intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hoá chất Việt Nam

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:255

76
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu và khảo sát thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, từ đó đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp này. Đề xuất giải pháp và điều kiện để tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm khoa học, hiệu quả nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hoá chất Việt Nam

  1.          BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                BỘ  TÀI  CHÍNH        HỌC VIỆN TÀI CHÍNH      ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGÔ QUANG HÙNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ  TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH  NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM     LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. Hà Nội, Năm 2018      BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGÔ QUANG HÙNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH  NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN HOÁ CHẤT VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ                NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ THỦY
  3. 2. GS.TS. NGUYỄN QUANG QUYNH Hà Nội, Năm 2018
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các  số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai   công bố trong công trình nào khác.   Tác giả luận án NGÔ QUANG HÙNG
  5. i           BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          BỘ TÀI CHÍNH                                      ..................................     i       BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  BỘ TÀI CHÍNH                                 .............................      ii  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                              ..........................................................................................................      1 1.1.Cơ  sở  lý luận của tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản    phẩm trong các doanh nghiệp                                                                                 .............................................................................       18 1.1.1.Các quan điểm về tổ chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành    sản phẩm trong các doanh nghiệp                                                                      ..................................................................       18 1.1.2.Các nhân tố   ảnh hưởng tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá    thành sản phẩm                                                                                                   ...............................................................................................       20 1.1.3.Nguyên tắc tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản    phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất                                                             .........................................................       24 1.1.4.Nhiệm vụ  tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản   phẩm   trong các doanh nghiệp sản xuất                                                           .......................................................       25 1.1.5.Ý nghĩa tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh    nghiệp sản xuất                                                                                                  ..............................................................................................       26 1.2.Nội dung tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm   trong các doanh nghiệp sản xuất                                                                            ........................................................................       27  1.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán                                                                            ........................................................................       28 1.2.2.Tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  dưới    góc độ kế toán tài chính                                                                                      ..................................................................................       31 1.2.3.Tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  dưới    góc độ kế toán quản trị                                                                                       ...................................................................................       43 1.3.Tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số   nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam                                   ...............................       77  1.3.1. Tổ chức kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Mỹ                ............       77  1.3.2.Tổ chức kế toán chi phí giá thành theo hệ thống kế toán Pháp               ...........       80 1.3.3.Bài học kinh nghiệm tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá   thành sản phẩm  tại Việt Nam                                                                           .......................................................................       83
  6. ii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ  TỔ  CHỨC KẾ  TOÁN CHI PHÍ SẢN  XUẤT   VÀ   TÍNH   GIÁ   THÀNH   SẢN   PHẨM     TRONG   CÁC   DOANH   NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM                                 .............................       86  2.1.Tổng quan về Tập đoàn Hóa chất  Việt Nam                                                 .............................................       86  2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam   86   2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý ở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam                       ...................       89 2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp của Tập đoàn  Hóa chất ảnh hưởng đến tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành   tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoá chất                                                ............................................       94 2.1.4.Khung pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán chi phí sản   xuất và tính giá thành sản phẩm                                                                        ....................................................................       97 2.2.Thực trạng tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm   trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam                             .........................       100 2.2.1.Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập   đoàn Hóa chất                                                                                                   ...............................................................................................       100 2.2.2.Thực trạng tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản    phẩm  dưới góc độ kế toán tài chính                                                               ...........................................................       102 2.2.3.Thực trạng tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản    phẩm  dưới góc độ kế toán quản trị                                                                ............................................................       109 2.3.Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản    sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam            120 .......       2.3.1.Ưu điểm                                                                                                   ...............................................................................................       120  2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu                                                             .........................................................       121 3.1.Định hướng phát triển ngành hoá chất và yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức  kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản sản phẩm trong các doanh    nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam                                                       ...................................................       127  3.1.1.Mục tiêu, định hướng phát triển ngành hoá chất trong thời gian tới  .   127 
  7. iii 3.1.2.Yêu cầu hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành  sản sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam                                                                                                                          129 .......................................................................................................................     3.2.Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản   phẩm  trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam                 ............       130 3.2.1.Hoàn thiện mô hình tổ  chức bộ  máy kế  toán trong các doanh nghiệp   thuộc Tập đoàn Hóa chất                                                                                 .............................................................................       130 3.2.2.Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành   sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính                                                         .....................................................       134 3.2.3.Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính  giá thành   sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị                                                          ......................................................       139  3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp                                                                ............................................................       170  3.3.1.Về phía nhà nước và cơ quan chức năng                                                ............................................       170  3.3.2.Về phía các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất                            ........................       170  Tổng cộng                                                                                                               ...........................................................................................................       47  Cộng                                                                                                                            ........................................................................................................................       50  TK                                                                                                                            ........................................................................................................................       50  Tổng                                                                                                                    ................................................................................................................       51  Tổng                                                                                                                    ................................................................................................................       51
  8. iv DANH MỤC SƠ ĐÓ
  9. v DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC BẢNG Bảng2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tập đoàn hóa chất Việt Nam.........89 Bảng 2.2: Trích danh mục tài khoản CPSX.........................................................107 Bảng 2.3: Bảng định mức hao phí nguyên vật liệu trực tiếp.............................110 Bảng 3. 1: Dự toán sản xuất phân lân thành phẩm năm 2018............................145 Bảng 3.2: Phân loại CP theo cách ứng xử chi phí...............................................148 Bảng 3.3: Báo cáo kiểm soát chi phí....................................................................157 Bảng 3.4: Báo cáo quản trị chi phí sản xuất chung.............................................158 Bảng 3.5: Báo cáo quản trị chi phí sản xuất chung theo phân xưởng................158 Bảng 3.6: Báo cáo phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........159 Bảng 3. 7: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ................160 Bảng 3.8: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất chung.........................161 Bảng 3.9: Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất tại công ty CP phân lân  nung chảy Văn Điển.............................................................................................163
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt  với sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường bởi quá trình toàn cầu hoá  diễn ra ngày càng sâu và rộng. Ngành hóa chất  ở nước ta là một ngành non trẻ,  trải qua 40 năm phát triển và trưởng thành mặc dù đã có những đóng góp đáng  kể  trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong  điều kiện hội nhập kinh tế như là một xu hướng tất yếu như  hiện nay thì đòi  hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, áp dụng khoa học kỹ  thuật  công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ chi   phí và giảm giá thành. Đặc biệt là những thông tin chi phí sản xuất và giá thành  là những thông tin đặc biệt quan trọng. Thông tin này chính xác, kịp thời sẽ là cơ  sở  giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá hiệu quả  sản xuất và ra quyết định  đúng đắn và hợp lý trong kinh doanh. Vì vậy, việc tổ chức kế toán chi phí sản   xuất và giá thành một cách khoa học và hợp lý cho các doanh nghiệp có ý nghĩa  to lớn về mặt thực tiễn. Doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất đa phần là những doanh nghiệp sản  xuất vật chất với sản phẩm phong phú và đa dạng liên quan đến rất nhiều   ngành từ  y tế, nông nghiệp, xây dựng, giao thông… đến công nghiệp. Nếu các   doanh nghiệp này sử  dụng vốn tiết kiệm làm cho giá thành sản phẩm không  ngừng hạ thấp thì không những có ý nghĩa to lớn với ngành mà còn có ý nghĩa to  lớn với nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc quản   lý và kế toán tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất chưa được tốt, vật   tư, lao động, tiền vốn còn nhiều lãng phí, cần được kiểm tra, giám sát, quản lý   chặt chẽ  các yếu tố  đầu vào này. Với chức năng là một phương sách cho việc  
  11. 2 quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán cần làm tốt công tác  kế toán chi phí sản  xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh đã chọn Đề  tài “ Hoàn   thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các   doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” 2. Tổng quan về các nghiên cứu Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Naughton­Travers,   Joseph   P.  (2009)  trong   nghiên   cứu  “Activity­Based   Costing: The new  Management Tool” đề  cập đến các thông tin và tính  ưu việt  của phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động. Theo tác giả, phương pháp tập  hợp chi phí theo phương pháp ABC bao gồm toàn bộ  các chi phí phát sinh trong   kỳ  (chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) được  phân bổ  dựa trên mức thực tế  cho mỗi hoạt động và mức đóng góp cho mỗi   hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy việc vận dụng   phương pháp ABC phân bổ chi phí sẽ mang lại kết quả  chính xác hơn cho từng  loại sản phẩm, điều này giúp ích hơn rất nhiền cho các nhà quản trị  trong việc  ra quyết định [34]. Michael   R.   Kinney   &   Cecily   A.   Raiborn  (2011),   trong   nghiên   cứu  “Cost   Accounting: Foundations and Evolutions”  đã đề  cập đến kế  toán chi phí sản  xuất dưới các góc độ: thuật ngữ chi phí sản xuất, đo lường, nhận diện các loại   chi phí, chi phí trên cơ  sở  hoạt động, các phương pháp tính giá thành theo đơn  đặt hàng, theo quy trình sản xuất, các phương pháp phân tích chi phí làm cơ sở ra   quyết định sản xuất hay xác định giá bán. Theo tác giả, thông tin chi phí sản   xuất là thông tin vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay,  trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu và rộng, quá trình cạnh tranh ngày càng 
  12. 3 gay gắt thì thông tin chi phí sản xuất quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.   Do vậy, cần phải có khái niệm, phương pháp đo lường, nhận diện và phân tích  chi phí một cách chính xác trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp [32]. Alkinson,   Kaplan   &   Young  (2012),  trong   nghiên   cứu  “Management   accounting” đề cập đến các khía cạnh kế toán quản trị, bao gồm: các khái niệm  quản trị  chi phí, phương pháp tập hợp và phân bổ  chi phí, các phương pháp đo  lường và kế toán trách nhiệm (Thông tin và trách nhiệm nhằm thu thập, báo cáo  và đánh giá các thông tin mang tính nội bộ  cho các cấp quản lý trong doanh  nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ). Nghiên cứu đã chỉ  ra sự  cần thiết  của báo cáo trách nhiệm trong công tác quản trị  doanh nghiệp.   Thông qua báo cáo nhà quản lý cấp cao sẽ sử dụng các thông tin này để đánh giá  thành quả của các bộ phận trong tổ chức. Tuy nhiên nghiên cứu mới đề cập đến   hệ  thống báo cáo bộ  phận mà chưa đề  cập đến các loại báo cáo khác trong   doanh nghiệp[35]. Charles   T.   Horngren  (2016),   trong   nghiên   cứu  ”Cost   Accounting:   A   Managerial Emphasis” đã nhấn mạnh vai trò thông tin chi phí trong kế toán quản   trị, theo tác giả, thông tin chi phí ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc ra  quyết định của nhà quản trị, giúp các nhà quản trị  đưa ra chiến lược phù hợp  trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nghiên cứu đưa ra các khái niệm  và các giả định về chi phí, các phương pháp xác định chi phí, các công cụ để lập  kế  hoạch, kiểm soát chi phí, đồng thời, hướng dẫn lập báo cáo và các phương  pháp phân tích chi phí theo chiến lược, bảng điểm cân bằng, theo lợi nhuận làm   cơ sở cho cac nhà quản trị ra quyết định [36].  Colin Drury (2018),  trong nghiên cứu  “Management and Cost Accounting”  đã đề  cập đến kế  toán quản trị  nói chung và kế  toán quản trị  chi phí sản xuất  
  13. 4 nói riêng. Nghiên cứu đưa ra các thuật ngữ chi phí sản xuất, kế toán chi phí sản   xuất và phương pháp xác định chi phí theo quy trình sản xuất, theo sản phẩm,   cùng với đó là  ảnh hưởng chúng tới quyết định của nhà quản trị. Nghiên cứu  đưa ra các phương pháp lập kế hoạch, kiểm soát, đo lường chi phí theo các cách  khác nhau, làm cơ sở cho việc hạch toán và cung cấp thông tin cho nhà quản trị.  Theo tác giả, thông tin chi phí sản xuất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với  nhà quản trị, làm cở cho nhà quản trị ra quyết định, vì thế các doanh nghiệp cần  có phương pháp thu thập, xử lý, phân tích thông tin thích hợp, để nhà quản trị ra  quyét định phù hợp nhất [33]. Các công trình nghiên cứu trong nước:  Qua nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong nước đã được công  bố có hai nhóm đề tài sau:  Nhóm công trình nghiên cứu tổ  chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá   thành sản phẩm   Nghiên cứu về “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và các phương  pháp giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam”, (Hà   Xuân Thạch, 1999) đã làm rõ lý luận về  chi phí sản xuất và các phương pháp   tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp  ở Việt Nam, nghiên cứu cũng bổ xung, điều chỉnh một số lý luận về chi chí sản   xuất thông dụng, định mức hay thiệt hại trong sản xuất. Đồng thời đưa ra các   giải pháp đồng bộ  để  quản lý chi phí sản xuất từ  cấp quản lý nhà nước đến  vận dụng tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu của tác giả có giá trị cao về mặt lý  luận kế toán chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành trong các doanh  nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ  yếu tập trung vào tập hợp chi phí  
  14. 5 và tính giá thành theo phương pháp truyền thống, chứ  chưa đi sâu vào tập hợp  chi phí và tính giá thành theo phương pháp hiện đại [23]. Nghiên cứu “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản  phẩm may mặc trong điều kiện hiện nay”, (Hoàng Đức Long, 2000) đã khái quát  lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh   nghiệp nói chung và doanh nghiệp may mặc nói riêng. Nghiên cứu đưa ra các   giải pháp hoàn thiện thu thập thông tin và xử lý thông tin chi phí sản xuất, cùng  với đó là các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy  nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung đi sâu vào ngành may mặc, chưa đề cập đến   các ngành khác nhau, đặc biệt là ngành hóa chất[25]. Nghiên cứu về  “Hoàn thiện công tác kế  toán chi phí sản xuất và tính giá  thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước”, (Lưu Đức tuyên,  2002) đã làm rõ lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm   trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, và doanh nghiệp sản xuất xi măng  nói riêng. Nghiên cứu chỉ  ra các giải pháp hoàn thiện tổ  chức công tác kế  toán   tại các doanh nghiệp này như  hoàn thiện mô hình kế  toán, phương pháp thu   thập, xử  lý thông tin. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả  mới đi sâu vào nội dung  kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính chứ chưa   đi sâu vào kế toán quản trị. Gần đây có nghiên cứu “Hoàn thiện kế  toán chi phí sản xuất và tính giá  thành sản phẩm trong các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố  Hưng  Yên”, (Nguyễn Thi Hiền, 2016), nghiên cứu đã hệ  thống hóa cơ  sở  lý luận cơ  bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản  xuất, đồng thời trình bày và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính   giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn thành phố 
  15. 6 Hưng Yên và đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế  toán chi phí sản xuất tại các   doanh nghiệp may mặc dưới góc độ  kế  toán tài chính và kế  toán quản trị  về  phân loại, phân bổ, xây dựng định mức… chi phí sản xuất, hoàn thiện phương   pháp tính giá thành sản phẩm may mặc. Tuy nhiên, trong bối cạnh hội nhập kinh  tế  ngày càng sâu và rộng như  hiện nay, kế  toán với vai trò công cụ  công cấp   thông tin hữu ích cho các nhà quản trị thì các giải pháp cần đi sâu và chi tiết hơn   nữa, đặc biệt là các giải pháp về kế toán quản trị[26].     Bên cạnh nghiên cứu chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh  nghiệp sản xuất còn có các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như: “Hoàn thiện  công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các  doanh nghiệp xây dựng dân dụng”, (Lê Thị  Diệu Linh,2012), “Hoàn thiện tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các   doanh nghiệp xây lắp thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”, (Nguyễn  Quang Hưng, 2013), các nghiên cứu đã hệ  thống hóa và làm rõ lý luận về  tổ  chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các lĩnh vực xây  dựng dân dụng, xây lắp. Đồng thời phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp   hoàn thiện phù hợp đặc thù ngành. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu nghiên cứu tổng quát về  kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và xu hướng vận dụng cho  các ngành sản xuất kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã  đưa ra các giải pháp về kế toán tài chính và kế toán quản trị chi phí sản xuất và   giá thành sản phẩm, tuy nhiên các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các giải  pháp kế toán tài chính, còn các giải pháp kế toán quản trị chưa đáp ứng hết yêu  cầu kế toán quản trị. Vì vậy, cần có nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực sản  xuất đặc thù.        
  16. 7 Nhóm công trình nghiên cứu tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành   dưới góc độ kế toán quản trị Nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh nghiệp sản  xuất  ở  Việt Nam”, (Trần văn Dung, 2002) nghiên cứu đưa ra hệ  thống lý luận  về kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản   xuất, đồng thời nghiên cứu đưa ra giải pháp về thu thập, xử lý, hệ thống hóa và   phân tích, cung cấp, phân tích thông tin về  chi phí sản xuất và giá thành sản  phẩm. Tuy nhiên, kết quả  nghiên cứu cho thấy tác giả  mới tập trung vào tập   hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp truyền thống, vận dụng tổ chức   kế toán chi phí sản xuất và giá thành vào doanh nghiệp sản xuất nói chung[27].   Nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá   thành sản phẩm trong các doanh nghiệp khai thác than”, (Trần Văn Hợi, 2007).  Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về nội  dung tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong   các doanh nghiệp khai thác than thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, từ  đó đưa ra giải pháp hoàn thiện từng nội dung cụ  thể  của tổ  chức công tác kế  toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành của tập đoàn. Đặc biệt, tác giả đã   đề  cập các giải pháp về  kế  toán môi trường như  khôi phục và bảo vệ  môi   trường[28].  Nghiên cứu “Tổ  chức kế  toán quản trị  trong các doanh nghiệp bánh kẹo”,  (Nguyễn Hoản, 2012) đưa ra lý luận về  tổ  chức kế  toán quản trị  chi phí trong   các doanh nghiệp về tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích   và cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí. Đồng thời nghiên cứu đưa ra các   giải pháp hoàn thiện gồm các nhóm giải pháp từ   khâu thu nhận, cung cấp và  
  17. 8 phân tích thông tin đối với các doanh nghiệp bánh kẹo cùng với giải pháp hoàn   thiện bộ máy kế toán quản trị[29]. Nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong  doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí Việt Nam”, (Nguyễn Đào Tùng, 2012) đã chỉ  ra lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành theo các nội dung như:   tổ chức mô hình kế toán quản trị, tổ chức phần hành kế toán quản trị chi phí sản  xuất và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn  thiện mô hình kế toán quản trị cũng như phương pháp thu thập, phân loại và xử  lý thông tin kế toán quản trị theo đặc thù ngành[30].  Nghiên cứu gần đây với đề  tài “Hoàn thiện kế  toán quản trị  chi phí trong   các doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, (Lê Thị  Minh Huệ,   2016) đã khái quát, hệ thống hóa và phát triển những lý luận về kế toán quản trị  chi phí trong doanh nghiệp sản xuất theo các nội dung như  nhận diện chi phí,  xây dựng định mức và lập dự toán chi phí, phân bổ, xác đinh chi phí và phân tích   chi phí. Tác giả có khảo sát thực tế, phân tích định lượng, đánh giá thực trạng về  kế  toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp mía đường Thanh Hóa theo các nội  dung trên. Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế  toán quản trị  chi phí  phù hợp đặc điểm hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mía đường. Đặc biệt   trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị  thông qua hệ  thống báo cáo   quản trị chi phí[31].   Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về  tổ  chức kế toán quản trị  chi phí trong  các lĩnh vực khác như: “Tổ  chức công tác kế  toán quản trị  chi phí và giá thành   dịch vụ  vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi”, (Hồ  Văn Nhàn,  2010). Nghiên cứu đã hệ  thống hóa được các vấn đề  lý luận và làm rõ chi phí  dịch vụ  trong vận chuyển, đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành  
  18. 9 cùng các phương pháp kế toán cho loại hình dịch vụ này. Nghiên cứu đưa ra các  giải pháp để  xây dựng mô hình kế  toán quản trị  với loai hình vận chuyển, và   đưa ra các giải pháp thu thập, xử lí, phân tích và cung cấp thông tin chi phí trong   kế toán quản trị thuộc lĩnh vực vận chuyển bằng taxi. Nghiên cứu “Tổ chức kế  toán quản trị  chi phí, giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc nghành  giống cây trồng Việt Nam”, (Nguyễn Quốc Thắng, 2011), nghiên cứu đã đưa ra   đề  xuất về  tổ  chức công tác kế  toán quản trị  chi phí và giá thành sản phẩm   nhằm  tăng cường công tác quản trị  doanh nghiệp thuộc ngành gióng cây trồng  Việt Nam. “Nghiên cứu tổ  chức kế  toán quản trị  chi phí và giá thành trong các  doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam”   (Đỗ  Thị  Mai Thơm, 2012). Các nghiên  cứu này đã đề  cập đến công tác tổ  chức kế  toán quản trị  chi phí như: lập dự  toán chi phí, phân tích dự toán chi phí, tổ  chức kế toán trách nhiệm, tổ  chức kế  toán quản trị  theo chức năng, tổ  chức kế  toán chi phí và mô hình tổ  chức công  tác kế toán quản trị. Các nghiên cứu đã đề cập sâu đến tổ chức kế toán quản trị  trong các loại hình doanh nghiệp cụ  thể  như  vận chuyển hành khách, vận tải,  giống cây trồng mà chưa có đề  tài nghiên cứu sâu về  doanh nghiệp sản xuất   trong lĩnh vực hóa chất. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả  đã hệ  thống hóa  về  kế  toán quản trị  chi phí và giá thành sản phẩm trong các loại hình doanh  nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh cụ thể nhưng chưa nghiên cứu trong lĩnh   vực hóa chất. Mặt khác, để có thể tổ chức và vận dụng kế toán quản trị chi phí   sản xuất và giá thành vào thực tế doanh nghiệp nhằm cung cấp được thông tin   hữu ích và hiệu quả cho các nhà quản trị cần xây dựng mô hình và giải pháp kế  toán quản trị phù hợp.          
  19. 10 Tóm lại, trong các nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản   phẩm thì các tác giả đã hệ thống hóa nội dung cơ bản kế toán chi phí sản xuất  và và thành dưới hai góc độ  kế  toán tài chính, kế  toán quản trị  và đề  xuất  ứng  dụng vào ngành cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, các công   trình nghiên cứu trên đều chưa đầy đủ  và chưa giải quyết vấn đề  tác giả  quan  tâm là tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các  doanh nghiệp sản xuất thuộc tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Trong khi quy hoạch  phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến 2020, có tầm nhìn đến năm 2030 là  xây dựng ngành hóa chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm sản xuất tư  liệu sản xuất và tư  liệu tiêu dùng, phục vụ  cho nhiều ngành công nghiệp khác,  đáp  ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Để  đảm bảo mục tiêu trên, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tổ  chức kế  toán chi phí  sản xuất và giá thành khoa học, hiệu quả, để  cung cấp thông tin kế  toán phục  vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. ­ Dù có nhiều nhiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành trong các  doanh nghiệp Việt Nam, có đóng góp to lớn và ý nghĩa tham khảo quan trọng cho  luận án trong quá trình thực hiện nhưng những công trình này còn hạn chế  hay  “khoảng trống” chưa đề cập ở một số điểm sau:     Lý luận về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,   mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận và đặt vấn đề  riêng về  các ngành nghiên  cứu, trong khi đó vấn đề tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản   phẩm  tại các doanh nghiệp sản xuất hóa chất nói chung và tập đoàn hóa chất   nói riêng chưa có doanh nghiệp nào nghiên cứu. Ngành hóa chất là một ngành  quan trọng trong việc thúc đẩy sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu và rộng thì tổ  chức  
  20. 11 tốt kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp cắt giảm  chi phí sản xuất, tăng khả  năng cạnh tranh sản phẩm, góp phần thực hiện mục   tiêu chiến lược của doanh nghiệp.  Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung giải quyết tổ chức  kế  toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm   dưới góc độ  kế  toán tài  chính hoặc kế toán quản trị nhưng dường như chưa có công trình nào nghiên cứu  tổng hợp, phân tích đầy đủ thực trạng và đưa ra các giải pháp cụ thể trên cả hai   góc độ trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp sản xuất  thuộc Tập đoàn Hóa chất nói riêng. ­ Như vậy, luận án được nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau đây: * Xác định rõ bản chất, vai trò và ý nghĩa của tổ  chức kế  toán chi phí sản  xuất và tính giá thành sản phẩm với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các  soanh nghiệp thuộc Tập doàn Hóa chất. * Xác định, luận giải rõ cơ  sở  lý luận tổ  chức kế  toán chi phí sản xuất và  tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm nâng cao hiệu   quả quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. * Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành  sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc Tập doàn Hóa chất, phân tích nguyên  nhân thành công và hạn chế của các doanh nghiệp. * Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá  thành sản phẩm phù hợp yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh  nghiệp.     3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ­ Về mặt lý luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1