Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận án " Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tập trung tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----*****----- PHAN THỊ HỒNG THẢO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG -----*****----- PHAN THỊ HỒNG THẢO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: PGS.TS. Đinh Xuân Hạng Hƣớng dẫn 2: PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của các nhà khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng 2. PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác ngoài các bài báo/bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả đƣợc nêu trong danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận án. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận án đƣợc thu thập từ thực tế, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đƣợc xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, Ngày 30 tháng 01 Năm 2019 Tác giả luận án Phan Thị Hồng Thảo
- ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu, để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự hỗ trợ, quan tâm, giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân; sự chỉ bảo tận tình của tập thể nhà khoa học hƣớng dẫn; sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cơ quan và đồng nghiệp; sự động viên, cổ vũ, kích lệ của gia đình, bàn bè. Với tình cảm chân thành, xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể nhà khoa học trực tiếp hƣớng dẫn là PGS.TS. Đinh Xuân Hạng và PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh đã gắn bó cùng tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Những định hƣớng đúng đắn của các nhà khoa học cùng với sự chỉ bảo tận tình, tâm huyết đã giúp tác giả hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy chƣơng trình nghiên cứu sinh đã cung cấp kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu làm hành trang quan trọng giúp tác giả thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo; các nhà khoa học tại Học viện Ngân hàng đã chia xẻ, góp ý và gợi mở để tác giả hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng; Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh, Khoa Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trong Phân viện đã tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi tặng kết quả cho cha, mẹ và gia đình thân yêu, các anh, chị và các bạn đã đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu; chính sự yêu thƣơng, chia sẻ và niềm tin này là động lực lớn cho tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, Ngày 30 tháng 01 Năm 2019 Tác giả luận án Phan Thị Hồng Thảo
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ....................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1..............................................................................................................21 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC ............................................................................21 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ ............................................................21 1.1.1. Khái niệm và đặc trƣng của tài chính vi mô ...................................................21 1.1.3. Vai trò của tài chính vi mô ..............................................................................25 1.2. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC ..............................................26 1.2.1. Các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô ................................26 1.2.2. Tổ chức tài chính vi mô chính thức ................................................................29 1.3. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC...35 1.3.1. Khái niệm hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức ............35 1.3.2. Tiêu chí đo lƣờng hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức........38 1.3.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức ............................................................................................................................43 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................54 CHƢƠNG 2..............................................................................................................55 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM .............................................................55 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................55 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam ......55 2.1.2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô Việt Nam ...............................56 2.1.3. Khái quát hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam .....58 2.1.4. Khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại
- iv Việt Nam ...................................................................................................................70 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM .................................................................74 2.2.1. Hiệu quả tài chính xét theo các tiêu chí về kết quả kinh doanh ......................74 2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản .................................................................................88 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn ...................................................................................108 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ..........................................115 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................115 2.3.2. Một số hạn chế ..............................................................................................116 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................................118 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................124 CHƢƠNG 3............................................................................................................125 ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG ....................................................................125 3.1. TỔNG QUAN MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ .125 3.1.1. Mô hình OLS cho chuỗi dữ liệu thời gian tại một quốc gia .........................125 3.1.2. Mô hình REM cho chuỗi dữ liệu bảng tại nhiều quốc gia ............................126 3.2. ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA MÔ HÌNH KINH TẾ LƢỢNG .....................................................................132 3.2.1. Mô tả mô hình ...............................................................................................132 3.2.2. Mô tả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình.................................................133 3.3. SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................139 3.3.1. Mô tả số liệu thống kê ...................................................................................139 3.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam .................................................................146 3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................161
- v KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................164 CHƢƠNG 4............................................................................................................165 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM .....................................165 4.1. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 .............165 4.1.1. Định hƣớng hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam ....................................165 4.1.2. Định hƣớng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức..............166 4.1.3. Định hƣớng nâng cao hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức ..........................................................................................................................167 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM ..........................................168 4.2.1. Tăng cƣờng công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro theo qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế ...........................................................................................168 4.2.2. Đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, dịch vụ theo định hƣớng thị trƣờng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.............................................................................171 4.2.3. Tăng cƣờng quy mô và cải thiện cấu trúc vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng của nguồn vốn tiền gửi và vốn chủ sở hữu ....................................................................174 4.2.4. Mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng ..................178 4.2.5. Nâng cao chất lƣợng thực hiện qui trình cho vay, đặc biệt là khâu phân tích khách hàng...............................................................................................................180 4.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ để giảm chi phí hoạt động .......................184 4.2.7. Tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực ....................................186 4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................................188 4.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ ..........................................................................188 4.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc.........................................................192 4.2.3. Khuyến nghị với Bộ Tài chính ......................................................................194 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................196 KẾT LUẬN ............................................................................................................197 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................199
- vi DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ ......................................... ccvii PHỤ LỤC .............................................................................................................. ccix
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Diễn giải Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Vietnam Bank For Agriculture Agribank triển nông thôn Việt Nam And Rural Development Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm Capital Aid For Employment CEP hữu hạn một thành viên cho ngƣời Of The Poor Microfinance lao động nghèo tự tạo việc làm Institution Co-opBank Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Co-operative bank of VietNam Consultative Group to Assist Cgap Nhóm tƣ vấn hỗ trợ nghèo the Poor Deposit Taking Microfinance DTMFI Tổ chức TCVM nhận tiền gửi Institution FSS Tự vững về tài chính Financial Self- Sustainability HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Liên LienVietPostBank Việt LTA Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tài sản Loan To Assets Tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn M7 Microfinance Institution M7MFI M7 Non-governmental NGO Tổ chức phi chính phủ organization NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc State Bank Of Vietnam NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTW Ngân hàng trung ƣơng Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance OER Tỷ lệ chi phí hoạt động Operating Expense Ratio OSS Tự vững về hoạt động Operational Self-Sufficiency PAR30 Tỷ lệ dƣ nợ có rủi ro trên 30 ngày Porfolio At Risk 30
- viii RET Lợi nhuận sau thuế Return PCF Hệ thống Quĩ tín dụng nhân dân People Credit Fund TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô Micofinance Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm Thanh Hoa Micrfinance Thanh Hoa MFI hữu hạn Thanh Hóa Institution TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tổ chức TCVM TNHH Một thành TYM viên Tình Thƣơng RAG Tỷ lệ tăng trƣởng tài sản Rate Of Asset Growth RBI Ngân hàng Rayat Indonesia Rayat Bank Indonesia REG Tỷ lệ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu Rate Of Equity Growth RLG Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng Rate Of Loan Growth ROA Khả năng sinh lời trên tài sản Return on Asset Khả năng sinh lời tên vốn chủ sở Return on Equity ROE hữu Ngân hàng chính sách xã hội Việt Vietnam Bank For Social VBSP Nam Policies VCSH Vốn chủ sở hữu Equity World Bank Ngân hàng thế giới
- ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Danh mục bảng Bảng 1.1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM ở ba khu vực ................................27 Bảng 2.1. Những qui định pháp lý về hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam ..............................................................................................................73 Bảng 2.2. Sản phẩm tài chính của hai tổ chức TCVM chính thức qui mô lớn năm 2017 ...........................................................................................................................61 Bảng 2.3. Dƣ nợ tín dụng của các tổ chức TCVM chính thức..................................64 Bảng 2.4. Qui mô tiết kiệm của các tổ chức TCVM chính thức ...............................68 Bảng 2.5. Lợi nhuận sau thuế của các tổ chức TCVM chính thức ...........................75 Bảng 2.6. Chỉ số OSS của các tổ chức TCVM chính thức .......................................78 Bảng 2.7. Tỷ lệ chi phí hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức .....................85 Bảng 2.8. Tăng trƣởng tài sản của các tổ chức TCVM chính thức ...........................89 Bảng 2.9. So sánh qui mô tài sản với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 ..............90 Bảng 2.10. Tăng trƣởng dƣ nợ của các tổ chức TCVM chính thức ..........................94 Bảng 2.11. So sánh qui mô dƣ nợ với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 ..............95 Bảng 2.12. Dƣ nợ cho vay trên tài sản ......................................................................99 Bảng 2.13. ROA của các tổ chức TCVM chính thức..............................................101 Bảng 2.14. Tỷ lệ Par 30 của các tổ chức TCVM chính thức ..................................105 Bảng 2.15. So sánh Par 30 với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 ...................106 Bảng 2.16. Tăng trƣởng VCSH của các tổ chức TCVM chính thức ......................109 Bảng 2.17. ROE của các tổ chức TCVM chính thức ..............................................112 Bảng 3.1. Tổng hợp các biến đã đƣợc sử dụng trong các mô hình .........................131 Bảng 3.2. Định nghĩa các biến phụ thuộc ...............................................................134 Bảng 3.3. Các biến độc lập sử dụng trong mô hình ................................................135 Bảng 3.4. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc ........................................................139 Bảng 3.5. Thống kê mô tả các biến độc lập ............................................................142 Bảng 3.6a. Tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến kết quả kinh doanh ......147
- x Bảng 3.6b. Tác động của nhân tố vi mô đến kết quả kinh doanh….........………..147 Bảng 3.7a. Tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến hiệu quả tài sản............152 Bảng 3.7b. Tác động của nhân tố vi mô đến hiệu quả tài sản…………….............152 Bảng 3.8a. Tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến hiệu quả vốn ................158 Bảng 3.8b. Tác động của nhân tố vi mô đến hiệu quả vốn………………………158
- xi Danh mục biểu Biểu đồ 2.1. Dƣ nợ tín dụng của các tổ chức TCVM chính thức .............................65 Biểu đồ 2.2. Qui mô tiết kiệm của các tổ chức TCVM chính thức...........................69 Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận sau thuế của các tổ chức TCVM chính thức .......................75 Biểu đồ 2.4. Chỉ số OSS của các tổ chức TCVM chính thức ...................................78 Biểu đồ 2.5. So sánh chỉ số OSS với nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 .....................79 Biểu đồ 2.6. Chỉ số FSS của các tổ chức TCVM chính thức năm 2015 ...................84 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ chi phí hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức.................85 Biểu đồ 2.8. So sánh OER với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 .....................85 Biểu đồ 2.9. Tăng trƣởng tổng tài sản của các tổ chức chính thức ...........................90 Biểu đồ 2.10. Tăng trƣởng dƣ nợ của các tổ chức chính thức ..................................95 Biểu đồ 2.11. Dƣ nợ cho vay trên tài sản ..................................................................99 Biểu đồ 2.12. ROA của các tổ chức TCVM chính thức .........................................101 Biểu đồ 2.13. So sánh ROA với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 ...................101 Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ Par 30 của các tổ chức TCVM chính thức ..............................105 Biểu đồ 2.15. Tăng trƣởng VCSH của các tổ chức chính thức ...............................110 Biểu đồ 2.16. ROE của các tổ chức TCVM chính thức ..........................................112 Biểu đồ 2.17. So sánh ROE với các nhóm đồng đẳng và một số tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức trong và ngoài nƣớc năm 2016 ...................113 Danh mục hình Hình 1.1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM theo cách tiếp cận mới..................28 Hình 1.2. Phƣơng pháp tiếp cận tối thiểu và tổng hợp..............................................32 Hình 2.1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam .................................57 Hình 2.2. Phân đoạn thị trƣờng TCVM Việt Nam ....................................................58
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1. Yêu cầu nghiên cứu lý luận Tài chính vi mô (TCVM) không phải là khái niệm hoàn toàn mới, bằng chứng của nó đã đƣợc tìm thấy trong thời trung cổ ở Châu Âu. Tại Châu Á, mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của TCVM là dự án cho vay thí điểm đối với một nhóm phụ nữ nông thôn ở Jobra của giáo sƣ Muhammad Yunus vào năm 1976. Dự án này đã đƣợc triển khai rất thành công, sau đó phát triển thành Ngân hàng Grameen vào năm 1983 và trở thành mô hình mẫu cho hoạt động TCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển TCVM trên thế giới cho thấy. TCVM ban đầu chỉ bao gồm tín dụng vi mô và đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp dựa vào cộng đồng, hoạt động ở khu vực không chính thức, không có tƣ cách pháp nhân. Đặc trƣng nổi bật của các nhà cung cấp này là cung cấp dịch vụ tài chính linh hoạt, thuận tiện và gần nơi ngƣời nghèo sinh sống. Tuy nhiên, các dịch vụ này thƣờng có hạn và không có sẵn, trong khi nhu cầu của ngƣời nghèo rất đa dạng. Do đó, để cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và sẵn có cho khách hàng, nhà cung cấp dựa vào cộng đồng phát triển thành tổ chức TCVM. Trong thời kỳ đầu, tổ chức TCVM hoạt động với mục tiêu chính là giảm nghèo dựa trên các nguồn tài trợ; vì vậy, vấn đề đƣợc quan tâm lúc này là tác động và tiếp cận cộng đồng. Theo thời gian, bền vững tài chính lại trở thành mối quan tâm hàng đầu và đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Cgap (1998); Wright (2000); Jada & Turbat (2013); Kipesha & Zhang (2013) và Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm & cộng sự (2013). Bởi, hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của các tổ chức TCVM, đặc biệt sự giảm sút của các nguồn tài trợ đòi hỏi các tổ chức TCVM cần phải tìm cách huy động các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua con đƣờng chính thức hóa. Sự thay đổi về hình thức pháp lý này, làm cho tổ chức TCVM trở thành một trung gian tài chính thực sự, thực hiện huy động vốn để cho vay. Do đó, để bù đắp chi phí huy động, nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp cho ngƣời nghèo một cách bền vững thì hiệu quả tài chính lại trở nên quan
- 2 trọng hơn so với mục tiêu, tôn chỉ ban đầu. 1.2. Yêu cầu nghiên cứu thực tiễn Tại Việt Nam, sau một chặng đƣờng dài, khoảng 3 thập kỷ, hoạt động TCVM đã có một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp đƣợc tiếp cận với các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và phù hợp, đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chƣơng trình TCVM du nhập vào Việt Nam từ năm 1987 và chứng kiến sự phát triển nhanh chóng từ cuối thập niên 80 đến cuối thập niên 90 với sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật chủ yếu của các tổ chức phi Chính phủ nƣớc ngoài. Tuy nhiên đến những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động TCVM lại gặp nhiều khó khăn, trong khi nhiều chƣơng trình, dự án lần lƣợt đóng cửa thì cũng có nhiều tổ chức nỗ lực tìm cách tồn tại và phát triển. Sự ra đời của Nghị định 28/2005/NĐ-CP đã tạo ra làn sóng chính thức hóa mà đầu tiên là tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Tình Thƣơng (TYM) vào năm 2010. Tiếp theo, các tổ chức TCVM TNHH M7 (M7MFI), tổ chức TCVM TNHH Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM TNHH một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) cũng đƣợc cấp phép chính thức. Các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam có nguồn gốc từ các chƣơng trình, dự án TCVM có mục đích xã hội nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo thông qua việc cung ứng các dịch vụ tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, khi chuyển đổi thành tổ chức chính thức, bên cạnh hiệu quả xã hội, thì các tổ chức này cần phải quan tâm đến hiệu quả tài chính. Bởi chỉ trong điều kiện tự vững về tài chính và có lợi nhuận thì mới có thể bù đắp đƣợc các khoản chi cho hoạt động phi tài chính để đảm bảo sứ mệnh của tổ chức. Đồng thời, lợi nhuận còn giúp các tổ chức này có nguồn để tái đầu tƣ nhằm cung cấp dịch vụ bền vững cho ngƣời nghèo. Trong thời gian triển khai hoạt động, các tổ chức TCVM chính thức đã đạt đƣợc nhiều thành quả đáng kể về hiệu quả tài chính, nhƣ qui mô hoạt động ngày càng mở rộng, khả năng sinh lời và độ tự vững đƣợc duy trì ở mức khá cao, tỷ lệ chi phí hoạt động có xu hƣớng giảm, tỷ lệ dƣ nợ có rủi ro rất thấp, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn
- 3 ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, hoạt động của các tổ chức này còn một số tồn tại, nhƣ tốc độ tăng trƣởng chƣa đồng đều, khả năng sinh lời và độ tự vững chƣa ổn định, chƣa thực sự đảm bảo hiệu quả về chi phí... Những tồn tại này xuất phát từ các nhân tố bên trong tổ chức cũng nhƣ các nhân tố về phía môi trƣờng vĩ mô. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính nhằm duy trì độ tự vững và tiếp cận cộng đồng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích về thực trạng hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức, đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài "Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1.1. Các quan điểm về tài chính vi mô TCVM ra đời đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, cả trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Các khái niệm về TCVM rất đa dạng. Ledgerwood (1998) khẳng định "TCVM đƣợc coi là một phƣơng pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cƣ thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). TCVM đề cập đến dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tƣợng làm ăn cá thể… Cùng với trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ trung gian mang tính xã hội… Do đó định nghĩa về TCVM thƣờng bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội". Nhƣ vậy, theo quan niệm này, TCVM bao gồm cả dịch vụ tài chính và dịch vụ phi tài chính. Đồng tình với quan niệm này có thể kể tới Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm & cộng sự (2013). Trong khi đó, ADB (2000) quan niệm "TCVM là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính nhƣ nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho ngƣời nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ của họ". Theo quan điểm này, TCVM chỉ bao gồm các dịch vụ tài chính nhƣ tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Ủng hộ quan điểm này
- 4 gồm: Cgap (2012), Trong Vi Ngo (2012), El-Makhoud (2016), Nguyễn Đức Hải (2012), Phạm Bích Liên (2016), Nguyễn Thái Hà (2016), Đặng Thu Thủy (2017) và Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017). 2.1.2. Các nghiên cứu về tổ chức tài chính vi mô chính thức Về loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM, Ledgerwood (1998) phân chia các nhà cung cấp dịch vụ TCVM thành 3 khu vực: khu vực chính thức (bao gồm các tổ chức đƣợc Chính phủ ủy quyền, phải tuân theo các qui định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng), khu vực bán chính thức (bao gồm các tổ chức không phải tuân theo các qui định của hoạt động ngân hàng nhƣng phải đƣợc cấp phép và giám sát bởi cơ quan chính phủ khác) và khu vực phi chính thức (bao gồm các nhà cung cấp hoạt động ngoài tầm kiểm soát và quản lý của Chính phủ). Nhƣ vậy, theo quan niệm này, tổ chức TCVM chính thức là tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức, gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức TCVM. Đồng tình với quan điểm này có Had & cộng sự (2009), Trong Vi Ngo (2012), Nguyễn Đức Hải (2012). Ledgerwood & cộng sự (2012) căn cứ vào mức độ chính thức hóa để phân chia nhà cung cấp dịch vụ TCVM, bao gồm: nhà cung cấp dựa vào cộng đồng (hoạt động ở khu vực không chính thức và không có tƣ cách pháp nhân) và nhà cung cấp có tổ chức (gồm tổ chức đƣợc đăng ký và tổ chức hoạt động theo qui định). Ngoài ra, Trong Vi Ngo (2012) còn trích dẫn nhiều cách phân loại khác nhƣ: (i) căn cứ vào nguồn tài trợ, gồm nhà cung cấp địa phƣơng và nhà cung cấp quốc tế; hoặc (ii) căn cứ vào cơ sở phân loại khách hàng từ Benificiaries (đƣợc cung ứng bởi các chƣơng trình TCVM) đến Customers (đƣợc cung ứng bởi các tổ chức TCVM) và Clients (đƣợc cung ứng bởi các ngân hàng thƣơng mại hoặc các tổ chức tài chính khác). Masawe (2013) phân loại tổ chức TCVM căn cứ vào mức độ ƣu tiên, gồm: tổ chức TCVM ƣu tiên tiếp cận ngƣời nghèo và tổ chức TCVM ƣu tiên về tự vững tài chính. Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017) phân loại tổ chức TCVM của MIX dựa trên tiêu chí thời gian hoạt động (gồm tổ chức mới, tổ chức trẻ và tổ chức trƣởng thành), qui mô dƣ nợ và số lƣợng khách hàng vay (gồm tổ chức lớn, tổ chức trung bình và tổ chức nhỏ).
- 5 Về sản phẩm, dịch vụ của tổ chức TCVM, Ledgerwood (1998) đƣa ra hai cách tiếp cận: tối thiểu và tổng hợp. Trong đó, theo cách tiếp cận tối thiểu (đơn năng), tổ chức TCVM chỉ cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính, đôi khi có cung cấp dịch vụ trung gian xã hội ở mức giới hạn; theo cách tiếp cận tổng hợp (đa năng), tổ chức TCVM cung cấp cả dịch vụ trung gian tài chính và các dịch vụ khác (trung gian xã hội, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ xã hội). Việc lựa chọn cách tiếp cận nào, tùy thuộc vào mục tiêu và hoàn cảnh mà tổ chức đó đang theo đuổi. Theo cách tiếp cận tổng hợp, gồm Trong Vi Ngo (2012), Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017). Trong tài liệu The New Microfinance Hand Book, các tác giả lại tập trung đề cập tới các dịch vụ tài chính của tổ chức TCVM, gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, tài chính nông nghiệp và thanh toán (Ledgerwood & cộng sự, 2012). 2.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các trung gian tài chính và tổ chức tài chính vi mô 2.1.3.1.Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các trung gian tài chính Hiệu quả là một phạm trù đƣợc sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Phân tích hiệu quả là cần thiết để đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính nói chung và tổ chức TCVM nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu về hiệu quả đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong các nghiên cứu về hiệu quả của các trung gian tài chính, các tác giả đã đề cập khá toàn diện các tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoặc hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, để vận dụng các tiêu chí này đo lƣờng hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù hoạt động TCVM. Nguyễn Việt Hùng (2008) khẳng định, hiệu quả là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng. Cũng theo quan niệm của tác giả "Hiệu quả là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của NHTM", đồng thời tùy thuộc vào mục tiêu của nhà sản xuất mà hiệu quả có thể là hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả kinh tế. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hai phƣơng pháp phân tích hiệu quả bao gồm phƣơng pháp tiếp phƣơng pháp tiếp cận truyền thống (phân tích các chỉ số tài
- 6 chính) và phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên (tiếp cận tham số và tiếp cận phi tham số). Với phƣơng pháp tiếp cận truyền thống, tác giả đề xuất 3 nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả, gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập chi phí và nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính. Có thể nói đây là bộ tiêu chí khá toàn diện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Trƣơng Thị Hoài Linh (2012) khẳng định hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển không giống với các trung gian tài chính thƣơng mại khác bởi ngân hàng phát triển hoạt động vì mục tiêu phát triển, hƣớng tới lợi ích kinh tế xã hội. Do đó, tác giả quan niệm "Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển là mối tƣơng quan giữa lợi ích ngân hàng đem lại với các hao phí ngân hàng phải bỏ ra để đạt đƣợc mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định". Đồng thời trong luận án, tác giả cũng trích dẫn quan điểm của Musgrave R.A & Musgrave P.B về phân loại hiệu quả theo phạm vi lợi ích. Theo đó, hiệu quả gồm hiệu quả tài chính (hay hiệu quả hạch toán kinh tế) là hiệu quả đƣợc xem xét trong phạm vi một chủ thể, cho biết giá trị gia tăng mà tổ chức đó có đƣợc từ việc đầu tƣ vào một hoạt động nào đó; và hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp đƣợc đánh giá trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, cho biết giá trị gia tăng mà xã hội có đƣợc từ hoạt động đầu tƣ của tổ chức đó. Trong luận án, tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên khía cạnh tài chính (khả năng sinh lời và an toàn) và trên khía cạnh kinh tế xã hội. Để đánh giá hiệu quả tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tác giả đề xuất 7 chỉ tiêu, gồm: lợi nhuận, chênh lệch lãi suất bình quân, hiệu suất sử dụng vốn, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sinh lời tài sản, tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định khả năng sinh lời và an toàn là điều kiện để Ngân hàng phát triển đạt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội. Tạ Thị Kim Dung (2016) đã đƣa ra quan niệm về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở thống nhất với một số học giả rằng "Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu về kinh tế xã hội của ngân hàng thƣơng mại". Trong luận án, tác giả cũng cho rằng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
- 7 gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Với quan niệm trên, tác giả đề xuất bộ tiêu chí đo lƣờng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại trên cả khía cạnh định lƣợng và định tính. Trong đó, các chỉ tiêu định lƣợng đƣợc phân thành hai nhóm, chỉ tiêu cơ bản (phản ánh hiệu quả kinh doanh) và chỉ tiêu bổ trợ (phản ánh nguyên nhân hiệu quả kinh doanh). Để phán ánh hiệu quả kinh doanh trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội, tác giả đã sử dụng tiêu chí tỷ lệ sinh lời, năng suất lao động và mức độ đóng góp cho nền kinh tế. Các tiêu chí bổ trợ phán ánh nguyên nhân gồm tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ nợ xấu, thị phần cho vay, chỉ tiêu an toàn vốn và thanh khoản. Trên cơ sở bộ tiêu chí đó, tác giả đã phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Đồng thời, tác giả đã thực hiện phân tích một cách định tính các nhân tố về phía ngân hàng và các nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Kỹ thƣơng. Đặng Thị Minh Nguyệt (2017) khẳng định hiệu quả kinh doanh quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu. Trong luận án, tác giả quan niệm "Hiệu quả kinh doanh của NHTM là phạm trù phản ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra, xem xét trong mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc với vốn, tài sản, lao động, chi phí để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội của ngân hàng". Từ quan niệm đó, tác giả cho rằng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng cần phải đánh giá một cách tổng thể cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong ngân hàng. Trong đó, tác giả đề xuất 6 nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế (kết quả kinh doanh, hiệu quả vốn, hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động, hiệu quả chi phí và các chỉ tiêu khác) và 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (số thuế NHTM nộp ngân sách, thu nhập bình quân của ngƣời lao động và số lƣợng lao động). Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân tích hiệu quả kỹ thuật của NHTM cổ phần Công thƣơng Việt Nam bằng mô hình DEA xuất phát từ cách tiếp cận trung gian. 2.1.3.2. Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô Vanrosee & cộng sự (2009) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động của 1073 tổ chức TCVM trên thế giới với sự phát triển của ngành tài chính chính thức đã đề xuất các tiêu chí về tiếp cận và lợi nhuận để đánh giá về hoạt động của tổ chức TCVM.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 627 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
0 p | 834 | 163
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 457 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 292 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 293 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 104 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 228 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 11 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 15 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 5 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn