intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

44
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện mục tiêu nghiên cứu đánh giá tác động một chiều ở trạng thái tĩnh, trạng thái động và đánh giá tác động đồng thời bốn loại hình đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- VÕ ĐỨC THỌ ĐA DẠNG HÓA, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH – Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- VÕ ĐỨC THỌ ĐA DẠNG HÓA, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (NGÂN HÀNG) MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.TS. THÂN THỊ THU THỦY 2.TS. PHẠM KHÁNH NAM Tp. HỒ CHÍ MINH – Năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các NHTM Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy và TS. Phạm Khánh Nam. Tất cả tài liệu tham khảo trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, được công bố theo đúng quy định và trích dẫn đầy đủ. Tôi thực hiện nghiên cứu nội dung của luận án một cách trung thực, khoa học. Nội dung của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào, không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp.HCM, ngày 21 tháng 10 năm 2021 Nghiên cứu sinh Võ Đức Thọ
  4. ii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi tiếp cận được những kiến thức khoa học và kiến thức chuyên môn trong nghiên cứu ở bậc nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án. Tôi đã ứng dụng hiệu quả những kiến thức quý báu này trong quá trình làm luận án, nghiên cứu và công tác hiện tại của tôi tại NHTM Việt Nam. Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến người hướng dẫn khoa học thứ nhất của tôi, TS. Thân Thị Thu Thủy, trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM. Cô đã dành nhiều công sức của mình trong việc hướng dẫn khoa học cho tôi. Khi tôi gặp khó khăn trong triển khai nghiên cứu, Cô đã tận tình hướng dẫn khoa học để tháo gỡ rất nhiều khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Cô đã luôn sát sao, động viên, đôn đốc và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận án. Tôi hoàn thành luận án này là nhờ vào sự giúp đỡ to lớn của Cô. Để giúp tôi có thể hoàn thành luận án này, tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học thứ hai của tôi, TS. Phạm Khánh Nam, trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM. Bên cạnh công việc hướng dẫn chuyên môn sâu về phương pháp nghiên cứu, thầy đã giúp tôi tháo gở những khó khăn và gợi ý hướng tiếp cận, phát triển nội dung luận án. Ngoài ra, với năng lực vượt trội về khoa học, thầy luôn gợi ý các giải pháp nghiên cứu khoa học và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, Tôi chân thành cám ơn Quý Thầy/Cô trong các Hội đồng khoa học các cấp từ bảo vệ đề cương chi tiết đến bảo vệ cấp cơ cở, phản biện độc lập và các Ban biên tập của các Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng, Tạp chí Khoa học . . .đã có ý kiến phản biện, góp ý giúp Tôi hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cám ơn Quý Thầy/Cô Khoa Ngân Hàng, Viện Sau đại học Đại học Kinh Tế Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại cơ sở.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ix DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ xii TÓM TẮT LUẬN ÁN ................................................................................... xiii ABSTRACT ................................................................................................... xiv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu. ........................................................................ 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 6 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ......................................................... 6 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................. 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu. .............................................................. 7 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ...................................................... 8 1.7. Kết cấu luận án ............................................................................. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................................................................................. 13 Đa dạng hóa tại ngân hàng thương mại ......................................... 13
  6. iv Khái niệm ........................................................................................... 13 Các loại hình và đo lường đa dạng hóa. ............................................. 16 2.1.2.1. Đa dạng hóa tiề n gửi. ...................................................................... 17 2.1.2.2. Đa dạng hóa tín du ̣ng. ..................................................................... 18 2.1.2.3. Đa dạng hóa tài sản. ........................................................................ 18 2.1.2.4. Đa dạng hóa thu nhập. .................................................................... 19 2.1.2.5. Đa dạng hóa chủ sở hữu. ................................................................ 20 2.1.2.6. Đa dạng hóa địa lý. ......................................................................... 20 2.1.2.7. Đa dạng hóa khách hàng................................................................. 21 Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại. ....... 22 2.2.1. Khái niệm. ...................................................................................... 22 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................................... 22 2.2.2.1. Tỷ số tài chính. ............................................................................... 23 2.2.2.2. Hàm sản xuất kỹ thuật. ................................................................... 23 Rủi ro tại ngân hàng thương mại .................................................... 25 Khái niệm. .......................................................................................... 25 Các loại hình và đo lường rủi ro. ........................................................ 26 2.3.2.1. Rủi ro thị trường. ............................................................................ 26 2.3.2.2. Rủi ro lãi suất. ................................................................................. 27 2.3.2.3. Rủi ro tổng thể. ............................................................................... 27 2.3.2.4. Rủi ro đặc thù. ................................................................................ 28 2.3.2.5. Rủi ro tín dụng. ............................................................................... 28 2.3.2.6. Rủi ro kém hiệu quả ổn định. ......................................................... 30 Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro tại NHTM. ........................................ 33
  7. v Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. .......... 33 2.4.1.1. Lý thuyết tăng trưởng ..................................................................... 33 2.4.1.2. Lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực. ....................... 34 2.4.1.3. Lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi................................................ 35 2.4.1.4. Lý thuyết hành vi của đa dạng hóa ................................................. 38 2.4.1.5. Lý thuyết sức mạnh thị trường. ...................................................... 39 2.4.1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. ............................................................................. 40 2.4.1.7. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh đến đa da ̣ng hóa ngân hàng. ........................................................................... 41 Đa da ̣ng hóa và rủi ro ngân hàng. ................................................... 50 2.4.2.1. Lý thuyết đại diện–chi phí đại diện. ............................................... 50 2.4.2.2. Lý thuyết danh mục đầu tư. ............................................................ 52 2.4.2.3. Lý thuyết hành vi đầu tư. ................................................................ 53 2.4.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của đa da ̣ng hóa đến rủi ro ngân hàng. ........................................................................................................ 53 2.4.2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của rủi ro đến đa da ̣ng hóa ngân hàng. ........................................................................................................ 55 Hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh và rủi ro ngân hàng...................... 63 2.4.3.1. Lý thuyết lợi nhuận và rủi ro. ......................................................... 63 2.4.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tác đô ̣ng của hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh đến rủi ro ngân hàng. ..................................................................................... 63 2.4.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm tác đô ̣ng của rủi ro đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngân hàng. ..................................................................................... 64 Khe hở nghiên cứu. .......................................................................... 67 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 73
  8. vi 3.1. Mô hình nghiên cứu. ..................................................................... 73 3.1.1. Mô hình đa dạng hóa tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. ............................................................... 73 3.1.2. Mô hình đa dạng hóa tác động đến rủi ro ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. ....................................................................................................... 76 3.1.3. Mô hình tác động đồng thời đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng. ................................................................................................ 79 3.2. Mô tả các biến trong các mô hình nghiên cứu. .......................... 82 3.2.1. Các biến phụ thuộc và biến độc lập. ............................................... 82 3.2.2. Các biến kiểm soát. ......................................................................... 85 3.3. Giả thuyết nghiên cứu. ..................................................................... 87 3.4. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................ 93 3.5. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 94 3.5.1. Phương pháp ước lượng mô hình tĩnh. ........................................... 94 3.5.1.1. Bình phương tố i thiể u tổ ng quát. .................................................... 94 3.5.1.2. Kỹ thuật ước lượng Driscoll-Kraay ................................................ 95 3.5.2. Phương pháp ước lượng mô hình động. ......................................... 96 3.5.3. Phương pháp ước lượng tác động đồng thời. ................................. 98 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 100 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.......................................................... 100 4.1.1. Thống kê mô tả các thành phần của đa dạng hóa ......................... 100 4.1.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. ................... 102 4.2. Phân tích ma trận tương quan của các biến số. ....................... 104 4.3. Các kiểm định. ............................................................................ 104 4.3.1. Kiểm định phương sai thay đổi. ................................................... 104
  9. vii 4.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................. 105 4.3.3. Kiểm định biến công cụ và nội sinh. ............................................ 105 4.4. Kết quả tác động một chiều của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. ............................................................................. 106 4.4.1. Kết quả mô hình tĩnh. ................................................................... 106 4.4.2. Kết quả mô hình động. ................................................................. 108 4.5. Kết quả tác động một chiều của đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng ...................................................................................................... 113 4.5.1. Kết quả mô hình tĩnh. ................................................................... 113 4.5.2. Kết quả mô hình động. ................................................................. 114 4.6. Kết quả tác động đồng thời của đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng. ....................................................................... 118 4.6.1. Đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng.118 4.6.2. Đa dạng hóa, kém hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng. ...................................................................................................... 125 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu. .................................................. 131 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................... 142 5.1. Kết luận ........................................................................................... 142 5.2. Hàm ý chính sách về đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................................... 149 5.2.1. Hoạch định hoạt động kinh doanh ngân hàng ...................................... 150 5.2.2. Định hướng công tác quản trị rủi ro ngân hàng .................................. 152 5.2.3. Công tác quản trị nợ xấu ngân hàng ................................................... 153 5.2.4. Chú trọng công tác quản trị vận hành ngân hàng................................. 154 5.2.5. Điều tiết tăng trưởng tín dụng ngân hàng ............................................ 155
  10. viii 5.2.6. Cân nhắc chính sách cân bằng giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng .......................................................................................................... 155 5.2.7. Chính sách quản lý các ngân hàng thương mại Việt Nam ................... 156 5.3. Đóng góp của luận án nghiên cứu....................................................... 157 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. ........................... 159 5.4.1. Hạn chế của đề tài. ............................................................................... 159 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo. ................................................................ 160 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................................ i TÀI LIỆU KHAM KHẢO ............................................................................... ii DANH MỤC PHỤ LỤC................................................................................. xx PHỤ LỤC ....................................................................................................... xxi
  11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐS - Bất động sản CAR Capital asset ratio Chỉ số an toàn vốn CAPM Capital asset pricing model - ĐDH - Đa dạng hóa DEA Data envelopment analysis Phương pháp phân tích bao dữ liệu DPTD Dự phòng tín dụng EPS Earning per share Thu nhập trên cổ phần FDGMM First-difference generalized Phương pháp ước lượng sai model of moments phân bậc một của moments tổng quát FEM Fixed effect model Mô hình tác động cố định GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GLS Generalized least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GMM Generalized model of moments Phương pháp ước lượng tổng quát hoá theo moments HAC Heteroskedasticity and Hiệp phương sai và tự AutoCorrelation tương quan HHI Herfindahl-Hirschman Index Đo lường mức độ tập trung HQHĐKD - Hiệu quả hoạt động kinh doanh KHQOĐ - Rủi ro kém hiệu quả ổn định NHNN - Ngân Hàng Nhà Nước NHTM - Ngân hàng thương mại NIM Net income margin Biên lãi ròng NPL Non-profit loan Nợ xấu ngân hàng OCF Operating cash flow Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  12. x OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường PBT Profit before tax Lợi nhuận trước thuế RBV Resource based view Lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực REM Random effect model Mô hình tác động ngẫu nhiên RRTD - Rủi ro tín dụng ROA Return on asset Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROCE Return on capital employed Tỷ số thu nhập trên vốn sử dụng ROE Return on equity Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Return on investment Tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư ROS Return on sales Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu SBV State Bank Vietnam Ngân hàng nhà nước Việt Nam SEM Structural equation modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SFA Stochastic frontier analysis Phân tích biên ngẫu nhiên SGMM System generalized model of Hệ thống phương pháp ước moments lượng GMM SLS Stage least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất theo giai đoạn TCTD - Tổ chức tín dụng TFP Total factor productivity Năng suất nhân tố tổng hợp VCSH Vốn chủ sở hữu -
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Khả năng gia tăng đa dạng hóa. ..................................................................39 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng .........................................................................................44 Bảng 2.3: Các lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ..................................................................49 Bảng 2.4: Tóm tắt các nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro ...............58 Bảng 2.5: Các lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm và mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro ngân hàng ...........................................................................................................62 Bảng 2.6: Tóm tắt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng............................................................................................65 Bảng 3.1: Mô tả các biến mô hình đa dạng hóa tác động đến HQHĐKD ...................76 Bảng 3.2: Mô tả các biến mô hình đa dạng hóa tác động đến rủi ro ngân hàng ..........78 Bảng 3.3: Mô tả các biến mô hình tác động đồng thời đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro ......................................................................................................................................81 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các thành phần của đa dạng hóa tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................101 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................103 Bảng 4.3: Kết quả tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ở trạng thái động ...............................................................................................110 Bảng 4.4: Kết quả tác động đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng ở trạng thái động.....116 Bảng 4.5: Kết quả tác động đồng thời của đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng..........................................................................................122 Bảng 4.6: Kết quả tác động đồng thời của đa dạng hóa, kém hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng..........................................................................................127 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ....................................................................130
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................11 Hình 1.2: Nội dung nghiên cứu. ..................................................................................12 Hình 2.1: Mối quan hệ giữa rủi ro tổng thể và số lượng chứng khoán…………….. 27 Hình 2.2: Mô hình tăng trưởng ....................................................................................33 Hình 2.3: Tổng chi phí tạo ra hai sản phẩm/dịch vụ riêng rẽ ......................................36 Hình 2.4: Tổng chi phí kết hợp tạo ra hai sản phẩm/dịch vụ.......................................37
  15. xiii TÓM TẮT LUẬN ÁN Với tên đề tài “Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, luận án nghiên cứu tác động của ĐDH đến HQHĐKD cũng như tác động của ĐDH đến rủi ro tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 – 2018. Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong giới học thuật và thực tiễn hoạt động ngân hàng. Theo đó, mục tiêu của luận án, nghiên cứu lần lượt phân tích tác động một chiều các loại hình ĐDH đến HQHĐKD và các loại hình ĐDH đến rủi ro ngân hàng, sau đó nghiên cứu phân tích tác động đồng thời mối quan hệ giữa các ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Xét về ĐDH, luận án thực hiện nghiên cứu bốn loại hình ĐDH, đại diện bốn khía cạnh kinh doanh ngân hàng, đó là ĐDH tiền gửi, ĐDH tín dụng, ĐDH tài sản, ĐDH thu nhập. Xét về yếu tố HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, luận án thực hiện đo lường mỗi yếu tố bằng hai đại diện là tỷ số tài chính và hàm sản xuất kỹ thuật. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, ước lượng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng ở hai trạng thái, đó là trạng thái tĩnh và trạng thái động, thực hiện các kiểm định cần thiết, kết quả nghiên cứu đưa ra mối tương quan một chiều các loại hình ĐDH đến HQHĐKD và các loại hình ĐDH đến rủi ro ngân hàng. Để xem xét đánh giá cơ chế tác động đồng thời như đang diễn ra trong thực tiễn, luận án thực hiện ước lượng hệ phương trình tác động đồng thời của các loại hình ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, kết quả đưa ra tồn tại mối quan hệ đồng thời của ba yếu tố này. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu kham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những quyết định, kết luận quan trọng trong việc điều hành và quản lý hệ thống NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng hàm ý các chính sách cần thiết góp phần vào việc lựa chọn và sử dụng công cụ ĐDH để thực thi các chính sách nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững trong thời kỳ kinh tế nhiều bất ổn như hiện nay. Từ khóa: đa dạng hóa tiền gửi, đa dạng hóa tín dụng, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa thu nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh, rủi ro ngân hàng.
  16. xiv ABSTRACT With the title of the topic "Diversification, efficiency and risk at Vietnamese commercial banks", the thesis studies the impact of diversification on business performance as well as the impact of diversification on risk at Vietnamese commercial banks in the period 2000 - 2018. This is a controversial issue in the academic world and banking practice. Accordingly, the goal of the thesis, the study in turn analyzes the unidirectional effects of diversification types on business performance and banking risks, and then studies the simultaneous impact analysis of relationship between diversification, business performance and banking risks. In terms of diversification, the thesis researches four types of diversification, representing four aspects of banking business, namely, deposit diversification, loan diversification, asset diversification and income diversification. In terms of business performance and banking risk, the thesis measures each factor by two representatives, namely financial index and technical production function. With the method of quantitative research, estimating the regression model on the panel data in two states, that is the static state and the dynamic state, performing the necessary tests, the research results show the correlation. unidirectional diversification types to business performance and types of diversification to banking risks. To consider and evaluate the simultaneous impact mechanism, the thesis estimates the system of equations of simultaneous effects of four types of diversification, business performance and banking risk. The result shows the simultaneous relationship of these three factors above. The research result of the thesis will be a reference for the bank managers and policy makers to make important decisions and conclusions in the operating system of Vietnamese commercial banks. In addition, the thesis also suggests necessary policies to contribute to use of bank diversification tools to implement policies to ensure the sustainable development of the Vietnamese banking system in the period as the world economy has many uncertainties as at present. Keywords: Diversification of deposit, diversification of loan, diversification of asset, diversification of income, business performance, banking risk.
  17. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Áp lực tài chính luôn tạo ảnh hưởng đến sự phát triể n của hệ thống ngân hàng. Điề u này dẫn tới xu hướng thay đổi dich ̣ chuyể n từ các hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng truyền thố ng sang các hoa ̣t đô ̣ng ngân hàng phi truyền thố ng. Trong quá trình chuyển dịch này, vấn đề đă ̣c biê ̣t cầ n quan tâm ở đây chin ́ h là đa da ̣ng hóa (ĐDH). Vấ n đề đầ u tiên cầ n cân nhắ c khi đề cập đế n tác đô ̣ng của ĐDH đố i với hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng đó ́ h là cơ chế phòng vê ̣ rủi ro phá sản, từ đó làm tăng khả năng ca ̣nh tranh và tác chin đô ̣ng trực tiế p tới hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh (HQHĐKD) (Froot và ctg, 1993; Froot và Stein, 1998). Tiế p đế n, ĐDH có thể cung cấ p vai trò củng cố hoa ̣t đô ̣ng của ngân hàng, giải quyế t các mâu thuẫn của thông tin bấ t cân xứng, từ đó giúp cải thiê ̣n các kế hoạch phát triể n của hê ̣ thố ng và tăng HQHĐKD (Baele và ctg, 2007). Tuy nhiên, thực tế có quan điểm ngược lại cho vấn đề này, đó chin ́ h là ĐDH có thể tác đô ̣ng tiêu cực đến HQHĐKD của ngân hàng. Đề câ ̣p trong bố i cảnh các ngân hàng ở My,̃ DeYoung và Roland (2001) phát hiện sự thay đổ i/dich ̣ chuyể n từ những hoa ̣t đô ̣ng truyề n thố ng sang các dich ̣ vu ̣ tài chiń h phi ngân hàng đã ta ̣o ra những biế n đô ̣ng cao cho dòng tiề n, làm gia tăng rủi ro doanh thu, từ đó dẫn đế n suy giảm khả năng sinh lơ ̣i của ngân hàng. Theo Acharya và ctg (2006) củng cố kế t quả này khi thể hiê ̣n đươ ̣c những bấ t hơ ̣p lý đang tồ n ta ̣i trong hoa ̣t đô ̣ng ĐDH của ngân hàng. Điều này minh chứng rõ nét trong các quyế t đinh ̣ yế u kém của lựa cho ̣n danh mu ̣c, cũng như khả năng quản tri ̣mong manh-ta ̣o tiề n đề cho những phát sinh chi phí đa ̣i diê ̣n, từ đó làm su ̣t giảm của HQHĐKD (Cerasi và Daltung, 2000). Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm xuất hiện 2 nhóm quan điểm đối lập nhau, một nhóm quan điểm cho rằng ĐDH tác động tích cực đến HQHĐKD, một nhóm khác có quan điểm ngược lại, ĐDH tác động tiêu cực đến HQHĐKD. Trong khi các tranh luâ ̣n về quan hệ giữa ĐDH và HQHĐKD diễn ra khá sôi nổi, chưa kế t thúc, thì lại xuấ t hiê ̣n mô ̣t vấ n đề khác luôn đươ ̣c quan tâm đó chiń h là rủi ro. Khi xảy ra cuô ̣c khủng hoảng và các vu ̣ tai tiế ng ở Enron & Worldcom, thi ̣trường tài chiń h đã đă ̣t ra các vấ n đề về cách vâ ̣n hành và xử lý rủi ro. Bên cạnh đó, các căng thẳ ng tài chính tại thi ̣ trường Mỹ cho thấy mức độ quan trọng và cần thiết của cơ chế và chấ t
  18. 2 lươ ̣ng quản lý rủi ro, trong đó rủi ro bị tác đô ̣ng đố i với quyế t đinh ̣ ĐDH (Acharyavà ctg, 2009; Aebi và ctg, 2012). Theo Stiroh (2004) cho rằ ng với những biế n đổ i đa chiề u của khu vực kinh tế tư nhân và các nhân tố biế n đô ̣ng rủi ro sẽ làm thay đổ i những lơ ̣i ić h đa ̣t đươ ̣c của ĐDH. Vì vâ ̣y, DeYoung và Rice (2004); Stiroh và Rumble (2006) ghi nhâ ̣n, quyế t đinh ̣ đánh đổ i rủi ro và lơ ̣i nhuâ ̣n do thay đổi của ĐDH, với lý do đưa ra là hoa ̣t đô ̣ng ĐDH đươ ̣c hin ̀ h thành từ các nguồ n lực khác nhau của ngân hàng nên từ đó phải chiụ những biế n đô ̣ng bấ t ổ n sự gia tăng hay su ̣t giảm của yế u tố rủi ro. Theo Rose (1989), việc sử dụng đặc tính ước lượng của yếu tố thị trường nghiên cứu tác động ĐDH đến rủi ro trong hệ thống NHTM, các ngân hàng nên hướng các quyế t đinh ̣ của mình vào các dòng sản phẩ m phi truyề n thố ng, từ đó làm giảm thiể u rủi ro về dòng tiề n. Chính vì vâ ̣y, Templeton và Severiens (1992) đưa ra các đinh ̣ hướng ĐDH vào các sản phẩ m dich ̣ vu ̣ tài chiń h có khả năng làm giảm rủi ro phi hê ̣ thố ng. Tuy nhiên, mô ̣t nhóm các nghiên cứu khác la ̣i đưa ra mô ̣t quan điểm ngươ ̣c la ̣i cho vấ n đề này, khi mà chi phí sẽ lấ n át giá tri ̣ lơ ̣i ić h đa ̣t đươ ̣c của hoa ̣t đô ̣ng ĐDH (Jessee và Seelig, 1977; Boyd và Graham, 1988; DeYoung và Roland, 2001). Xét về mối quan hệ HQHĐKD và rủi ro, một số nghiên cứu thực nghiệm của Petria và ctg (2015); Ayaydin và Karakaya (2014), rủi ro tác động đến HQHĐKD tại các ngân hàng đo lường bằng ROA, kết quả nghiên cứu đưa ra rủi ro tác động nghịch biến đến HQHĐKD. Ngoài ra, nghiên cứu Gizaw và ctg (2015) đưa ra tỷ lệ nợ xấu, rủi ro DPTD có ảnh hưởng đến hiệu quả tại các ngân hàng Ethiopia. Hoặc nghiên cứu của Zou và Li (2014) có kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động đáng kể đến ROE và ROA tại các ngân hàng lớn ở Châu Âu. Thực tiễn thời gian gần đây tại thị trường tài chính Việt Nam, môi trường hoạt động kinh doanh và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến tích cực về cơ chế, chính sách, quản trị vận hành, bộ máy hoạt động, phát triển ứng dụng công nghệ, đặc biệt các ngân hàng đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm-dịch vụ ngân hàng số (digital banking) dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động do tác động từ chính trị, chiến tranh thương mại, thiên tai, dịch bệnh . . .nên kinh tế Việt Nam cũng
  19. 3 bị ảnh hưởng là việc không tránh khỏi và cũng là quy luật chung. Do đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp nhiều thách thức không nhỏ do những biến động hay bất ổn kinh tế đã gây ra, các NHTM Việt Nam không những cạnh tranh lẫn nhau mà còn bị cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam từng bước được mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, các hạn chế đối với hoạt động áp dụng dần được gỡ bỏ, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên khốc liệt hơn. Trước bối cảnh này, các nhà quản trị ngân hàng cần tìm ra đường lối, chính sách kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh để ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững, cụ thể NHTM gia tăng HQHĐKD gắn liền với quản trị rủi ro. Một trong những công cụ hữu hiệu giúp các NHTM Việt Nam thực hiện việc này, đó là ĐDH các hoạt động chính yếu ngân hàng. Đối với hoạt động tiền gửi, các NHTM VN luôn chú trọng chính sách thu hút nguồn vốn và ĐDH danh mục nguồn vốn huy động vì tầm quan trọng công tác này trong hoạt động ngân hàng. Hiện tại, các NHTM VN chủ yếu dựa vào hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch sẳn có và đối tượng khách hàng mục tiêu là khách hàng cá nhân để thu hút nguồn vốn phục vụ cho vay mang HQHĐKD ngân hàng. Đối với hoạt động tín dụng, tài sản, thu nhập của ngân hàng, đặc thù kinh doanh của NHTM Việt Nam, nguồn thu chính cho ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chính yếu nhưng cũng gây rủi ro nghiêm trọng đến các NHTM Việt Nam. Hiện tại, các NHTM Việt Nam vẫn thực thi chính sách tập trung tín dụng để tác động tăng HQHĐKD, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đã có định hướng kinh doanh thay đổi tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng trong cơ cấu thu nhập, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu tín dụng. Bên cạnh đó, các NHTM thực hiện ĐDH tài sản để khai thác danh mục tài sản ngân hàng sinh lời hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro ngân hàng. Cuối cùng, ĐDH thu nhập đóng vai trò quan trọng đối với các NHTM Việt Nam, để tăng HQHĐKD và quản trị rủi ro, cơ cấu thu nhập ngân hàng thay đổi chuyển dần từ lĩnh vực tín dụng sang lĩnh vực phi tín dụng. Vì tầm quan trọng và sự cần thiết thực tiễn trong bối cảnh hoạt động ngân hàng hiện tại nên luận án lựa chọn nghiên cứu mối quan hệ ĐDH (bao gồm tiền gửi, tín dụng, tài sản, thu nhập), HQHĐKD, rủi ro ngân hàng.
  20. 4 Lược khảo tình hình các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về ĐDH và HQHĐKD, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tại 37 NHTM ở VN trong giai đoa ̣n 2006-2013, kết quả đưa ra ĐDH thu nhập tác động tăng lợi nhuận; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) nghiên cứu với dữ liệu 22 NHTM Việt Nam, giai đoạn 2007-2013, kết quả ĐDH thu nhập tác động đồng biến với khả năng sinh lời ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ lãi cận biên tác động nghịch biến đến ĐDH thu nhập tại 152 NHTM ta ̣i 5 quốc gia khu vực Asean (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam), giai đoa ̣n 2005-2015. Tương tự tình hình các nghiên cứu thực nghiệm tại VN về ĐDH và rủi ro, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu tại 37 NHTM VN trong giai đoa ̣n 2006-2013, kết quả ĐDH thu nhập tác động tăng rủi ro, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, không có lợi cho ngân hàng; nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều đến ĐDH thu nhập tại 152 NHTM ta ̣i 5 quốc gia Asean (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam), giai đoa ̣n 2005-2015. Ngược lại, theo nghiên cứu của Nguyen và Vo (2015) tại 32 NHTM, giai đoạn 2005-2012, kết quả mối tương quan có ý nghĩa giữa ĐDH cấu trúc thu nhập và rủi ro phá sản có quan hệ tác động nghịch biến. Như vậy, các nghiên cứu tại VN chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa các đối tượng nghiên cứu với phương pháp ước lượng như OLS, FEM, REM, GMM, SGMM chưa xét đến tác động đa chiều/đồng thời giữa ĐDH, HQHĐKD, rủi ro như đang diễn ra thực tiễn. Nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế, chưa gắn liền với thực tiễn hoạt động của NHTM. Vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới, với 2 hướng tiếp cận nghiên cứu 1 chiều và đa chiều/đồng thời như đang diễn ra trong thực tiễn. Ngoài ra, các nghiên cứu tại VN đa phần tiếp cận nghiên cứu ĐDH thu nhập, chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu nhiều ĐDH tại NHTM cùng lúc, như ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản . . . nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động NHTM tại Việt Nam, vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới, cùng lúc 4 loại hình ĐDH tại NHTM Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2