intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

37
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam" nhằm hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận cơ bản về phân tích BCTC DN; Nghiên cứu làm rõ thực trạng phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2014-2021; Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- LÊ THỊ ÁNH HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- LÊ THỊ ÁNH HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. NGHIÊM THỊ THÀ HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng công bố ở một công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả luận án Lê Thị Ánh
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .............................................................................................................................. i Mục lục ......................................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................................... v Danh mục các bảng ..................................................................................................................vi Danh mục các biểu đồ ..............................................................................................................ix Danh mục các sơ đồ, hình........................................................................................................ix MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ..............................................................................14 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................15 5. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ................................................................................15 6. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu luận án .......................................................15 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................. 20 8. Kết cấu của luận án....................................................................................................20 Chƣơng 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.................................................................................................................21 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................................................................21 1.1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính doanh nghiệp .................................................21 1.1.2. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.................................26 1.2. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP......................28 1.2.1. Tổ chức bộ máy, quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ...........28 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .................................31 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP....................38 1.3.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp..................................................38 1.3.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.....................43 1.3.3. Phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ doanh nghiệp ........................................44 1.3.4. Phân tích liên báo cáo tài chính doanh nghiệp .................................................46 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..........................................................................................58 1.4.1. Các nhân tố chủ quan .........................................................................................58 1.4.2. Các nhân tố khách quan .....................................................................................59
  5. iii 1.5. KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ...................................................................................59 1.5.1. Kinh nghiệm phân tích BCTC DN tại một số nƣớc trên thế giới ...................59 1.5.2. Bài học phân tích báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam............66 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................................68 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM............................................................................................................................. 69 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ...........................................................................69 2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam ............................................................. 69 2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam ảnh hƣởng đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .................71 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ....................................................................................................82 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy, quy trình phân tích báo cáo tài chính .................82 2.2.2. Thực trạng về phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính .................................85 2.3. THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ....................................................................................................88 2.3.1. Thực trạng phân tích Bảng cân đối kế toán ......................................................88 2.3.2. Thực trạng phân tích Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ..........................103 2.3.3. Thực trạng phân Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ..................................................108 2.3.4. Thực trạng phân tích liên báo cáo tài chính....................................................110 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ..................................................................................................118 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................................118 2.4.2. Những hạn chế..................................................................................................120 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................125 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.....................................................................................................126
  6. iv Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ..............................................................................................127 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM .................................................127 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ....................................................................................127 3.1.2. Định hƣớng phát triển các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.......................................................................................130 3.1.3. Nguyên tắc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .............................133 3.2. HOÀN THIỆN TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ..................................................................................................................135 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và quy trình phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .............135 3.2.2. Hoàn thiện về phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính ...............................140 3.3. HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ..................................................................................................147 3.3.1. Hoàn thiện phân tích Bảng cân đối kế toán tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .........................................147 3.3.2. Hoàn thiện phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .................161 3.3.3. Hoàn thiện phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .........................................165 3.3.4. Hoàn thiện phân tích liên báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .........................................169 3.4. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ............................................................184 3.4.1. Về phía nhà nƣớc .............................................................................................184 3.4.2. Về phía Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam......................................186 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................................................188 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................189 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................190 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................191 PHỤ LỤC .............................................................................................................................203
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - Tiếng Việt Chữ viết tắt Nội dung BC LCTT Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ BCTCDN Báo cáo tài chính doanh nghiệp BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQSXKD Báo cáo kết quả SXKD BH &CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DTT&TN Doanh thu thuần và thu nhập HĐĐT Hoạt động đầu tƣ HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HTK Hàng tồn kho KNSL Khả năng sinh lời KQKD Kết quả kinh doanh LNST Lợi nhuận sau thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TM BCTC Thuyết minh BCTC TSBQ Tài sản bình quân TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lƣu động VNPT Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam - Tiếng Anh Từ viết tắt Nội dung tiếng Việt Nội dung tiếng Anh Environmental, Social and ESG Môi trƣờng, Xã hội, Quản trị Governance ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản Return on asset ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Return on equity ROS Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần Return on sales
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thông tin chủ yếu trên bảng cân đối kế toán .......................................................24 Bảng 1.2: Thông tin chủ yếu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ..........................24 Bảng 1.3: Thông tin cơ bản trên Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ ...............................................25 Bảng 1.4: Chỉ tiêu phân tích danh mục đầu tƣ của DN ........................................................39 Bảng 1.5: Bảng nhận diện rủi ro tài chính thông qua phân tích BCTC DN ........................56 Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình huy động vốn của công ty mẹ - VNPT .......................91 Bảng 2.2: Phân tích tình hình biến động vốn của Tổng công ty Vinaphone năm 2019 ................................................................................................................................ 92 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân tích tình hình huy động vốn của Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện năm 2020.............................................................................................................92 Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình tài sản của công ty mẹ VNPT .....................................95 Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình tài sản của Tổng công ty VNPT-Vinaphone ..............95 Bảng 2.6: Bảng cơ cấu tài sản năm 2019 của Tổng Công ty VNPT-Vinaphone ................96 Bảng 2.7: Bảng PT cơ cấu tài sản năm 2021 của Công ty CP Số liệu toàn cầu..................96 Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình đầu tƣ của Công ty mẹ của VNPT năm 2020 ............97 Bảng 2.9: Bảng phân tích hoạt động thoái vốn tại các DN thuộc VNPT năm 2020 ..........97 Bảng 2.10: Bảng phân tích tình hình tài trợ cho hình thành TS và XDCB năm 2020 tại VNPT.........................................................................................................................98 Bảng 2.11: Bảng phân tích các khoản phải thu của công ty mẹ VNPT............................... 99 Bảng 2.12: Bảng phân tích các khoản phải trả tại Công ty mẹ VNPT ..............................100 Bảng 2.13: Bảng tổng hợp phân tích công nợ từ năm 2017 đến năm 2019 tại Công ty VNPT-Tech .............................................................................................................101 Bảng 2.14: Bảng phân tích khả năng thanh toán tại Công ty mẹ VNPT ...........................102 Bảng 2.15: Chỉ tiêu phân tích KNTT theo quy định của VNPT ........................................102 Bảng 2.16: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Cáp quang - Focal .........................................................................................................................103 Bảng 2.17: Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện .........103 Bảng 2.18: Bảng phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty mẹ VNPT .............................104 Bảng 2.19: Bảng phân tích KQKD năm 2021 tại Công ty CP Số liệu toàn cầu ...............105 Bảng 2.20: Bảng phân tích sức sinh lời hoạt động tại Công ty mẹ của VNPT .................106 Bảng 2.21: Phân tích sức sinh lời hoạt động năm 2020 tại VNPT - Media ......................107 Bảng 2.22: Phân tích sức sinh lời hoạt động năm 2018 tại VNPT-Tech...........................108
  9. vii Bảng 2.23: Bảng phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ của VNPT-Vinaphone ..............110 Bảng 2.24: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của Vinaphone .............................................111 Bảng 2.25: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn tại Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện ..................112 Bảng 2.26: Bảng phân tích khả năng sinh lời của công ty mẹ - VNPT .............................113 Bảng 2.27: Tình hình sinh lời của VNPT-Vinaphone ........................................................113 Bảng 2.28: Bảng phân tích KNSL năm 2019 Công ty TNHH MTV Cáp quang Focal ..........................................................................................................................114 Bảng 2.29: Bảng phân tích KNSL năm 2021 của Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện ..............114 Bảng 2.30: Bảng phân tích tình hình tăng trƣởng tại VNPT-Media ..................................115 Bảng 2.31: Phân tích rủi ro tài chính của Vinaphone .........................................................117 Bảng 2.32: Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện ..............................118 Bảng 3.1: Phân công nhân sự phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT .........135 Bảng 3.2: Nội dung kiểm tra BCTC các DN thuộc Tập đoàn VNPT ...............................139 Bảng 3.3: Nội dung phƣơng pháp SWOT trong phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ....................................................................................................................141 Bảng 3.4: Sử dụng PP SWOT trong phân tích BCTC tại Tập đoàn VNPT năm 2020 ...............................................................................................................................141 Bảng 3.5: Các chỉ tiêu trong mô hình Dupont của Tập đoàn VNPT .................................145 Bảng 3.6: Phân tích tình hình huy động vốn năm 2021 tại VNPT-Vinaphone.................147 Bảng 3.7: Bảng phân tích tình hình huy động vốn năm 2020 tại Công ty CP Viễn thông - Tin học Bƣu điện ......................................................................................................148 Bảng 3.8: Bảng phân tích tình hình tài trợ tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT .................150 Bảng 3.9: Phân tích tình hình tài trợ năm 2020 tại VNPT-Media .....................................150 Bảng 3.10: Phân tích công nợ từ năm 2017 đến năm 2020 tại công ty mẹ Tập đoàn VNPT ............................................................................................................................153 Bảng 3.11: Các chỉ tiêu PT khả năng thanh toán của các DN thuộc Tập đoàn VNPT ...........................................................................................................................156 Bảng 3.12: Phân tích khả năng thanh toán từ năm 2019 đến năm 2021 tại Tổng Công ty VNPT - Vinaphone .................................................................................................158 Bảng 3.13: Phân tích tình hình khả năng thanh toán tại công ty CP Viễn thông - Tin học Bƣu điện CT-IN năm 2020 .....................................................................................159 Bảng 3.14: Hệ số khả năng thanh toán của 1 số DN cùng ngành của của công ty CP Viễn thông - Tin học Bƣu điện CT-IN năm 2020.........................................................160 Bảng 3.15: Đề xuất chỉ tiêu phân tích tình hình quản trị chi phí và sức sinh lời hoạt động tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT......................................................................161
  10. viii Bảng 3.16: Phân tích tình hình quản trị chi phí và sức sinh lời hoạt động từ năm 2019 đến năm 2021 của Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện........................................................163 Bảng 3.17: Đề xuất các chỉ tiêu phân tích BCLCTT tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ...........................................................................................................................165 Bảng 3.18: Phân tích Báo cáo Lƣu chuyển tiền tệ Công ty CP Vật tƣ Bƣu điện từ năm 2019 đến năm 2021 .......................................................................................................166 Bảng 3.19: Các biến ảnh hƣởng đến ROA, ROE trong nghiên cứu nƣớc ngoài: .............169 Bảng 3.20: Các biến ảnh hƣởng đến ROA, ROE trong nghiên cứu trong nƣớc ...............170 Bảng 3.21: Tổng hợp các biến trong nghiên cứu ................................................................171 Bảng 3.22: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...........................................................172 Bảng 3.23: Ma trận tƣơng quan............................................................................................173 Bảng 3.24: Mối quan hệ giữa các biến độc lập và ROA của DN ......................................173 Bảng 3.25: Bảng kiểm tra khuyết tật của kết quả hồi quy giữa ROA và biến độc lập ...................................................................................................................................174 Bảng 3.26: Mối quan hệ giữa biến độc lập và khả năng sinh lời ROA của doanh nghiệp dựa trên kết quả ƣớc lƣợng FGLS ...........................................................................175 Bảng 3.27: Mối quan hệ giữa biến độc lập và ROE của DN .............................................175 Bảng 3.28: Bảng kiểm tra khuyết tật của kết quả hồi quy giữa ROA và biến độc lập ...................................................................................................................................176 Bảng 3.29: Mối quan hệ giữa biến độc lập và khả năng sinh lời ROE của doanh nghiệp dựa trên kết quả ƣớc lƣợng FGLS ...........................................................................176 Bảng 3.30: Chỉ tiêu PT hiệu suất sử dụng vốn tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ..........178 Bảng 3.31: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của VNPT-Media từ năm 2017 đến năm 2018 ...............................................................................................................................179 Bảng 3.32: Phân tích tình hình tăng trƣởng tại Tập đoàn VNPT từ năm 2019 đến năm 2021 ...............................................................................................................................180 Bảng 3.33: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính các DN thuộc Tập đoàn VNPT ..........182 Bảng 3.34: Điểm số ZCore - Mô hình Altman (2007) của một số DN .............................183 thuộc Tập đoàn VNPT ..........................................................................................................183 Bảng 3.35: Mẫu báo cáo PT tình hình huy động vốn các DN thuộc Tập đoàn VNPT ............................................................................................................. 186
  11. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Phân loại DN theo tỷ lệ % VĐL do VNPT sở hữu .........................................77 Biểu đồ 2.2: Phân loại DN theo kết quả kinh doanh năm 2020 ...........................................78 Biểu đồ 2.3: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ......................................78 Biểu đồ 2.4: Phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí thoái vốn của VNPT ............................ 79 Biểu đồ 3.1: Phân tích Dupont tại Tập đoàn VNPT ...........................................................146 Biểu đồ 3.2: So sánh chỉ tiêu ROE và ROA của VNPT với trung bình ngành .................146 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Sơ đồ 1: Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................16 Hình 1.1: Quy trình phân tích BCTC DN theo AAFM ........................................................60 Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam .................................................................................................................................73 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty truyền thông VNPT-Media ..........................75 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vật tƣ Bƣu điện ......................................76 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị Viễn thông ANSV .......................76 Sơ đồ 3.1: Quy trình kiểm tra, cung cấp thông tin phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ..........................................................................................................136 Sơ đồ 3.2: Quy trình phân tích BCTC tại DN thuộc Tập đoàn BCVT VN.......................140 Sơ đồ 3.3: Mô hình Dupont trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ............................................................................................145 Sơ đồ 3.4: Quy trình phân tích công nợ phải thu tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT.....................................................................................................................................155 Sơ đồ 3.5: Mô hình ra quyết định kéo dài thời gian trả nợ của khách hàng tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT ...................................................................................................155
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ quản lý tài chính hữu ích của mỗi chủ thể quản lý, phân tích BCTCDN làm rõ thực trạng hoạt động tài chính hiện tại và dự đoán đƣợc tiềm năng cũng nhƣ các nguy cơ rủi ro tài chính của DN trong tƣơng lai, cung cấp căn cứ thích hợp để các nhà quản lý DN đƣa ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính DN, các nhà đầu tƣ, góp vốn, cho vay, cơ quan quản lý nhà nƣớc… có căn cứ ra quyết định phù hợp với mục tiêu của mỗi bên. Chính vì vậy, chủ đề phân tích BCTCDN luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tƣ và nhất là các nhà quản lý DN. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về chủ đề này, công bố những kết quả nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc vào không gian, thời gian, mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu, bởi vậy chủ đề này cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu về hoàn thiện phân tích BCTC DN, nhất là các DN có các đặc thù riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của các chủ thể quản lý có lợi ích gắn với các DN. Trong những năm gần đây, những sai phạm về quản lý tài chính, gian lận về kế toán của các DN, sự thiếu tuân thủ về đạo đức hành nghề của các kiểm toán độc lập, các công ty thẩm định giá… dẫn đến BCTC sai sự thật, che đậy nguy cơ rủi ro tài chính, kéo theo sự sụp đổ của các hàng loạt tập đoàn lớn trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Enron, Worldcom, Vinashin, Vinaline, AVG… Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa các DNNN cũng để lộ những lỗ hổng về quản lý tài chính, định giá DN, gây ra thất thoát, tổn thất vốn, tài sản của nhà nƣớc tại các DNNN cổ phần hóa. Thực tiễn quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã giúp các chủ thể quản lý tài chính thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng các công cụ quản trị tài chính DN, trong đó có phân tích BCTCDN vào quản trị và giám sát tài chính DN, các DN thuộc VNPT cũng không phải là ngoại lệ. Các DN thuộc VNPT là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực bƣu chính viễn thông, thuộc nhóm các DN tiếp cận nhanh và ứng dụng sớm các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành DN, có vị thế quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Chính phủ và các DN trong những năm gần đây. Mặc dù các DN thuộc VNPT đều đã cố gắng sử dụng các công cụ quản trị DN hiện đại, trong đó công cụ phân tích BCTCDN phục vụ việc quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu, quản trị và điều hành DN của Ban giám đốc và các phòng, ban chức năng. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ phân tích BCTC những năm qua tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT còn thiếu đồng bộ, kết quả phân tích BCTCDN cung cấp cho các nhà quản lý DN và các bên liên quan chƣa đầy đủ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả quản trị chƣa cao. Vì vậy, làm rõ thực trạng phân tích BCTC, tìm giải pháp thực hiện phân tích BCTCDN một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả tại các DN
  13. 2 thuộc tập đoàn VNPT ngày càng bức thiết. Mặt khác, các DN thuộc VNPT đều đang trong quá trình thực hiện kế hoạch tái cấu trúc, cổ phần hóa, thoái dần vốn nhà nƣớc, nhƣng quá trình cổ phần hóa các DN đều đã chậm tiến độ so với kế hoạch đƣợc Chính phủ phê duyệt. Các DN thuộc Tập đoàn VNPT đã đang tìm biện pháp tháo gỡ những vƣớng mắc về quản lý tài chính để cổ phần hóa thuận lợi. Bên cạnh đó, tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của một số DN của Tập đoàn những năm qua thấp hơn so với tiềm năng và gặp không ít khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Vì vậy, yêu cầu sử dụng hệ công cụ quản trị tài chính một cách đồng bộ, hiệu quả để đánh giá đúng thực trạng tài chính, tìm nguyên nhân, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN thuộc VNPT trong bối cảnh hiện nay vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nhƣ trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” làm luận án tiến sĩ nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Các công trình nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy, quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp  Về tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN Có nhiều công trình đã công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN về các khía cạnh: Mô hình tổ chức bộ máy, các cấu phần của bộ máy phân tích BTCDN. Điển hình là các công bố sau đây: + Các tác giả: PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81], [82], tác giả PGS,TS Nguyễn Năng Phúc [62], PGS,TS Nguyễn Ngọc Quang [65], GS,TS Nguyễn Văn Công [90], tác giả David E.Vance [152], tác giả George T.Fridlob[156]… đều cho rằng: Tổ chức bộ máy phân tích báo cáo tài chính của DN bao gồm: tổ chức về phƣơng tiện, nhân sự, tài liệu, trong đó: nhân sự và tài liệu là yếu tố quan trọng nhất, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm hành nghề của các nhà phân tích tài chính ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy phân tích BCTCDN. Tài liệu sử dụng để phân tích là các BCTCDN đã đƣợc kiểm toán, đủ tin cậy và tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Việc tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN cần đƣợc xây dựng một cách linh hoạt, tùy thuộc vào đặc thù tổ chức, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có thể lụa chọn 1 trong 3 mô hình tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN là: mô hình tập trung, mô hình phân tán hoặc kết hợp tập trung nửa phân tán. Mỗi mô hình tổ chức đều có ƣu, nhƣợc điểm riêng.
  14. 3 Các tác giả đã hướng dẫn chung về tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN, khẳng định các yếu tố: nhân sự, phương tiện, tài liệu phân tích là yếu tố cơ bản để đảm bảo bộ máy phân tích BCTCDN hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lý thuyết cơ bản, hướng dẫn chung cho các DN trong nền kinh tế, chưa có sự hướng dẫn cụ thể về mô hình tổ chức bộ máy phân tích BCTC cho từng loại hình DN cụ thể một cách phù hợp. + Các tác giả Phạm Thị Hƣơng [97], Trần Thị Minh Hƣơng [119] cho rằng: bộ máy phân tích BCTC của các DNNN bao gồm: nhân sự, phƣơng tiện và các BCTCDN. Bộ phận phân tích BCTCDN thuộc bộ máy kế toán của DNNN và là nhân viên chuyên trách phân tích BCTCDN, thực hiện phân tích BCTC mỗi niên độ kế toán theo yêu cầu giám sát tài chính của đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại DN, vừa tiết kiệm chi phí hơn là tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN độc lập, vừa đáp ứng yêu cầu giám sát tài chính của đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại DN. + Các tác giả: Nguyễn Hồng Anh [57], Trần Thị Cẩm Thanh [118], Phạm Thành Long [95], Nguyễn Thị Ngọc Lan [71]… đã nghiên cứu về tổ chức bộ máy phân tích BCTC trong các DN thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau nhằm phục vụ các chủ thể quản lý khác nhau đã cho thấy: mỗi DN tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN khác nhau, tùy thuộc vào quy mô DN, năng lực tài chính, trình độ quản trị DN… và hiệu quả hoạt động của bộ máy phân tích BCTCDN thực tế tại các đơn vị nghiên cứu còn rất hạn chế, các phần mềm phân tích BCTCDN chƣa có, các văn bản quy định về phân tích BCTCDN chƣa đầy đủ, cụ thể, không có mô hình tổ chức bộ máy phân tích BCTC giống nhau cho mọi loại hình DN. Như vậy, các nghiên cứu về tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN của các tác giả đã công bố đã cơ bản làm rõ các yếu tố cơ bản để tổ chức bộ máy phân tích BCTC của các DN nói chung, vận dụng vào 1 số các DN thuộc các ngành nghề kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy sự thiếu hụt về hành lang pháp lý để các DN tổ chức bộ máy phân tích BCTCDN, mô hình phân tích BCTCDN phù hợp cho loại hình DN tương tự như các DN thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Vì vậy, NCS sẽ tập trung làm rõ thêm vấn đề này trong luận án.  Về quy trình phân tích BCTCDN Đã có nhiều công bố về quy trình phân tích BCTCDN, điển hình là các công trình nghiên cứu sau: + Các tác giả: PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81], tác giả PGS,TS Nguyễn Năng Phúc [61], GS,TS Nguyễn Văn Công [87], tác giả Martin Fridson và Fernando Alvarez [163], tác giả David E.Vance [152], tác giả George T.Fridlob[156], tác giả White, G.I, A.C Sondhi và D.Fried [172] đều đƣa ra lý thuyết chung về quy trình phân tích BCTCDN bao gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích BCTCDN. Giai đoạn lập kế hoạch phân tích
  15. 4 BCTCDN chủ yếu là xác định mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, thời gian, hậu cần cho công tác phân tích BCTCDN. Giai đoạn thực hiện kế hoạch phân tích BCTCDN chủ yếu là thu thập, xử lý dữ liệu từ BCTCDN và các tài liệu có liên quan bằng các phƣơng tiện và phƣơng pháp phù hợp theo từng mục tiêu trong kế hoạch đặt ra. Kết thúc phân tích BCTCDN tạo ra sản phẩm của quy trình phân tích BCTCDN là các báo cáo phân tích TCDN: cung cấp thông tin về thực trạng, xu hƣớng biến động về TCDN, các kết quả và hạn chế về tình hình tài chính… có minh chứng cụ thể từ các tài liệu thu thập đƣợc, các phƣơng pháp kỹ thuật phân tích BCTC, các khuyến nghị về TCDN cho từng chủ thể quản lý…Tuy nhiên, các công trình này đều công bố lý thuyết chung về tổ chức quy trình phân tích BCTC của các DN nói chung, chứ chưa có hướng dẫn cụ thể đối với từng loại DN, kể cả các DN thuộc Tập đoàn VNPT. + Các tác giả: Nguyễn Trọng Cơ [80], Hoàng Văn Ninh [39], Nguyễn Bích Ngọc [55] Nguyễn Thị Thanh [76], Nguyễn Lê Hoa [60], Hà Thị Việt Châu [34], Đặng Thị Thúy Hằng [32], Nguyễn Hồng Anh [57], Nguyễn Thanh Qúy [67], Nguyễn Thị Cẩm Thúy [68], Phạm Thị Quyên [99], Nguyễn Ngọc Quang [63], Nguyễn Tuấn Phƣơng [86], Phạm Thành Long [95], Trần Thị Cẩm Thanh [118], Phạm Xuân Kiên [101], Trần Thị Minh Hƣơng [119], Nguyễn Thu Trang [79], Nguyễn Trọng Kiên [84], Võ Thị Vân Na [130], Nguyễn Hữu Tân [57] trong luận án tiến sĩ của mình đều cho rằng: lý thuyết chung và giải pháp để hoàn thiện quy trình phân tích BCTCDN bao gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích và kết thúc phân tích, hoặc chia nhỏ thành quy trình 4 bƣớc: Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả, lƣu trữ hồ sơ phân tích BCTCDN. Thực tế, rất ít các DN thực hiện quy trình phân tích BCTC đầy đủ nhƣ vậy. Tác giả Nguyễn Thị Đào [69] đã đƣa ra quan điểm hoàn thiện quy trình phân tích BCTCDN bao gồm 4 bƣớc (i) lập kế hoạch phân tích; (ii) thực hiện phân tích; (iii) kết thúc phân tích và lập báo cáo phân tích; (iv) theo dõi thực hiện kết luận phân tích, quy trình phân tích BCTC cần bổ sung thêm giai đoạn 4 nhằm tăng cƣờng hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp. Các tác giả đều nhấn mạnh: chất lƣợng công tác phân tích BCTC phụ thuộc vào giai đoạn thực hiện kế hoạch phân tích BCTC, nhất là việc thu thập, xử lý dữ liệu. + Các tác giả: K.R. Subramanyam, John J. Wild [161], Hongjiang Xu [158], George [155], Abu-Nassar và RutherFord A [135], các nghiên cứu của Trueman [170], Carslaw và Kaplan [145], Afify [136] đều chỉ ra rằng các BCTC của các DN là nguồn tài liệu cơ bản nhất đƣợc các nhà đầu tƣ, cho vay, cơ quan quản lý nhà nƣớc quan tâm khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chất lƣợng thông tin trên BCTC DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng phân tích tài chính DN. Các công ty báo cáo lỗ trong kỳ đƣợc dự kiến sẽ phát hành BCTC chậm trễ hơn so với các công ty có báo cáo lãi.
  16. 5 + Tác giả Amel-Zadeh và Serafeim 2017, Trƣờng Kinh doanh Said thuộc Đại học Oxford và Trƣờng Kinh doanh Harvard (HBS) cho rằng: bên cạnh các thông tin tài chính, nhà phân tích ngày càng có xu hƣớng sử dụng các thông tin phi tài chính trong báo cáo ESG (là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Environmental, Social and corporate Governance) chỉ nhóm các yếu tố Môi trƣờng, Xã hội và Quản trị công ty). Tác giả khảo sát toàn cầu đối với các tổ chức đầu tƣ tài chính cho thấy: “Đa số ngƣời trả lời khảo sát (82%) cho rằng họ sử dụng thông tin ESG vì những thông tin đó có vai trò trọng yếu ảnh hƣởng đến tài chính và hiệu quả đầu tƣ”. Nghiên cứu của Said/HBS cho thấy thông tin ESG đƣợc cho là cung cấp thông tin cơ bản về rủi ro. Tƣơng tự, khảo sát của Viện CFA (Chartered Financial Analyst) năm 2017 thấy rằng 73% số nhà đầu tƣ có cân nhắc đến các vấn đề về ESG trong phân tích và ra quyết định đầu tƣ, chủ yếu để hỗ trợ quản lý rủi ro đầu tƣ. Báo cáo của PRI (Nguyên tắc Đầu tƣ có Trách nhiệm) về các yếu tố ESG trong phân tích rủi ro tín nhiệm cho thấy các nhà đầu tƣ và tổ chức xếp hạng tín nhiệm ngày càng nỗ lực xem xét nhiều hơn tới các yếu tố ESG trong phân tích rủi ro tín nhiệm, chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trƣờng (PRI 2017b). Nhƣ vậy, quy trình phân tích BCTCDN với trọng tâm là thực hiện kế hoạch phân tích BCTCDN thì việc thu thập, kiểm tra, xử lý dữ liệu từ BCTC và các tài liệu, thông tin phi tài chính đóng vai trò quan trọng, là yếu tố đầu vào quyết định chất lƣợng, kết quả phân tích BCTCDN. Nghiên cứu tổng quan cho thấy, các tác giả đều đánh giá việc tuân thủ quy trình phân tích BCTCDN thực tế rất thấp, tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT chƣa có một nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề này. NCS kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố về quy trình phân tích BCTCDN gồm 3 giai đoạn là: lập kế hoạch phân tích, thực hiện kế hoạch phân tích và lập báo cáo, theo dõi thực hiện, lưu trữ hồ sơ phân tích BCTCDN để nghiên cứu và đề xuất, hướng dẫn các DN thuộc Tập đoàn VNPT thực hiện quy trình phân tích BCTCDN một cách đầy đủ, hiệu quả. 2.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều các tài liệu công bố về phƣơng pháp phân tích BCTCDN. Hầu hết, các công trình nghiên cứu đều xác định có 3 nhóm phƣơng pháp phân tích BCTCDN gồm: phƣơng pháp đánh giá, phƣơng pháp phân tích nhân tố, phƣơng pháp dự báo. Các nghiên cứu điển hình về các phƣơng pháp phân tích BCTCDN gồm: * Nghiên cứu phương pháp đánh giá BCTC DN + Các tác giả: PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81], [82], GS,TS Nguyễn Văn Công [90], PGS,TS Nguyễn Năng Phúc [62], PGS,TS Nguyễn Ngọc Quang [63],[65], Nguyễn Thị Thanh [76], Phạm Thị Quyên [99], Nguyễn Lê Hoa [60], Nguyễn Tuấn Phƣơng [86], Phạm Thành Long [95], Trần Thị Cẩm Thanh [118], Phạm
  17. 6 Xuân Kiên [101], Trần Thị Minh Hƣơng [119], Nguyễn Hồng Anh [57] Nguyễn Thị Cẩm Thúy [68]… đều đã làm rõ lý thuyết chung về phƣơng pháp đánh giá theo các tiêu chí: mục tiêu, điều kiện áp dụng, cách thức thực hiện phƣơng pháp đánh giá, các kỹ thuật và trình tự thực hiện phƣơng pháp này nhƣ: so sánh, đối chiếu, chi tiết…để đánh giá thực trạng, xu hƣớng biến động về tài chính DN thông qua phân tích các BCTCDN. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra mức độ và kết quả vận dụng phƣơng pháp đánh giá trong phân tích BCTC, đề xuất hoàn thiện phƣơng pháp này ở từng nhóm DN nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến phương pháp đánh giá sử dụng trong phân tích BCTC tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT. * Nghiên cứu phương pháp phân tích nhân tố + Các tác giả PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81] [82] [83], GS,TS Nguyễn Văn Công [89] [90], PGS,TS Nguyễn Năng Phúc [62], PGS,TS Nguyễn Ngọc Quang [65], Phan Đức Dũng [102] đã làm rõ lý thuyết cơ bản về các phƣơng pháp phân tích nhân tố trong phân tích tài chính bao gồm: nhận diện các nhân tố, đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố bằng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: loại trừ, thay thế liên hoàn, số chênh lệch, số cân đối, phƣơng pháp Dupont, phƣơng pháp phân tích tích chất ảnh hƣởng của các nhân tố. Các nghiên cứu này chỉ đưa ra những khuôn mẫu chung về từng kỹ thuật phân tích nhân tố, chưa nghiên cứu thực trạng phương pháp phân tích nhân tố cho từng ngành, DN cụ thể nên cần nhiều hơn những nghiên cứu vận dụng vào từng ngành, doanh nghiệp cụ thể, tìm giải pháp áp dụng phù hợp với đặc thù ngành nghề và đặc điểm kinh doanh, đặc điểm tài chính của các DN. + Các tác giả: Martin Fridson và Fernando Alvarez [163], tác giả David E. Vance [152], tác giả George T. Friedlob [156], giáo trình thi CFA [146], tác giả White, G. I, A.C Sondhi và D. Fried [172] đã sử dụng phƣơng pháp Dupont để phân tích nguồn gốc các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản. + Các tác giả: Nguyễn Trọng Cơ [80], Hoàng Văn Ninh [39], Nguyễn Bích Ngọc [55] Nguyễn Thị Thanh [76], Nguyễn Lê Hoa [60], Hà Thị Việt Châu [34], Đặng Thị Thúy Hằng [32], Nguyễn Hồng Anh [57], Nguyễn Thanh Qúy [66], Nguyễn Thị Cẩm Thúy [68], Phạm Thị Quyên [99], Nguyễn Ngọc Quang [63], Nguyễn Tuấn Phƣơng [86], Phạm Thành Long [95], Trần Thị Cẩm Thanh [118], Phạm Xuân Kiên [101], Trần Thị Minh Hƣơng [119], Nguyễn Thu Trang [79], Nguyễn Trọng Kiên [84], Võ Thị Vân Na [130], Ngô Thị Ngọc, Đinh Thị Thùy Linh, Nguyễn Thu Hà [53]… đã hệ thống hóa phƣơng pháp phân tích nhân tố theo cơ sở lý thuyết, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố tại các DN nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp phân tích nhân tố tại các DN nghiên cứu theo 2 hƣớng: (1) hƣớng dẫn các DN thực hiện phân tích BCTDN theo phƣơng pháp Dupont, (2) sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM…để kiểm định tác động của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các
  18. 7 DN nghiên cứu. Việc sử dụng các mô hình định lượng để phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các DN trong từng nhóm ngành hoặc từng khu vực địa phương để có giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của các DN này là đóng góp lớn của các nhóm tác giả, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu lượng hóa tác động của các nhân tố đến hiệu quả tài chính tại các DN thuộc Tập đoàn VNPT. Đây cũng là một khoảng trống nghiên cứu để NCS thực hiện trong nghiên cứu luận án của mình. * Nghiên cứu phương pháp dự báo trong phân tích BCTCDN Phƣơng pháp dự báo phức tạp hơn các phƣơng pháp khác, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, dữ liệu lớn, nặng về tính toán kỹ thuật. Vì vậy, thực tế chƣa có nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về phƣơng pháp này, rất ít DN dự báo khi phân tích BCTCDN. Một số công trình nghiên cứu điển hình về phƣơng pháp này nhƣ sau: + Các tác giả: PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81] [82] [83], GS,TS Nguyễn Văn Công [90], PGS,TS Nguyễn Năng Phúc [62], PGS,TS Nguyễn Ngọc Quang [65] …đã mô tả lý thuyết căn bản về phƣơng pháp dự báo trong phân tích BCTCDN bao gồm: phƣơng pháp toán xác suất, phƣơng pháp phân tích nhạy để dự báo và phƣơng pháp mô hình kinh tế lƣợng. Tác giả PGS,TS Nghiêm Thị Thà [51] chỉ rõ phƣơng pháp dự báo trong phân tích tài chính doanh nghiệp gồm: phƣơng pháp sử dụng ý kiến chuyên gia, sử dụng mô hình định lƣợng... để dự báo khả năng tăng trƣởng, dự báo rủi ro tài chính DN. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đưa ra lý thuyết chung, chưa vận dụng nghiên cứu cho các DN cụ thể. Tác giả Phạm Đình Phùng [94] đã trình bày và nhấn mạnh đến việc sử dụng các mô hình toán để dự báo tài chính thông qua chỉ tiêu lợi nhuận biên của với các doanh nghiệp sản xuất. Tác giả Martin Fridson và Ferrnando Alvarer [163] đã giới thiệu mô hình rủi ro phá sản của Altman để dự đoán phá sản của DN trong nội dung dự báo và phân tích tỉ mỉ. Tác giả cho rằng mô hình định lƣợng có xu hƣớng phân loại các vấn đề không chỉ cho các công ty đã phá sản rồi mà còn phân loại cho các công ty chƣa phá sản. Tác giả Đinh Đức Minh [33], đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng sử dụng mô hình Zscore-1993 của Altman cho dự báo vỡ nợ doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả Hoàng Thị Hồng Vân [37] đã sử dụng mô hình Z-core của Altman và cộng sự 2007 để đƣa ra dự báo phá sản của mô hình tại các doanh nghiệp ở Việt Nam dựa trên dữ liệu của 30 doanh nghiệp đã phá sản và 30 doanh nghiệp đang hoạt động. Thông tin tài chính đƣợc tổng hợp bao gồm tổng tài sản, vốn lƣu động, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu. Các thông tin đƣợc thu thập nhằm mục đích tính toán chỉ số trong mô hình Z-score, từ đó tính ra giá trị Z của mỗi công ty. Dựa vào giá trị Z đã tính, tác giả so sánh giá trị Z với các điểm giới hạn để tính toán tỷ lệ dự báo phá sản của mô hình Z-score của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Tác giả Phạm Thị Tƣờng Vân
  19. 8 [93] đã thực hiện nghiên cứu gần 1000 doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán tại nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các ngành Chế biến - chế tạo (tập trung phân tích dƣợc phẩm - y tế, thực phẩm, thủy sản, vật liệu xây dựng, nhựa - bao bì), xây dựng và du lịch - dịch vụ. Tại đó, số lƣợng Dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là bộ dữ liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 2010 - 2014 của các doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong đó, ngành chế biến - chế tạo có số lƣợng doanh nghiệp lớn nhất (201 doanh nghiệp gồm dƣợc phẩm - y tế, thực phẩm, thủy sản, vật liệu xây dựng, nhựa - bao bì); ngành xây dựng 105 doanh nghiệp và ngành du lịch - dịch vụ dựa trên số liệu của toàn bộ 12 doanh nghiệp niêm yết. Kết quả nghiên cứu khẳng định việc sử dụng phƣơng pháp Z-score dự báo tình hình vỡ nợ của doanh nghiệp, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho các nhà đầu tƣ, cơ quan giám sát, quản lý, nhà hoạch định chiến lƣợc và bản thân các doanh nghiệp. Có thể thấy mô hình Z-Score của Altman đã ra đời từ lâu và đƣợc thực hiện nghiên cứu tại rất nhiều quốc gia và các công trình nghiên cứu đã cho những kết quả chính xác cao. Các nghiên cứu về phƣơng pháp phân tích của các tác giả trên đã giúp NCS xác định cơ sở lý thuyết về phƣơng pháp phân tích nói chung và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Vì vậy, NCS kế thừa nội dung của các phƣơng pháp phân tích này và lựa chọn các phƣơng pháp thích hợp với đối tƣợng nghiên cứu luận án của mình. NCS nhận thấy càng các công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện về sau thì càng có sự hoàn thiện về phƣơng pháp phân tích trên cơ sở kế thừa và phát triển, nhƣng tính đồng bộ, phù hợp và hiệu quả của các phƣơng pháp phân tích không phải lúc nào cũng đạt đƣợc. Từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã công bố của các tác giả nghiên cứu các phương pháp phân tích BCTC ở các không gian, thời gian, loại hình DN và mục đích nghiên cứu khác nhau giúp NCS hệ thống hóa, kế thừa kết quả nghiên cứu để vận dụng vào công trình nghiên cứu của mình nhằm đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp và hiệu quả hơn. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung phân tích BCTC DN Phân tích BCTC DN đóng vai trò quan trọng đối với các đối tƣợng liên quan đến DN, nên từ lâu đã có rất nhiều tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài nghiên cứu về nội dung phân tích BCTC DN. Tuy nhiên, mỗi tài liệu có cách tiếp cận khác nhau, tổng hợp lại có hai cách tiếp cận phổ biến nhất về nội dung phân tích BCTC DN trong các công trình đã công bố là: (i) cách tiếp cận nội dung phân tích BCTC DN theo chu trình tài chính DN và (ii) cách tiếp cận nội dung phân tích BCTC theo cơ sở dữ liệu phân tích. 2.1.2.1. Các công trình nghiên cứu nội dung phân tích BCTCDN theo chu trình tài chính DN Có khá nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu về chỉ tiêu phân tích BCTC đã chọn cách tiếp cận là phân tích dựa trên chu trình tài chính DN.
  20. 9 Theo PGS,TS. NGƢT Nguyễn Trọng Cơ và PGS,TS Nghiêm Thị Thà [81] [82] khi phân tích tài chính DN có thể tiếp cận theo chu trình tài chính, các nội dung cơ bản gồm: Phân tích chính sách tài chính DN, phân tích tình hình sử dụng vốn: hiệu suất, khả năng sinh lời, Phân tích tiềm lực tài chính, phân tích rủi ro tài chính, phân tích tình hình tăng trƣởng của doanh nghiệp, phân tích giá trị DN và dự báo tài chính. Theo GS,TS Nguyễn Văn Công [90], khi phân tích BCTC ngoài phân tích kế toán thì cần thực hiện phân tích tài chính. Tại đó, phân tích tài chính là việc sử dụng các BCTC để xem xét, đánh giá, phân tích tình hình và thực trạng tài chính, để ƣớc tính các chỉ tiêu tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Nội dung phân tích tài chính gồm: đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình thanh toán, phân tích rủi ro tài chính, phân tích cân bằng tài chính, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích dòng tiên, dự báo các chỉ tiêu tài chính, định giá doanh nghiệp. Có thể thấy cách tiếp cận này đi theo chu trình tài chính DN. PGS,TS Nguyễn Ngọc Quang [65] khi phân tích BCTC DN cần phân tích theo các nội dung: phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của DN, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh của DN, phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính của DN, phân tích tốc đọ tăng trƣởng và dự đoán tài chính DN. Tác giả Charles H. Gibson [147] đã thực hiện nội dung phân tích tài chính từ các chƣơng 6 đến chƣơng 11. Đặc biệt tại chƣơng 12 đã đề cập đến những vấn đề gặp phải khi phân tích tài chính của 6 ngành đặc thù là: ngân hàng, điện, dầu khí, giao thông vận tải, bảo hiểm, bất động sản. Từ đó chỉ ra những điểm khác biệt trong báo cáo ngành. Tại chƣơng 13, tác giả đã trình bày về BCTC cá nhân, BCTC nhà nƣớc và các tổ chức phi lợi nhuận. Có thể thấy nội dung của này đã tiếp cận 1 phần theo chu trình tài chính nhưng chưa đề cập đến ngành đặc thù là dịch vụ CNTT, bưu chính viễn thông. Tác giả Fabozzi, Frank [154] đã tiếp cận phân tích báo cáo tài chính với các nội dung theo chu trình tài chính, bao gồm phân tích tỷ lệ tài chính về tình hình đầu tƣ, khả năng thanh toán, phân tích thu nhập và phân tích dòng tiền. Tác giả Josette Peyrard [160] cho thấy nội dung phân tích chủ yếu tập trung vào phân tích hiệu quả hoạt động, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích rủi ro và phân tích tăng trƣởng ở doanh nghiệp. Tác giả Pinches và Mingo [166] đánh giá các nội dung phân tích tài chính có thể đƣợc chia thành bốn nhóm là đòn bẩy tài chính, mức độ thâm dụng vốn ngắn hạn, lợi tức đầu tƣ và mức độ thâm dụng vốn dài hạn. Tác giả Libby [162] cũng nghiên cứu sự phân chia các tỷ lệ tài chính và cô đọng sự phân chia đó từ bảy thành năm. Năm bộ phận bao gồm thanh khoản, hoạt động, vị thế tiền mặt, khả năng sinh lời và số dƣ tài sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2