Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
lượt xem 12
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO trình bày lí luận về thuế thu nhập và điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện là thành viên Tổ chức thương mại thế giới, thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO, giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
- i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan tất cả các nội dung của Luận án này hoàn toàn ñược hình thành và phát triển từ những quan ñiểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của các giáo sư, tiến sỹ. Các số liệu và kết quả có ñược trong Luận án là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ðOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v DANH MỤC BẢNG, HÌNH ................................................................................. viii LỜI MỞ ðẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ........................................................................8 1.1. Thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập.................................................8 1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập .....................8 1.1.2. Nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập........................................................15 1.1.3. Nguyên tắc, phương pháp và quy trình ñiều chỉnh thuế thu nhập..............16 1.1.4. Tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập.................................................20 1.2. Yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO ...................................................................................................22 1.2.1. Khái quát về WTO ...................................................................................22 1.2.2. Các yêu cầu ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO............23 1.2.3. Các ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO..................................................................................................26 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO ...................................................................................................................27 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO ..........................................................29 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO.................................................................................................29 1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam về ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên WTO ............................................................................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ............................................................................................................43
- iii 2.1. Các cam kết về yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO...................................................43 2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.................................................43 2.1.2. Quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trước khi là thành viên WTO ...........46 2.1.3. Các cam kết về yêu cầu, ñiều kiện và lộ trình ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO..................................................47 2.2. Thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ..............................................................................................................50 2.2.1. Kết quả thu thuế thu nhập của Việt Nam giai ñoạn 1999-2012............50 2.2.2. Thực trạng nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO....................................................................................52 2.2.3. Thực trạng phương pháp và quy trình ñiều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam ....................................................................................................................63 2.2.4. Tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO............................................................................64 2.3. ðánh giá ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ..............................................................................................................72 2.3.1. Những mặt ñạt ñược khi ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO....................................................................................72 2.3.2. Những hạn chế khi ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO.............................................................................................75 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO....................................................................88 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ......................................................................................................................92 3.1. Bối cảnh quốc tế và xu thế ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ñến năm 2020 .............................................................92 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình của Việt Nam .........................................92 3.1.2. Xu thế ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ñến năm 2020 ...................................................................................93 3.2. Mục tiêu và quan ñiểm ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO ñến năm 2020 ......................................................97
- iv 3.2.1. Mục tiêu ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020................................97 3.2.2. Quan ñiểm ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020 ............................99 3.3. Giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ñến năm 2020 ...................................................................................102 3.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập ......................102 3.3.2. Nhóm giải pháp về phương pháp ñiều chỉnh .......................................115 3.3.3. Nhóm giải pháp về quy trình ñiều chỉnh ..............................................121 3.3.4. Nhóm giải pháp bổ trợ...........................................................................124 3.4. Các ñiều kiện thực hiện các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO ...........................................................134 3.4.1. Các ñiều kiện khách quan.....................................................................134 3.4.2. Các ñiều kiện chủ quan.........................................................................137 KẾT LUẬN ............................................................................................................142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................144 PHỤ LỤC ...............................................................................................................148
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa ñầy ñủ 1. AP Action Plan – Chương trình hành ñộng 2. APA Advance price Agreement - Thỏa thuận giá trước 3. ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông Nam á 4. BCTC Báo cáo tài chính 5. BHXH Bảo hiểm xã hội 6. BHYT Bảo hiểm y tế 7. BTC Bộ Tài chính 8. CDM Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch 9. CERs Certified Emission Reductions - Chứng chỉ giảm phát thải 10. CMND Chứng minh nhân dân 11. CP Chính phủ 12. CVA Customs Valuation Agreement - Thỏa thuận về trị giá hải quan 13. DEFR Dự thảo sơ bộ báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO 14. EU Các quốc gia Châu Âu 15. FDI Foreign direct investment- ðầu tư trực tiếp nước ngoài 16. GATT Hiệp ñịnh thương mại GATT 17. GDP Gross domestic product-Tổng sản phẩm quốc nội 18. HIV Human Immunodeficiency Virus – Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người 19. HT Home tax: Thu thuế tới từng hộ 20. HTX Hợp tác xã 21. IAS Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 22. IFAC International Federation of Accountant - Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 23. IFRS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế 24. KHCN Khoa học công nghệ
- vi 25. MNF Most favoured nation treatment: ðối xử tối huệ quốc 26. MUTRAP Ủy ban hợp tác và hội nhập quốc tế 27. Nð Nghị ñịnh 28. NNT Người nộp thuế 29. NQ Nghị quyết 30. NSNN Ngân sách Nhà nước 31. NT (National treatment) ðối xử quốc gia 32. NTS National tax service – Cơ quan dịch vụ thuế quốc gia 33. OECD Organisation for Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 34. RIA Regulatory Impact Assessment ðánh giá tác ñộng chính sách 35. RM ðồng Rinh-git Ma-lai-xi-a 36. SCM Hiệp ñịnh về trợ cấp hàng hóa 37. SDðPNN Sử dụng ñất phi nông nghiệp 38. SGD ðồng Xin-ga-po ñô-la 39. Số TK Số thống kê 40. SPS Sanitary and Phytosanitary Measures – Tiêu chuẩn kiểm tra vệ sinh và kiểm dịch thực vật 41. SPSS Mô hình phân tích SPSS 42. STT Số thứ tự 43. TB Trung bình 44. TBT Technical Barriers to Trade – Rào cản kỹ thuật ñối với thương mại 45. TNCN Thu nhập cá nhân 46. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 47. TRIMs Trade-Related Investment Measures - Biện pháp ñầu tư liên quan ñến thương mại 48. TRIPs Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights – Các vấn ñề thương mại liên quan ñến Quyền sở hữu trí tuệ
- vii 49. TS Tiến sĩ 50. TSCð Tài sản cố ñịnh 51. TT Thông tư 52. VNð ðồng Việt Nam 53. XHH Xã hội hóa 54. WP Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO 55. WTO Tổ chức thương mại thế giới
- viii DANH MỤC BẢNG, HÌNH 1. Bảng: Bảng 1.1. ðiều chỉnh mức giảm trừ chung của một số quốc gia ..............................33 Bảng 1.2. Thuế suất thuế TNDN ở một số nước phát triển ......................................34 Bảng 1.3. Thuế suất thuế TNDN một số nước châu Á .............................................35 Bảng 1.4. Cơ cấu biểu thuế suất thuế TNCN một số nước .......................................35 Bảng 2.1: Diễn giải mức thuế cam kết bình quân .....................................................48 Bảng 2.2: Kết quả thu thuế thu nhập giai ñoạn 1999-2007.......................................51 Bảng 2.3: Kết quả thu thuế thu nhập giai ñoạn 2008-2012.......................................51 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp kết quả xử lý số liệu ñiều tra về thay ñổi thu nhập sau khi ñiều chỉnh thuế thu nhập cá nhân..............................................................................70 Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp khảo sát phân loại theo quy mô........................115 Bảng 3.2: Chỉ số giá giai ñoạn 2006-2012..............................................................116 Bảng 3.3: Tổng hợp thu thuế thu nhập DN và TNCN giai ñoạn 2007-2012 .........117 2. Hình: Hình 1.1: Tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập tới chủ thể (ñánh giá tác ñộng của chính sách RIA).........................................................................................................20 Hình 2.1: Tình hình thu NSNN qua các năm ............................................................65 Hình 2.2: So sánh GDP thực tế và số thu thuế TNDN qua các năm.........................66 Hình 2.3 : ðồ thị tổng thu NSNN và số thu thuế TNCN qua các năm .....................67 Hình 2.4: Tốc ñộ tăng thu thuế thu nhập cá nhân .....................................................68 Hình 2.5: Hệ quả sau khi ñiều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.......................................................................................................................69 Hình 2.6: Tần suất các câu trả lời yêu cầu giảm thuế suất thuế thu nhập.................71 Hình 2.7: Kết quả ñiều tra mức ñộ yêu cầu giảm thuế suất thuế TNDN ..................71 Hình 2.8: Kết quả ñiều tra mức ñộ yêu cầu giảm thuế suất thuế TNCN ..................72 Hình 3.1: Vận dụng mô hình phân tích nhóm lợi ích-chi phí tổng thể ñánh giá tác ñộng của ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập ở Việt Nam....................................119
- 1 LỜI MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu. ðiều chỉnh thuế thu nhập là một trong những nội dung quan trọng của ñiều chỉnh hệ thống chính sách thuế. Từ thời phong kiến khi thuế ñược coi như những khoản ñịa tô, bổng lộc gắn liền với các vùng lãnh thổ ñến ngày nay thuế ñược coi là khoản huy ñộng thu nhập vào ngân sách ñể chi tiêu chung cho các mục tiêu quốc gia ñã có khá nhiều luận ñiểm khác nhau. Tuy nhiên, hai trường phái ngày nay còn ñang tranh luận mạnh mẽ về coi trọng thuế trực thu hay thuế gián thu. Nếu coi trọng thuế gián thu thì hệ thống thuế ñánh nhẹ vào người chịu thuế nhưng ñánh nặng vào người nộp thuế. Ngược lại, nếu coi trọng thuế trực thu thì hệ thống thuế tập trung ñánh thuế vào người chịu thuế. Khi người chịu thuế chính là người nộp thuế tất yếu có những phản ứng mạnh mẽ ñối với chính sách thuế. Khi lựa chọn việc ñánh thuế thu nhập và coi hệ thống thuế thu nhập là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia ñòi hỏi có nhiều cải cách về ñiều chỉnh thuế thu nhập. Việc ñiều chỉnh thuế thu nhập phải tính ñến những căn cứ khoa học và thực tiễn mới ñảm bảo phát huy ưu thế của thuế thu nhập. Vì vậy, ngoài các khái niệm cơ bản về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập, khi nghiên cứu cơ sở lý luận về ñiều chỉnh thuế thu nhập cần nghiên cứu sâu về các lý thuyết kinh tế học liên quan ñến các khái niệm về “ñộ trễ của thuế”, “gánh nặng thuế”, “thuế Ramsey”… ñể từ ñó phân tích tác ñộng của thuế thu nhập ñối với từng nhóm lợi ích trong xã hội. Thông qua hàng hóa và môi trường kinh doanh cũng gây ra các hiện trạng “méo mó” của thuế. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) bắt buộc Việt Nam phải thực thi các cam kết về thuế. Quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tuy ñã ñạt những thành công bước ñầu nhưng cùng với xu hướng ñiều chỉnh thuế thu nhập của các nước thành viên WTO và các nước trên thế giới cho thấy thuế thu nhập của Việt Nam cần tiếp tục ñiều chỉnh. Hơn nữa, cơ cấu nguồn thu Ngân sách của Việt Nam trước ñây chủ yếu dựa vào dầu thô và thuế gián thu nên có những ñiểm yếu nhất ñịnh. Khi có những ñòi hỏi quốc tế về tránh ñánh thuế hai lần thì thuế thu nhập của Việt Nam tỏ ra khá bất lợi vì số thuế thu ñược qua các loại thuế trực thu chiếm tỷ trọng không ñáng kể. Mặt khác, nhu cầu chi tiêu ñể phát triển kinh tế xã hội lại gia tăng không
- 2 ngừng, gây sức ép lên hệ thống quản lý thuế của Việt Nam. Mục tiêu vừa ñảm bảo thu ñúng, thu ñủ nhưng vẫn phải dưỡng ñược nguồn thu mà không vi phạm các quy ñịnh và cam kết của WTO là công việc không ñơn giản. Vì vậy, ñề tài: “ðiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO” là hoàn toàn cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài Trong thời gian có cuộc cải cách thuế bước 1 ñã có rất nhiều bài tham luận về chính sách thuế của Việt Nam. ðiển hình là luận án TS của tác giả Quách ðức Pháp bàn luận về thuế như là công cụ ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tác giả ñưa ra những khái niệm, các vận dụng và vai trò ñiều tiết của Nhà nước về thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức luận giải rõ thuế là công cụ cần phải sử dụng hơn là các biện pháp ngắn hạn nhằm thu ngân sách. Các quan niệm về ñiều tiết vĩ mô lúc ñó còn ñang tranh luận khá nhiều nên cuốn sách “thuế- công cụ ñiều tiết vĩ mô của Nhà Nước” của tác giả Quách ðức Pháp do Nhà xuất bản xây dựng phát hành năm 1999 ñã khẳng ñịnh thành công của công cụ thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa luận bàn sâu về chính sách thuế thu nhập của nước ta lúc bấy giờ. Tiếp sau ñó có tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân làm ñề tài nghiên cứu về thuế giá trị giá tăng áp dụng cho các doanh nghiệp trên ñịa bàn Hà Nội nên cũng chưa ñi sâu phân tích về chính sách thuế thu nhập của Việt Nam. Tác giả Tạ Văn Lợi cũng ñề cập ñến hoàn thiện công cụ thuế trong quản lý Nhà nước về kinh tế ñối với các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ñã luận giải sâu về các lý thuyết thuế mới như thuế Ramsey, gánh nặng thuế vv… nhưng trọng tâm luận giải phương pháp mới về ñánh thuế chi phí thay cho ñánh thuế doanh thu gia tăng. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Vương Thị Thu Hiền về “ Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong ñiều kiện gia nhập WTO” ñã phân tích và ñánh giá những hạn chế của hệ thống chính sách thuế hiện hành khi gia nhập WTO và ñưa ra các giải pháp ñể hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam trong ñiều kiện giá nhập WTO. Luận án chủ yếu tập trung phân tích và ñề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chưa ñi sâu phân tích và ñề xuất nhiều về giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
- 3 ðề án ñổi mới chính sách thuế của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính tập trung vào các cuộc cải cách chính sách thuế nhưng mang tính hệ thống tổng quát và triển khai theo các ñề án cụ thể của từng ñợt cải cách. Không riêng gì thuế thu nhập mà còn thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng ñất, thuế xuất nhập khẩu vv… ñược cải cách toàn diện. Tuy nhiên, luật thuế thu nhập doanh nghiệp ñược ban hành từ năm 1991 và qua ba lần ñiều chỉnh thuế suất từ 32%, 28% và 25% thì thuế thu nhập cá nhân mới ñược ban hành năm 2009 và ñang trong quá trình ñiều chỉnh nên vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu về tác ñộng của thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, những ñiều bất cập của thuế thu nhập bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam chưa ñược xem xét cặn kẽ dưới giác ñộ hệ thống. Mặt khác, việc thực thi các cam kết của WTO trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO vẫn có ñiều kiện Việt Nam chưa là nền kinh tế thị trường trong vòng 12 năm là một bất lợi lớn khi có tranh chấp bán phá giá trong thương mại. Vấn ñề ñáp ứng ngay các cam kết ñơn thuần về thuế ñã có nhiều nghiên cứu và bình luận nhưng những nghiên cứu sâu về ñiều chỉnh thuế thu nhập vừa ñảm bảo các thiếu hụt nguồn thu do cắt giảm trên 10.600 dòng thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ ñặc biệt còn ñặt ra vấn ñề vừa phải ñiều chỉnh thuế thu nhập của nước ta phải ñạt yêu cầu quốc tế trong hội nhập và thúc ñẩy nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển sớm hơn lộ trình 12 năm ñã cam kết nhằm ñưa nước ta ñược hưởng toàn phần và ñầy ñủ hơn những quy chế thương mại của WTO. Mặc dù, Việt Nam ñược ưu ñãi theo quy chế các nước ñang phát triển nhưng cũng tối ña trong lộ trình 3-7 năm và ñến 2014 Việt Nam sẽ phải ñối chọi với thực tế cạnh tranh bình ñẳng như các thành viên khác của Tổ chức thương mại thế giới. Từ những tổng quan tình hình nghiên cứu như nói trên, có thể nói ñề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn ñể nghiên cứu luận án này là không trùng lắp với những ñề tài, luận án ñã ñược nghiên cứu và công bố trong thời gian gần ñây. Nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung nhiều vào tính hệ thống của riêng loại thuế thu nhập, các tác ñộng và ảnh hưởng của nó. Các cách ñiều chỉnh và lộ trình ñiều chỉnh phù hợp với cam kết của Tổ chức thương mại thế giới.
- 4 3. Mục ñích, nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu của luận án Mục ñích của luận án là ñề xuất những giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO một cách có hệ thống, khả thi và tuân thủ các nguyên tắc của WTO. Nhiệm vụ nghiên cứu: ðể ñạt ñược mục ñích ñó, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên của WTO. Kinh nghiệm ñiều chỉnh và xu thế ñiều chỉnh thuế thu nhập của các nước trên thế giới, các bài học rút ra cho Việt Nam. - Phân tích thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO. Áp dụng các phương pháp ñánh giá tác ñộng của quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam. Rút ra các kết luận về bài học thành công và những vấn ñề cần ñặt ra ñể tiếp tục nghiên cứu ñiều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong ñiều kiện là thành viên WTO. Tổng hợp một cách có hệ thống quá trình ñiều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong ñiều kiện là thành viên WTO, ñánh giá thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập hiện nay, trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong thời gian tới. - Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn ñặt ra cho Việt Nam trong ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO và dựa trên những mục tiêu và quan ñiểm ñiều chỉnh thuế thu nhập, luận án sẽ ñưa ra hệ thống các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO. ðể ñạt ñược mục ñích và hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sẽ ñặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thế nào là hệ thống thuế thu nhập, bản chất, vai trò và nội dung như thế nào? - Hệ thống thuế thu nhập của Việt Nam hiện nay theo trường phái nào? Sau khi là thành viên chính thức WTO Việt Nam có quyết tâm ñiều chỉnh thuế thu nhập theo cam kết không? - Các chính sách và cơ chế ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam ñã ñáp ứng yêu cầu theo cam kết chưa? - Việt Nam ñã cam kết thực thi về thuế khi là thành viên WTO những nội dung gì? ðạt mức ñộ nào? Còn vấn ñề gì cần tiếp tục thực hiện.
- 5 - Kinh nghiệm quốc tế về ñiều chỉnh thuế thu nhập khi là thành viên WTO như thế nào? - Tác ñộng và ảnh hưởng của các ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam ra sao? - Quan ñiểm và mục tiêu ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO là gì? - ðể tiếp tục ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020 theo các cam kết của WTO cần có những giải pháp gì? 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ðối tượng nghiên cứu của luận án là thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Phạm vi nghiên cứu: ðiều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong ñiều kiện là thành viên WTO. - Luận án tập trung nghiên cứu 2 luật thuế quan trọng nhất của loại thuế này là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, “hệ thống thuế thu nhập” ñược gọi tắt và ñược hiểu là “thuế thu nhập”. - Luận án cũng tập trung nghiên cứu ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập, không ñi sâu nghiên cứu về quản lý thuế của Việt Nam. “ðiều chỉnh thuế thu nhập” trong luận án này ñược hiểu là “ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập”.Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu về: Nội dung ñiều chỉnh thuế thu nhập; Phương pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập; Quy trình ñiều chỉnh thuế thu nhập; Tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập. Thời gian nghiên cứu: từ năm 1991 ñến nay. ðồng thời ñi sâu nghiên cứu giai ñoạn trước và sau năm 2007- thời ñiểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và ñề xuất các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu - ðể hoàn thành các nhiệm vụ trên, luận án sử dụng các phương pháp: thống kê, tổng hợp, phân loại, sắp xếp, so sánh, ñối chiếu, phân tích, ñánh giá ñể rút ra những nhận xét phục vụ cho nghiên cứu ñề tài. - Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp toán kinh tế, mô hình phân tích SPSS trên cơ sở dữ liệu ñiều tra của 300 doanh nghiệp và cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập…Việc khảo sát và ñánh giá chủ yếu phân tích các tác ñộng của ñiều
- 6 chỉnh thuế thu nhập khi có sự ñiều chỉnh thuế từ mức TNDN 28% xuống 25% và TNCN khi ñưa vào áp dụng và áp mức giảm trừ gia cảnh. Do ñó, mẫu ñiều tra ñược thiết kế chủ yếu ñể nghiên cứu tác ñộng của việc ñiều chỉnh thuế và thăm dò ý kiến về xu thế nên ñiều chỉnh thuế thu nhập theo hướng nào. Từ những kết quả ñó mới sàng lọc và so với yêu cầu của WTO ñã cam kết. Tác giả không ñặt mục tiêu ñiều tra tất cả các nội dung và câu hỏi nghiên cứu trong một ñợt ñiều tra ngắn hạn này. Các số liệu ñiều tra sẽ ñược sử dụng kiểm chứng kết quả nghiên cứu chủ yếu về tác ñộng của ñiều chỉnh thuế thu nhập. - Bên cạnh ñó, luận án cũng sử dụng phương pháp quy nạp, ngoại suy ñể dự báo các tác ñộng và ảnh hưởng của các ñiều chỉnh thuế thu nhập. ðánh giá lợi ích và chi phí cho một số giải pháp ñể xác thực tính khả thi của giải pháp. 6. Những ñóng góp mới của luận án Trên cơ sở nghiên cứu ñề tài ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên WTO tác giả ñã có những ý tưởng mới về việc áp dụng các cơ chế tín dụng thuế, tránh thuế chồng lên thuế … Luận án có quan ñiểm rõ ràng về việc chuyển dần hệ thống thuế Việt Nam nặng về gián thu hiện nay sang hệ thống thuế nặng về trực thu với hai loại thuế thu nhập chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, những ñóng góp ñó là: - Thứ nhất là: Qua việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về ñiều chỉnh thuế thu nhập, các nội dung ñiều chỉnh, phương pháp và quy trình ñiều chỉnh thuế thu nhập, luận án ñề cập ñến các mô hình tác ñộng thuế, ñồ thị hóa các tác ñộng và luận giải chính sách thuế thu nhập là ít bị méo mó nhất khi thu thuế. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về ñiều chỉnh thuế thu nhập dưới dạng so sánh tổng thể gánh nặng thuế trên cá nhân, doanh nghiệp và sản phẩm. Tác giả chắt lọc kinh nghiệm ñiều chỉnh thuế thu nhập của các quốc gia có ñiều kiện tương ñồng với Việt Nam ñể rút ra những bài học cần thiết khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết ñối với WTO. - Thứ hai là: Trên cơ sở các phân tích sâu về ñiều chỉnh thuế thu nhập khi Việt Nam là thành viên WTO, tác giả ñóng góp về các phân tích ứng dụng ñồ thị hóa các tác ñộng khi áp dụng thuế thu nhập. Từ ñó, có những ñánh giá về thực trạng, rút ra kết luận về những bài học thành công cũng như những vấn ñề ñặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ñiều chỉnh và nguyên nhân của những hạn chế ñó.
- 7 - Thứ ba là: Sau khi tổng hợp các mục tiêu tổng quát và cụ thể ñiều chỉnh thuế thu nhập ñến 2020 của Chính phủ, tác giả ñề xuất 5 quan ñiểm riêng về ñiều chỉnh thuế thu nhập ñể làm cơ sở ñề xuất các giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong ñiều kiện là thành viên WTO. Trên cơ sở ñó ñề xuất các giải pháp về nội dung ñiều chỉnh, về phương pháp và quy trình ñiều chỉnh, ñồng thời ñề xuất những giải pháp bổ trợ nhằm hỗ trợ thực hiện thành công các nhóm giải pháp ñã ñề xuất. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu, các từ viết tắt và các ñồ thị, các phần mở ñầu và kết luận, danh mục các công trình ñã công bố liên quan ñến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm ba chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện là thành viên Tổ chức thương mại thế giới Chương 2: Thực trạng ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới Chương 3: Giải pháp ñiều chỉnh thuế thu nhập trong ñiều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới
- 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP VÀ ðIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP TRONG ðIỀU KIỆN LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1. Thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập 1.1.1. Tổng quan về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập 1.1.1.1. Khái niệm về thuế thu nhập và ñiều chỉnh thuế thu nhập ðể hiểu rõ thuế thu nhập trước hết cần tìm hiểu về thu nhập. Hiện nay trên thế giới còn nhiều quan ñiểm khác nhau về khái niệm thu nhập tuỳ theo mục ñích của các nhà nghiên cứu. ðại diện cho lý thuyết về sự bổ sung tài sản, tăng thêm tiềm lực kinh tế mà không quan tâm ñến tính thường xuyên của thu nhập là G.Schamt coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ ñược bổ sung cho một người nào ñó trong một khoảng thời gian nhất ñịnh. Hai nhà kinh tế Anh là R.M.Haig và H.C. Simons (còn gọi là ñịnh nghĩa Haig- Simons) cho rằng thu nhập là tổng ñại số của các giá trị thị trường, các quyền lợi ñược hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay ñổi về giá trị trong tổng các quyền sở hữu trong một khoảng thời gian nhất ñịnh [30]. Theo nhà kinh tế học người Mỹ Paul.A.Samuelson thì thu nhập là tổng số tiền kiếm ñược hoặc thu góp ñược trong một khoảng thời gian nhất ñịnh (thường là 1 năm) [30]. Thuật ngữ “tiền” ở ñây ñược hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật ñược tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất ñể tự tiêu dùng, nhận ñược từ các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao ñộng hoặc không từ lao ñộng, từ quyền sở hữu về tài sản mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán. Qua các ñịnh nghĩa nêu trên có thể thấy chung nhất thì thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào ñó nhận ñược trong nền kinh tế xã hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất ñịnh, không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lao ñộng, tài sản hay ñầu tư… Thuế thu nhập là một loại thuế ñánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của cá nhân hoặc pháp nhân.
- 9 Thuế thu nhập ñóng vai trò rất quan trọng trong việc ñảm bảo nguồn thu Ngân sách cho Nhà nước và thực hiện các chức năng quản lý, ñiều tiết vĩ mô của Nhà nước ñối với các hoạt ñộng kinh tế, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế thu nhập xuất hiện rất sớm trong lịch sử thuế khoá. Mức thuế cao hay thấp ñánh vào tổng thu nhập hay ñánh vào từng khoản thu nhập khác nhau của các chủ thể thường phụ thuộc vào quan ñiểm ñiều tiết thu nhập và mục tiêu ñặt ra trong phân phối thu nhập của từng nước trong những thời kỳ nhất ñịnh. Vì vậy, có thể có những loại thu nhập không phải chịu thuế hoặc chỉ bị ñánh thuế trong những giai ñoạn nhất ñịnh với các mức thuế suất khác nhau. Việc ñiều chỉnh thuế thu nhập trong nhiều trường hợp không thể không thực hiện nên nhiều Chính phủ coi ñây là công cụ hữu hiệu nhất có ảnh hưởng mạnh mẽ ñối với toàn xã hội. ðiều chỉnh thuế thu nhập có ảnh hưởng nhanh và mạnh ñối với các ñối tượng trong xã hội nên các Chính phủ luôn thận trọng về các chính sách thuế của mình. ðiều chỉnh thuế thu nhập là sửa ñổi, bổ sung hoàn thiện thuế thu nhập cả về chính sách thuế thu nhập và quản lý thuế thu nhập nhằm ñạt ñược các mục tiêu quản lý thuế thu nhập. Trong khuôn khổ luận án này sẽ tập trung nghiên cứu việc ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập. Như vậy, việc ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập sẽ bao gồm việc ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và ñiều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân. 1.1.1.2. ðặc ñiểm của thuế thu nhập - Thuế thu nhập là thuế trực thu nên thường bị phản ứng mạnh nhưng khá công bằng và hiệu quả. Tùy vào hệ thống thuế tận thu hay bình thu sẽ có những phản ứng khác nhau. ðặc ñiểm này cũng gắn liền với ý thức của các ñối tượng nộp thuế và cơ cấu kinh tế của nên kinh tế. Một nền kinh tế phát triển thường chịu thuế suất cao hơn và ngược lại. Trong khi ñó người chịu thuế dù phải nộp thuế cao nhưng vẫn còn thu nhập sung túc nên gánh nặng thuế ñược xem nhẹ hơn. Như vậy, ý thức chấp hành nộp thuế của nhóm này cũng cao hơn. - Thuế thu nhập thường có thuế suất cao và lũy tiến vì thuế thu nhập ñóng vai trò là loại thuế trực tiếp ñảm bảo công bằng xã hội. Mặc dù vậy, hệ thống thuế thu nhập có thuế suất cao thường áp dụng hệ thống thuế chuẩn tắc nhằm ñảm bảo
- 10 thuế thu nhập không bị lạm thu hai lần. Ngược lại những thu nhập dưới mức trung bình thường ñược miễn giảm nhiều hơn. - Hệ thống thuế thu nhập thường gắn với các chương trình phân phối và phân phối lại thu nhập nên có ảnh hưởng rất lớn. ðặc biệt là thuế thu nhập ñối với các cá nhân chịu thuế theo nguyên tắc thu nhập cao phải nộp nhiều và ngược lại. Thuế thu nhập không mang tính phân phối lại trực tiếp bằng cách san bằng thu nhập của tất cả thành viên trong xã hội nhưng nó có tác dụng làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. - Thuế thu nhập có ñặc ñiểm là căn cứ theo nguồn phát sinh thu nhập hoặc nơi cư trú nên thường gắn với công tác quản lý và báo cáo trực tiếp. Các cán bộ quản lý và theo dõi cũng cần nắm vững nhiều nghiệp vụ và cách ứng xử hợp lý. Thuế thu nhập gắn với nguồn phát sinh thu nhập và nơi cư trú làm cho thuế thu nhập phải quản lý sát sao các khoản thu nhập, các khoản ñược giảm trừ, ưu ñãi và tránh ñánh thuế hai lần khi có di chuyển nguồn thu nhập hay chỗ ở. 1.1.1.3. Nguyên tắc thu thuế thu nhập Nguyên tắc thứ nhất: Thu thuế trên cơ sở thu nhập chịu thuế Một số nhà kinh tế ñưa ra quan ñiểm thu thuế thu nhập phải dựa trên cơ sở thu nhập hoàn chỉnh. Theo ñịnh nghĩa của Haig-Simons cho rằng, thu nhập hoàn chỉnh là thu nhập bằng tiền mặt và cả lãi vốn, dù lãi ñó ñã có thực hay mới chỉ là hứa hẹn - phải là cơ sở thu thuế thu nhập vì nó là thước ño ñúng ñắn nhất khả năng nộp thuế. Trở ngại cho quan ñiểm này trên thực tế là khó có thể xác ñịnh ñược số lãi từ vốn ñầu tư khi lãi ñó ñang ở dạng tiềm năng (Thu thuế trên cơ sở chưa có thực). Mặt khác ñể có thu nhập hoàn chỉnh thì mỗi chủ thể tạo ra thu nhập lại có các chi phí khách quan khác nhau (Chẳng hạn chi phí ñể khắc phục rủi ro, chi phí chữa bệnh...). Nếu dựa vào thu nhập hoàn chỉnh ñể làm cơ sở ñánh thuế thì vi phạm nguyên tắc công bằng. Do ñó, ở hầu hết các nước, thu nhập chịu thuế ñược xác ñịnh trong các trường hợp cụ thể sau: - Thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trường dưới hình thức tiền tệ. - Thu nhập phát sinh từ những giao dịch trên thị trường dưới hình thức tiền tệ trừ ñi các khoản chi phí khách quan gắn liền với quá trình tạo ra thu nhập (cả chi phí sản xuất và chi phí khách quan khác). Tuỳ theo ñiều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà các khoản chi phí miễn trừ này ñược quy ñịnh khác nhau.
- 11 - Thu nhập của các tổ chức, cá nhân phát sinh từ những giao dịch trên thị trường, nhưng ñược miễn trừ thêm một khoản thu nhập ñể khuyến khích những hoạt ñộng theo ñịnh hướng của Nhà nước. Mặt khác, khi có thu nhập chịu thuế cũng cần cân nhắc ñến ngưỡng chịu thuế. Nếu ngưỡng thu thuế cao thì mức ñộ bao quát thấp nhưng mang tính thu thuế thu nhập cao và ngược lại. Nếu xác ñịnh ngưỡng thu thuế thấp thì phải xác ñịnh thêm mức giảm trừ hợp lý ñể bao quát nguồn thu. Xác ñịnh ngưỡng thu thuế thường phức tạp hơn khi tham số này luôn biến ñộng theo tình hình thực tế. Nguyên tắc thứ hai: Thu thuế luỹ tiến Ở hầu hết các quốc gia ñều coi trọng nguyên tắc luỹ tiến trong thuế thu nhập nhất là ñối với thuế thu nhập cá nhân. Cơ sở của nó xuất phát từ nguyên tắc công bằng theo chiều dọc trong việc thu thuế. Theo nguyên tắc luỹ tiến, thì thu nhập chịu thuế càng lớn thì thuế suất càng cao. Tuy nhiên, xung quanh vấn ñề áp dụng nguyên tắc luỹ tiến ñối với thuế thu nhập cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, khi áp dụng nguyên tắc luỹ tiến nên có sự phân biệt nguồn gốc của các loại thu nhập ñể phát huy vai trò ñiều chỉnh của thuế thu nhập. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ gây nên tính phức tạp trong việc thiết kế thuế suất, vì không nên dùng các loại thuế suất khác nhau cho thu nhập phát sinh từ các nguồn thu nhập khác nhau mà nên áp dụng các khoản miễn, giảm thuế ñể ñảm bảo chức năng của thuế thu nhập, hoặc áp dụng thuế luỹ tiến từng phần. Thuế lũy tiến toàn phần (theo tỷ lệ) hoặc thuế lũy tiến từng phần cần xem xét vào từng ñiều kiện áp dụng cụ thể và cách áp dụng nguyên tắc xác ñịnh thu nhập chịu thuế. Nếu lựa chọn xác ñịnh ngưỡng chịu thuế cao thường áp dụng thuế lũy tiến toàn phần nhằm phân phối lại thu nhập của người có thu nhập cao và ngược lại. Áp dụng thuế lũy tiến từng phần sẽ phức tạp hơn những ñảm bảo bao quát nhưng vẫn có những khoản giảm trừ, miễn cho từng phần. Nguyên tắc thứ ba: Lựa chọn thời gian ñể xác ñịnh thu nhập chịu thuế Cơ sở thu thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế ñược xác ñịnh trong thời gian nhất ñịnh do pháp luật của từng nước quy ñịnh nhưng thông thường phải ñảm bảo yêu cầu sau:
- 12 - ðảm bảo công bằng trong việc thu thuế. - ðảm bảo tính khả thi của việc thu thuế. - ðảm bảo nguồn thu cho ngân sách ñể trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Trong thực tiễn, nhiều nước trên thế giới qui ñịnh khác nhau về thời gian xác ñịnh thu nhập chịu thuế. Có nước lấy thu nhập năm làm cơ sở tính thuế, có nước coi thu nhập bình quân tháng làm cơ sở tính thuế. 1.1.1.4. Phân loại thuế thu nhập Các hình thức thuế thu nhập cũng có rất nhiều loại tuỳ theo từng giác ñộ nghiên cứu và tiêu chí phân loại. Thông thường căn cứ vào ñối tượng nộp thuế, có thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ vào tính chất thuế thu nhập gồm có Thuế thu nhập tận thu thường có mức thuế suất rất cao trên 50% (thậm chí 70%) và Thuế thu nhập bình thu thường có mức thuế suất cao nhất không quá 50%. Thuế thu nhập có bản chất là ñiều tiết thu nhập qua nhiều giai ñoạn và do nhiều ñối tượng chi phối khác nhau nên cần có các biện pháp áp dụng khác nhau nhằm thu ñúng và ñủ thuế. Thu nhập doanh nghiệp thực chất sau khi ñể lại một phần nếu tiếp tục phân chia cho các cổ ñông lại là thu nhập cá nhân. Vì vậy, cần có một loạt các loại thuế khác nhau bổ sung cho nhau trong quá trình vận dụng. Tuy nhiên, cách phân loại chung nhất trên thế giới hiện nay vẫn là thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế Thu nhập cá nhân. Cụ thể, bản chất hai loại thuế này như sau: - Thuế thu nhập doanh nghiệp Bản chất của thuế TNDN ñược thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó. Những thuộc tính ñó có tính ổn ñịnh tương ñối qua các giai ñoạn phát triển. Nghiên cứu về thuế TNDN, người ta nhận thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có những ñặc ñiểm riêng ñể phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính khác như sau: + Thứ nhất, thuế TNDN có ñặc ñiểm là ñối tượng nộp thuế theo luật quy ñịnh ñồng nhất với ñối tượng chịu thuế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 175 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 236 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 22 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn