1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Thị trường du lịch (DL) trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, khách du lịch (DL)<br />
ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều sự lựa chọn hơn về các điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) cũng như các dịch vụ du lịch (DVDL). Trước những áp lực này, nhiều<br />
ĐĐDL đã coi trọng xây dựng các chính sách phát triển du lịch (DL) nhằm nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh (NLCT); xác định năng lực cạnh tranh (NLCT) chính là công cụ<br />
để thu hút khách du lịch (DL), qua đó khẳng định được vị thế cạnh tranh, phát triển du<br />
lịch (DL) bền vững và đem lại sự thịnh vượng cho người dân địa phương.<br />
Với tình hình thực tế trên, năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả nghiên cứu du lịch (DL), các nhà<br />
hoạch định chính sách, các tổ chức và doanh nghiệp du lịch (DNDL) với nhiều công<br />
trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của<br />
điểm đến du lịch (ĐĐDL) chia thành hai chủ đề chính: Xác định các khái niệm, xây<br />
dựng mô hình, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du<br />
lịch (ĐĐDL) và đo lường thực nghiệm năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du<br />
lịch (ĐĐDL). Qua tổng quan tài liệu cho thấy, trong khi khái niệm về năng lực cạnh<br />
tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) được đề cập khá thống nhất thì vấn đề<br />
xác định khung nghiên cứu và hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực<br />
cạnh tranh (NLC) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) vẫn còn có những khác biệt.<br />
Theo đó, xuất hiện nhiều các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT)<br />
của điểm đến du lịch (ĐĐDL) và phần lớn tập trung vào các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh<br />
giá mang tính quản lý vĩ mô như yếu tố kinh doanh, kế hoạch hoá và phát triển điểm<br />
đến du lịch (ĐĐDL); các yếu tố nguồn lực du lịch (DL) và tính hấp dẫn của điểm đến<br />
du lịch (ĐĐDL). Đặc biệt, hai công trình nghiên cứu điển hình về năng lực cạnh tranh<br />
(NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) đã thu hút nhiều sự quan tâm và được ứng<br />
dụng nhiều trong các phân tích, đó là: Mô hình của Crouch và Ritchie (1999) và mô<br />
hình tích hợp của Dwyer và Kim (2003). Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim (2003)<br />
đã kế thừa từ mô hình Crouch và Ritchie (1999) đồng thời bổ sung, khắc phục được<br />
một số hạn chế của mô hình này; do vậy, đã có rất nhiều tác giả áp dụng mô hình này<br />
trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL).<br />
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu lập luận rằng chưa có phương pháp hay mô<br />
hình nào phù hợp để đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của tất cả các điểm đến du<br />
lịch (ĐĐDL) và chưa có bộ tiêu chí đánh giá nào có thể áp dụng cho tất cả các điểm<br />
đến du lịch (ĐĐDL) với mọi thời điểm. Rõ ràng, mỗi ĐĐDL có những đặc điểm địa<br />
lý khác nhau, các nguồn lực khác nhau nên mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh<br />
(NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) được áp dụng cho điểm đến du lịch (ĐĐDL)<br />
này nhưng đối với điểm đến du lịch (ĐĐDL) khác thì cho ra kết quả không phù hợp.<br />
<br />
2<br />
<br />
Từ thực tế trên, luận án hướng đến xác định một khung nghiên cứu với các tiêu<br />
chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) phù hợp với điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) Hạ Long - đối tượng nghiên cứu của đề tài; từ đó làm cơ sở để đánh giá thực<br />
trạng năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long.<br />
Hạ Long là một điểm đến du lịch (ĐĐDL) thành phố trực thuộc tỉnh, một trung<br />
tâm du lịch (DL) lớn, có đóng góp không nhỏ vào phát triển du lịch (DL) của Quảng<br />
Ninh cũng như của Việt Nam. Hạ Long đang thực hiện chuyển đổi một cách mạnh<br />
mẽ từ một thành phố khai thác than ven biển để định hướng trở thành trung tâm DL<br />
quốc tế với vị trí địa lý thuận lợi, văn hoá đa dạng; đặc biệt Vịnh Hạ Long hai lần<br />
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy Kỳ quan<br />
thiên nhiên mới của thế giới. Giai đoạn 2010 - 2017 ghi nhận sự phát triển khá nhanh<br />
của DL Hạ Long với số lượt khách DL quốc tế và nội địa ngày càng tăng; cơ sở hạ<br />
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSHT và CSVCKTDL) từng bước được đầu<br />
tư theo hướng hiện đại, sản phẩm du lịch (SPDL) ngày càng đa dạng và được nâng<br />
cao về chất lượng; hình ảnh, thương hiệu điểm đến du lịch (ĐĐDL) dần được khẳng<br />
định trên thị trường; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của toàn<br />
thành phố.<br />
So với điểm đến du lịch (ĐĐDL) cạnh tranh như Đà Nẵng, có thể thấy Hạ Long<br />
có các nguồn lực du lịch (DL) rất lớn song những kết quả đạt được chưa thực sự phát<br />
triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có và chưa khẳng định được hình ảnh,<br />
thương hiệu của Hạ Long trên thị trường DL trong nước và quốc tế. Thêm vào đó, Hạ<br />
Long còn bộc lộ một số vấn đề hạn chế như: đội ngũ nhân lực DL còn thiếu và yếu,<br />
đặc biệt đối với nhân lực có tay nghề cao; các SPDL, các chương trình DL, tour,<br />
tuyến DL còn nghèo nàn, chất lượng thấp; hệ thống CSHT và CSVCKTDL còn thiếu<br />
và chưa đồng bộ. Những vấn đề về quản lý điểm đến du lịch (ĐĐDL) như ô nhiễm<br />
môi trường, an toàn về tài sản, tính mạng của du khách đã đe doạ nghiêm trọng đến<br />
năng lực cạnh tranh (NLCT) và phát triển bền vững của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ<br />
Long. Mặc dù cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) Hạ Long nhưng chưa có công trình cụ thể nào đi sâu vào nghiên cứu năng<br />
lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long.<br />
Xuất phát từ những lý do khách quan trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam” để<br />
nghiên cứu cho luận án tiến sĩ kinh tế, với mong muốn đề xuất một số giải pháp và<br />
kiến nghị có tính khả thi nhằm năng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cho ĐĐDL Hạ<br />
Long trong thời gian tới.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và<br />
thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL)<br />
Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ<br />
của đề tài luận án bao gồm: Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về năng<br />
lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL). Làm rõ quan điểm về năng lực<br />
cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL), các yếu tố cấu thành, khung<br />
nghiên cứu với các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của<br />
điểm đến du lịch (ĐĐDL). Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLCT của<br />
điểm đến du lịch (ĐĐDL). Nghiên cứu kinh nghiệm của một số điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) trong nước và khu vực, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh (NLCT) của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam; Hai là, phân<br />
tích, đánh giá thực trạng NLCT của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh<br />
- Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2017; làm rõ tầm quan trọng của các thành tố đến<br />
năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh Việt Nam; Ba là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là năng lực cạnh tranh (NLCT) của<br />
điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về nội dung: (1) Luận án tập trung vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh (NLCT)<br />
của điểm đến du lịch (ĐĐDL), trong đó tập trung làm rõ các yếu tố cấu thành năng<br />
lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL); đề xuất khung nghiên cứu với<br />
các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá; các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam; (2)<br />
Luận án cũng tiến hành kiểm định khung nghiên cứu để làm tăng độ tin cậy và làm rõ<br />
tầm quan trọng của các thành tố đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du<br />
lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam thông qua mô hình hồi qui đa biến, từ<br />
đó xác định được các giải pháp ưu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của<br />
điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam.<br />
Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hạ Long,<br />
Quảng Ninh - Việt Nam trong mối quan hệ so sánh với điểm đến du lịch (ĐĐDL)<br />
cạnh tranh là Đà Nẵng - Việt Nam.<br />
Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận án được thu thập trong giai<br />
đoạn 2010 - 2017; số liệu điều tra sơ cấp được thu thập trong năm 2016 - 2017. Các<br />
giải pháp, kiến nghị được đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
4. Những đóng góp mới của luận án<br />
Về lý luận: (1) Xác định khung nghiên cứu năng lực cạnh tranh (NLCT)<br />
của ĐĐDL với 10 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá; (2) Luận án sử dụng đồng<br />
thời hai phương pháp định tính và định lượng. Mô hình hồi qui đa biến với Sự hài<br />
lòng của du khách được xác định là biến phụ thuộc; các biến độc lập bao gồm:<br />
<br />
4<br />
<br />
Tài nguyên DL, Nguồn nhân lực du lịch (DL), sản phẩm du lịch (SPDL), cơ sở hạ<br />
tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL), Quản lý điểm đến<br />
du lịch (ĐĐDL), Hình ảnh điểm đến du lịch (ĐĐDL), doanh nghiệp du lịch<br />
(DNDL), Sự thuận tiện tiếp cận điểm đến du lịch (ĐĐDL), Giá cả, Sự tham gia<br />
của cộng đồng dân cư địa phương vào du lịch (DL); (3) Khung nghiên cứu năng<br />
lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) được đề xuất có thể áp<br />
dụng được đối với các điểm đến du lịch (ĐĐDL) địa phương có thế mạnh tài<br />
nguyên du lịch (DL) biển đảo. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các điều kiện và các<br />
đặc điểm đặc thù của mỗi điểm đến du lịch (ĐĐDL) cụ thể để điều chỉnh các tiêu<br />
chuẩn và tiêu chí đánh giá cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất.<br />
Về thực tiễn: (1) Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Đà Nẵng, Singapore,<br />
Phuket (Thái Lan), rút ra được tám bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam;<br />
(2) Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam; kiểm định độ tin cậy của khung nghiên<br />
cứu và phân tích hồi qui đa biến để xác định được hệ số quan trọng cũng như mức độ<br />
tác động của các thang đo đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam; (3) Đánh giá những ưu điểm và nguyên<br />
nhân, những hạn chế và nguyên nhân của năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến<br />
du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam để làm căn cứ đề xuất các giải<br />
pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch<br />
(ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam; (4) Đề xuất được năm giải pháp và kiến<br />
nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ<br />
Long, Quảng Ninh - Việt Nam trong thời gian tới; (5) Kết quả nghiên cứu là tài liệu<br />
tham khảo có ý nghĩa cho điểm đến du lịch (ĐĐDL) Hạ Long, Quảng Ninh - Việt<br />
Nam cũng như các điểm đến du lịch (ĐĐDL) khác; các cơ quan quản lý, các doanh<br />
nghiệp du lịch (DNDL) và các cơ sở đào tạo du lịch (DL) của Việt Nam.<br />
5. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu<br />
thành 4 chương:<br />
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực cạnh tranh của<br />
điểm đến du lịch<br />
Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hạ Long,<br />
Quảng Ninh - Việt Nam<br />
Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh - Việt Nam<br />
<br />
5<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI<br />
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án<br />
Những nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh<br />
Có khá nhiều các quan điểm khác nhau về cạnh tranh được đưa ra, tuy<br />
nhiên đến năm 1992, Từ điển kinh doanh được xuất bản ở Anh thì khái niệm<br />
này mới được thống nhất và thừa nhận rộng rãi. Từ những nghiên cứu về cạnh<br />
tranh một cách chuyên sâu hơn, các nhà kinh tế đã đưa ra những quan điểm về<br />
NLCT và xây dựng hệ thống lý luận về NLCT. Theo đó, NLCT được thể hiện<br />
qua bốn nhóm yếu tố: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; (2) Điều<br />
kiện về cầu; (3) Các ngành hỗ trợ và có liên quan; (4) Chiến lược, cơ cấu và<br />
cạnh tranh của ngành. Bên cạnh đó, nghiên cứu NLCT trên các cấp độ cũng có<br />
nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đồng tình và<br />
xem xét theo các cấp độ của NLCT được thể hiện ở cấp quốc gia, cấp ngành,<br />
cấp doanh nghiệp, cấp sản phẩm.<br />
1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch<br />
Qua tổng quan tài liệu trong và ngoài nước của phần này cho thấy, những<br />
nỗ lực nghiên cứu NLCT của ĐĐDL đã tập trung giải quyết các vấn đề khái<br />
niệm, cách tiếp cận, xác định các biến đo lường NLCT của ĐĐDL và đề xuất<br />
các mô hình đánh giá NLCT của ĐĐDL ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hay<br />
địa phương cụ thể. Phần lớn các khái niệm tập trung vào ba nhóm tư tưởng<br />
chính: lợi thế so sánh và/hoặc quan điểm cạnh tranh về giá; quan điểm chiến<br />
lược và quản lý; quan điểm lịch sử và VHXH. Bên cạnh việc đưa ra các khái<br />
niệm, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tập trung sâu hơn vào các cách thức để<br />
đánh giá, đo lường NLCT của ĐĐDL.<br />
Trong số đó, có hai mô hình và ba bộ chỉ số được đánh giá là tương đối<br />
đầy đủ các yếu tố cả từ phía cung và phía cầu, đó là: Crouch và Ritchie (1999)<br />
và Dwyer và Kim (2003); Ba bộ chỉ số: Chỉ số đánh giá NLCT điểm đến của<br />
Hội đồng DL và Lữ hành thế giới (WTTC) và của Diễn đàn kinh tế thế giới<br />
(WEF) năm 2004; Bộ chỉ số đánh giá NLCT DL của Tổ chức Hợp tác và Phát<br />
triển kinh tế (OECD) năm 2013 và Bộ chỉ số NLCT và lữ hành TTCI năm 2014.<br />
Với các kết quả nghiên cứu thông qua các mô hình và các bộ chỉ số đánh giá<br />
trên đã được các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các DNDL trên toàn<br />
cầu quan tâm, ứng dụng và đánh giá cao.<br />
<br />