Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm dựa trên cơ sởhệ thống hóavà phát triển lý luận phát triển NNL nói chung, phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, xây dựng khung lý luận để phân tích đánh giá thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc; từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2020 -2030 tầm nhìn 2045 góp phần đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Mời các bạn tham khảo nội dung đề tài!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG DUY ĐẠT KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA HÀN QUỐC TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Quý Long 2. TS. Trần Anh Tuấn HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi, Dương Duy Đạt, sinh ngày 24/8/1980, là nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế quốc tế (đợt 2) năm 2017, Học viện Khoa học xã hội, được công nhận theo Quyết định số 6798/QĐ-HVKHXH ngày 08/11/2017 của Giám đốc Học viện Khoa học xã hội. Tôi cam đoan luận án “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân, xuất phát từ yêu cầu và kinh nghiệm trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Dương Duy Đạt i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Quý Long, Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; TS. Trần Anh Tuấn, Phó trưởng ban Tổng hợp, Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, chuyên gia và các cá nhân trong và nước ngoài đã tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi thu thập dữ liệu thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Ban lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Xã hội; Khoa Kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện và đào tạo tôi hoàn thành khóa học. Lời cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Dương Duy Đạt ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................. 14 1.1. Tổng quan các nghiên cứu của tác giả ngoài nước và Việt Nam liên quan đến phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển .............................. 14 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ........................................................ 14 1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển: .......................... 16 1.2. Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các tác giả trong và ngoài nước ..................................................................................................... 23 1.2.1. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài........................................................... 23 1.2.2. Các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam .............................................................. 24 1.3. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và hướng nghiên cứu của tác giả trong luận án .......................................................................... 26 1.3.1. Khoảng trống của các công trình nghiên cứu ........................................................ 26 1.3.2. Hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong luận án .......................................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ................................................................ 29 2.1. Khái quát về nguồn nhân lực ............................................................................... 29 2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ............................ 38 2.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ......................... 40 2.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường ....................................... 41 2.2.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực................................................................ 41 2.2.2.Nội dung phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ................ 2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ................................................................................................................... 52 2.3.1. Tiêu chí đánh giá về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ......................................................................................................................... 53 2.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển .................................................................................................................. 53 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triên nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ........................................................................................................... 63 2.4.1. Những nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 63 2.4.2. Những nhân tố bên trong ......................................................................................... 66 Tiểu kết Chương 2........................................................................................................ 69 CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN CỦA HÀN QUỐC ...................................... 71 3.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc ..................................................................................................................... 71 3.1.1. Khái quát về lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc ................. 71 iii
- 3.1.2. Thực trạng Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường biển Hàn Quốc .......................................................................................................................... 74 3.1.3. Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc ............................................................................................................ 78 3.2. Đánh giá về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc ................................................................................................................... 101 3.2.1. Những thành công và hạn chế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc ......................................................................................................................... 101 3.2.2. Những thành công và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc .............................................................................................. 105 3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển .......................................................................................................... 108 3.3.1. Bài học thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển .................................................................................................. 108 3.3.2. Kinh nghiệm chưa thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ......................................................................................... 111 Tiểu kết Chương 3...................................................................................................... 112 CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HÀN QUỐC VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM ................................................................................................................. 114 4.1. Tổng quan về quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam .................................................................................................................... 114 4.1.1. Khái quát về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên môi trường biển .................................................................................................................................. 114 4.1.2. Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam ........................................................................................................................... 115 4.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam .................................................................................................................... 119 4.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam ....... 119 4.2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ..... 130 4.3. Điểm tương đồng và khác biệt về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc và Việt Nam............................................. 141 4.3.1. Điểm tương đồng về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc và Việt Nam ..................................................................................... 141 4.3.2. Điểm khác biệt về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc với Việt Nam ............................................................................................ 144 4.4. Quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam ................................................................................................ 146 4.4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển ...... 146 4.4.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030...................................................................................... 148 iv
- 4.4.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam .......................................................................................................................... 149 4.5. Vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam ................................................................................................ 151 4.5.1. Một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vận dụng vào điều kiện của Việt Nam ............................................ 151 4.5.2. Điều kiện vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam................................................................ 160 4.5.3. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo điều kiện vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam .................................................................................................................................. 164 Tiểu kết Chương 4...................................................................................................... 166 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 178 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 179 v
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CCVC Công chức viên chức GD Giáo dục KHCN khoa học công nghệ KT Kinh tế KTXH Kinh tế xã hội LLSX Lực lượng sản xuất LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NNL Nguồn nhân lực PTNNL Phát triển nguồn nhân lực TNMT Tài nguyên, Môi trường UBND Ủy ban nhân dân vi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Dịch sang tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội MARPOL International Convention for Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm the Prevention of Pollution do rác thải từ tàu from Ships HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người MOMAF Ministry of Maritime Affairs Bộ Đại dương và Thủy sản and Fisheries OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển operation and Development kinh tế UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Scientific and Cultural Văn hóa Liên Hiệp Quốc Organization UNCLOS United Nations Convention on Công ước Liên hợp quốc về Luật Law of the Sea Biển ILO International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình vẽ Trang Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu 11 Hình 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế biển Hàn Quốc TK 21 63 Hình 3.2. Nguồn nhân lực Bộ Đại dương và Thủy sản qua các năm 64 DANH MỤC CÁC HỘP Tên hộp Trang Hộp 1. Phỏng vấn sâu chuyên gia Hàn Quốc về kinh nghiệm phát triển nguồn 100 nhân lực của Hàn Quốc Hộp 2. Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam về thực trạng phát triển nguồn 113 nhân lực tại các địa phương Việt Nam Hộp 3: Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam về giải pháp phát triển nguồn 143 nhân lực Việt Nam viii
- DANH MỤC BẢNG Contts Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu số lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển .............................................................................................................. 75 Bảng 3.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên môi trường biển theo độ tuổi .............................. 75 Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu cơ cấu NNL của tổ chức .......................... 76 Bảng 3.4. Đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu chất lượng NNL ....................................... 77 Bảng 3.5. Đánh giá về chính sách tuyển dụng công khai NNL ............................................ 82 Bảng 3.6. Đánh giá về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao........................ 84 Bảng 3.7. Đánh giá về gia tăng tiếp cận nhiệm vụ quan trọng NNL .................................... 86 Bảng 3.8. Đánh giá về bố trí công việc NNL của tổ chức...................................................... 86 Bảng 3.9. Đánh giá về môi trường làm việc NNL của tổ chức ............................................. 87 Bảng 3.10. Đánh giá về chính sách cơ hội thể hiện năng lực NNL của tổ chức.................... 87 Bảng 3.11. Chiến lược xúc tiến phát triển NNL và nhiệm vụ chính sách lĩnh vực biển Hàn Quốc ......................................................................................................................................... 89 Bảng 3.12. Đánh giá về chính sách đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức........................... 90 Bảng 3.13. Đánh giá về học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài NNL ............................... 91 Bảng 3.14. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL của tổ chức ............................... 95 Bảng 3.15. Đánh giá được sử dụng vào khen thưởng, quy hoạch, đào tạo.......................... 96 Bảng 3.16: Lương phù hợp với trình độ và sự đóng góp ....................................................... 98 Bảng 3.17: Chính sách tiền lương, thưởng và phụ cấp ......................................................... 98 Bảng 3.18: Chính sách khen thưởng ghi nhận, đề cao đóng góp cá nhân .......................... 99 Bảng 3.19. Người lao động được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển............................................................................................................................. 100 Bảng 4.1. Tổng hợp NNL biển Trung ương và địa phương từ 2015- 2019 ........................ 120 Bảng 4.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển................................................ 120 Bảng 4.3. Tổng hợp trình độ NNL của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam .................... 122 Bảng 4.4. Cơ cấu NNL theo ngạch công chức, viên chức .................................................... 123 Bảng 4.5. Thống kê NNL theo chuyên ngành đào tạo ........................................................ 123 Bảng 4.6. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL .......................... 124 Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ tiêu sức khỏe NNL ................................................................. 124 Bảng 4.8. Đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp của NNL ................................. 125 Bảng 4.9. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn .............................. 126 Bảng 4.10. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL ........................ 127 Bảng 4.11. Thống kê về trình độ tin học của NNL .............................................................. 127 Bảng 4.12. Thống kê trình độ ngoại ngữ ............................................................................. 127 Bảng 4.13. Đánh giá việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn .................................. 132 Bảng 4.14. Mức độ dân chủ, khách quan trong đánh giá NNL .......................................... 136 ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển là không gian sinh tồn, là nguồn sống, nguồn hy vọng tương lai của loài người. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Khai thác tiềm năng biển, đảo là vấn đề quan trọng mang tính chiến lược ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy quản lý, khai thác và bảo vệ một cách hợp lý, khoa học nguồn tài nguyên, môi trường biển để duy trì phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững là mục tiêu, động lực mà các quốc gia có biển đều hướng tới. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km. Dọc Bắc - Trung - Nam, có 28 tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển Việt Nam có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Ngày nay, để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo môi trường và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, đang đòi hỏi khách quan, cấp bách phải nghiên cứu tìm các giải pháp đồng bộ, thiết thực để tăng cường hơn nữa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển, đảo. Trong các nguồn lực cần quan tâm đầu tư cho phát triển, thì NNL là quan trọng nhất, quyết định nhất, không có NNL chất lượng cao thì không thể phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, gắn với giữ vững an ninh, và bảo vệ chủ quyền biển đảo được, thậm trí còn rơi vào tình trạng bế tắc. Đại hội XIII Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển NNL chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài, coi đây là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, trong điều kiện hội nhập quốc tế. Chiến lược phát triển lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo nước ta, cũng đã xác định “con người là trung tâm, là động lực và là nhân tố quyết định của chiến lược phát triển. Mọi hoạt động quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, phải hướng tới con người, vì lợi ích chung của toàn xã hội. Chú trọng xây dựng cán bộ quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vừa có chuyên môn, nghiệp vụ cao, vừa có tinh thần, thái độ phục vụ tốt” [12]. Vai trò của nguồn nhân lực ngày càng quan trọng, nhưng trước yêu cầu phát triển kinh tế biển nói chung, yêu cầu quản lý nhà nước tổng hợp tài nguyên và 1
- bảo vệ môi trường biển nói riêng, trong giai đoạn mới, NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển từ Trung ương đến địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về biển một cách có hiệu quả. Do vậy, nếu không sớm khắc phục được hiện trạng này thì mục tiêu chiến lược quốc gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ khó thể đạt được. Bởi, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, xét cho cùng được quyết định bởi NNL trong hệ thống các cơ quan quản lý tài nguyên, môi trường biển. Trong khi đó, do mới được thành lập trên cơ sở tập hợp lại từ một số đơn vị khác nhau, trước bối cảnh có những diễn biến phức tạp mới về biển, đảo hiện nay, làm cho những bất cập về NNL lĩnh vực này càng trở lên gay gắt hơn. Như vậy, trước yêu cầu từ thực tiễn đang đặt ra, việc phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp và của mỗi người dân Việt Nam, để tạo ra sự phát triển đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên môi trường biển. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) cũng đang tác động và ảnh hưởng mạnh tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề, làm thay đổi sâu sắc thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tình hình đó lại càng đòi hỏi cần thiết khách quan phải nghiên cứu thấu đáo cả lý luận và thực tiễn, đặc biệt là nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của các quốc gia có biển, đảo, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, cụ thể về phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển cho Việt Nam. Để có những giải pháp đồng bộ, khả thi và có hiệu quả phát triển nhanh NNL quản lý nguồn tài nguyên, môi trường biển, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Trong các quốc gia có biển và thành công trong phát triển kinh tế biển, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường biển, thì Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á thành công và khá tương đồng với Việt Nam. Hàn Quốc có diện tích 100.339 km², dân số theo thống kê năm 2019 là 51,146.039 triệu người. Hàn Quốc vốn không được thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên nghèo, khí hậu khắc nghiệt, đất nước trải qua chiến tranh gặp vô vàn khó khăn. Nên từng được biết đến như một trong những nước nghèo nhất thế giới, đến nay kinh tế Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu mà cả thế giớ biết đến là “kỳ tích Sông Hàn”. Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá đứng thứ 4 châu Á, thứ 11 trên thế giới và trở thành nền kinh tế đứng thứ 9 trong 46 quốc gia OCED. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục tăng qua các năm, năm 2019 đạt 31.791 USD, năm 2020 dự kiến sẽ tăng 2,3% [83], [95]. 2
- Thành công của Hàn Quốc là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển. Hàn Quốc, đã khắc phục được những khó khăn do đặc thù của ngành như: điều kiện, môi trường làm việc khắc nghiệt và yêu cầu về chất lượng NNL ngày càng cao, đã duy trì được phát triển về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu NNL. Sự thành công của Hàn Quốc, không phải quốc gia có biển nào cũng đạt được trong các mặt như: xây dựng kế hoạch NNL; tuyển dụng NNL; bố trí, sử dụng NNL; tạo động lực làm việc cho NNL và đặc biệt là duy trì và thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo, thu hút NNL chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực. Kết quả phát triển NNL giúp cho lĩnh vực biển và các ngành công nghiệp đại dương Hàn Quốc đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trong đó, năm 2003 kinh tế biển đóng góp 7% GDP cả nước và dự kiến đạt 8,6% GDP vào năm 2020. Đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia giàu có nhờ khai thác các tiềm năng, thế mạnh của biển, phát triển nhanh kinh tế biển và trở thành một trong năm cường quốc biển [89] [84]. Bên cạnh những thành công trên, trong lĩnh vực phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc cũng còn một số hạn chế cần được nghiên cứu để tránh lặp lại. Xuất phát từ vai trò quan trọng, quyết định của NNL đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nói chung, đối với phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền biển đảo nói riêng; từ sự tương đồng với Việt Nam trong các lĩnh vực nói chung, cũng như trong lĩnh vực biển nói riêng và những thành công, chưa thành công của Hàn Quốc trong phát triển kinh tế biển nói chung, trong phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển nói riêng, NCS lựa chọn chủ đề “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu viết luận án tiến sĩ. Nhằm góp phần làm phong phú hơn về mặt lý luận đối với phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, từ đó đóng góp vào việc giải quyết những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển NNL đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam đang phải đối mặt, thông qua nghiên cứu vận dụng các bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển lý luận phát triển NNL nói chung, phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, xây dựng khung lý luận để phân tích đánh giá thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm vận 3
- dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn 2045 góp phần đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, luận án tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận án, đánh giá những thành công, kinh nghiệm và kết quả đạt được của các công trình để kế thừa vào nghiên cứu luận án, phát hiện những khoảng trống nghiên cứu để lựa chọn, xác định các nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Hệ thống hóa, làm rõ hơn sở lý luận phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, cụ thể làm rõ: Khái niệm NNL, NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển; phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển; làm rõ đặc điểm NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, nội dung phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NNL quản lý TNMT biển cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản TNMT biển Việt Nam, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp, điều kiện và khuyến nghị để vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn quốc vào phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3.2. Phạm vi nghiên cứu a. Về nội dung 4
- Luận án tiếp cận nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, theo quan điểm quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức và tiếp cận NNL theo hướng quản lý tổng hợp, không tiếp cận NNL theo hướng quản lý đơn ngành. Tuy nhiên, do đây là vấn đề rộng và phức tạp nên trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào đối tượng trực tiếp là nguồn nhân lực quản lý TNMT biển: gồm các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang thực hiện nhiệm vụ quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển với các nội dung sau: - Làm rõ khái niệm NNL quản lý TNMT biển, đưa ra những nội dung phát triển và các hoạt động phát triển NNL quản lý TNMT biển. Xác lập các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc đối với Việt Nam. - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, trên cơ sở đó làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp, điều kiện và kiến nghị vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam. b. Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. c. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc giai đoạn 2013 đến 2020. Từ đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng, một số giải pháp và điều kiện vận dung kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển Viêt Nam giai đoạn 2020 đến 2030 tầm nhìn 2045. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án tiếp cận nghiên cứu phát triển NNL quản lý TNMT biển theo quan điểm quản trị NNL trong tổ chức, được thể hiện ở các hoạt động phát triển nguồn 5
- nhân lực và đánh giá phát triển theo các nhóm tiêu chí chủ yếu sau: (i) Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu; (ii) Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển về chất lượng, thể hiện ở mức độ phát triển về thể lực, trí lực, tâm lực; (iii) Nhóm tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng cho nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội và quản lý, gồm: 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu về NNL, phát triển NNL đã được công bố và kết hợp sử dụng một số phương pháp phổ biến trong nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội và quản lý để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL quản lý TNMT biển của cả Hàn Quốc và Việt Nam, cụ thể: 4.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập, lựa chọn và hồi cứu các công trình nghiên cứu khoa học, các luận án, ấn phẩm, sách báo, tạp chí khoa học, các kỷ yếu hội thảo khoa học, các số liệu thống kê…về NNL, phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam đã công bố. Để phân tích, luận giải, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Phân tích, đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và điều kiện vận dung kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào Việt Nam. 4.2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn các chuyên gia và các đối tượng liên quan Dữ liệu sơ cấp thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi, được thực hiện trên cơ sở phát phiếu trực tiếp và gián tiếp đến các đối tượng khảo sát. a. Về đối tượng khảo sát Luận án đã sử dụng 3 bảng câu hỏi cho các nhóm đối tượng: (1) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực biển, đảo ở Trung ương và địa phương; (2) Cán bộ quản lý, các chuyên gia, làm 6
- việc trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Việt Nam và Hàn Quốc; (3) Chuyên gia làm việc tại một số tổ chức quốc tế, nhà khoa học, giảng viên tại một số trường đại học liên quan đến biển, đảo. b. Về xây dựng bảng hỏi Nguyên tắc xây dựng bảng hỏi: Bảng hỏi sử dụng thang đo định danh, thang đo thứ tự và thang đo likert mức độ được xây dựng căn cứ vào khung nghiên cứu luận án đưa ra. Trong thang đo likert năm bậc từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém nhất và bậc 5 là tốt nhất). Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các nội dung nghiên cứu cần thu thập của luận án. Mẫu bảng hỏi được thiết kế sơ bộ sau đó xin ý kiến đóng góp của Giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia, đồng nghiệp có kinh nghiệm. Sau khi hoàn thiện, được tiến hành điều tra thử một số công chức, viên chức, người LĐ thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, để hoàn thiện phiếu khảo sát. c. Về mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu - Kích thước mẫu: Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu điều tra NNL Việt Nam được dựa theo phương pháp của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), theo đó kích thước mẫu áp dụng điều tra người lao động tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát và được tính theo công thức: n = 5 x m (n là kích thước mẫu nghiên cứu, m là số biến độc lập). n = 5 x 71= 355 (mẫu) Như vậy, mẫu phiếu điều tra của luận án cần có số lượng tối thiểu là 355 - Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo tiêu thức cán bộ quản lý; chuyên gia; công chức, viên chức và người LĐ sau đó trong từng nhóm đối tượng dùng cách chọn ngẫu nhiên đối tượng khảo sát. Số mẫu chọn ở mỗi đơn vị tuân theo tỷ lệ nhóm đối tượng. - Quá trình tiến hành điều tra: Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020; Thông tin điều tra khảo sát, đánh giá phát triển NNL trong 5 năm từ 2015 đến 2019. Trên cơ sở tính mẫu phiếu điều tra, NCS đã phát ra 450 phiếu, điều tra công chức, viên chức và người LĐ; 30 phiếu cán bộ quản lý/ người sử dụng LĐ Việt Nam; 25 phiếu chuyên gia Việt Nam. Mặt khác để đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, luận án đã tiến hành điều tra 30 phiếu cán bộ, nhà quản lý Hàn Quốc; 30 phiếu chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam. 7
- Số phiếu thu được: đối với công chức, viên chức và người LĐ Việt Nam là 355 phiếu; đối với cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ Việt Nam là 28 phiếu; đối với chuyên gia Việt Nam 23 phiếu. Số phiếu thu được: đối với cán bộ, nhà quản lý Hàn Quốc là 12 phiếu; đối với chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam về phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường Hàn Quốc là 19 phiếu (Phụ lục 01, tr167-176). Như vậy, số phiếu thu được phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu điều tra. d. Phỏng vấn sâu các chuyên gia và đối tượng liên quan Để có cơ sở đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp, luận án kết hợp thu thập dữ liệu sơ cấp với tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi đối với một số chuyên gia, cán bộ quản lý Hàn quốc và Việt Nam có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển. Đặc biệt, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên; Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) NCS đã có cơ hội tham gia và trình bày kết quả nghiên cứu tại buổi Tọa đàm khoa học dành cho các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam có chủ đề “Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc”. Tại đây, NCS đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất hữu ích của các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện luận án. Những thông tin, ý kiến đóng góp của các chuyên gia giúp cho phân tích sâu sắc và làm rõ hơn những đánh giá kết luận trong luận án. 4.2.2. Khảo cứu và phân tích tại bàn Phương pháp định lượng: Nguồn dữ liệu sơ cấp tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được tổng hợp bằng phần mềm xử lý số liệu thống kế xã hội học SPSS 16.0 kết hợp với các dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan quản lý, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, luận án tiến hành tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng phát triển NNL rút ra bài học kinh nghiệm. Phân tích định tính: Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển, kết hợp với thang đo phát triển (thang đo Likert) dưới hình thức thang đo đơn từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém nhất và bậc 5 là tốt nhất). Các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo, các đề tài khoa học, kết hợp với phỏng vấn sâu luận án tiến hành phân tích, mô tả nhận định, làm rõ những kết quả phân tích định lượng mà luận án đã chỉ ra trước đó. 8
- 4.2.3. Phân tích, tổng hợp tài liệu Các tài liệu liên quan đến đề tài luận án thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, được NCS sắp xếp, kiểm tra về tính chính xác và sự phù hợp của nó, sau đó NCS tiến hành đối chiếu, so sánh, đưa ra những phân tích đánh giá chính xác. Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để làm rõ những đặc tính của các dữ liệu thu thập được, từ nghiên cứu khảo sát thực tế 4.2.4. Phương pháp thống kê, so sánh Luận án sử dụng số liệu thống kê từ nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời kế thừa số liệu từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các luận án để phân tích, so sánh, đánh giá những xu hướng tăng, giảm, trên cơ sở đó chỉ ra những thay đổi về phát triển NNL quản lý TNMT biển, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. 4.2.5. Phương pháp quan sát Là người trực tiếp công tác tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhiều năm, NCS có điều kiện trực tiếp nghiên cứu, quan sát thực tế các đơn vị thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện luận án NCS đã ba lần sang Hàn Quốc học tập, trực tiếp quan sát thực tế, tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý Hàn Quốc về lĩnh vực quản lý TNMT biển. 4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu. Toàn bộ phiếu khảo sát thu về được phân loại, nhập vào phần mền Excel. Sau khi xem xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, số liệu điều tra được cập nhật vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý. Kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lý của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả 0,976; với kết quả kiểm định các thang đo trên có thể khẳng định các thang đo thành phần đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu (Phụ lục 02, tr181). 4.3. Quy trình nghiên cứu Luận án được thực hiện thông qua quy trình sau. Bước một, nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có liên quan đến phát triển NNL quản lý TNMT biển, làm rõ những kết quả đạt được và khoảng trống tri thức, trên cơ sở đó lựa chọn và xác định hướng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Bước hai, hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Cụ thể, luận án hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển 9
- NNL quản lý TNMT biển, như: làm rõ một số khái niệm liên quan, đặc điểm NNL quản lý TNMT biển, các hoạt động phát triển NNL, các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển. Bước ba, thu thập các tư liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp phục vụ cho viết luận án. Tiến hành thu thập các số liệu trong và ngoài nước liên quan đến NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Đặc biệt là tiên hành thu thập các dữ liệu thứ cấp, các công trình khoa học, các báo cáo tổng hợp nghiên cứu lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Thu thập các tư liệu sơ cấp, thông qua tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các nhà quản lý, các chuyên gia Hàn quốc và các chuyên gia trong nước về phát triển NNL quản lý TNMT biên của Hàn Quốc. Bước bốn, toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0, loại bỏ các mẫu không phù hợp; xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển cho Việt Nam. Bước năm, thu thập xử lý các số liệu thứ cấp, các số liệu sơ cấp về phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, trong đó, thu thập các tư liệu sơ cấp phục vụ đánh giá phát triển NNL Việt Nam, thông qua tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với chuyên gia, cán bộ quản lý, NNL của Việt Nam. Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0, loại bỏ các mẫu không phù hợp; xử lý dữ liệu, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển giữa Hàn Quốc và Việt Nam. Bước sáu, đề xuất các giải pháp và điều kiện vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam. Việc triển khai áp dụng các phương pháp nghiên cứu của luận án được mô tả trong sơ đồ quy trình nghiên cứu. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn