Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
lượt xem 15
download
Đề tài nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận về sự cần thiết phải đầu tư và cơ cấu tài chính đầu tư cho các cơ sở GDĐHCL, cụ thể về khái niệm, phân loại, nội dung, vai trò và sự cần thiết của cơ cấu tài chính đầu tư hợp lý. Bên cạnh đó, đề tài sẽ kết hợp với những so sánh quốc tế về cơ cấu tài chính đầu tư để và đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hình thành cơ cấu tài chính đầu tư hợp lý và hiệu quả cho các cơ sở GDĐHCL.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh cơ cấu tài chính đầu tư cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÙI PHỤ ANH §IÒU CHØNH C¥ CÊU TµI CHÝNH §ÇU T¦ CHO GI¸O DôC §¹I HäC C¤NG LËP ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÙI PHỤ ANH §IÒU CHØNH C¥ CÊU TµI CHÝNH §ÇU T¦ CHO GI¸O DôC §¹I HäC C¤NG LËP ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. ðẶNG VĂN DU 2. TS PHẠM VĂN KHOAN HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Bùi Phụ Anh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam ñoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ ñồ, hình MỞ ðẦU..............................................................................................................................1 Chương 1: GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP ................................................ 13 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP ......................................... 13 1.1.1. Khái niệm, phân loại giáo dục ñại học........................................................... 13 1.1.2. Vai trò của giáo dục ñại học ñối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội................................................................................................................ 24 1.2. TÀI CHÍNH VÀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP...................................................................................................... 33 1.2.1. Tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập............................................ 33 1.2.2. Cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập ................................ 39 1.2.3. Tác ñộng của cơ cấu tài chính ñầu tư ñến giáo dục ñại học công lập.......... 50 1.2.4. Các chỉ số ñánh giá hiệu quả phối kết hợp các nguồn tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học ................................................................................... 51 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 59 Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM.............................................................. 61 2.1. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ðỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GDðH CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM....................................................................................... 61 2.1.1. Những ñổi mới về cơ chế tài chính ñối với các cơ sở giáo dục ñại học công lập ..................................................................................................... 61 2.1.2. Cơ chế tạo lập các nguồn tài chính trong các cơ sở giáo dục ñại học công lập ............................................................................................................ 66 2.1.3. Cơ chế phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính trong các cơ sở giáo dục ñại học công lập........................................................................................ 73
- 2.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM............................................................................. 75 2.2.1. Cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập ở Việt Nam............ 75 2.2.2. Thực trạng cơ cấu ñầu tư tài chính cho giáo dục ñại học ở Việt Nam ........ 83 2.3. ðÁNH GIÁ TÁC ðỘNG CỦA CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA................................................................................................................ 91 2.3.1. ðánh giá tác ñộng của cơ cấu tài chính ñầu tư tới sự phát triển về quy mô của các cơ sở giáo dục ñại học công lập........................................... 91 2.3.2. ðánh giá tác ñộng của cơ cấu tài chính ñầu tư tới sự phát triển về chất lượng của các cơ sở giáo dục ñại học công lập...................................... 93 2.3.3. ðánh giá các chỉ tiêu tài chính ....................................................................... 99 2.4. MỘT SỐ ðÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM......................................................... 104 2.4.1. Những mặt tích cực....................................................................................... 104 2.4.2. Những tồn tại, vướng mắc ............................................................................ 110 2.5. KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP.............................. 122 2.5.1. Cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học ở các quốc gia trên thế giới ........................................................................................................... 122 2.5.2. Kinh nghiệm về tạo lập, sử dụng nguồn tài chính cho giáo dục ñại học............................................................................................................ 125 2.5.3. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 129 Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 131 Chương 3: GIẢI PHÁP ðIỀU CHỈNH CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ðẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ðẾN NĂM 2030............................................................................... 132 3.1. BỐI CẢNH, QUAN ðIỂM VỀ ðIỀU CHỈNH CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC NÓI CHUNG VÀ GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP NÓI RIÊNG Ở VIỆT NAM............................................. 132 3.1.1. Bối cảnh ñiều chỉnh cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học......... 132 3.1.2. Các quan ñiểm ñiều chỉnh ............................................................................ 133
- 3.2. GIẢI PHÁP ðIỀU CHỈNH CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ NHẰM THÚC ðẨY SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC TA ðẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ðẾN NĂM 2030 ........................ 134 3.3. KỊCH BẢN BỐ TRÍ CƠ CẤU TÀI CHÍNH ðẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ðẠI HỌC CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM................................................................... 150 3.4. ðIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.................................................................. 155 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 157 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ðà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN ÁN................................................................................................ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 161
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBVC : Cán bộ viên chức CNH-HðH : Công nghiệp hóa, hiện ñại hóa CTMTQG : Chương trình mục tiêu quốc gia ðTðH : ðào tạo ñại học GDðH : Giáo dục ñại học GDðHCL : Giáo dục ñại học công lập GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GD&ðT : Giáo dục và ðào tạo GS : Giáo sư GTGT : Giá trị gia tăng HSSV : Học sinh, sinh viên KBNN : Kho bạc Nhà nước KH-CN : Khoa học, công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội Nð10 : Nghị ñịnh số 10/2002/Nð-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ Nð43 : Nghị ñịnh số 43/2006/Nð-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Nð49 : Nghị ñịnh số 49/2010/Nð-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ Nð74 : Nghị ñịnh số 74/2013/Nð-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ Nð141 : Nghị ñịnh số 141/2013/Nð-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ Nð15 : Nghị ñịnh số 15/2015/Nð-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Nð16 : Nghị ñịnh số 16/2015/Nð-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ NCKH : Nghiên cứu khoa học NCL : Ngoài công lập NSNN : Ngân sách Nhà nước PGS : Phó giáo sư PPP : Public-Private-Partnership: Mô hình hợp tác Công-Tư SV : Sinh viên THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCð : Tài sản cố ñịnh TX : Thường xuyên XDCB : Xây dựng cơ bản XHH : Xã hội hóa XNK : Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung Trang Bảng 1.1: Tỷ suất lợi nhuận ñầu tư vào GDðH của các nước có thu nhập trung bình và thấp..................................................................................... 28 Bảng 2.1: Mức trần học phí ñối với hệ ñại học công lập giai ñoạn 2011-2015........... 70 Bảng 2.2: Chi NSNN cho các cơ sở GDðHCL......................................................... 75 Bảng 2.3: Nguồn thu từ học phí của các cơ sở GDðHCL ở Việt Nam ................... 78 Bảng 2.4: Chi TX từ ngân sách cho giáo dục ............................................................ 84 Bảng 2.5: Chi TX cho GDðH theo cơ cấu ................................................................ 84 Bảng 2.6: Chi ñầu tư xây dựng cơ bản ....................................................................... 86 Bảng 2.7: Danh mục dự án trong CTMTQG giáo dục.............................................. 87 Bảng 2.8: Danh mục các dự án vốn vay ODA của Bộ GD&ðT.............................. 88 Bảng 2.9: Chi phí hàng năm cho giáo dục tính theo sức mua tương ñương............ 90 Bảng 2.10: Số lượng giảng viên các cơ sở GDðH trong cả nước............................ 92 Bảng 2.11: Tỷ lệ học sinh nhập học các cơ sở GDðH 2000 - 2008 ........................ 97 Bảng 2.12: Chi tiêu công cho giáo dục và số năm ñi học ở một số quốc gia châu Á, 2007-2008 ................................................................................. 101 Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn thu của các trường ñại học công lập ở một số nước trong khu vực................................................................................. 103 Bảng 2.14: Chi NSNN cho giáo dục năm 2004....................................................... 125 Bảng 2.15: Chi tiêu công cho giáo dục so với tổng chi tiêu công của Chính phủ 2007...................................................................................... 126 Bảng 2.16: Chi NSNN và người dân cho GDðH 2004 .......................................... 127 Bảng 2.17: Số sinh viên/10.000 dân năm 2005 ....................................................... 128
- DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ, HÌNH Số hiệu Nội dung Trang Sơ ñồ 2.1: ðầu tư của Nhà nước và của dân cho giáo dục ................................. 64 Hình 2.1: Số các cơ sở GDðHCL giai ñoạn 2001-2010..................................... 91 Hình 2.2: Số HSSV các cơ sở GDðH trong cả nước giai ñoạn 2005-2014 ....... 92 Hình 2.3: Tỷ lệ nhập học ñại học ở một số quốc gia năm 2010 ......................... 96 Hình 2.4: Số sinh viên/giảng viên ở một số quốc gia năm 2007 ........................ 98 Hình 2.5: Chi tiêu công cho GDðH ở một số quốc gia châu Á năm 2010....... 100 Hình 2.6: Thay ñổi cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðH 2004 - 2008 ............... 102
- 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu Xuất phát từ vai trò của giáo dục ñại học (GDðH), ñó là ñào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các quốc gia, nên việc ñầu tư phát triển GDðH là yêu cầu trọng yếu và thiết thực nhất trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân. Xu thế ngày nay cho thấy rằng, ñầu tư cho GDðH ñang ñược các quốc gia quan tâm và coi trọng. Các quốc gia phát triển ñã ñi ñến giai ñoạn của phát triển GDðH là xuất phát từ chính nhu cầu của cá nhân muốn cải thiện thu nhập cho chính mình, nên ñã khai thác ñược rất hiệu quả nguồn lực từ xã hội và người học phục vụ cho nhu cầu hoạt ñộng của GDðH. Trong khi ñó, các nước mới nổi và ñang phát triển, nguồn tài chính ñầu tư cho GDðH vẫn chủ yếu dựa vào khu vực công, trong khi nguồn tài chính từ khu vực tư nhân, từ người học còn chưa ñược ñộng viên hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay nhu cầu ñào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và ñáp ứng ñược yêu cầu xã hội là rất quan trọng và cấp bách. Nhưng thực tế cho thấy, nguồn nhân lực ñược ñào tạo ra chưa ñáp ứng ñược yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, cơ cấu nguồn nhân lực ñào tạo không cân ñối, chưa ñồng bộ giữa các ngành nghề ñào tạo, vùng, miền ñặt cơ sở ñào tạo, chất lượng cũng như mô hình tổ chức của các cơ sở ñào tạo, có ngành dư thừa, có ngành lại thiếu nguồn nhân lực, ñội ngũ giảng viên có chất lượng, trình ñộ cao ñể ñào tạo nhân lực có trình ñộ cho ñất nước còn nhiều vấn ñề bất cập, nguồn tài chính ñầu tư từ NSNN vẫn chiếm ưu thế hơn so với các nguồn tài chính khác, trong khi ñó ngân sách lại có giới hạn và chúng ta chưa khai thác triệt ñể ñược nguồn lực xã hội ñầu tư cho GDðH, mà trên nguyên tắc thì GDðH chính là một loại hình dịch vụ vừa mang tính chất công cộng nhưng cũng mang tính chất cá nhân, nếu người nào có nhu cầu ñào tạo ñể có ñủ trình ñộ chuyên môn tay nghề theo yêu cầu của công việc thì ñòi hỏi phải bỏ chi phí ñầu tư. Bên cạnh ñó, chúng ta ñã có những ñổi mới cơ bản về cơ chế tài chính ñối với các cơ sở GDðHCL với việc nhấn mạnh ñến vấn ñề về tự chủ tài chính trong các hoạt ñộng của nhà trường.
- 2 Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về ñổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và ñào tạo, ñáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện ñại hóa trong ñiều kiện kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong ñó nhấn mạnh ñến yêu cầu về tăng cường sự tham gia của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả ñầu tư ñể phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục ñại học nói riêng. Chính vì thế, trong tương lai, việc khai thác tốt nguồn tài chính từ xã hội ñầu tư cho GDðH ñể hạn chế bớt gánh nặng cho NSNN, nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính ñầu tư thực sự sẽ rất quan trọng. Từ ñó cho thấy việc ñiều chỉnh cơ cấu tài chính ñầu tư bao gồm cơ cấu nguồn và cơ cấu phân bổ, sử dụng cho khối ñào tạo là tất yếu xảy ra và cần có những ñề xuất ñể có thể tạo lập, phân bổ và sử dụng tốt nguồn tài chính ñầu tư cho khối ñào tạo trên cơ sở tăng cường hơn nữa nguồn lực từ xã hội. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn nghiên cứu ñề tài: “ðiều chỉnh cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập ở Việt Nam” là thực sự cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - ðề tài nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và làm rõ những vấn ñề cơ sở lý luận về sự cần thiết phải ñầu tư và cơ cấu tài chính ñầu tư cho các cơ sở GDðHCL, cụ thể về khái niệm, phân loại, nội dung, vai trò và sự cần thiết của cơ cấu tài chính ñầu tư hợp lý. Bên cạnh ñó, ñề tài sẽ kết hợp với những so sánh quốc tế về cơ cấu tài chính ñầu tư ñể và ñưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hình thành cơ cấu tài chính ñầu tư hợp lý và hiệu quả cho các cơ sở GDðHCL. - ðề tài sẽ tổng hợp, phân tích và ñánh giá thực trạng tạo lập, phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính ñầu tư ñể thấy ñược thực trạng cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðHCL cũng như cơ chế tài chính cho các cơ sở GDðHCL ở Việt Nam hiện nay. Từ ñó có những ñánh giá về cơ cấu tài chính ñầu tư ở Việt Nam hiện nay như thế nào, ñã hợp lý hay cần sự ñiều chỉnh cho phù hợp với thực tế. - Từ những ñánh giá về cơ cấu tài chính ñầu tư, kết hợp với những phân tích và ñánh giá về cơ chế tài chính ñối với cơ sở GDðHCL ñể ñưa ra một số ñề xuất giải pháp nhằm ñiều chỉnh về cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðHCL một cách hợp lý và hiệu quả nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH và với xu thế phát triển chung trên thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- 3 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ðối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn ñề lý luận và thực tiễn về cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập ở Việt Nam giai ñoạn 2001-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ðề tài kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với tư duy logic, so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp phân tích và tổng hợp sử dụng trong luận án ñể nghiên cứu các tài liệu về chủ ñề của luận án thông qua việc phân chia những nội dung liên quan thành từng bộ phận, khía cạnh, yếu tố cấu thành ñể phát hiện ra xu hướng, bản chất, phát hiện trong nghiên cứu, ñồng thời sắp xếp hệ thống các nội dung nghiên cứu chắt lọc dữ liệu và rút ra suy luận logic bám sát ñối tượng và mục tiêu nghiên cứu của luận án Phương pháp so sánh ñược sử dụng trong luận án là phương pháp nghiên cứu ñể so sánh giữa các vấn ñề nghiên cứu rút ra những ñiểm khác biệt, ưu ñiểm, tồn tại, hạn chế, từ ñó ñúc rút, hỗ trợ cho việc ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu, ñúng ñối tượng nghiên cứu. Phương pháp tư duy logic dùng trong luận án ñể suy luận, kết nối các phân tích, hệ thống các nội dung nghiên cứu ñể ñi ñến những suy luận, ñánh giá phản ánh bản chất, ñặc ñiểm của vấn ñề, củng cố các nội dung nghiên cứu bám sát ñối tượng, mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dùng những minh chứng, tình hình diễn biến trong thực tiễn ñể minh chứng cho những nghiên cứu lý luận ñảm bảo tính logic, hệ thống trong toàn bộ công trình nghiên cứu 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan ñề tài luận án Nghiên cứu về tài chính ñối với giáo dục ñào tạo nói chung và giáo dục ñại học công lập nói riêng ñã ñược triển khai ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau như luận án tiến sỹ, ñề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, các nghiên cứu chuyên sâu, tham luận, bài báo…
- 4 Năm 2004, NCS ðặng Văn Du ñã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về ñề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả ñầu tư tài chính cho ñào tạo ñại học ở Việt Nam”. Công trình ñã ñạt kết quả nghiên cứu cả về giá trị khoa học và giá trị thực tiễn với những ñóng góp mới như: Khái quát hoá những vấn ñề lý luận cơ bản về ñào tạo ñại học ở Việt Nam: quan niệm về ðTðH, các loại hình ñào tạo ñại học, vai trò của ðTðH ñối với quá trình phát triển KT-XH, cơ cấu nguồn tài chính và cơ chế quản lý, sử dụng các nguồn tài chính cho ðTðH, phân tích và hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống tiêu chí ñánh giá hiệu quả ñầu tư tài chính cho ðTðH là những căn cứ quan trọng trong ñánh giá hiệu quả ñầu tư tài chính ở nước ta trong thời gian qua. Luận án ñã chỉ rõ những ảnh hưởng phi lý của cơ chế hiện hành về tiền lương giáo viên, các ảnh hưởng của tỷ lệ sinh viên/giáo viên ñối với hiệu quả ñầu tư và chất lượng ðTðH. Những ñánh giá về các biểu hiện ‘phi hiệu quả’ trong ðTðH ở Việt Nam là một tiếng nói xác ñáng, có cơ sở của luận án. Qua ñó, ñã tổng hợp ñược những biểu hiện phi hiệu quả và những nguyên nhân gây ra phi hiệu quả trong ñầu tư tài chính cho ðTðH. Những ñóng góp mới của tác giả còn ñược thể hiện ở việc ñưa ra các khái niệm và giải pháp nâng cao hiệu quả ‘trong’ và ‘ngoài’ của ñầu tư tài chính cho ðTðH. Trên cơ sở ñó, tác giả ñề xuất hệ thống các giải pháp khá toàn diện và ñồng bộ, có tầm nhìn nhằm nâng cao hiệu quả ñầu tư tài chính cho ñào tạo ñại học ñến gắn liền với yếu tố chất lượng và hiệu quả ñào tạo, ñồng thời, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta hiện nay ñang từng bước ñổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và ñào tạo. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu còn một số hạn chế nhất ñịnh, cụ thể: việc ñánh giá hiệu quả ñầu tư theo giác ñộ tài chính thuần tuý và dựa theo tiêu chí so sánh với ‘sinh viên tốt nghiệp’ không phải là ‘sinh viên tốt nghiệp có việc làm ñúng nghề ñược ñào tạo’ là một cách nhìn chứa ñựng nhiều bất cập. Luận án cũng ñã chỉ rõ có tới 60% sinh viên tốt nghiệp không tìm ñược việc làm (trong số có việc làm thì có tới 20% làm việc không ñúng chuyên ngành ñào tạo) và chỉ có 32% là kiếm ñược việc làm phù hợp với chuyên ngành ñào tạo. Rõ ràng ñây là một cơ hội ñể luận án ñi sâu phân tích hiệu quả ñầu tư cho ñào tạo trên cơ sở xác ñịnh rõ tiêu chí kết quả ñầu ra ðTðH. ðồng thời, nếu như tác giả ñi sâu phân tích hơn nữa về các phương pháp vận dụng các tiêu chí ñánh giá hiệu quả vào ñánh giá hoạt ñộng thực
- 5 tiễn, chỉ ra những ưu ñiểm, hạn chế khi áp dụng phương pháp này thì giá trị của luận án ñược nâng lên rất nhiều. Năm 2007, NCS Bùi Tiến Hanh ñã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về ñề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc ñẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam" tại Hội ñồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Nhà nước tổ chức tại Học viện Tài chính. Luận án tập trung phân tích nguồn lực xã hội hóa và cơ chế tài chính xã hội hóa cho giáo dục nói chung và cho cấp giáo dục ñại học nói riêng. Tác giả ñã phân tích và ñánh giá khá chi tiết các nội dung của cơ chế quản lý tài chính XHH giáo dục với những nhận ñịnh về những ưu ñiểm cũng như những tồn tại, bất cập của cơ chế quản lý tài chính chi NSNN cho giáo dục, cơ chế quản lý thu và sử dụng học phí, cơ chế quản lý tài chính ñối với giáo dục công lập, cơ chế khuyến khích và quản lý tài chính ñối với giáo dục ngoài công lập… Những ñóng góp mới của tác giả còn ñược thể hiện ở việc ñưa ra ñược các quan ñiểm ñịnh hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính ñối với xã hội hóa giáo dục là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh của nước ta hiện nay. Những lập luận và ñánh giá về thực trạng của cơ chế quản lý tài chính XHH giáo dục làm cơ sở quan trọng cho việc ñề xuất hệ thống giải pháp. ðiển hình là hệ thống giải pháp về cơ chế khuyến khích và quản lý tài chính ñối với giáo dục NCL là rất thực tế và có tính khả thi. Một số công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ liên quan ñến tài chính cho giáo dục ñại học như: Năm 2012, NCS Vũ Thị Thanh Thủy, ñã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về ñề tài: "Quản lý tài chính các trường ñại học công lập ở Việt Nam" (ðại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội); Năm 2012, NCS Trần ðức Cân ñã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về ñề tài: "Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường ñại học công lập ở Việt Nam" (ðại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội); Năm 2002, NCS Nguyễn Thị Kim Dung ñã thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về ñề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn ñầu tư cho GDðH nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam giai ñoạn 2001- 2010” (ðại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội). Các công trình nghiên cứu này ñều tập trung vào nghiên cứu về vấn ñề tài chính ñối với giáo dục ñào tạo nói chung và giáo dục ñại học nói riêng trong gần 1 thập kỷ qua nhằm mục ñích thúc ñẩy phát triển giáo dục ñại học phục vụ sự nghiệp
- 6 phát triển ñất nước, ñáp ứng vai trò ñộng lực phát triển theo quan ñiểm ñầu tư cho giáo dục là ñầu tư cho phát triển. Các công trình nghiên cứu ñều phân tích vấn ñề tài chính như là công cụ ñể thúc ñẩy phát triển giáo dục ñại học công lập theo các chuẩn mực ñược thừa nhận ở cả phạm vi trong nước và trên thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, các quốc gia luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế, cải thiện chất lượng ñội ngũ nhân lực là cách thức quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh… Chính vì thế, ñầu tư cho giáo dục ñại học sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành một ñội ngũ lực lượng lao ñộng có chất lượng, vừa ñáp ứng yêu cầu trong nước vừa ñáp ứng yêu cầu phân công lao ñộng quốc tế. Do vậy, ñầu tư cho giáo dục phải ñược phân loại theo nguồn lực ñầu tư, các ngành nghề lĩnh vực liên quan ñến kỹ thuật, y dược, chế tạo… cần ñược Nhà nước chú trọng ñầu tư nhiều hơn, trong khi ñó, các ngành nghề ñào tạo giản ñơn hơn sẽ thuộc trách nhiệm chi trả của người sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Do vậy mới tạo ñiều kiện thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hoá, giảm gánh nặng cho NSNN khi còn phải thực hiện nhiều mục tiêu ưu tiên khác trong phát triển kinh tế xã hội của ñất nước. Tiến tới việc áp giá cung cấp dịch vụ giáo dục ñại học là cơ sở quan trọng cho tạo nguồn lực tài chính nhằm cải thiện chất lượng và phát triển giáo dục ñại học ở nước ta. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011 “ðổi mới cơ chế quản lý tài chính ñối với các cơ sở giáo dục ñại học ở Việt Nam giai ñoạn 2011- 2015 và ñịnh hướng 2020” của TS. Nguyễn Trường Giang ñã ñạt ñược những thành công ñáng kể: Trên phương diện lý luận tác giả ñã nghiên cứu các nội dung liên quan ñến tự chủ ñại học và tự chủ tài chính ñối với các cơ sở ñại học, ñặc biệt là các tiêu chí ñánh giá mức ñộ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính ñối với các cơ sở ñào tạo ñại học; trong phần thực trạng, xuất phát từ nghiên cứu lý luận tác giả ñã nghiên cứu các nội dung cơ chế tự chủ tài chính và ñánh giá mức ñộ hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính ñối với cơ sở giáo dục ñại học công lập ở nước ta trên các tiêu chí: tính hiệu lực, hiệu quả, công bằng, linh hoạt, sự thừa nhận của cộng ñồng...; ðề tài ñã ñề xuất hệ thống các quan ñiểm, ñịnh hướng và các giải pháp mới, có giá trị thực tiễn nhằm ñổi mới cơ chế quản lý tài chính của các trường ñại học công lập ở Việt Nam, ñặc biệt phải kể ñến các giải pháp: Từng bước tính ñủ chi phí ñào tạo cần
- 7 thiết trong học phí; ða dạng hóa các nguồn tài chính, nâng cao chất lượng ñào tạo, gắn ñào tạo với sử dụng, nghiên cứu và chuyển giao KH-CN, tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp; ðổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN; ðổi mới cơ chế sử dụng và phân phối thu nhập cho CBVC trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ và theo phương thức cạnh tranh; Nhà nước cần ban hành văn bản quy ñịnh bắt buộc phân tích tài chính, phân tích các hoạt ñộng của nhà trường theo các tiêu chí xác ñịnh… Tuy nhiên, một số hạn chế của công trình nghiên cứu như: Không phân tích tiêu chí ñánh giá mức ñộ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính; sẽ có tính thuyết phục hơn nếu ñề tài có sự khảo sát các tài liệu quốc tế ñã sử dụng tiêu chí này, ñể phân tích, ñánh giá tính phù hợp khi sử dụng các tiêu chí. Cần bổ sung nội dung dự báo tổng quan các khía cạnh kinh tế, xã hội, thị trường lao ñộng và của hệ thống giáo dục ñại học (công lập) ñến năm 2020 ñể có thể ñề xuất giải pháp ñổi mới cơ chế tài chính ñối với cơ sở giáo dục ñại học giai ñoạn tới. Trong ñề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục ñại học của một số nước trên thế giới” của TS. Vương Thanh Hương ñã ñạt ñược những kết quả ñáng kể. Cụ thể, ñề tài ñã ñưa ra các yếu tố ảnh hưởng ñến quản lí tài chính GDÐH ñược phân tích dựa trên các xu thế và cải cách sâu rộng trong GDÐH ở các quốc gia trên thế giới như: Xu hướng ñại chúng hoá, xu hướng ña dạng hoá, tư nhân hoá, bảo ñảm chất lượng. Xu hướng cải cách trong quản lý tài chính giáo dục theo: mở rộng và ña dạng hóa số lượng nhập học, các tỉ lệ tham gia, số lượng và loại hình trường; ñổi mới quản lý tài chính trong bối cảnh nguồn lực NSNN ngày càng hạn hẹp khi phải thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội; yếu tố thị trường và các nguồn ñầu tư ngoài NSNN... ðồng thời, ñề tài ñã tổng kết kinh phí ñầu tư cho giáo dục ñại học gồm các nguồn cơ bản từ NSNN, học phí và lệ phí, tín dụng; liên doanh liên kết... Trong ñó, nguồn ñầu tư từ NSNN là nguồn cơ bản, các quốc gia luôn chú trọng tăng cường nguồn lực này ñầu tư cho giáo dục ñại học tuy nhiên, vẫn không thể ñáp ứng ñược tốc ñộ gia tăng số lượng sinh viên và nhu cầu ñào tạo của xã hội… Do vậy, việc ña dạng hoá nguồn thu cho các trường ñại học là xu thế tất yếu diễn ra trên khắp thế giới. Nguồn thu từ học phí cho giáo dục ñại học cũng ñược các quốc gia chú trọng khi từng bước ñiều chỉnh trách nhiệm này từ người ñóng thuế (ñối với nguồn NSNN) sang cho người học (học phí) ñặc biệt ở các nước phát
- 8 triển hay các nước khu vực châu Âu. Trên cơ sở ñó, ñề tài ñã lựa chọn ñúng giải pháp ñột phá trong ñổi mới quản lý tài chính GDðH Việt Nam theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ñược ñầu tư từ các nguồn khác nhau. ðặc biệt là ưu tiên ñầu tư ngân sách của Nhà nước trong việc xây dựng các trường ðH có chất lượng cao trong khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng ñào tạo nguồn nhân lực trình ñộ ñại học và sau ñại học. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2010 “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ñối với các ñơn vị sự nghiệp GDðH và cao ñẳng công lập” do TS. Lê Xuân Trường thực hiện ñã ñi vào những vấn ñề cơ bản liên quan ñến cơ sở lý luận, thực trạng cơ chế quản lý tài chính ñối với các ñơn vị sự nghiệp GDðH ñể từ ñó có ñánh giá và ñề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế này. Trong ñó, tác giả ñã phân tích cơ chế tạo lập nguồn tài chính của các ñơn vị sự nghiệp GDðHCL gồm có nguồn từ Ngân sách nhà nước (NSNN), nguồn tài chính ngoài ngân sách với các mức ñộ và cách thức tài trợ khác nhau. Về cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính ñối với các cơ sở GDðHCL cũng ñược phân tích theo 2 góc ñộ là ñối với nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN. ðóng góp mới có ý nghĩa sâu sắc là ñề tài ñã ñề xuất một số chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả ñầu tư cho GDðH như: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm, số lượng công trình nghiên cứu khoa học... Khi ñánh giá những hạn chế của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các ñơn vị sự nghiệp GDðHCL, ñề tài ñã nhấn mạnh “Cơ chế kiểm soát hiện hành mới chú trọng kiểm soát tính mục ñích của hoạt ñộng chi tiêu, mà chưa kiểm soát ñược tính hiệu quả của hoạt ñộng chi tiêu” và “Tiêu chí ñánh giá hiệu quả của quản lý tài chính khi thực hiện cơ chế tự chủ chưa ñược hướng dẫn ñầy ñủ, cụ thể”. ðề tài ñã ñề xuất hệ thống tiêu chí ñánh giá hiệu quả ñầu tư cho GDðH từ NSNN. Các tiêu chí này gắn liền với kết quả ñầu ra ñể có hiệu quả hơn. Tuy vậy ñể có căn cứ phân tích hiệu quả ñầu tư giữa các khối trường (kinh tế, kỹ thuật, sư phạm...) và giữa các trường cần bổ sung một số chỉ tiêu như: Mức kinh phí ñầu tư cho một sinh viên/năm, trong ñó có nguồn NSNN cấp cho một sinh viên/năm và nguồn thu của trường ñầu tư cho một sinh viên/năm; Mức chi phí cho một sinh viên/năm, trong ñó có chi phí từ NSNN cho một sinh viên/năm và chi phí từ nguồn thu của trường cho một sinh viên/năm...Tác giả cũng nêu bật cơ chế
- 9 quản lý chưa hợp lý ñối với nguồn thu ngoài NSNN của các cơ sở GDðHCL như: Học phí hệ ñào tạo không chính quy; thu liên kết giữa các cơ sở ñào tạo, giữa cơ sở ñào tạo với các Doanh nghiệp; thu do cho thuê, sử dụng cơ sở vật chất tài sản nhà xưởng do NSNN ñầu tư cho trường;... Những giải pháp và kiến nghị của ñề tài mang tính khả thi cao bởi ñó là những vấn ñề cấp bách nhiều cơ quan, ñơn vị quan tâm và từng bước xử lý, như: Luật Giáo dục ðại học, ñổi mới cơ chế quản lý chi tiêu công,... Nghiên cứu về vấn ñề “Tài chính ñối với cơ sở giáo dục ñại học công lập: Những vấn ñề cần tháo gỡ” của tác giả Bùi ðức Nam (2014) ñã ñề cập ñến các nguồn lực tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học ở các nước trên thế giới như nguồn kinh phí NSNN, học phí, thu từ hợp ñồng nghiên cứu khoa học, hợp ñồng ñào tạo…các nguồn thu khác… Giữa các quốc gia khác nhau thì cơ cấu nguồn lực cũng có sự thay ñổi, các nước phát triển phân bổ NSNN dành tới 90% cho giảng dạy, học phí và các nguồn khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cơ bản là nguồn từ NSNN và học phí dành cho giáo dục ñại học ở các nước này. Trong khi ñó, ở Việt Nam ñầu tư cho GDðHCL cũng từ 3 nguồn thu từ NSNN là chủ ñạo, tiếp ñến là nguồn học phí, nguồn thu khác còn hạn chế trong bối cảnh ñổi mới cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính. ðặc biệt, phải kể ñến thực hiện các chính sách tài chính ưu tiên cho GDðH như việc thực hiện thí ñiểm kế hoạch chi tiêu trung hạn trong lĩnh vực GDðH ñối với một số cơ sở ñào tạo công lập trong thời kỳ ổn ñịnh 3 năm ñể các trường chủ ñộng trong kế hoạch phân bổ, sử dụng ngân sách theo các mục tiêu ưu tiên. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các cơ sở ñại học công lập ñã từng bước nâng cao tính chủ ñộng, sáng tạo trong quản lý tài chính và tài sản của ñơn vị, phát triển nguồn thu sự nghiệp, ña dạng hóa hoạt ñộng, huy ñộng các nguồn lực khác ñể ñầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng ñào tạo… Chính sách học phí ñã từng bước ñược xây dựng trên cơ sở chia sẻ chi phí ñào tạo giữa Nhà nước và người học, căn cứ theo ngành nghề ñào tạo, ñối tượng ñào tạo, hình thức ñào tạo… Bên cạnh mặt tích cực, tác giả ñã chỉ ra một số hạn chế như việc phân bổ NSNN chưa gắn với nhu cầu kinh phí cần thiết cho ñảm bảo yêu cầu chất lượng, ñịnh mức phân bổ còn mang tính bình quân, chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả ñầu ra, tiêu chí kiểm ñịnh chất lượng ñào tạo chậm ñược xây dựng ñể
- 10 ñánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với NSNN ñược giao làm hạn chế ñộng lực cạnh tranh giữa các cơ sở ñào tạo công lập. Nhìn chung các cơ sở ñại học công lập còn gặp khó khăn về hạn chế nguồn lực ñể ñầu tư cơ sở vật chất, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt ñộng ñào tạo và tái ñầu tư phát triển… làm hạn chế ñến việc ñào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ñất nước… Từ ñó tác giả ñã ñề xuất việc cần thiết phải có cơ chế tài chính hợp lý, hiệu quả, ñẩy mạnh mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, cụ thể là ñược quyết ñịnh thu giá dịch vụ trên cơ sở quy ñịnh khung giá tính ñủ chi phí cần thiết cho ñào tạo; ñược Nhà nước giao vốn bảo toàn và phát triển vốn; ñược huy ñộng vốn, góp vốn liên doanh liên kết mở rộng cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội… Trong nghiên cứu “Việt Nam quản lý chi tiêu công ñể tăng trưởng và giảm nghèo 2004, tập 2: Các vấn ñề chuyên ngành” (Ngân hàng Thế giới, 2005) tập trung nhiều ñến việc phân tích các chính sách ñối với toàn ngành giáo dục ñào tạo, những phân tích về kinh phí cho ngành giáo dục và kết quả phát triển ngành giáo dục. Trong ñó ñã phân tích về cơ cấu chi tiêu công cho giáo dục so với chi tiêu công cho ñào tạo, cơ cấu chi tiêu công trong giáo dục (các cấp học phổ thông), cơ cấu chi tiêu công trong ñào tạo (trung cấp dạy nghề và ñại học) trong giai ñoạn 1999-2002, cơ cấu chi thường xuyên, chi ñầu tư trong giáo dục và cơ cấu chi thường xuyên, chi ñầu tư trong ñào tạo, phân cấp quản lý ngân sách giữa trung ương và ñịa phương với việc tăng cường hơn tính tự chủ của cấp quản lý ở ñịa phương về tài chính ñối với giáo dục. Bên cạnh ñó, công trình nghiên cứu này cũng ñã phân tích về tình hình ñóng góp của gia ñình học sinh ñối với giáo dục ñào tạo, trong ñó có sự phân biệt giữa mức ñóng góp của hộ gia ñình cho giáo dục ñào tạo giữa các khu vực, theo mức thu nhập hộ gia ñình. Như vậy, công trình nghiên cứu ñã khái quát ñược những vấn ñề về cơ cấu nguồn lực cho toàn ngành giáo dục trong giai ñoạn khoảng hơn một thập kỷ trước. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này ñều ñã lập luận, chứng minh và khẳng ñịnh rằng GDðH ñã trở thành một dịch vụ xã hội, hay là một sản phẩm hàng hóa công cộng ñơn thuần, do vậy, nó sẽ ñồng nghĩa với việc phải mất chi phí ñầu tư hay còn gọi là chi phí ñào tạo trong hiện tại ñể có ñược thu nhập trong tương lai.
- 11 Tuy nhiên, phần nhiều các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung tài chính cho giáo dục ñào tạo nói chung, còn các nghiên cứu về tài chính cho GDðH chủ yếu là những nghiên cứu phân tích tổng quan, trong khi các công trình nghiên cứu ñi sâu chi tiết vào cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðHCL và ñiều chỉnh cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðHCL ở nước ta còn rất hạn chế. Trong bối cảnh, xu hướng phát triển KT-XH, hội nhập quốc tế mạnh mẽ buộc các cơ sở GDðH phải hoạt ñộng trong môi trường cạnh tranh không ngừng, ñặc biệt ñối với các cơ sở GDðHCL ñể tồn tại và phát triển, giữ vững ñược giá trị thương hiệu. Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý ñối với các cơ sở GDðHCL ở Việt Nam, ñặc biệt là cơ chế tự chủ về hoạt ñộng, tổ chức, bộ máy, nhân sự, học thuật, tài chính ñể có thể ñánh giá ñược nhu cầu tự chủ thực tế của các trường, nhằm mục ñích hoàn thiện chính sách với một cơ cấu tài chính ñầu tư hợp lý theo hướng ñáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp, phù hợp với bối cảnh phát triển KT-XH, ñảm bảo sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho các trường. Hoạt ñộng trong môi trường cạnh tranh, sản phẩm ñào tạo ñã trở thành một loại hàng hóa buộc các cơ sở GDðHCL luôn phải nỗ lực không ngừng ñể vừa có thể thu hút ñược nhiều nguồn lực tài chính từ cả phía Nhà nước, gia ñình, xã hội vừa phải bố trí sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính này trong ñiều kiện nguồn lực ñầu tư công là có giới hạn. Chính vì thế, việc nghiên cứu ñề tài: “ðiều chỉnh cơ cấu tài chính ñầu tư cho giáo dục ñại học công lập ở Việt Nam”, sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn, ñóng góp quan trọng cho việc thúc ñẩy hoàn thiện chính sách huy ñộng, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính ñầu tư phát triển GDðHCL ở Việt Nam, ñồng thời góp phần nâng cao chất lượng ñào tạo, ñáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH trong giai ñoạn tới. Câu hỏi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện ñề tài của luận án phải giải quyết ñược các câu hỏi sau: - Cơ cấu tài chính ñầu tư cho GDðHCL ñược nhìn nhận như thế nào? Lấy gì ñể ñánh giá tính hiệu quả của ñầu tư tài chính theo cơ cấu ñó?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn