống kê ngƣời Đức E. Engel (1821-1896). Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Lúc đầu khi thu nhập của nhân dân tăng lên thì nhu cầu sản phẩm nông nghiệp tăng theo, nhƣng đến một lúc nào đó sẽ bị bão hòa và không tăng nữa. Nhu cầu và tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia có xu hƣớng giảm dần. Qua nghiên cứu quy luật này, các nhà kinh tế đã nhận thấy rằng: khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu (hàng nông sản) giảm xuống, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền (hàng công nghiệp) có xu hƣớng tăng, nhƣng tăng nhỏ hơn tốc độ thu nhập, còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa chất lƣợng cao (dịch vụ) có xu hƣớng ngày càng tăng và đến một mức thu nhập nào đó thì tốc độ tăng tiêu dùng sẽ cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Và chính nhu cầu và xu hƣớng tiêu dùng của thị trƣờng đã chỉ ra cơ sở cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một khi quy luật tiêu dùng của A.Engel kết hợp với Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher (1935) sẽ càng chỉ rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật” xuất bản năm 1935, A.Fisher phân biệt thành 3 khu vực kinh tế: sơ cấp (nông nghiệp), cấp hai (công
- 9 nghiệp) và cấp ba (dịch vụ). Ông cho rằng, lao động và việc làm sẽ chuyển dần từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần cấp 3. Theo đó, với xu thế phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ thực hiện thay thế lao động nhất, việc tăng cƣờng sử dụng máy móc thiết bị và các phƣơng thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao đƣợc năng suất lao động. Chính năng suất lao động nông nghiệp tăng đã giải phóng lao động nông nghiệp chuyển sang các khu vực còn lại. Trong khi đó, ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác hệ số co giãn của nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này lớn hơn 0 vì vậy theo sự phát triển kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp có xu hƣớng tăng lên. Ngành dịch vụ đýợc coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay thế công nghệ và kỹ thuật mới rất cao. Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển cao là lớn hơn 1, tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hƣớng tăng và tăng càng nhanh khi nền kinh tế phát triển. Tuy nghiên cứu đã chỉ ra xu hƣớng dịch chuyển lao động giữa các ngành dƣới tác động của tiến bộ kỹ thuật nhƣng lại không thấy một điều giới hạn thu hút lao động của ngành dịch vụ khi gặp phải trƣờng hợp xảy ra sự bổ sung hoàn toàn giữa lao động và vốn sản xuất. Những luận điểm của các tác giả này đƣợc Dietrich (2011) phát triển. Theo ông một khía cạnh để xem xét đề cập đến ảnh hƣởng của các yếu tố ảnh hƣởng tới việc định hình lại cấu trúc nền kinh tế nhƣ thay đổi sở thích về nhu cầu và tăng năng suất ngành cụ thể. Về phía cầu, thu nhập đầu ngƣời cao hơn trong một cấu trúc kinh tế chuyển dịch theo nhu cầu, nhƣ luật Engel dự đoán; nó thƣờng đƣợc gọi là "nhu cầu giả thuyết". Điều này ngụ ý rằng sự tăng trƣởng kinh tế gây ra sự thay đổi về cấu trúc do điều chỉnh trong quá trình sản xuất gây ra bởi những thay đổi phía cầu, và rằng một tỷ lệ cao hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Về phía cung, các "suất giả thuyết" khẳng định rằng tiến bộ công nghệ quyết định cho sự thay đổi cấu trúc kinh tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 630 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 459 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 302 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn