Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất Lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu của luận án "Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất Lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam" là xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Đánh giá những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất Lean tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN ĐẠT MINH ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2018 -1-
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN ĐẠT MINH ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 62310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN 2. PGS.TS. LÊ ANH TUẤN HÀ NỘI – 2018 -2-
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Tất cả các dữ liệu được sử dụng trong luận án đều có trích dẫn nguồn gốc đầy đủ. Các kết quả nghiên cứu của luận án được phân tích dựa trên nguồn dữ liệu do tác giả thu thập và xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy. Toàn bộ nội dung của luận án chưa từng được tác giả nào khác công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Thay mặt tập thể GVHD Tác giả luận án Nguyễn Đạt Minh -3-
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Danh Nguyên, người đã dìu dắt tác giả từ khi còn là một sinh viên đại học, người đã hướng dẫn nghiên cứu tận tình, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin được cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Anh Tuấn đã luôn đồng hành và hướng dẫn tận tình cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin được cảm ơn tới PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng, các thầy cô trong bộ môn Quản lý công nghiệp cùng các thầy cô tại Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hỗ trợ, góp ý và định hướng nghiên cứu cho luận án. Tác giả xin được cảm ơn tới các cá nhân, doanh nghiệp tham gia trong quá trình nghiên cứu đã hợp tác, hỗ trợ cung cấp các thông tin, dữ liệu chính xác, đầy đủ để tác giả có thể hoàn thành được luận án này. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình đã luôn ở bên động viên tác giả trong những lúc khó khăn nhất để có thể hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Đạt Minh -4-
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................i i. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................i ii. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... ii iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. iii iv. Phương pháp nghiên cứu của luận án ..........................................................................iv v. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án ...................................................iv vi. Kết cấu của luận án ....................................................................................................... v CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN ....... 1 1.1. Các khái niệm ............................................................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm về phương pháp sản xuất LEAN .......................................................... 1 1.1.2. Khái niệm về nhân tố tác động đến sự thành công ................................................ 2 1.2. Các nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN ...... 2 1.2.1. Sự tham gia của con người vào quá trình áp dụng LEAN ..................................... 4 1.2.2. Kiểm soát quá trình áp dụng LEAN ...................................................................... 6 1.2.3. Quản lý những thay đổi khi áp dụng LEAN .......................................................... 7 1.2.4. Sự tham gia từ bên ngoài doanh nghiệp ................................................................ 8 1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN ............. 9 1.3.1. Tăng năng suất sản xuất ....................................................................................... 10 1.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................................................ 10 1.3.3. Giảm chi phí sản xuất .......................................................................................... 11 1.3.4. Tăng khả năng giao hàng đúng hạn ..................................................................... 12 1.4. Một số nghiên cứu điển hình ở Việt Nam................................................................... 12 1.5. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................... 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN ....................... 18 2.1. Đặc trưng của phương pháp sản xuất LEAN .............................................................. 18 2.1.1. Cải tiến liên tục thông qua loại bỏ lãng phí ......................................................... 18 2.1.2. Tinh thần đồng đội, chia sẻ giữa các thành viên .................................................. 18 2.1.3. Làm theo tiêu chuẩn nhưng luôn thay đổi để tốt hơn .......................................... 19 2.1.4. Người quản lý chịu trách nhiệm cho nhóm của mình.......................................... 19 2.2. Lãng phí theo quan điểm của phương pháp sản xuất LEAN ...................................... 20 2.2.1. Lãng phí do di chuyển – Transportation .............................................................. 20 2.2.2. Lãng phí do lưu kho – Inventory ......................................................................... 20 2.2.3. Lãng phí do thao tác – Motion............................................................................. 20 2.2.4. Lãng phí to chờ đợi – Waiting ............................................................................. 21 -5-
- 2.2.5. Lãng phí do sản xuất thừa – Over-production ..................................................... 21 2.2.6. Lãng phí do gia công thừa – Over-Processing..................................................... 21 2.2.7. Lãng phí do sai hỏng – Defects ........................................................................... 21 2.3. Các công cụ, kỹ thuật, nguyên tắc của phương pháp sản xuất LEAN ........................ 21 2.3.1. Các công cụ hướng tới sự ổn định của phương pháp sản xuất LEAN................. 23 2.3.2. Các công cụ hướng tới giảm chi phí của phương pháp sản xuất LEAN ............. 25 2.3.3. Các công cụ hướng tới đảm bảo chất lượng, tiến độ của phương pháp sản xuất LEAN ............................................................................................................................. 32 2.4. Tóm tắt chương ........................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN ................. 34 3.1. Các khái niệm ............................................................................................................. 34 3.1.1. Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ........................................................................ 34 3.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp ....................................................................................... 34 3.2. Tình hình áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam ........ 35 3.2.1. Mục đích, đối tượng và mẫu khảo sát .................................................................. 35 3.2.2. Kết quả tình hình áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam .... 35 3.3. Những đặc điểm doanh nghiệp tại Việt Nam có ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN ..................................................................................... 37 3.3.1. Quy mô và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp ........................................................ 38 3.3.2. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ................................................................. 40 3.3.3. Năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp .................................................... 41 3.3.4. Ý thức, chất lượng người lao động của doanh nghiệp ......................................... 42 3.3.5. Văn hóa của doanh nghiệp ................................................................................... 43 3.3.6. Năng lực liên kết của doanh nghiệp .................................................................... 44 3.4. Tóm tắt chương ........................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .............. 46 4.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................... 46 4.1.1. Nhân tố thành công của phương pháp sản xuất LEAN và các tiêu chí đánh giá . 46 4.1.2. Các biểu hiện của sự thành công khi doanh nghiệp áp dụng LEAN ................... 53 4.1.3. Tác động của các đặc điểm doanh nghiệp đến các nhân tố thành công và kết quả áp dụng LEAN ................................................................................................................ 54 4.1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 55 4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 56 4.2.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu của luận án .................................................. 56 4.2.2. Lựa chọn tình huống nghiên cứu ......................................................................... 58 4.3. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................................... 63 -6-
- 4.3.1. Tài liệu thứ cấp .................................................................................................... 64 4.3.2. Phỏng vấn cá nhân ............................................................................................... 65 4.3.3. Quan sát tham gia ................................................................................................ 67 4.4. Quy trình phân tích dữ liệu ......................................................................................... 68 4.4.1. Mã hóa, rút giảm dữ liệu...................................................................................... 69 4.4.2. Trình bày dữ liệu ................................................................................................. 69 4.5. Tóm tắt chương ........................................................................................................... 69 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 71 5.1. Đánh giá kết quả áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp .............................................. 71 5.1.1. Công ty ô tô Toyota Việt Nam – TMV ............................................................... 71 5.1.2. Công ty TNHH công nghiệp chính xác Việt Nam 1 – VPIC1 ............................ 74 5.1.3. Công ty CP sản xuất thương mại LeGroup – LeGroup ....................................... 76 5.1.4. Công ty CP thương mại Hà Yến .......................................................................... 78 5.1.5. Công ty CP cơ khí Phổ Yên – Fomeco ................................................................ 80 5.1.6. Công ty TNHH nhà nước MTV Diesel Sông Công – Disoco ............................. 81 5.1.7. Tổng kết kết quả áp dụng LEAN tại các tình huống nghiên cứu ........................ 82 5.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến kết quả áp dụng LEAN ....................................... 85 5.2.1. Lãnh đạo cấp cao cam kết cho quá trình áp dụng LEAN .................................... 85 5.2.2. Quản lý cấp trung cam kết tham gia vào quá trình áp dụng LEAN..................... 88 5.2.3. Doanh nghiệp thiết lập các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá................................. 91 5.2.4. Doanh nghiệp xây dựng hệ thống đào tạo và nhờ tư vấn .................................... 95 5.2.5. Doanh nghiệp có chính sách khen thưởng và kỷ luật phù hợp ............................ 99 5.2.6. Doanh nghiệp thành lập nhóm chuyên trách để thúc đẩy LEAN ...................... 103 5.2.7. Nhà cung cấp cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp để áp dụng LEAN.................. 107 5.2.8. Khách hàng cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp để áp dụng LEAN .................... 110 5.2.9. Doanh nghiệp áp dụng LEAN linh hoạt hóa và đơn giản hóa ........................... 111 5.3. Đánh giá tác động của các đặc điểm doanh nghiệp đến kết quả áp dụng LEAN tại các tình huống ......................................................................................................................... 113 5.3.1. Quy mô và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp ............................................................. 114 5.3.2. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp ............................................................... 116 5.3.3. Năng lực quản lý của doanh nghiệp .................................................................. 118 5.3.4. Chất lượng người lao động của doanh nghiệp ................................................... 119 5.3.5. Văn hóa doanh nghiệp ....................................................................................... 121 5.3.6. Năng lực liên kết của doanh nghiệp .................................................................. 124 5.4. Tổng kết các kết quả nghiên cứu .............................................................................. 125 5.4.1. Về các nhân tố tác động đến quá trình áp dụng thành công LEAN................... 125 -7-
- 5.4.2. Về các điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình áp dụng LEAN ........ 126 5.4.3. Mô hình các nhân tố thành công của LEAN...................................................... 128 5.5. Tóm tắt chương ......................................................................................................... 129 CHƯƠNG 6. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ÁP DỤNG LEAN THÀNH CÔNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM................................................................... 130 6.1. Công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa quá trình sản xuất .................. 130 6.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) ....................................... 130 6.1.2. Chương trình năng suất chất lượng quốc gia ..................................................... 131 6.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam .............. 131 6.2. Những lưu ý trước khi doanh nghiệp tiến hành áp dụng LEAN............................... 132 6.2.1. Thay đổi nhận thức lãnh đạo doanh nghiệp về LEAN ...................................... 133 6.2.2. Đào tạo công cụ, kỹ thuật và tư tưởng vận hành LEAN cho quản lý cấp trung 133 6.2.3. Đảm bảo nghề nghiệp cho người lao động ........................................................ 134 6.2.4. Xây dựng chính sách thúc đẩy LEAN phù hợp và linh hoạt ............................. 134 6.2.5. Từng bước phát triển hệ thống chuỗi cung cấp tốt và đầu tư công nghệ ........... 135 6.3. Lộ trình áp dụng LEAN phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ........... 135 6.3.1. Giai đoạn I: Ổn định hóa sản xuất (Stabilize).................................................... 137 6.3.2. Giai đoạn II: Tiêu chuẩn hóa sản xuất (Standardize) ........................................ 138 6.3.3. Giai đoạn III: Trôi chảy hóa sản xuất (Smooth) ................................................ 139 6.3.4. Giai đoạn IV: Tinh gọn hóa sản xuất (Slim)...................................................... 139 6.4. Đóng góp mới của luận án và các nghiên cứu tiếp theo ........................................... 140 6.4.1. Đóng góp vào hệ thống lý luận về phương pháp sản xuất LEAN ..................... 140 6.4.2. Hạn chế của luận án và định hướng tiếp theo .................................................... 141 6.5. Kiến nghị .................................................................................................................. 142 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................ 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 145 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 1 -8-
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Andon Bảng kiểm soát sản xuất CSF Nhân tố thành công (Critical Success Factor) Cty Công ty DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Fomeco Cơ khí Phổ Yên (Pho Yen Mechanical Company) Jidoka Tự động hóa thông minh J.I.T Sản xuất đúng thời điểm (Just In Time) Kaizen Cải tiến liên tục KD Kinh doanh Muda Lãng phí sản xuất PDCA Vòng tròn cải tiến chất lượng (Plan-Do-Check-Action) Poka-Yoke Hệ thống phòng tránh lỗi QCC Vòng tròn cải tiến chất lượng (Quality Control Circle) SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise) SMED Thay khuôn nhanh (Single minute Exchange of Die) SX Sản xuất Takt time Nhịp sản xuất TBP Giải quyết vấn đề của Toyota (Toyota Business Practice) TMAP-EM Toyota Motor Asia Pacific- Engineering Manufacturing TMV Công ty ô tô Toyota Việt Nam (Toyota Motor Vietnam) TPM Duy trì năng suất tổng thể (Total Productive Maintenance) TPS Hệ thống sản xuất của Toyota – Toyota Production System VM Quản lý trực quan (Visual Management) VN Việt Nam VPIC1 Cơ khí chính xác Việt Nam 1 (Vietnam Precision Industrial No1) VSM Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) Yokoten Nhân rộng -9-
- DANH MỤC HÌNH VẼ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1: Mô hình 4P của Liker (2004) 3 Hình 1.2: Mô hình nhân tố thành công của LEAN trong các doanh nghiệp tại Anh 4 Hình 1.3: Mô hình nhân tố tác động đến hiệu quả triển khai LEAN tại các 14 DNNVV Việt Nam Hình 1.4: Mô hình LEAN Management “Made in Vietnam” 15 Hình 2.1: Các công cụ, kỹ thuật của phương pháp sản xuất LEAN 22 Hình 2.2: Mô hình tổn thất hiết bị trong TPM 25 Hình 2.3: Minh họa hệ thống sản xuất kéo 26 Hình 2.4: Minh họa bản chất sản xuất theo Takt time 27 Hình 2.5: Lợi thế của “One piece flow” so với sản xuất lô lớn 28 Hình 2.6: Minh họa hiệu quả của việc thực hiện SMED 29 Hình 2.7: Minh họa mặt bằng dạng tế bào 30 Hình 2.8: Minh họa bình chuẩn hóa sản xuất 31 Hình 3.1: Kết quả áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 37 Hình 3.2: Số lao động bình quân một DN tại các khu vực kinh tế 39 Hình 3.3: Tỷ lệ lao động trong các DN sản xuất công nghiệp tại Việt Nam 2015 42 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án 56 Hình 4.2: Quy trình phân tích dữ liệu 69 Hình 5.1: Tổng hợp sản lượng sản xuất và lao động của Toyota 71 Hình 5.2: Tổng hợp giờ công lao động/sản phẩm tại TMV 72 Hình 5.3: Tổng hợp số lỗi/xe của công ty ô tô Toyota 72 Hình 5.4: Tổng hợp chi phí sản xuất của công ty ô tô Toyota 73 Hình 5.5: Mức tăng doanh thu và lao động hàng năm của VPIC1 74 Hình 5.6: Kết quả áp dụng LEAN tại các dây chuyền sản xuất chính của LeGroup 77 Hình 5.7: Tỷ lệ lỗi sản phẩm giảm qua các năm tại LeGroup 77 Hình 5.8: Tỷ lệ tái sử dụng đề xê INOX trước và sau cải tiến tại Hà Yến 78 -10-
- Hình 5.9: Tổng hợp tỷ lệ lỗi sản phẩm tại Hà Yến 79 Hình 5.10: Tổng hợp doanh thu và lao động qua các năm của Disoco 81 Hình 5.11: Tỷ lệ lỗi sản phẩm năm 2015 tại công ty Disoco 82 Hình 5.12: Minh họa mục tiêu chiến lược cho TPS của công ty Toyota 101 Hình 5.13: Sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ nhóm TPS của Toyota 104 Hình 5.14: Sơ đồ tổ chức ban Kaizen-5S tại Fomeco 106 Hình 5.15: Kết quả mô hình các nhân tố thành công của LEAN 128 Hình 6.1: Các giai đoạn áp dụng LEAN thành công trong DN tại Việt Nam 134 -11-
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu về vai trò của con người khi áp dụng LEAN 5 Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu về quản lý quá trình khi áp dụng LEAN 7 Bảng 1.3: Tổng hợp nghiên cứu về quản lý thay đổi khi áp dụng LEAN 8 Bảng 1.4: Tổng hợp nghiên cứu liên quan đến sự tham gia từ bên ngoài doanh 9 nghiệp Bảng 1.5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở trong nước 16 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình áp dụng LEAN tại Việt Nam 35 Bảng 3.2: Thời gian áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp Việt Nam 36 Bảng 3.3: Tỷ trọng các loại hình doanh nghiệp qua các năm 38 Bảng 3.4: Tỷ lệ doanh nghiệp phân theo quy mô lao động 38 Bảng 3.5: Tổng hợp các đặc điểm quy mô của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 39 Bảng 3.6: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 40 Bảng 3.7: Năng lực quản lý của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 41 Bảng 3.8: Chất lượng người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam 43 Bảng 3.9: Đặc điểm văn hóa của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 44 Bảng 3.10: Chuỗi liên kết của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 45 Bảng 4.1: Biểu hiện sự cam kết của lãnh đạo đến việc áp dụng LEAN thành công 46 Bảng 4.2: Biểu hiện sự cam kết của quản lý cấp trung đến việc áp dụng thành công 47 LEAN Bảng 4.3: Biểu hiện của thiết lập các tiêu chuẩn tác động đến việc áp dụng LEAN 48 Bảng 4.4: Các biểu hiện của đào tạo và tư vấn đến việc áp dụng thành công LEAN 49 Bảng 4.5: Các biểu hiện khen thưởng kỷ luật tác động đến việc áp dụng LEAN 50 Bảng 4.6: Biểu hiện của nhóm chuyên trách đến việc áp dụng thành công LEAN 51 Bảng 4.7: Các biểu hiện của sự hỗ trợ của nhà cung cấp tác động đến việc áp dụng 52 LEAN Bảng 4.8: Các biểu hiện của khách hàng tác động đến việc áp dụng LEAN 53 Bảng 4.9: Các biểu hiện đo lường sự thành công khi áp dụng LEAN 53 Bảng 4.10: Sự khác biệt giữa dữ liệu định tính và định lượng 57 -12-
- Bảng 4.11: Hồ sơ các tình huống nghiên cứu 59 Bảng 4.12: Đánh giá đặc thù doanh nghiệp với các tình huống đã lựa chọn 60 Bảng 4.13: Tên và mã số các cá nhân tham gia phỏng vấn 67 Bảng 4.14: Các dự án quan sát tham gia của luận án 68 Bảng 5.1: Kết quả thành công chất lượng tại VPIC1 75 Bảng 5.2: Kết quả thành công chi phí tại VPIC1 75 Bảng 5.3: Kết quả thành công giao hàng đúng hạn của VPIC1 76 Bảng 5.4: Thống kê hiệu quả chất lượng khi triển khai LEAN tại Fomeco 80 Bảng 5.5: Tổng hợp bốn tiêu chí đánh giá sự thành công của LEAN tại các tình 83 huống Bảng 5.6: Tổng kết biểu hiện của sự cam kết của lãnh đạo khi áp dụng LEAN 88 Bảng 5.7: Tổng kết biểu hiện của sự cam kết của quản lý khi áp dụng LEAN 91 Bảng 5.8: Tổng kết biểu hiện của kiểm soát các tiêu chuẩn khi áp dụng LEAN 94 Bảng 5.9: Tổng kết biểu hiện của hoạt động đào tạo và tư vấn khi áp dụng LEAN 98 Bảng 5.10: Tổng kết biểu hiện của các chính sách thúc đẩy LEAN 103 Bảng 5.11: Các biểu hiện của thành lập nhóm chuyên trách đến việc áp dụng LEAN 107 Bảng 5.12: Tần suất cung cấp hàng hóa của các nhà cung cấp nội địa của TMV 108 Bảng 5.13: Các biểu hiện của sự tham gia của nhà cung cấp tác động đến việc áp 109 dụng LEAN Bảng 5.14: Thời điểm cam kết đặt hàng của khách hàng đến công ty Toyota 110 Bảng 5.15: Các biểu hiện sự tham gia của khách hàng tác động đến việc áp dụng 111 LEAN Bảng 5.16: Các biểu hiện của việc triển khai linh hoạt hóa đến việc áp dụng LEAN 113 Bảng 5.17: Quy mô và hạ tầng doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc áp dụng LEAN 116 Bảng 5.18: Trình độ công nghệ ảnh hưởng đến việc áp dụng LEAN 117 Bảng 5.19: Chất lượng lao động ảnh hưởng đến quá trình áp dụng LEAN 120 -13-
- DANH MỤC HỘP Danh mục hộp Trang Hộp 5.1: Quan sát vai trò tham gia của lãnh đạo trong các dự án LEAN 85 Hộp 5.1: Áp dụng TPS để nâng cao năng suất và giảm chi phí tại TMV 86 Hộp 5.3: Phỏng vấn về sự tham gia của quản lý vào việc áp dụng LEAN 89 Hộp 5.4: Triển khai LEAN tại các đơn vị của Fomeco 90 Hộp 5.5: Kiểm soát mục tiêu dự án “giảm số hàng thừa trong kho TMV” 92 Hộp 5.6: Thiết lập tiêu chuẩn sử dụng vật liệu tiêu hao tại VPIC1 93 Hộp 5.7: Phỏng vấn hoạt động kiểm soát nhóm Kaizen tại Disoco 95 Hộp 5.8: Đào tạo “Kaizen leader” tại TMV 96 Hộp 5.9: Vai trò đào tạo và tư vấn của nhóm chuyên gia tại VPIC1 97 Hộp 5.10: Quá trình mời tư vấn LEAN tại Hà Yến 98 Hộp 5.11: Chính sách khuyến khích LEAN tại VPIC1 100 Hộp 5.12: Phỏng vấn lao động của Hà Yến về chính sách khen thưởng kỷ luật 101 Hộp 5.13: Việc thành lập nhóm TPS tại TMV 104 Hộp 5.14: Quá trình triển khai dự án thay đổi mặt bằng tại VPIC1 112 -14-
- PHẦN MỞ ĐẦU i. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng đang phải đối mặt với những thách thức, sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Sự hoán đổi vai trò trên thị trường làm cho khách hàng trở thành người quyết định đến chất lượng và giá cả của hàng hóa dịch vụ đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và nhà sản xuất phải có chiến lược phát triển sản xuất bền vững thông qua các hoat động cải tiến năng suất chất lượng, linh hoạt hóa sản phẩm dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn. Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam đã có những bước tiến nhanh mạnh về cả số lượng và chất lượng góp phần mang lại lợi ích và giá trị to lớn cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bối cảnh sản xuất thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) là bước đột phá để doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất. Áp lực này lại càng lớn hơn đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam bởi khả năng cập nhật và bắt kịp tiến trình kết nối toàn cầu còn tương đối thấp. Do đó, để giữ lại được lợi thế, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam phải thay đổi và cải tiến liên tục. Phương pháp sản xuất LEAN được xây dựng dựa trên nền tảng cải tiến liên tục không chỉ với mục đích loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng một phương pháp tư duy và hành động thống nhất cho quá trình sản xuất (Flinchbaugh & Carlino, 2006). Thuật ngữ LEAN được biết đến rộng rãi trên thế giới khi hai tác phẩm nổi tiếng của Womack & Jones là “The Machine that Changed the World” năm 1990 và tác phẩm “LEAN Thinking” vào năm 2003 được xuất bản. Tiền thân của sản xuất LEAN xuất phát từ hệ thống sản xuất của Toyota (TPS) với triết lý sản xuất mới dựa trên cải tiến và xây dựng sự đồng thuận giữa mọi người để tạo ra những giá trị cao hơn ngay từ bên trong doanh nghiệp. Thông qua kinh nghiệm thành công và phát triển bền vững của Toyota, LEAN đã trở thành xu thế mới trong kỷ nguyên sản xuất hiệu suất cao và không lãng phí. Bằng cách vận hành liên tục các nguyên tắc và công cụ của LEAN, doanh nghiệp có thể đạt được những kết quả tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng năng suất, giảm thời gian sản xuất và đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp áp dụng sản xuất LEAN thành công có thể giúp tăng năng suất lao động lên gấp đôi, giảm tồn kho đến 90% và giảm 50% tỷ lệ sản phẩm lỗi đến khách hàng (Womack & Jones, 2003). Trong hơn 20 năm qua, phương pháp sản xuất LEAN đã đạt được những bước tiến quan trọng giúp nhiều doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp đẳng cấp thế giới thông qua nhiều hình thức khác nhau. -i-
- Có thể nói, đến nay sản xuất LEAN vẫn là một trong những phương pháp quản lý hiệu quả nhất cho doanh nghiệp trong việc tạo lợi thế cạnh tranh thông qua quan điểm về chi phí và lãng phí. Mặc dù vậy “trong khi xu hướng phát triển của sản xuất LEAN khá mạnh mẽ và nhận được sự đón nhận từ cộng đồng doanh nghiệp thì tỷ lệ áp dụng thành công lại khá thấp khi chỉ có dưới 20% số doanh nghiệp thực hiện áp dụng LEAN có thể đạt được những thành công như mong muốn” (Kilpatrick & Osborne, 2006). Các số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều khó khăn và rào cản mà các doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng LEAN vào hệ thống sản xuất của mình. Trên thực tế, trong khi có hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tham gia vào quá trình chuyển đổi sang sản xuất theo LEAN trong thời gian dài, hầu hết những kết quả đạt được lại chỉ ở một mức độ khá khiêm tốn so với kỳ vọng (Tracey & Flinchbaugh, 2006). Tại Việt Nam, phương pháp sản xuất LEAN đã được biết đến rộng rãi cả trong nghiên cứu và thực tiễn. Các nghiên cứu LEAN đã được nhiều nhà nghiên cứu công bố trên các ấn phẩm khoa học và ứng dụng thực tế. Hàng năm các hội thảo khoa học, chương trình đào tạo về phương pháp sản xuất LEAN được tổ chức và thu hút đông đảo sự tham gia và chia sẻ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các cá nhân. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai LEAN và đạt được những thành công nhất định, mang lại những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và chi phi sản xuất. Bên cạnh một số kết quả ban đầu thì nhiều doanh nghiệp không đạt được những sự thành công như mong đợi trong quá trình triển khai áp dụng phương pháp sản xuất LEAN vào hệ thống sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp đã gặp phải những khó khăn khi chuyển đổi sang LEAN và không đạt được những kết quả như mong đợi và duy trì trong dài hạn. Hiện nay các doanh nghiệp áp dụng và thành công với phương pháp sản xuất LEAN tại Việt Nam chưa nhiều (Phạm Minh Tuấn, 2015) và chỉ có khoảng dưới 10% các doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận thành công với phương pháp sản xuất LEAN (Nguyễn Đăng Minh & cộng sự, 2014). Do đó, trả lời câu hỏi “tại sao” các doanh nghiệp thành công trong khi đó nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam lại không thành công khi áp dụng LEAN là cần thiết. Các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam áp dụng LEAN thì có đặc điểm cần phải lưu ý gì khác so với các doanh nghiệp đã áp dụng LEAN khác. Từ các vấn đề nêu trên, luận án tập trung nghiên cứu sâu tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã áp dụng LEAN vào hệ thống sản xuất để tìm ra đâu là các nhân tố tác động đến việc áp dụng LEAN thành công ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu, đóng góp cho lý thuyết và thực tế áp dụng LEAN tại Việt Nam. ii. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của luận án là xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Từ mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu gồm: -ii-
- 1. Rà soát lại các nghiên cứu có liên quan đến việc triển khai LEAN trong doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. 2. Thu thập các dữ liệu cần thiết có liên quan để xác định và đánh giá các nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN trong bối cảnh các doanh nghiệp ở Việt Nam. 3. Xác định các đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam có tác động đến kết quả áp dụng LEAN trong doanh nghiệp. 4. Đề xuất các giải pháp định hướng áp dụng LEAN phù hợp với điều kiện các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu của luận án được đưa ra gồm: 1. Các doanh nghiệp ở Việt Nam đã thành công như thế nào khi áp dụng LEAN? 2. Tiêu chí nào để thể hiện rằng doanh nghiệp đã áp dụng LEAN thành công? 3. Tại sao có doanh nghiệp áp dụng LEAN thành công trong khi các doanh nghiệp khác lại không thành công. Nhân tố nào tác động đến việc áp dụng thành công LEAN? 4. Lộ trình áp dụng LEAN phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam là gì? iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các lý thuyết liên quan đến phương pháp sản xuất LEAN và các nhân tố quyết định đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát của luận án là các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam đã triển khai thành công LEAN vào hệ thống sản xuất, đạt được sự thành công trên các tiêu chí về năng suất, chất lượng, chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp đã áp dụng LEAN vào hệ thống sản xuất trên một năm nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Từ đó có được những minh chứng đa chiều phục vụ cho việc xác định các nhân tố thành công của LEAN. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng LEAN thành công tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, lắp ráp, chế tạo tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Rà soát toàn bộ các nghiên cứu lý luận của sản xuất LEAN, các nghiên cứu áp dụng LEAN trên thế giới và thực tế triển khai LEAN tại Việt Nam. Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu từ khi bắt đầu triển khai LEAN đến năm 2016. -iii-
- iv. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp được sử dụng chính của luận án thông qua nghiên cứu tình huống tại các doanh nghiệp điển hình tại Việt Nam khi triển khai áp dụng LEAN. Các kỹ thuật thu thập dữ liệu bao gồm: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2) Thu thập dữ liệu thứ cấp, (3) Phỏng vấn cá nhân, (4) Quan sát tham gia. Sau khi thu thập dữ liệu, luận án tiến hành mã hóa và phân tích dữ liệu định tính thông qua kỹ thuật phân tích từ ngữ, quy nạp để chỉ ra các kết quả nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu định lượng được sử dụng thông qua điều tra khảo sát sơ bộ để thu thập tình hình tổng quan áp dụng LEAN tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu trước đó ở trong nước về mức độ đạt được thành công khi áp dụng LEAN. v. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật bổ sung vào hệ thống lý luận liên quan đến phương pháp sản xuất LEAN nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Một số đóng góp mới của luận án về khoa học và thực tiễn gồm: Thứ nhất, trong khi phần lớn các nghiên cứu trước mà tác giả rà soát mới dừng lại ở việc tổng hợp, liệt kê các nhân tố thành công của LEAN đến kết quả đầu ra của doanh nghiệp mà không tính đến những đặc điểm sản xuất tại các doanh nghiệp đó. Trong khi đó, luận án đã chỉ ra được sáu đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình áp dụng LEAN và có năm đặc điểm đã được xác nhận là có ảnh hưởng đến quá trình áp dụng LEAN thành công tại các tình huống nghiên cứu của luận án. Thứ hai, trên cơ sở tổng hợp rà soát các nhân tố thành công từ các nghiên cứu ở trong và ngoài nước luận án đã xây dựng, phân tích và xác nhận một bộ gồm chín nhân tố thành công của LEAN trong điều kiện đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu của luận án đã bổ sung, góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về sản xuất LEAN, mô hình áp dụng LEAN và các nhân tố tác động thành công sản xuất LEAN trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Thứ ba, luận án đã xây dựng một lộ trình gồm 4 bước để áp dụng các công cụ của LEAN thành công phù hợp với điều kiện và đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam gồm: (1) Ổn định hóa sản xuất, (2) Tiêu chuẩn hóa sản xuất, (3) Trôi chảy hóa sản xuất và (4) Tinh gọn hóa sản xuất. Mô hình áp dụng này được đánh giá, phân tích dựa trên đặc điểm sản xuất và điều kiện doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nên áp dụng các công cụ của LEAN theo từng giai đoạn từ thấp đến cao như đề xuất của luận án. Sau khoảng trên 10 năm thực hiện thì doanh nghiệp có thể đạt được thành công toàn diện với LEAN. -iv-
- Kết quả nghiên cứu đạt được của luận án này có giá trị tham khảo thực tế cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang trong quá trình hoặc chuẩn bị triển khai LEAN vào hệ thống sản xuất. Các doanh nghiệp cần đảm bảo được đầy đủ các nhân tố thành công của LEAN khi áp dụng vào sản xuất. Nếu một trong các nhân tố đó không được đảm bảo thì doanh nghiệp khó có cơ hội thành công khi áp dụng LEAN. Kết quả nghiên cứu của luận án này có thể là tài liệu tham khảo tốt cho: (1) Các cơ quan quản lý vĩ mô nhà nước trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy năng lực doanh nghiệp và các chương trình năng suất chất lượng tại Việt Nam. (2) Các trường đại học, các cơ sở đào tạo và tư vấn phục vụ phát triển sản xuất của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. (3) Các doanh nghiệp có mong muốn áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN đặc biệt là trong ngành sản xuất. (4) Các trung tâm nghiên cứu về LEAN và (5) Các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy liên kết nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp. vi. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được phân chia làm sáu chương chính gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN. Chương này tổng hợp lại tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến việc triển khai áp dụng phương pháp sản xuất LEAN trong doanh nghiệp và các nhân tố thành công của LEAN trong doanh nghiệp. Chương 2. Cơ sở lý luận về phương pháp sản xuất LEAN. Chương này trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm áp dụng, mối liên hệ và đặc điểm áp dụng của các công cụ, kỹ thuật và nguyên tắc của phương pháp sản xuất LEAN. Chương 3. Tình hình áp dụng và các đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả áp dụng thành công phương pháp sản xuất LEAN. Chương này tập trung trình bày sáu đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam và tổng quan tình hình kết quả áp dụng LEAN trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Chương 4. Mô hình và phương pháp nghiên cứu của luận án. Chương này trình bày về mô hình nghiên cứu các nhân tố thành công của LEAN trong điều kiện các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam và phương pháp nghiên cứu sử dụng của luận án. Chương 5. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng thành công LEAN được tổng hợp từ các tình huống nghiên cứu điển hình. Chương 6. Định hướng giải pháp áp dụng LEAN thành công cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Chương này trình bày các đánh giá, bàn luận giải pháp và đưa ra khuyến nghị áp dụng LEAN thành công cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. -v-
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT LEAN Chương này trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở rà soát các định hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu mà luận án tập trung phân tích. 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm về phương pháp sản xuất LEAN Thuật ngữ LEAN là một phương pháp sản xuất bao gồm tập hợp các nguyên tắc, công cụ và kỹ thuật được thiết kế để giải quyết những vấn đề gốc rễ để tinh gọn và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất. Đây là cách tiếp cận có hệ thống để loại bỏ mọi dạng của lãng phí trong toàn bộ chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng tối đa mong muốn từ khách hàng (Womack & cộng sự, 1990). Theo đó, mục tiêu của LEAN là tối ưu hóa các giá trị về năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và khả năng đáp ứng khách hàng đồng thời đảm bảo các điều kiện an toàn của sản xuất. Để đảm bảo được các mục tiêu này, LEAN cố gắng loại bỏ ba nguồn chính dẫn đến những tổn thất từ hệ thống quản lý sản xuất là sự lãng phí, sự biến động và sự thiếu linh hoạt (Drew & cộng sự, 2004). Cách tiếp cận của LEAN là dựa trên tinh thần cải tiến liên tục và loại bỏ lãng phí. Khi doanh nghiệp theo đuổi áp dụng LEAN cũng thường tập trung vào các khía cạnh như: (1) Chú trọng vào khách hàng, luôn đảm bảo rằng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng đóng một vai trò như môt lực kéo tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. (2) Loại bỏ tất cả các loại lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị cao nhất theo mong muốn của khách hàng với giá cả hợp lý. (3) Theo đuổi định hướng phát triển và tối ưu hóa năng lực của con người để vận hành thành công hệ thống sản xuất một cách toàn diện. (4) Thay đổi linh hoạt trong hệ thống và tạo dựng năng lực để đảm bảo tạo ra một doanh nghiệp linh hoạt, khả năng thích ứng cao và phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường cũng như biến đổi của khoa học công nghệ, với mục đích phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh một cách bền vững. Quá trình áp dụng LEAN được xem như là một hành trình lâu dài, không phải là một quá trình trong ngắn hạn hay một kỹ thuật cụ thể nào (Bhasin & Burcher, 2006; Drew, 2004). LEAN không mạng lại hiệu quả ngay lập tức cho doanh nghiệp mà đây là một quá trình dài hạn, liên tục. Theo quan điểm này thì doanh nghiệp cần sẵn sàng cho một sự thay đổi về tư duy quản lý cũng như phải xây dựng các kế hoạch thực hiện trong ngắn hạn và chiến lược dài hạn (Victor, 2008). -1-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn