Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp các trường nghệ thuật, thể dục thể thao công lập
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp các trường nghệ thuật, thể dục thể thao công lập" trình bày cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập; Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập; Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp các trường nghệ thuật, thể dục thể thao công lập
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KIỀU DUYÊN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC TRƢỜNG NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC THỂ THAO CÔNG LẬP LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KIỀU DUYÊN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC TRƢỜNG NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC THỂ THAO CÔNG LẬP Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Danh Ngà 2. PGS.TS. Lê Phƣớc Minh Hà Nội, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực, chƣa từng công bố trong công trình nghiên cứu nào trƣớc đó. Các thông tin trích dẫn trong luận án đƣợc trích dẫn đầy đủ, chính xác từ các sách, báo, tạp chí. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Kiều Duyên
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án “Cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp các trường nghệ thuật và thể dục thể thao công lập”, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ, giảng viên công tác tại Học viện Khoa học Xã hôi, Khoa Kinh tế học, Khoa Khoa học quản lý, Viện nghiên cứu Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Danh Ngà và PGS.TS. Lê Phƣớc Minh đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhƣ Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Tổ chức Cán bộ; Vụ Đào tạo; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng, các trƣờng đào tạo về văn hoá, nghệ thuật và thể dục thể thao đã tạo điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh điều tra, khảo sát thu thập tài liệu nghiên cứu cần thiết cho luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Kiều Duyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................9 1.1.1. Nghiên cứu làm rõ nội hàm khái niệm quyền tự chủ đại học, trong đó có quyền tự chủ về tài chính ................................................................................9 1.1.2. Nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ chế tự chủ của các trƣờng đại học trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá và kinh tế thị trƣờng..14 1.1.3. Nghiên cứu so sánh cơ chế, chính sách tự chủ đại học giữa các trƣờng đại học và giữa các quốc gia ..................................................................14 1.1.4. Nghiên cứu vấn đề tự chủ tài đại học và tự chủ tài chính trong mối quan hệ giữa trƣờng đại học với Nhà nƣớc .......................................................16 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc .................................................................18 1.3. Khoảng trống nghiên cứu của các công trình đã công bố ..............................22 Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................................23 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC THỂ THAO CÔNG LẬP................................................................................................................24 2.1. Cơ sở đào tạo nghệ thuật - thể dục thể thao công lập ....................................24 2.1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập........................................................................24 2.1.2. Cơ sở đào tạo nghệ thuật, TDTT công lập ..............................................27 2.2. Cơ chế tự chủ tài chính ......................................................................................29 2.2.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính .......................................................29 2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính .............................................................45 2.2.3. Nguyên tắc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................................................................................58 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá cơ chế tự chủ tài chính ..........................................59 2.2.5. Những tác động của cơ chế tự chủ tài chính ............................................64 2.3. Kinh nghiệm trên thế giới về cơ chế tự chủ tài chính và bài học cho Việt Nam ...66 2.3.1. Kinh nghiệm một số thế giới về cơ chế tự chủ tài chính .........................66
