intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính

Chia sẻ: Nguyễn Kim Tuyền Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:263

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án gồm 3 chương trình bày lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập; thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính; giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ---------- NGÔ THỊ THÙY QUYÊN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------œ---------- NGÔ THỊ THÙY QUYÊN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN VĂN DUNG 2. TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Tác giả luận án Ngô Thị Thùy Quyên
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ....................................................................................................................... i Mục lục ............................................................................................................................... ii Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................... vi Danh mục các bảng .......................................................................................................... vii Danh mục các hình.......................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .......................................................... 28 1.1. DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ....................................................... 28 1.1.1. Dịch vụ .......................................................................................................... 28 1.1.2. Dịch vụ công ................................................................................................. 31 1.1.3. Dịch vụ đào tạo đại học ................................................................................ 35 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ....................................................................... 39 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................... 39 1.2.2. Phân loại chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập ................ 43 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập ....................................................................................................... 53 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đào tạo và kế toán chi phí, giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập ...................................................... 56 1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ................................................................................. 63 1.3.1. Đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành................................................. 63 1.3.2. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành............................................ 65 1.3.3. Kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành ................................................... 72 1.3.4. Thu thập, xử lý, hệ thống hóa, cung cấp thông tin kế toán chi phí và giá thành ...................................................................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 81
  5. iii Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH............................................................................................. 82 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ............................................................................................................ 82 2.1.1. Tổng quan về các cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Tài chính .............. 82 2.1.2. Tổng quan về dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính ................................................................................................ 86 2.1.3. Tổ chức hoạt động, quản lý dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính ........................................................................ 93 2.1.4. Đặc điểm dịch vụ đào tạo đại học khối kinh tế ảnh hưởng đến kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính ........................................................................ 95 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ............................................................................................................ 96 2.2.1. Thực trạng quy định pháp lý về kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập ........................................................................ 96 2.2.2. Thực trạng phân loại chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học .......... 100 2.2.3. Thực trạng xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học...................................................................................... 111 2.2.4. Thực trạng phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành....................... 116 2.2.5. Thực trạng thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán chi phí, giá thành dịch vụ đào tạo đại học ........................................ 119 2.2.6. Thực trạng sử dụng thông tin kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học nhằm phục vụ quản trị đơn vị ......................................... 129 2.3. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 .................. 130 2.3.1. Nội dung và cách thức thu thập dữ liệu về kế toán chi phí, giá thành dịch vụ đào tạo đại học ............................................................................. 131 2.3.2. Xử lý dựa trên nguồn dữ liệu đã thu thập .................................................. 131 2.3.3. Hạn chế trong xác định chi phí của các cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Tài chính .................................................................................... 141
  6. iv 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH .................................................................................... 143 2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 143 2.4.2. Những hạn chế tồn tại................................................................................. 145 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế........................................................................... 151 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 155 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH ................................................................... 156 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KINH TẾ ................................................................................................... 156 3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ đào tạo đại học công lập Việt Nam thời gian tới................................................................................................ 156 3.1.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo trong các cơ sở đào tạo đại học công lập khối kinh tế ........... 158 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH .................................................................................... 160 3.2.1. Hoàn thiện phân loại chi phí dịch vụ đào tạo đại học ............................... 161 3.2.2. Hoàn thiện xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành ............. 169 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành ...................... 171 3.2.4. Hoàn thiện thu thập, xử lý, hệ thống, cung cấp thông tin kế toán chi phí và giá thành ......................................................................................... 182 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức xác định chi phí đào tạo và tính giá thành dịch vụ đào tạo cho sinh viên các bậc và hệ đào tạo........................................ 184 3.2.6. Hoàn thiện thông tin kế toán chi phí và giá thành dịch vụ đào tạo đại học nhằm phục vụ quản trị đơn vị ............................................................ 186 3.2.7. Giải pháp khác ............................................................................................ 190
  7. v 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP................................................................ 203 3.3.1. Nâng cao tính pháp lý trong xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học...................................................................................... 203 3.3.2. Nâng cao mức độ tự chủ của các cơ sở đào tạo ......................................... 204 3.3.3. Nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn của bộ máy quản trị và tài chính, kế toán trong quản lý dịch vụ đào tạo đại học .................... 207 3.3.4. Giải quyết tốt bài toán xã hội hóa dịch vụ đào tạo đại học ....................... 208 3.3.5. Điều kiện khác ............................................................................................ 208 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 212 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 214 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................................................ 215 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 216 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 221
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải nghĩa 1 ABC Phương pháp kế toán dựa trên cơ sở hoạt động 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 CPĐT Chi phí đào tạo 4 CSĐT Cơ sở đào tạo 5 DVĐT Dịch vụ đào tạo 6 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập 7 ĐTĐH Đào tạo đại học 8 ĐHCL Đại học công lập 9 HCSN Hành chính sự nghiệp 10 KTQT Kế toán quản trị 11 KTTC Kế toán tài chính 12 Luật Kế toán 2015 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 13 Luật NSNN 2015 25/6/2015 14 NCKH Nghiên cứu khoa học Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định 15 Nghị định 16 cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục 16 Nghị định 86 thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm 17 Nghị quyết 77 đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017 18 NSNN Ngân sách nhà nước 19 SNCL Sự nghiệp công lập 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 TCTC Tự chủ tài chính Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 về chế 22 Thông tư 107 độ kế toán HCSN Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT ngày 30/9/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - 23 Thông tư 14 kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo 24 TSCĐ Tài sản cố định 25 XDCB Xây dựng cơ bản 26 XHH Xã hội hóa
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................................... 22 Bảng 1.1: Phân loại đơn vị SNCL ....................................................................................... 33 Bảng 1.2: Phân loại chi phí dịch vụ đào tại đại học công lập ............................................ 44 Bảng 1.3: Phân loại chi phí theo phương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí biến đổi............................................................................................................................ 71 Bảng 1.4: Phương pháp, kỹ thuật kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ..................... 75 Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính............ 85 Bảng 2.2: Danh mục chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH .................................................................................................................. 121 Bảng 2.3: Danh mục tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính ..................................................... 123 Bảng 2.4: Danh mục tài khoản chi tiết của tài khoản 611 - Chi hoạt động ..................... 125 Bảng 2.5: Nội dung và cách thức thu thập dữ liệu về kế toán chi phí, giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019............... 131 Bảng 2.6: Chi phí của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính năm 2018 ............................ 132 Bảng 2.7: Hệ số quy chuẩn cho các hệ ĐTĐH và sau đại học ........................................ 133 Bảng 2.8: Quy mô đào tạo quy đổi của các CSĐT năm 2018 ......................................... 134 Bảng 2.9: Chi phí đào tạo đại học tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính năm 2018 ........................................................................................................................... 135 Bảng 3.1: Các giai đoạn hoạt động trong quy trình đào tạo đại học................................ 162 Bảng 3.2: Bảng phân loại chi hoạt động ........................................................................... 164 Bảng 3.3: Đề xuất ghi nhận bổ sung chi phí………………………………165 Bảng 3.4: Danh mục các hoạt động gián tiếp tạo ra chi phí............................................. 179 Bảng 3.5: Tiêu thức phân bổ chi phí.................................................................................. 181 Bảng 3.6: Báo cáo chi phí hoạt động đào tạo.................................................................... 186 Bảng 3.7: Các nội dung chính của tự chủ đại học ............................................................ 206
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 01: Phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................................... 23 Hình 02: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 25 Hình 1.1: Phân loại giá thành dịch vụ đào tạo ĐHCL........................................................ 51 Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành dịch vụ .................................................. 54 Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong kế toán ABC ............................ 67 Hình 1.4: Phương pháp chi phí thông thường..................................................................... 69 Hình 1.5: Quy trình kế toán chi phí dịch vụ đào tạo đại học công lập .............................. 76 Hình 1.6: Quy trình kế toán giá thành dịch vụ đào tạo đại học công lập .......................... 77 Hình 2.1: Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ đào tạo ĐHCL khối kinh tế ở Việt Nam ............................................................................................................................... 86 Hình 2.2: Hoạt động dịch vụ tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính ................... 94 Hình 2.3: Chi phí của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính .................................. 102 Hình 2.4: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo loại hình hoạt động giai đoạn 2018 - 2019 ............................................................................... 103 Hình 2.5: Chi phí dịch vụ ĐTĐH của các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính .................... 104 Hình 2.6: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo nguồn tài trợ giai đoạn 2018 - 2019................................................................................... 106 Hình 2.7: Chi phí trung bình từ nguồn NSNN cấp cho các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019 .................................................................................. 107 Hình 2.8: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo yếu tố chi phí giai đoạn 2018 - 2019 ........................................................................................ 108 Hình 2.9: Chi phí trung bình của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính theo mục lục NSNN giai đoạn 2018 - 2019 .............................................................................. 109 Hình 2.10: Chi phí ĐTĐH tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính năm 2018 ... 114 Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán tổng quát hoạt động dịch vụ ĐTĐH và hoạt động HCSN ..... 118 Hình 2.12: So sánh lý thuyết - Thực trạng quy trình kế toán chi phí tại các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2018 - 2019.................................................... 120 Hình 2.13: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ........................................................ 128 Hình 2.14: Thông tin chi phí do hệ thống kế toán cung cấp ............................................ 130 Hình 3.1: Chi phí dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính ...................... 161 Hình 3.2: Mô hình phân bổ chi phí của kế toán ABC áp dụng cho các CSĐT ĐHCL....... 176 Hình 3.3: Mô hình phân bổ chi phí của kế toán ABC áp dụng cho các CSĐT ĐHCL trong kế toán chi phí dịch vụ ĐTĐH ................................................................................. 177 Hình 3.4: ERP cho đại học ................................................................................................. 202
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Giáo dục và đào tạo từ lâu là đòn bẩy của sự phát triển nền kinh tế quốc gia, và là niềm hy vọng thay đổi số phận của hàng triệu con người trên thế giới. Trong đó, ĐTĐH luôn đóng một vai trò quan trọng bởi lẽ chính ĐTĐH đóng góp phần lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước với phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, nhạy bén, giàu óc sáng tạo, có đủ năng lực bắt kịp với tốc độ hội nhập và phát triển của thế giới. Sản phẩm đào tạo của các CSĐT đại học quyết định gần như toàn bộ chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Chính vì vậy, ĐTĐH được xem là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của đất nước và luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước cũng như của toàn xã hội. Mặc dù điều kiện đất nước và NSNN còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, GD&ĐT mà cụ thể là ĐTĐH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bối cảnh mở cửa và hội nhập trên mọi mặt của nền kinh tế - xã hội đã mang tới những khó khăn, thách thức không hề nhỏ với ĐTĐH bởi những tồn tại vốn có như: chưa chấp nhận thực tế ĐTĐH là một loại hình dịch vụ, chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ CPĐT giữa các bên liên quan (nhà nước, người học và toàn xã hội), chế độ chính sách về tài chính, kế toán chưa đáp ứng yêu cầu quản trị đại học theo hướng tự chủ. Theo đó, từ chỗ là những khái niệm xa lạ với nhiều người; hiện nay, thuật ngữ “giá dịch vụ”, “dịch vụ sự nghiệp công” hay “dịch vụ giáo dục đại học” đã dần trở nên quen thuộc. Việc tính giá dịch vụ sự nghiệp công nói chung, dịch vụ ĐTĐH nói riêng đã trở thành yêu cầu bức thiết đối với mỗi CSĐT đại học bởi những lý do dưới đây: Về mặt lý luận: Tính giá thành là một nội dung có tính xuất phát điểm cho nhiều công việc khác trong kế toán quản trị, vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị, như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định. - Tính giá thành góp phần xác định giá thành dịch vụ hoàn thành, qua đó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động của từng dịch vụ, từng bộ phận và toàn đơn vị
  12. 2 - Tính giá thành giúp các nhà quản trị làm tốt công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh chi phí (từng khoa, phòng ban, từng hoạt động,…) - Tính giá thành giúp các nhà quản trị trong nỗ lực nhằm giảm thấp chi phí, cải tiến dịch vụ, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trên thị trường - Tính giá thành là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết định khác Về mặt pháp lý và thực tiễn. Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ những năm 2012 (theo quyết định số 450/QĐ- TTg ngày 18/4/2012) đến nay vẫn đang trong quá trình thực hiện và còn nguyên giá trị. Bởi những mục tiêu cần đạt được trong cải cách tài chính và kế toán công như: Đảm bảo cho việc sản xuất và cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng công bằng và hiệu quả hơn; tập trung nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với công cuộc cải cách hành chính dường như mới bắt đầu khởi động. Dấu mốc cơ bản đánh dấu yêu cầu bước ngoặt cho quá trình tự chịu trách nhiệm về hoạt động, tự xác định giá dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công nói chung, các CSĐT đại học nói riêng là nghị định 16/2015/NĐ-CP bằng cách đưa ra lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2020 (Năm 2016: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý; đến năm 2020: tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định). Tuy nhiên, đến nay, khi đã gần chạm tới cột mốc cuối lộ trình nhưng hầu như chưa có một CSĐT đại học nào hoàn thành nhiệm vụ tính giá. Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này có thể kể tới là: Nguyên nhân khách quan đến từ cơ quan quản lý như Bộ GD&ĐT chưa ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết nghị định 16/2015/NĐ-CP trong lĩnh vực giáo dục (tình trạng tương tự đối với các lĩnh vực sự nghiệp công khác); hay chế độ kế toán HCSN mặc dù đã sửa đổi theo thông tư 107/2017/TT-BTC trên cơ sở kế toán dồn tích nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác kế toán tính giá dịch vụ. Nguyên nhân chủ quan đến từ chính các CSĐT đại học. Mặc dù ngày 30/8/2019 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 14/2019/TT-BGD&ĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo một cách rất chi tiết và cụ thể nhưng theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay vẫn chưa có CSĐT đại học nào thực hiện xác định giá
  13. 3 dịch vụ đào tạo. Điều này có thể được lý giải bởi những ràng buộc về cơ chế chính sách ĐTĐH như: xác định giá dịch vụ thì vẫn nhận kinh phí từ ngân sách (đối với các CSĐT đại học chưa tự chủ), hoặc vẫn bị ràng buộc bởi những quy định trong quản lý tài chính hay học phí (đối với các CSĐT đại học thực hiện thí điểm tự chủ theo nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014). Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc tính giá dịch vụ ĐTĐH đã không còn chỉ là yêu cầu mang tính pháp lý phải thực hiện vì đã đến hạn chót mà còn là yêu cầu nội sinh từ chính bản thân các CSĐT đại học, bởi áp lực tự chủ ngày càng cao, muốn tự đứng trên đôi chân của mình, tiên quyết cần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao kết quả hoạt động; và đương nhiên muốn xác định kết quả hoạt động thì một trong những yêu cầu cơ bản là cần xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ do chính mình cung cấp. Điều này càng trở nên cấp thiết với các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, bởi đặc thù chuyên cung cấp dịch vụ đào tạo có khả năng xã hội hóa cao hơn so với các khối ngành đào tạo khác như kỹ thuật hay y dược; các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh (cả trong và ngoài nước) ngày càng lớn. Theo hiểu biết của tác giả, thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về kế toán chi phí và tính giá dịch vụ công trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, mà đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ ĐTĐH tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính. Do vậy, xuất phát từ những đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo nói chung, hoàn thiện công tác quản lý tài chính kế toán nói riêng của các CSĐT ĐHCL trực thuộc Bộ Tài chính, tác giả lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các CSĐT trực thuộc Bộ Tài chính” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Việc cố gắng khái quát, tìm hiểu mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố trước đây, về một số mảng nội dung khác nhau có liên quan gần đến hướng nghiên cứu của luận án như
  14. 4 “kế toán”, “kế toán công”, “chi phí”, “giá thành”, “dịch vụ công” và “dịch vụ đào tạo đại học” được trình bày tại nội dung này, giúp tác giả thực hiện được 2 mục tiêu: Một là, khẳng định khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án: Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về đề tài “Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ đào tạo đại học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Tài chính” Hai là, góp phần xây dựng nền tảng cơ sở nghiên cứu dựa trên việc kế thừa các kết quả nghiên cứu trước. Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu về kế toán chủ yếu tập trung vào 2 hướng nghiên cứu kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ theo quan điểm kế toán tài chính và kế toán quản trị. Bên cạnh đó, do đặc thù về loại hình sản phẩm dịch vụ công của ĐTĐH, còn có những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính khu vực công và ĐTĐH. Cụ thể, một số công trình nghiên cứu có liên quan gần nhất đến luận án là: 2.1. Công trình nghiên cứu về kế toán Trên quan điểm của kế toán tài chính Công trình nghiên cứu trên thế giới Y Nghiên cứu về kế toán nhà nước trong cuốn “Accounting for Governmental and Nonprofit entities” (tạm dịch: “Kế toán nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận”) của tác giả: Earl R.Wilson, Susan C.Kattelus, Leon E.Hay. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của các đơn vị công phi lợi nhuận. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm: các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi nhận các sự kiện, cách thức lập báo cáo tài chính. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích đặc thù hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp như tổ chức công tác kế toán trong trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang... Y Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami với tiêu đề: “Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn” (“Government accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards”) đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập, trong đó bao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán tiền mặt và kế toán dồn tích. Nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán; chương trình
  15. 5 đổi mới công tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên cứu này. Y Ngoài ra, còn phải kể tới chuẩn mực kế toán công quốc tế và một số nghiên cứu có liên quan Nếu khu vực tư dựa trên hệ thống chuẩn mực là IAS và IFRS, thì khu vực công sử dụng IPSAS như kim chỉ nam cho công việc kế toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) do Ủy ban chuẩn mực kế toán công (IPSAB) ban hành, là các chuẩn mực kế toán áp dụng cho lĩnh vực công, trong đó có các đơn vị cung ứng dịch vụ công không vì mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống các chuẩn mực này bao gồm những quy định có tính nguyên tắc, mực thước làm cơ sở để các cấp chính quyền nhà nước và các tổ chức công tổ chức công tác kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán. Mặc dù trong toàn bộ hệ thống gồm 40 chuẩn mực (tính đến 2020) chỉ có duy nhất một chuẩn mực số 05 (IPSAS 5) ban hành những quy định riêng về kế toán chi phí (chi phí đi vay), nhưng những quy định hướng dẫn chung mang tính mực thước về kế toán chi phí nói chung được quy định ẩn trong các chuẩn mực có liên quan khác là rất nhiều, đặc biệt về nội dung ghi nhận và trình bày trên BCTC thông tin về chi phí của đơn vị kế toán công, phần tiếp nhận từ NSNN dưới dạng doanh thu không trao đổi và các chi phí trong các hoạt động khác. Công trình nghiên cứu trong nước Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ Kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ được coi là một trong những đề tài truyền thống về kế toán, được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn NCKH, bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ từ xưa. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, có một số luận án nghiên cứu về kế toán chi phí, giá thành sản phẩm, dịch vụ điển hình là: Ngô Quang Hùng (2019), trong luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn
  16. 6 hóa chất Việt Nam” đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam là: hoàn thiện mô hình kế toán, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị. Trong luận án“Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam” tác giả Lương Khánh Chi (2017) đã trình bày những cơ sở lý luận về kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. Phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian tới. Với cách tiếp cận 3 chương truyền thống, tác giả Nguyễn Thị Diệu Thu (2016) trong luận án“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam hiện nay” đã trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phần mềm trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Việt Nam như: hoàn thiện phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hoàn thiện xác định giá phí cho đối tượng chịu phí, hoàn thiện phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp, hoàn thiện phương pháp phân bổ giá trị sản phẩm phần mềm lõi, hoàn thiện xác định chi phí sản phẩm làm dở, sản phẩm bị lỗi. Đặc biệt, tác giả còn trình bày giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất phần mềm bước đầu áp dụng phương pháp ABC trong việc định giá phí của đối tượng chịu chi phí. Có thể thấy, mặc dù có tương đối nhiều nghiên cứu về kế toán chi phí và tính giá thành, tuy nhiên, mỗi luận án trên đây đều lựa chọn nghiên cứu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại một loại hình doanh nghiệp cụ thể, với những sản phẩm hữu hình cụ thể. Nên, luận án “Tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Minh Thoa (2015) là một trong số ít các luận án nghiên cứu về kế toán chi phí dịch vụ mà tác giả có thể tiếp cận. Trong luận án, tác giả Đỗ Minh Thoa đã trình bày lý luận và phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam hiện nay,
  17. 7 từ đó đưa ra giải pháp và các điều kiện thực hiện giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí, doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam. Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về tổ chức kế toán và hệ thống thông tin kế toán Thuộc nhóm nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán có thể kể tới các nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Thị Minh Hường (2004) “Tổ chức kế toán trong các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo”: Theo hướng nghiên cứu này các tác giả đã hệ thống hóa và phát triển được cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các trường ĐHCL, các tác giả cũng phân tích và đánh giá được thực trạng tổ chức công tác kế toán tại một số trường điển hình để làm căn cứ đưa ra được các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường thuộc phạm vi nghiên cứu trên cả những mặt đã đạt được và những điểm còn hạn chế cùng các nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở các mặt còn hạn chế, các tác giả đã đưa ra định hướng và đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường để đạt được hiệu quả hơn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng và đặc biệt là các nhà quản lý để điều hành đơn vị, để các giải pháp đề xuất của các tác giả được thực thi hiệu quả các tác giả cũng đưa ra những điều kiện đồng bộ cả từ phía Nhà nước, các Bộ ngành và từ phía các trường ĐHCL ở Việt Nam. Thuộc nhóm nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán tại các CSĐT ĐHCL có 2 luận án tiến sỹ Đinh Thị Mai (2010), “Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập” và Nguyễn Hữu Đồng (2012) “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường đại học công lập Việt Nam”. Trong hướng nghiên cứu này các tác giả đã hệ thống hóa và phát triển được các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức và nêu ra được nhân tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị HCSN có thu bao gồm: Bộ máy kế toán; phương tiện kỹ thuật; hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán; các quy trình cơ bản; hệ thống kiểm soát. Trên cơ sở những nhân tố này các tác giả đã khảo sát thực trạng hệ thống thông tin kế toán tại một số trường ĐHCL ở Việt nam để đưa ra những nhận xét đánh giá về những ưu điểm và hạn chế, các nguyên nhân của hạn chế về hệ thống thông tin kế toán tại các trường trong mẫu
  18. 8 nghiên cứu. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các tổ chức nhằm thực hiện tốt trách nhiệm tài chính trong điều kiện mới của Việt Nam và tác giả cũng đề xuất về các điều kiện từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và điều kiện từ phía các trường đại học để các giải pháp triển khai được hiệu quả và đồng bộ. Gần đây hơn, Tô Hồng Thiên (2017) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học công lập ở Việt Nam”, đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hệ thống thông tin kế toán; các nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường ĐHCL và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán. Tác giả cũng đã nêu được các tiêu chí đánh giá về tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL và các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường. Tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL là: Nhân viên kế toán; nhà quản lý kế toán; công nghệ thông tin; môi trường làm việc; hệ thống văn bản pháp quy; chuyên gia tư vấn và Ban giám hiệu của các trường từ đó tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL ở Việt nam. Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực tế về tổ chức thông tin kế toán tại các trường và các nhân tố ảnh hưởng tác giả đã chỉ ra được 4 nhân tố có mức ảnh hưởng lớn và quyết định trực tiếp đến tổ chức thông tin kế toán tại các trường ĐHCL là nhà quản lý tổ chức và điều hành hệ thống thông tin kế toán; hệ thống các văn bản pháp qui, các văn bản pháp luật kế toán chi phối việc tổ chức thông tin kế toán; công nghệ thông tin và nhân tố Ban giám hiệu phê duyệt các vấn đề có liên quan để tổ chức thông tin kế toán tại các trường Trên quan điểm của kế toán quản trị Công trình nghiên cứu trên thế giới Các công trình nghiên cứu trên thế giới theo hướng tiếp cận kế toán quản trị tại các CSĐT đại học chủ yếu gồm theo 2 nhóm:
  19. 9 Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí và nhân tố ảnh hưởng tại các CSĐT Y Trong bài viết “Cost management in European Universities - a time of change” năm 2014, các tác giả Irena Sobanska và Jacek Kalinowski đã khẳng định: Các cơ sở giáo dục đại học châu Âu ngày càng tập trung vào việc giảm chi phí và liên kết chính xác giữa các chi phí với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược của họ. Theo đó, từ việc phân tích kinh nghiệm của các trường đại học ở các quốc gia khác nhau (Úc, Hà Lan, Đức, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh) trong việc phát triển và thực hiện kế toán chi phí, 2 tác giả chỉ ra các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế toán quản trị tại các cơ sở đào tạo đại học gồm: - Nhóm yếu tố kinh tế: gồm các tác động từ biến động kinh tế toàn cầu, gia tăng cạnh tranh, đổi mới công nghệ và phương pháp quản lý, sản xuất, công nghệ thông tin tiến tiến; đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh tới việc đa dạng các nguồn tài trợ: quốc tế, quốc gia, nhà nước, tư nhân. - Nhóm yếu tố yêu cầu từ cấp trên, nhóm này nhấn mạnh tới các yếu tố về luật quốc gia về tài chính, kế toán thuộc khu vực công; cũng như những yêu cầu từ các cơ quan, tổ chức khác như Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học, trung tâm nghiên cứu quốc gia) - Nhóm yếu tố về áp lực quy chuẩn kế toán quản trị, gồm: việc tuyển dụng các kế toán viên chuyên về mảng kế toán quản trị, thiết kế hệ thống kế toán chi phí bởi các chuyên gia, các khóa đào tạo về các nguyên tắc và phương pháp kế toán quản trị cho nhân viên. Y N.A.Mamontova và A.F.Novak (2015) trong bài viết “Management accounting of higher education institutions: implementation stages and realization features” đã khẳng định: để đưa kế toán quản trị vào các CSĐT đại học, cần thực hiện 4 bước: (1) phân chia các cấp độ giới thiệu và thực hiện kế toán quản trị, (2), cung cấp chính sách và phương pháp kế toán quản trị, (3) phát triển hệ thống thông tin báo cáo tự động, (4) xác định những người chịu trách nhiệm về thông tin kế toán quản trị, trong việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin. Có thể coi đây là những yêu cầu, bước đi cơ bản để hình thành hệ thống kế toán quản trị nói chung tại tất cả các CSĐT đại học.
  20. 10 Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về phương pháp kế toán chi phí, chủ yếu là phương pháp kế toán tính giá theo hoạt động (Activity based costing - ABC) Kế toán chi phí trong các trường đại học gần đây đã được một số tác giả trên thế giới đề cập đến, với việc ghi nhận về yêu cầu của một hệ thống kế toán chi phí hiệu quả đảm bảo cho các quyết định đúng đắn và phân bổ các nguồn lực tốt hơn. Trong đó, phương pháp kế toán chi phí được các tác giả nghiên cứu nhiều nhất là phương pháp kế toán ABC. Phương pháp này có nhiều điểm tiến bộ vượt bậc so với phương pháp tính giá truyền thống (Traditional Costing). Nó không những phân bổ chi phí gián tiếp chính xác hơn mà còn giúp các nhà quản lý biết được nguồn gốc phát sinh chi phí, biết được những hoạt động làm phát sinh chi phí tạo ra giá trị, những hoạt động làm phát sinh chi phí nhưng không tạo ra giá trị; cung cấp thông tin đáng tin cậy, kịp thời và linh hoạt cho các cấp quản trị trong quá trình ra quyết định. Phương pháp này được các nước trên thế giới áp dụng cách đây vài chục năm và hiện nay trở nên rất phổ biến. Năm 1995, trong nghiên cứu của hai tác giả Coy và Goh đã ủng hộ việc sử dụng xác định chi phí dựa trên hoạt động (mô hình ABC) trong các trường đại học, đặc biệt là phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp. Họ rất quan tâm đến việc phân bổ các chi phí dựa trên cơ sở duy nhất đó là số lượng sinh viên. Các tính toán chi phí mà kết quả được tạo ra từ phương pháp tiếp cận trên diện rộng thường gây nhầm lẫn vì chúng không nắm bắt được mối quan hệ nhân quả. Coy và Goh cho rằng phương pháp tiếp cận theo mô hình ABC sẽ xác định những hoạt động nào liên quan đến bộ phận, phòng, ban nào và những hoạt động đó ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu và tiêu thụ tài nguyên như thế nào. Coy và Goh còn chỉ ra rằng mô hình ABC giúp tập trung sự chú ý của tổ chức vào việc cải thiện hoạt động, cái mà sẽ có tác động lớn nhất đến các nguồn phát sinh chi phí. Đến năm 1996, tác giả Gibbon et al đã nghiên cứu những lợi ích của chi phí dựa trên hoạt động và vấn đề quản trị trong cả sản xuất và tổ chức dịch vụ. Họ liệt kê các lợi ích quan trọng mà mô hình ABC đem lại như sau: Hiểu biết về các hoạt động và chi phí trong tổ chức; Tiết kiệm chi phí; Tăng cường trách nhiệm tài chính;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2