intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

179
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án góp phần củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện thêm những lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, những kết quả đạt được, tồn tại và yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------]^------- LÊ CẨM NINH n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña hÖ thèng ng©n hμng th−¬ng m¹i viÖt nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------]^------- LÊ CẨM NINH n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña hÖ thèng ng©n hμng th−¬ng m¹i viÖt nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐINH THỊ DIÊN HỒNG 2. PGS, TS HÀ MINH SƠN HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Cẩm Ninh
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9 1.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9 1.1.1. Hệ thống Ngân hàng thương mại 9 1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế 11 1.1.3. Hệ thống Ngân hàng thương mại hội nhập kinh tế quốc tế 13 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17 1.2.1. Một số khái niệm 17 1.2.2. Nội dung năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại 22 1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại 24 1.2.4. Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong môi trường hội nhập 34 1.2.5. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại 43 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG MÔI TRƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 50 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 50 1.3.2. Bài học kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam 57 Kết luận chương 1 60
  5. Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61 2.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 61 2.1.2. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 66 2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 69 2.2.1. Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng Thương mại Việt Nam 69 2.2.2. Thực trạng hệ thống kênh phân phối của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 76 2.2.3. Thực trạng năng lực quản trị điều hành của Ngân hàng thương mại Việt Nam 79 2.2.4. Thực trạng năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam 84 2.2.5. Thực trạng năng lực công nghệ ngân hàng của Ngân hàng Thương mại Việt Nam 91 2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 96 2.3.1. Kết quả đạt được 96 2.3.2. Hạn chế 98 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam 104 Kết luận chương 2 110 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 111 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 111
  6. 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 111 3.1.2. Nguyên tắc, quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 115 3.1.3. Mục tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam 117 3.1.4. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập 118 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 119 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực tài chính 119 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành 124 3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin 128 3.2.4. Nhóm giải pháp về thị phần và kênh phân phối 130 3.2.5. Nhóm giải pháp khác 138 3.3. KIẾN NGHỊ 143 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 143 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 148 Kết luận chương 3 150 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ABBank Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam AH1N1 Dịch cúm gia cầm năm 2009 AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM Máy giao dịch tự động BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam CNH Công nghiệp hóa CNNHNNg Chi nhánh ngân hàng nước ngoài CNTT Công nghệ thông tin DongA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á E-Banking Ngân hàng Điện tử EU Liên minh Châu Âu Eximbank Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam GATT Hiệp định chung về thương mại dịch vụ HĐH Hiện đại hóa IMF Quý tiền tệ quốc tế JCB Thẻ thanh toán của Công ty TNHH JCB International JDB Ngân hàng Hợp tác phát triển LienViet post Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội NamA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng Thương mại NHTM QD Ngân hàng Thương mại quốc doanh NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước NICs Các nước công nghiệp phát triển mới NK Nhập khẩu NSL Nguồn dữ liệu OCeanBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Châu Âu ROA Thu nhập trên tổng tài sản ROE Thu nhập trên vốn cổ phần Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín SWIFT Hiệp hội Truyền thông tin tài chính liên ngân hàng toàn cầu TechcomBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tel-Banking Ngân hàng qua điện thoại USD Đồng đô la Mỹ VietA Bank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam VISA Hiệp hội Dịch vụ quốc tế VISA VPBank Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng WB Ngân hàng thế giới WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1: Số lượng các NHTM từ năm 1997 -2013 63 Bảng 2.2: Tổng tài sản Có của các NHTM từ năm 1997 - 2013 69 Bảng 2.3: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam tính đến 15/6/2012 71 Bảng 2.4: Tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam tại thời điểm 31/12/2010 73 Bảng 2.5: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam 75 Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam 76 Bảng 2.7: Thực trạng huy động của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 85 Bảng 2.8: Thực trạng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 85 Bảng 2.9: Dư nợ cho vay, nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 86 Bảng 2.10: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (thị trường 1-TT1) của hệ thống NHTM Việt Nam 89 Bảng 2.11: Cơ cấu lao động của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011 theo trình độ 94 Bảng 2.12: Cơ cấu lao động của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011 theo độ tuổi 94
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng phân bổ (trụ sở chính) của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2013 76 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu thị phần huy động 77 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị phần tín dụng 78 Biểu đồ 2.4: Thực trạng tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 85 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng huy động vốn và cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam 2005 - 2013 86 Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam và tốc độ tăng GDP của Việt Nam 2005 - 2013 87 Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ tín dụng /tổng huy động của hệ thống NHTM Việt Nam 2001-2011 88 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ cho vay / huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng các nước trong hai năm 2009 - 2010 89 Biểu đồ 2.9: Biến động các loại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 90
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Sơ đồ 1.1: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 40 Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam 64 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức điển hình của các NHTM Việt Nam 65 Sơ đồ 2.3: Thực trạng sở hữu chéo của hệ thống NHTM Việt Nam 81 Sơ đồ 2.4: Thực trạng sở hữu chéo giữa các NHTM Việt Nam 83
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực, gia nhập WTO cũng có nghĩa chấp nhận cạnh tranh trên cùng một sân chơi với hệ thống ngân hàng nước ngoài trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh với sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh có trình độ, đẳng cấp và kinh nghiệm hoạt động hơn hẳn, thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề tất yếu. Đối với bất kì quốc gia nào, hoạt động ngân hàng luôn là huyết mạch của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong đó hệ thống các NHTM có những góp sức to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tốc độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và đang ngày càng gia tăng mạnh. Cũng như các thị trường khác, thị trường tài chính giờ đây cũng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập. Đặc biệt các NHTM - tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế - ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và năng lực tài chính của chính các ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt này. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, năng lực tài chính trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng và khốc liệt. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để đưa quốc gia phát triển, bên cạnh đó cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế trở nên gay gắt hơn, đặc biệt
  12. 2 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính, cụ thể là từ ngày 01/04/2007 các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, được phép huy động tiền gửi VNĐ. Với những kinh nghiệm lâu năm, với những công nghệ hiện đại, với nguồn vốn hùng hậu được hậu thuẫn bởi những tập đoàn tài chính vững mạnh và có uy tín trên thế giới. Họ tuyên bố một cách hùng hồn rằng sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về lĩnh vực tài chính cho người Việt. Ngân hàng ngoại đã dần xâm nhập sâu vào thị trường nội địa. Các tập đoàn tài chính nước ngoài chính là thách thức đối với ngành Ngân hàng Việt Nam. Theo NHNN Việt Nam, hiện các ngân hàng ngoại có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng nhưng ngân hàng nội chỉ cung cấp được vài dịch vụ, khi họ dần đứng vững, các ngân hàng nội sẽ bị mất dần thị phần và khách hàng, vì lợi thế của các ngân hàng Việt Nam như: có nhiều khách hàng truyền thống, am hiểu địa phương... là không còn phù hợp trong nền kinh tế hội nhập. Cùng quan điểm này, đại diện NHTM cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam cho rằng NHTM nội sẽ phải đối mặt với sự thu hẹp thị phần và kênh phân phối khi Việt Nam buộc phải nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng. Khi đó, với sự hơn hẳn về công nghệ, trình độ quản lý, chất lượng và sự đa dạng của hệ thống sản phẩm sẽ làm nên tính vượt trội của ngân hàng ngoại. Sau hơn 6 năm gia nhập WTO, NHTM Việt Nam đã thể hiện nhiều sự yếu kém của mình như: Năng lực tài chính thấp, sức cạnh tranh chưa cao, năng lực quản trị và công nghệ yếu, cải cách diễn ra chậm và thiếu tính minh bạch. Điều này được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cụ thể chính là cuộc chạy đua lãi suất, làm cho lãi suất huy động có lúc lên đến 21%/ năm. Yếu tố “sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Với những hoạt động của ngân hàng truyền thống thì tương lai không xa chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên sân nhà. Đầu năm 2011, sự biến động tăng lãi suất giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và chứa đựng nhiều nguy cơ - rủi ro. Các ngân hàng đã xé rào trong việc huy động vốn với lãi suất huy động thỏa thuận giữa người gửi và các ngân hàng, tùy
  13. 3 theo mức gửi và thời gian gửi sẽ có mức lãi suất tương ứng, với mức lãi suất cao nhất lên đến 22%/năm. Sau đó các ngân hàng cho vay với lãi suất cao ngất ngưởng 25%/năm, cộng thêm các loại phí như: Phí quản lý tài sản; Phí định giá tài sản..., cuối năm 2012, đầu năm 2013 thì nợ xấu gia tăng đột biến, tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam rất thấp, có nguy cơ đổ vỡ rất cao. Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Nội dung chiến lược: Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế; lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cũng thời điểm đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cho thấy, việc đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ở giai đoạn này là rất quan trọng, vì từ đó giúp các nhà quản lý thực hiện được cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một cách có cơ sở, định hướng việc sáp nhập, hợp nhất cũng có căn cứ khoa học... Sau khi đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM, sẽ xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó giúp các nhà quản lý ở cấp độ vi mô, vĩ mô có căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu vi mô: các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy lùi được nguy cơ đổ vỡ, phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh tốt với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài
  14. 4 hoạt động ở Việt Nam, còn ở cấp độ vĩ mô thì Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện thành công đề án và quyết định đã ban hành nêu trên. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được NCS - một cán bộ của hệ thống NHTM Việt Nam lựa chọn làm đề tài nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế của mình. Thông qua thực hiện đề tài luận án, NCS mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam cũng như sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ thống NHTM Việt Nam trong tương lai. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Về nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM đã được một số tác giả tiếp cận ở các góc độ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này trong thời gian vừa qua có thể kể đến: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành (2011): Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và các giải pháp chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của tác giả TS Kiều Hữu Thiện [57]. Nghiên cứu về vấn đề: Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập có đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả PGS,TS Nguyễn Thị Quy [51]. Nghiên cứu về Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam có công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Bình (2005) do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005 [4]. Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn một số giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam (2000) do TS Nguyễn Đắc Hưng làm chủ nhiệm đề tài [18]. Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế do TS Lê Đình Hạc làm chủ nhiệm đề tài [12]. Các công trình nghiên cứu này đã trình bày một cách tổng quát những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, phân tích đánh giá một
  15. 5 cách khá toàn diện về lý luận và thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong từng lĩnh vực cụ thể để tìm ra những ưu, nhược điểm cùng các nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM. Cùng nghiên cứu về nội dung này còn có đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, luận án tiến sỹ kinh tế của các tác giả: Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2013), của học viên Nguyễn Thị Thanh Bình [3]. Luận văn thạc sỹ kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay (2010) của học viên Lê Thu Hằng [16]. Luận án tiến sỹ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Lào trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (2013,) của NCS Sompadith Volachit [55]. Luận án tiến sỹ kinh tế: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (2010) của NCS Nguyễn Quốc Trung [60]. Luận án tiến sỹ kinh tế: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2014) của NCS Đỗ Thị Tố Quyên [53] Trong các luận văn, luận án của mình, bên cạnh nội dung trình bày về lý luận năng lực cạnh tranh, các tác giả tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh tại các hệ thống NHTM cụ thể, đồng thời đề xuất một số các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới tại các hệ thống NHTM cụ thể này. Những công trình nghiên cứu trên đây đã trình bày tương đối đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của NHTM. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học này đã thực hiện đối với từng hệ thống NHTM cụ thể, và từ các năm trước, trong khi đó, môi trường kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng đã có những biến động hết sức mạnh mẽ trong khoảng hai
  16. 6 năm trở lại đây, cùng với đó là những thay đổi trong khung pháp lý, có tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. NCS là một cán bộ ngân hàng đang công tác tại NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, là Thạc sỹ kinh tế được đào tạo từ Học viện tài chính, một cơ sở đào tạo lớn và có uy tín với thực tế kinh nghiệm công tác tại các NHTM gần 20 năm, qua các mảng nghiệp vụ cụ thể. Vì vậy, trong luận án tiến sĩ này, tác giả tập trung nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống về năng lực cạnh tranh của các NHTM, đó là khái niệm, đặc điểm và nội dung năng lực cạnh tranh của các NHTM, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, phân tích dự báo tình hình thị trường, và có kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Các giải pháp được đưa ra trong luận án dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế của ngân hàng nước ngoài, dựa trên các tài liệu tư vấn của Mc Kinsey cùng với kinh nghiệm thực tế tích lũy trong quá trình công tác của tác giả. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài không bị trùng lắp với các công trình đã công bố trước đây và có ý nghĩa thực tiễn rất cao, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các NHTM Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích nghiên cứu - Góp phần củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện thêm những lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, những kết quả đạt được, tồn tại và yếu kém, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại này; - Từ định hướng đổi mới và phát triển luận án, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, đảm bảo an toàn phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.
  17. 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt nam ở môi trường kinh doanh trong nước. Từ đó, luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian 2005-2013 để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam đến 2020. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh của các NHTM ngày càng khốc liệt trong phạm vi rộng, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM là những vấn đề lý luận cơ bản cần phải được thay đổi, hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của hệ thống NHTM trong từng thời kỳ. - Về thực tế: Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các NHTM Việt Nam hội nhập quốc tế bước đầu đã phát huy được những thế mạnh của mình. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam chưa cao, thiếu tính bền vững. Do vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn là hoàn toàn cần thiết, nhằm đề xuất các giải pháp hợp lý để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thành luận án, NCS đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp luận chứng, bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin, phân tích đánh giá và so sánh; Phương pháp nghiên cứu dự báo và nghiên cứu đề xuất giải pháp. 7. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.
  18. 8 - Đã chỉ ra được một số tác động (tích cực và tiêu cực) của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của NHTM. - Phân tích, đánh giá sâu sắc, chi tiết về thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian 2005 - 2013, từ đó rút ra một số kết quả, những tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 3 chương (142 trang). Chương 1: Năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (52 trang) Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (50 trang) Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (40 trang)
  19. 9 Chương 1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.1. Hệ thống Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Ngân hàng thương mại NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Vậy NHTM là gì? Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét NHTM trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Theo Luật của Mỹ, bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cầu và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh, cho vay thương mại sẽ được xem là một NHTM. Theo luật các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngày nay, có rất nhiều tổ chức hoạt động trên một hoặc một số khía cạnh của NHTM. Kết quả của một số cuộc điều tra về dịch vụ ngân hàng đã cho thấy, NHTM đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng và hình thức. Như vậy, xét một cách chung nhất có thể thấy NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với sự thay đổi không ngừng về nội dung và hình thức. Sự xuất hiện và tồn tại của NHTM cũng nhằm vào mục tiêu là phục vụ cho nhu cầu của xã hội (cho dù nhu cầu đó từ dân chúng, doanh nghiệp hay từ Chính phủ trong phạm vi quốc gia hay quốc tế) thông qua hình thức cung cấp các danh mục dịch vụ NHTM. 1.1.1.2. Hệ thống ngân hàng thương mại Hệ thống - đó là tập hợp các thành phần, bộ phận được phối hợp với nhau một cách chặt chẽ và mang tính khoa học để có thể đạt được một số mục tiêu đề ra.
  20. 10 Một tập hợp được coi là hệ thống nếu có đủ ba đặc điểm chính: Thứ nhất: Hệ thống bao gồm các thành phần, bộ phận (hay còn gọi là các phần tử) thường là có một số tính chất hay đặc điểm tương tự nhau. Thứ hai: Các thành phần này được phối hợp với nhau theo một phương pháp hay một tiến trình xử lý nào đó, sẽ không có hệ thống nếu các phần tử chỉ đứng cạnh nhau một cách rời rạc, bởi vì mối quan hệ giữa các phần tử là vấn đề sống còn, tạo ra cho hệ thống các đặc trưng và các điều kiện vận hành. Thứ ba: Sự phối hợp này nhằm đạt được một hay một số mục đích nhất định. Như vậy, các NHTM nằm trong hệ thống là một tất yếu do các NHTM có đặc điểm, tính chất hoạt động tương tự nhau và luôn có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện một số tiến trình hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định. Trong hệ thống NHTM, mỗi NHTM không kể nhiều hay ít chi nhánh đều là một phần tử của hệ thống, các chi nhánh của một NHTM không được coi là một phần tử của hệ thống vì chúng chỉ hoạt động theo sự ủy quyền của trung tâm (Hội sở chính) không thể tách rời để tự liên kết, phối hợp hoạt động với các ngân hàng khác một cách độc lập. Hệ thống NHTM có những đặc trưng, điều kiện vận hành rất riêng, khác với các định chế tài chính khác ở chỗ: - Các NHTM luôn có những giao dịch vay hoặc gửi tiền lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng… với mục đích đầu tư tạm thời lượng vốn tạm thời nhàn rỗi để kiếm lời hoặc tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ hơn so với đi vay của NHTW. Những giao dịch này làm cho các NHTM phụ thuộc vào nhau bởi yếu tố thanh khoản, nên một NHTM trong hệ thống gặp rủi ro thanh khoản thì khả năng kéo theo rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống NHTM là rất lớn. - Do xuất hiện những nhu cầu tài chính đa dạng đã tạo cơ hội phát triển các ngân hàng đại lý. Các ngân hàng đại lý sẽ giúp các NHTM quy mô nhỏ thực hiện một số dịch vụ để tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư… như vậy đã làm sự gắn kết giữa các phần tử (các NHTM) trong hệ thống trở nên phức tạp, ràng buộc và chặt chẽ hơn. - Để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng, giữa các NHTM hình thành một mạng lưới các kênh thanh toán, đây là hệ thống kênh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2