- 2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................70 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................73 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT, THỂ DỤC THỂ THAO CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ................................................................................................................74 3.1. Khái quát về các cơ sở đào tạo nghệ thuật, thể dục thể thao công lập................74 3.1.1. Cơ sở đào tạo NT-TDTT trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ..74 3.1.2. Cơ sở đào tạo NT-TDTT thuộc các Bộ ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng quản lý ...................................................................................78 3.2. Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo NT-TDTT công lập ......81 3.2.1. Tổ chức cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo NT-TDTT công lập......81 3.2.2. Kết quả thực trạng tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo NT-TDTT công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .......................................82 3.2.3. Kết quả điều tra về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở đào tạo NT-TDTT công lập trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ...................117 3.2.4. Đánh giá chung về thực trạng cơ chế TCTC ..........................................124 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................132 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO CÔNG LẬP .............................................................................................................133 4.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo NT- TDTT công lập ........................................................................................................133 4.1.1. Đổi mới cơ chế học phí trong lĩnh vực đào tạo NT-TDTT ....................133 4.1.2. Đổi mới cơ chế phân bổ NSNN đối với các đơn vị đào tạo công lập về NT-TDTT ....................................................................................................135 4.1.3. Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính để áp dụng lịch hoạt, phù hợp từ nội dung quy định của các Nghị định 43; 16; 60. ..................................................137 4.1.4. Đổi mới chính sách đối với ngƣời học NT-TDTT .................................140 4.1.5. Nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và các giải pháp khác ..................................................140
- 4.2. Một số điều kiện để thực hiện giải pháp ........................................................143 4.2.1. Các cơ quan chức năng của nhà nƣớc cần nhận thức rõ về chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý các trƣờng ĐHCL ......................................143 4.2.2. Chính phủ cần giao cho Bộ VHTT&DL nghiên cứu, xây dựng các chính sách để từng bƣớc giao quyền tự chủ đại học cho các trƣờng NT-TDTT ...............143 4.2.3. Giao quyền TCTC phải dựa vào năng lực quản lý, chất lƣợng nhà trƣờng và tính đến yếu tố đặc thù trong đào tạo NT-TDTT.............................145 4.2.4. Các trƣờng cần làm rõ mục tiêu phát triển trong ngắn hạn, dài hạn, tăng cƣờng kiểm soát nội bộ, đổi mới hoạt động của nhà trƣờng. ...................146 Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................................148 KẾT LUẬN ..............................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................152 PHỤ LỤC....................................................................................................... 165
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBVC Cán bộ viên chức CĐ Cao đẳng CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CN Cử nhân CNH Công nghiệp hóa CSVC Cơ sở vật chất CSĐT Cơ sở đào tạo CTNB Chi tiêu nội bộ DN Doanh nghiệp ĐH Đại học ĐHCL Đại học công lập ĐT Đào tạo ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập GDĐH Giáo dục Đại học GDĐHCL Giáo dục đại học công lập GDĐHTN Giáo dục đại học tƣ nhân GDĐT GDĐT GS, PGS Giáo sƣ, Phó giáo sƣ GV Giảng viên HĐH Hiện đại hóa HNQT Hội nhập quốc tế HS Học sinh KHCN Khoa học và công nghệ NGND Nhà giáo nhân dân NGƢT Nhà giáo ƣu tú NSNN Ngân sách Nhà nƣớc NT-TDTT Nghệ thuật – thể dục thể thao SV Sinh viên TC Trung cấp TCTC Tự chủ tài chính TDTT Thể dục thể thao ThS Thạc sỹ TS Tiến sỹ TTHLĐT Trung tâm huấn luyện và đào tạo TTTTC-TTCN Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp TW Trung ƣơng UBND Uỷ ban nhân dân VHNT Văn hoá nghệ thuật VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hóa WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lƣợng các trƣờng văn hoá nghệ thuật cả nƣớc ............................. 79 Bảng 3.2: Báo cáo tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2018 ..................................................................................... 94 Bảng 3.3: Tổng hợp ngân sách giao tự chủ cho các cơ sở đào tạo NT-TDTT trực thuộc Bộ VHTTDL giai đoạn 2016-2019 .......................................... 98 Bảng 3.4: Tổng hợp bổ sung kinh phí hoạt động của các trƣờng NT-TDTT năm 2019.................................................................................................. 100 Bảng 3.5: Kinh phí CTMTQG cấp cho các trƣờng NT-TDTT của Bộ VHTT&DL .............................................................................................. 101 Bảng 3.6: Tổng hợp nguồn thu của các cơ sở đào tạo NT-TDTT trực thuộc Bộ VHTTDL năm 2019 ........................................................................... 103 Bảng 3.7: Tổng hợp nguồn thu của các trƣờng NT-TDTT giai đoạn 2015-2019. 104 Bảng 3.8: Bảng quy đổi giữa hệ số tính theo phục cấp chức vụ (K1) và hệ số chức vụ ................................................................................................ 109 Bảng 3.9: Bảng quy đổi giữa hệ số tính theo lƣơng (K2) và hệ số lƣơng ....... 109 Bảng 3.10: Tổng hợp số liệu nộp NSNN của các trƣờng NT-TDTT năm 2019 ... 117
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, giáo dục đại học nƣớc ta đã từng bƣớc phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trƣờng và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội đƣợc huy động nhiều hơn và đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trƣớc thách thức rất to lớn: Cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học chậm đƣợc thay đổi, chất lƣợng đào tạo của toàn hệ thống chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế, việc phát huy sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và SV còn hạn chế. Số lƣợng giáo viên đại học một số chuyên nành còn thiếu ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, chất lƣợng nguồn nhân lực đang còn yếu kém. Đời sống kinh tế ngƣời dân tuy có thay đổi khá hơn nhƣng vẫn còn ở mức thấp, cùng với ý thức ngƣời dân chƣa cao nên việc đầu tƣ vào học tập cho con, cháu chƣa đƣợc chú trọng. Sự mở rộng qui mô đào tạo ở các trƣờng đại học Việt Nam chƣa theo một định hƣớng chung, chƣa thống nhất giữa các trƣờng nên khó có thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng giáo dục. Nhiều trƣờng Đại học đƣợc mở ra nhƣng chƣa đảm bảo đƣợc các điều kiện cho hoạt động nhƣ về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình đào tạo, năng lực tài chính... đã phát sinh nhiều bất cập gây nên bức xúc trong xã hội. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là thuộc tính cơ bản của các trƣờng Đại học trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng hiện nay. Tự chủ Đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học, tạo ra sự linh hoạt, năng động của các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình sáng tạo ra tri thức dẫn dắt xã hội phát triển. Bên cạnh đó, tự chủ đại học còn làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và nhu nâng cao chất lƣợng lao động trí thức và trí tuệ con ngƣời để phục vụ xây dựng và phát triển đất nƣớc. Thế nhƣng, có thể nói ở Việt Nam trong nhiều năm qua, việc xác định quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nƣớc ta còn chƣa thực sự rõ ràng. Nhà nƣớc liên tục phải điều chỉnh cơ chế, chính sách tự chủ về tổ chức bộ máy, tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học. Điều này dẫn đến việc hoàn thiện cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nƣớc 1
- ta có thể chƣa toàn diện, hiệu quả giáo dục đào tạo chƣa cao. Qua các lần cải cách cơ chế tự chủ tài chính (với việc Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015; Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 15/8/2021), đã giảm bớt một số rào cản trong quá trình phát triển quyền tự chủ giáo dục đại học. Tuy nhiên, tính hiệu lực, hiệu quả, tính linh hoạt, công bằng, tính ràng buộc tổ chức, sự chấp thuận của cộng đồng đối với cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế. Cơ chế tự chủ mà các cơ sở giáo dục đại học đang thực hiện ở các mức độ khác nhau chƣa tạo ra sự tự chủ thực sự về tạo nguồn tài chính, tự cân đối thu chi, trách nhiệm giải trình của các trƣờng, của các cơ quan quản lý trƣớc xã hội và ngƣời học cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhƣ vậy, để các cơ sở giáo dục đại học công lập thật sự “lột xác” xoá bỏ các mặt hạn chế, rào cản phát triển thì các quy định cơ chế TCTC cần thay đổi để tạo ra những giải pháp đột phá về cơ chế tài chính, cơ chế quản trị điều hành, nhất là giải quyết thoả đáng vấn đề nguồn thu tài chính. Nguồn thu của các trƣờng đại học công lập đƣợc hình thành từ hai nguồn là ngân sách Nhà nƣớc cấp và ngoài ngân sách Nhà nƣớc. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nƣớc (NSNN) cấp dƣới 50% (có trƣờng chỉ đạt 10% đến 20%), nguồn thu ngoài NSNN chiếm trên 50% chủ yếu là thu từ học phí và lệ phí. Ngoại trừ các trƣờng đại học khối kinh tế, luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp, các trƣờng còn lại chỉ bảo đảm dƣới 50% mức chi; đặc biệt là các trƣờng khối y dƣợc, thể thao, văn hoá nghệ thuật gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc rất nhỏ, nhiều trƣờng không có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, nƣớc ta đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề xây dựng cơ chế tự chủ cho giáo dục đại học công lập (GDĐHCL). Nhiều nhà nghiên cứu, quản lý tài chính, giáo dục trong nƣớc và quốc tế đã công bố công trình nghiên cứu của mình trên các diễn đàn hội thảo, sách báo, tạp chí; trong đó đƣa ra các phân tích, đánh giá về mô hình TCTC của các trƣờng đại học cũng nhƣ đƣa ra quan điểm phê phán về những mặt tích cực và hạn chế trong chính sách thực hiện cơ chế TCTC giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có đề tài, công trình nào đi sâu nghiên cứu, phân tích đánh giá đầy đủ về kết quả thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng nhƣ thực trạng vận hành cơ 2
- chế TCTC của các trƣờng đào tạo về nghệ thuật và thể dục thể thao (NT - TDTT) kể từ khi Nhà nƣớc ban hành thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Cơ chế tự chủ tài chính trong giáo dục đại học ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp các trường nghệ thuật và thể dục thể thao công lập” là điều rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo NT-TDTT ở nƣớc ta hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và bổ sung, cập nhật những luận điểm mới với vấn đề lý luận về cơ chế TCTC trong GDĐH, áp dụng cho các trƣờng NT-TDTT công lập; Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế TCTC ở các trƣờng NT-TDTT công lập ở nƣớc ta trong thời gian qua (từ năm 2011- sau 5 năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP đến năm 2019); Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC ở các trƣờng NT- TDTT nƣớc ta tầm nhìn đến năm 2025. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng thực hiện cơ chế TCTC ở các trƣờng NT-TDTT công lập ở nƣớc ta trong thời gian qua diễn ra nhƣ thế nào? Thuận lợi, khó khăn và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cơ chế TCTC ở các trƣờng NT-TDTT công lập? (2) Để thúc đẩy hoạt động tạo nguồn thu; nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính tại các trƣờng NT-TDTT công lập, cần đổi mới cơ chế TCTC nhƣ thế nào? (3) Điểu kiện để thực hiện cơ chế TCTC của các trƣờng NT-TDTT công lập? Có ba nhân tố tác động tới cơ chế TCTC của các trƣờng NT-TDTT công lập, đó là: (1) Mục tiêu phát triển giáo dục đại học (GDĐH), chẳng hạn muốn hội nhập quốc tế thì cần thay đổi vai trò của nhà trƣờng là đơn vị cung ứng dịch vụ tri thức (hoạt động nhƣ một doanh nghiệp); muốn tạo ra sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, giảm gánh nặng chi NSNN cho GDĐH; tăng sự minh bạch, trách nhiệm giải trình trƣớc xã hội (XH)… thì cần tăng quyền tự chủ cho các trƣờng NT-TDTT công lập. (2) Cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nƣớc nhƣ mô hình tài chính cho giáo dục đại học công lập, hệ thống pháp luật đi kèm (Luật giáo dục, ngân sách, khoa học công nghệ…); năng lực quản lý của cơ quan chủ quản; những điều này tạo ra một khung pháp lý có thể thúc đẩy hoặc hạn chế quyền TCTC trong khai thác, đa dạng 3
- hóa nguồn thu, sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính sẵn có của nhà trƣờng. (3) Cơ chế tài chính do mỗi trƣờng xây dựng thông qua qui chế tài chính (trong đó có cả quy chế thu chi) có đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả hay không…, nó phụ thuộc vào mô hình, năng lực quản lý của nhà trƣờng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án có một số nhiệm vụ cụ thể: - Nghiên cứu các công trình trong và ngoài nƣớc về vấn đề cơ chế TCTC trong các trƣờng NT-TDTT từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu từ các công trình này cho luận án. - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về cơ chế TCTC trong các trƣờng NT-TDTT: Mục đích, vai trò, nội dung, điều kiện thực hiện cơ chế TCTC trong các trƣờng NT-TDTT. - Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế TCTC trong các trƣờng NT-TDTT công lập ở nƣớc ta trong thời gian qua (từ năm 2011 - sau 5 năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đến năm 2019). - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế TCTC trong các trƣờng NT-TDTT công lập ở Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ chế tự chủ tài chính trong các trƣờng nghệ thuật - thể dục thể thao công lập ở Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung làm rõ cơ chế TCTC tại các trƣờng NT-TDTT công lập: những yếu tố tạo nên cơ chế TCTC; các tiêu chí đánh giá, ảnh hƣởng của cơ chế TCTC tới việc sử dụng nguồn thu, trách nhiệm giải trình tài chính của các trƣờng NT-TDTT công lập. Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến 2019, cụ thể là nằm trong giai đoạn các trƣờng NT-TDTT áp dụng triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đƣợc 5 năm đến năm 2019; áp dụng những sửa đổi, bổ sung, những điều mới khi thực hiện Nghị định 16/2015/NĐ-CP, quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, sau đó cập nhật thêm những đổi mới từ Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Về không gian nghiên cứu: Trong điều kiện có hạn, luận án tiến hành nghiên 4
- cứu tại các trƣờng NT- TDTT trực thuộc Bộ VHTT&DL quản lý ở 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (Tổng cộng 15/21 trƣờng NT-TDTT nhƣ Phụ lục14). 5. Phƣơng pháp luận, tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Tiếp cận nghiên cứu Đề tài sử dụng hƣớng tiếp cận hệ thống để thực hiện nghiên cứu làm rõ vấn đề TCTC trong GDĐH ở Việt Nam: trƣờng hợp các trƣờng NT-TDTT công lập. Lý thuyết hệ thống thể hiện tiếp cận hệ thống và đƣợc đề xƣớng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy. Lý thuyết hệ thống tập trung về sự sắp đặt và những quan hệ giữa những phần kết nối chúng trong một tổng thể. Theo đó thiết chế giáo dục đào tạo (nghệ thuật, thể thao) đƣợc xác định nhƣ một hệ thống, gồm những thành tố cấu thành và có quan hệ tƣơng tác với môi trƣờng bên ngoài. Việc sử dụng lý thuyết cho phép phân tích và lý giải các vấn đề của các trƣờng đại học nói chung, các trƣờng đào tạo NT-TDTT nói riêng khi phải đối mặt với áp lực bên ngoài dẫn đến những thay đổi trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, quản trị và quản lý tài chính của trƣờng để phù hợp với các chính sách công. Quan điểm đƣợc đƣa ra là nhà nƣớc Việt Nam trong bối cảnh khó khăn về ngân sách đang ban hành và thực hiện các chính sách quy định TCTC cho các trƣờng NT-TDTT để đạt đƣợc hợp lý hóa nguồn nhân lực, vật chất và tài chính trong GDĐH; thúc đẩy các sáng kiến hình thành việc giảng dạy và nghiên cứu đại học để phục vụ nhu cầu của xã hội và phát triển kinh tế quốc dân. Sự thay đổi ấy dẫn đến sự "phá vỡ tình trạng cân bằng" trƣớc đây và dẫn đến quá trình tái cấu trúc đối với các trƣờng, hình thành một cơ chế vận hành tài chính mới, phù hợp với sự thay đổi môi trƣờng bên ngoài (nhu cầu xã hội, chính sách nhà nƣớc). Ngƣợc lại, chính sách nhà nƣớc sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi nào các trƣờng có đƣợc sự cân bằng đảm bảo đi đến sự hợp lý hóa nguồn nhân lực, vật chất và tài chính trong GDĐH, đáp ứng đƣợc nhu cầu xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Với tiếp cận hệ thống, đề tài vận dụng tiếp cận mô hình tự chủ GDĐH đa chiều để giải thích xu hƣớng thay đổi tự chủ GDĐH ở Việt Nam nói chung, giáo dục, đào tạo NT- TDTT nói riêng. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục theo đuổi đồng thời cả 4 mô hình : (1) GDĐH công lập miễn phí hoặc với học phí thấp (Expansion of a public sector charging little or no tuition fees); (2) Chi phí đại học đƣợc hoàn trả sau khi SV tốt nghiệp (Publicly financed fees repaid through the tax 5
- system once students graduate); (3) Gia tăng học phí kết hợp với mở rộng các chính sách hỗ trợ (Increased cost sharing combined with higher levels of student aid); (4) Mở rộng hệ thống đại học tƣ (Expansion of a private sector of institutions). Và GDĐH sẽ vẫn kết hợp cơ chế đại học tƣ thục phi lợi nhuận và đại học tƣ thục hoạt động vì lợi nhuận. Sự phát triển mô hình tự chủ GDĐH đa chiều phản ánh khá sát hợp bối cảnh thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích tài chính (các nội dung chủ yếu là phân tích việc quản lý và sử dụng tài chính của các trƣờng đào tạo NT-TDTT theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 16/2015/NĐ-CP; Nghị định 60/2021/NĐ-CP và quy định của các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. - Các phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (việc thực hiện điều tra, phỏng vấn và thảo luận nhóm áp dụng cho các đối tƣợng bao gồm các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên và một số đối tƣợng khác có liên quan đến lĩnh vực đào tạo NT - TDTT). Phƣơng pháp này cho phép tìm hiểu những quan điểm, khó khăn, thuận lợi và những sáng kiến giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính trong các trƣờng đào tạo NT- TDTT hiện nay. - Phƣơng pháp thống kê (tập hợp số liệu thống kê theo các mẫu biểu đánh giá thực hiện kết quả tự chủ về tài chính, sử dụng phƣơng pháp thống kê so sánh giữa các giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các trƣờng đào tạo NT- TDTT nhằm làm rõ các nội dung cần minh họa. - Phân tích số liệu thứ cấp (số liệu của các đề tài nghiên cứu đi trƣớc, số liệu thống kê của quốc gia, bộ, ngành, lĩnh vực; báo cáo của các cơ quan, đơn vị; và các nguồn thông tin khác (sách, báo, tạp chí, internet…); các đối tƣợng văn bản chính sách, pháp lý liên quan đến nội dung thực hiện quyền tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đại học, đào tạo NT- TDTT (Luật, Nghị định, Thông tƣ, Quyết định phê duyệt Chiến lƣợc, Quy hoạch, Đề án, Chƣơng trình hành động đƣợc ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ ngành; các báo cáo tổng kết, sơ kết, phân tích đánh giá của các cơ sở đào tạo NT- TDTT có nội dung liên quan đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. 6
- Phiếu điều tra đƣợc gửi tới 21 CSĐT thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Phụ lục 14), gồm 02 loại phiếu cho 02 đối tƣợng: M u phiếu số 01: - Khảo sát lãnh đạo, quản lý CSĐT bao gồm: Hiệu trƣởng; 01 phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn; 01 cán bộ quản lý/ làm công tác tài chính và 01 cán bộ quản lý/làm văn phòng của CSĐT. Tổng số phiếu: 21 CSĐT x 04 ngƣời/đơn vị = 84 phiếu. - Nội dung phiếu điều tra gồm: + Nhận thức về CSĐT tự chủ tài chính; + Đánh giá khả năng kiểm soát và giải quyết các công việc liên quan đến thực hiện cơ chế TCTC; + Về xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ (CTNB); + Về đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; + Đánh giá tác động của thực hiện cơ chế TCTC. M u phiếu số 02: - Khảo sát viên chức, ngƣời lao động CSĐT bao gồm: 21 CSĐT x 10 ngƣời/đơn vị = 210 phiếu. - Nội dung phiếu điều tra gồm: + Nhận thức về CSĐT tự chủ tài chính; + Mức độ thông tin của lãnh đạo ĐVSNCL đối với viên chức, ngƣời lao động về việc thực hiện cơ chế TCTC; + Về xây dựng và thực hiện quy chế CTNB; + Đánh giá tác động của thực hiện cơ chế TCTC. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận, văn bản pháp lý về vấn đề cơ chế tự chủ tài chính để tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án và những vấn đề có liên quan. 6. Đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất của TCTC, cơ chế TCTC; phân tích các nhân tố ảnh hƣởng; tổng kết bài học kinh nghiệm quốc tế; đƣa ra 06 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế TCTC, đặc biệt đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế TCTC. 7
- Về mặt thực tiễn, luận án phân tích, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện cơ chế TCTC ở các trƣờng NT- TDTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ VHTT&DL quản lý (Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Nghị định 16/2015/NĐ- CP; Nghị định 60/2021/NĐ-CP). Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế TCTC góp phần nâng cao chất lƣợng GDĐT đối với các trƣờng NT- TDTD. Các giải pháp tập trung vào những khía cạnh sau: Đổi mới cơ chế học phí trong lĩnh vực đào tạo NT-TDTT; Đổi mới cơ chế phân bổ NSNN đối với các đơn vị đào tạo công lập về NT-TDTT; Đổi mới cơ chế TCTC trong quy định hiện hành của Chính phủ; Đổi mới chính sách đối với ngƣời học NT-TDTT. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về TCTC trƣờng ĐHCL. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của luận án kết cấu thành 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập Chương 3: Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ở cơ sở đào tạo nghệ thuật-thể dục thể thao công lập 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Cho đến nay, có nhiều học giả nƣớc ngoài quan tâm nghiên cứu về vấn đề cơ chế tự chủ tài chính trong hệ thống giáo dục bậc cao (higher education) hay còn gọi là giáo dục đại học. Nội dung nghiên cứu của các học giả thƣờng đề cập đến những khía cạnh chủ yếu sau đây: 1.1.1. Nghiên cứu làm rõ nội hàm khái niệm quyền tự chủ đại học, trong đó có quyền tự chủ về tài chính Tiếp cận nguồn gốc khái niệm tự chủ đại học, Barrow và Milburn (1990) xem xét từ nguồn gốc ngôn ngữ cho rằng khái niệm này vốn là hai từ trong ngôn ngữ Hy Lạp là autos (tự động) và nomos (pháp luật). Trong một cái nhìn rộng lớn hơn, G. Neave (1988; xem thêm U. Felt và Glanz 2003; J.P. Olsen 2005) giải thích quyền tự chủ của các tổ chức giáo dục đại học hình thành từ các bối cảnh khác nhau và liên quan đến hệ thống kinh tế, chính trị, lịch sử pháp lý và sự phát triển của bản thân các trƣờng đại học trong các giai đoạn khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, khái niệm tự chủ là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau đƣợc xem xét. Ví dụ: - Tự chủ học tập hoặc tự chủ học thuật (Ashby và Anderson 1966; Berdahl 1990; Pritchard 1998; Volkwein và Malik 1997; Wasser 1995; Snyder, 2002). - Quyền tự chủ hành chính (Volkwein và Malik 1997; Wasser 1995). - Tự chủ biên chế, nhân sự (Volkwein 1986). - Tự chủ thể chế (Amaral và Magalhães 2001; Ashby và Anderson 1966; Berdahl 1990; Bladh 2007; Frazer 1997; Gornitzka và Maassen 2000; Herbst 2007; Salmi 2007). - Quyền tự chủ giống nhƣ tự chủ đại học (Dill 2001, Ordorika 2003; Moses 2007; Neave 1988; Tapper và Salter 1995). - Tự chủ tài chính (Cazenave 1992; Rothblatt 2002; Sheehan 1997). - Quyền tự chủ ngân sách (Volkwein 1986). - Quyền tự chủ đại học nằm trong 4 loại quyền: tự chủ về tổ chức bộ máy; tự chủ về học thuật; tự chủ về tài chính và tự chủ về biên chế (nhóm học giả Đại học kỹ thuật Moldova). 9
- Thực tế cho thấy, quyền tự chủ của một số trƣờng đại học ở Châu Âu đã đƣợc kết hợp với quyền tự do học thuật từ khá sớm trong lịch sử. Một trong những giá trị cơ bản của giáo dục đại học và cộng đồng khoa học ở khu vực này đƣợc thừa nhận là tự do học thuật (Clark 1983; xem thêm Henkel 2005; Tirronen 2005). Theo nghĩa tự do học thuật, việc giảng dạy giáo dục đại học phải đƣợc hƣởng việc duy trì tự do học thuật, tự do giảng dạy và thảo luận, tự do trong việc thực hiện nghiên cứu và phổ biến và công bố kết quả của chúng, tự do bày tỏ ý kiến của mình một cách tự do về tổ chức, hệ thống mà họ làm việc, tự do từ kiểm duyệt thể chế và tự do tham gia vào các cơ quan học thuật chuyên nghiệp hoặc ngƣời đại diện. Tất cả các nhân viên giảng dạy giáo dục đại học có quyền thực hiện chức năng của mình mà không phân biệt đối xử của bất cứ loại nào và không sợ đàn áp của nhà nƣớc hoặc các nguồn khác. (Unesco: Tuyên ngôn thế giới về giáo dục Đại học cho thế kỷ XXI tầm nhìn và hành động, 1998). Tự chủ hay tự do về học thuật về bản chất đó là sự chủ động trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng. Các trƣờng đại học cần đƣợc tự quyết định về ngành học và chƣơng trình đào tạo; các tiêu chuẩn học thuật và chất lƣợng; số lƣợng và phƣơng thức tuyển sinh. Tự do học thuật liên quan đến sự tự do cá nhân của các học giả, hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu và xuất bản. Vấn đề học tập miễn phí đƣợc các nƣớc Châu Âu tin rằng có thể giúp tăng cƣờng việc theo đuổi và áp dụng các giá trị kiến thức, và nhƣ vậy cần đƣợc hỗ trợ bởi xã hội thông qua sự tài trợ của các viện nghiên cứu và các tổ chức giáo dục. Tự do học thuật là hiện thân của sự chấp nhận của các học giả về sự cần thiết khuyến khích sự cởi mở và tính linh hoạt trong công việc học tập, và trách nhiệm của họ với nhau và với xã hội nói chung. Tự chủ tổ chức là một quyền khác quan trọng tạo thành cơ chế tự chủ đại học. Trong một số tài liệu giáo dục đại học, khái niệm tự chủ tổ chức còn đƣợc gọi là tự chủ về thể chế (xem Ashby và Anderson 1966; Berdahl 1990; Dill 2001, Frazer 1997; Gornitzka và Maassen 2000, Jones 2002, Kogan và Marton 2000; Shattock 2003, Sizer và Mackie 1995, Neave và VanVught 1994). Khái niệm tự chủ tổ chức đƣợc sử dụng rộng rãi và có thể đƣợc tìm thấy thƣờng xuyên hơn tự chủ tài chính đặc biệt là trong các tài liệu giáo dục đại học. Quyền tự chủ thể chế của các trƣờng đại học đƣợc phân tích khá công phu bởi Ashby và Anderson (1966), ngƣời đƣa ra sáu thành phần thiết yếu của một trƣờng đại học tự chủ: (1) Tự do tuyển chọn sinh viên; (2) Tự do tuyển dụng nhân viên; (3) 10
- Tự do để thiết lập các tiêu chuẩn riêng; (4) Tự do để quyết định ai cấp bằng; (5) Tự do để thiết kế chƣơng trình giảng dạy; (6) Tự do để quyết định cách thức phân bổ thu nhập nhận đƣợc từ các nguồn tƣ nhân hoặc nhà nƣớc. Khác với quan điểm trên, Frazer (1997) cho rằng tự chủ tổ chức bao gồm những yếu tố quy định sau: (1) Tình trạng pháp lý của tổ chức; (2) Thẩm quyền để hoạt động nhƣ một tổ chức giáo dục đại học; (3) Nhiệm vụ; (4 ) Quản trị; (5) Quyết định tài chính; (6) Tình trạng sử dụng lao động; (7) Các vấn đề học thuật. Theo quan điểm của Frazer quyền học tập, việc làm và quyết định tài chính tƣơng tự nhƣ các loại đƣợc sử dụng bởi Ashby và Anderson, và các khu vực học tập quyền hạn và nhiệm vụ tƣơng tự nhƣ quyền tự chủ thực chất của Berdahl (1990) . Theo quan điểm của Felt và Glanz (2003), mỗi khía cạnh của quyền tự chủ tổ chức có thể bao gồm một số nhóm, và trong mỗi nhóm có phạm vi bổ sung khác nhau. Bổ nhiệm cán bộ là một ví dụ. Trong một tổ chức giáo dục đại học, các nhân viên bao gồm một loạt các nhóm và trong mỗi nhóm, các nhân viên có thể có toàn thời gian hoặc bán thời gian vĩnh viễn hoặc tạm thời. Berdahl (1990) chia quyền tự chủ tổ chức thành 2 loại: tự chủ nội dung chƣơng trình và tự chủ thủ tục. Trong cách tiếp cận của mình, Berdahl cho rằng tự chủ là sức mạnh của tổ chức để xác định phƣơng tiện mà các mục tiêu và chƣơng trình của mình sẽ đƣợc theo đuổi hoặc thực hiện mục tiêu và chƣơng trình giảng dạy, đào tạo. Volkwein và Malik (1997) đã áp dụng cách giải thích Berdahl để nghiên cứu các vấn đề tự chủ trong học tập và tự chủ thủ tục trong các vấn đề hành chính của một số trƣờng đại học. Về khái niệm tự chủ tài chính, có nhiều cách định nghĩa và giải thích khác nhau. Các tác giả cuốn sách "Tài chính trong giáo dục đại học” (Yeager, Nelson, Potter, Weidman và Zullo 2001) mô tả khái niệm này nhƣ vấn đề nguồn lực, chi phí giáo dục đại học, lập kế hoạch chiến lƣợc và quản lý tài chính. Theo Anderson, tự chủ về tài chính về bản chất đó là sự chủ động về việc đảm bảo các nguồn lực bên trong phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trƣờng. Các trƣờng đại học cần đƣợc tự quyết định và chủ động về khai thác, tìm kiếm các nguồn tài chính; cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tƣ cho tài sản tƣơng lai; và cân đối các nguồn tài chính thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật, và không vụ lợi. Một số nghiên cứu khác xem xét vấn đề tự chủ tài chính nhƣ là tự chủ về các nguồn lực quan trọng để duy trì một tổ chức hoạt động - các nguồn tài nguyên. Các 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn