intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:203

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng các tiêu chí đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực NQT tại DNLH của tỉnh Quảng Ninh dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- ĐỖ THỊ THU HUYỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- ĐỖ THỊ THU HUYỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số: 9340121 Luận án tiến sĩ kinh tế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Mai Thanh Lan 2. TS. Trần Thị Bích Hằng Hà Nội, Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2021 Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, Khoa Quản trị Nhân lực, Khoa Khách sạn - Du lịch của Trƣờng Đại học Thƣơng mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hƣớng dẫn khoa học của luận án, Cô PGS,TS. Mai Thanh Lan và Cô TS. Trần Thị Bích Hằng đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm giúp tôi những quy chuẩn về phƣơng pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đến du lịch đã nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp các tài liệu và trả lời phỏng vấn, điều tra. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Huyền
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ………………………………………………………………. i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………... ii MỤC LỤC ………………………………………………………………………. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………… vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ……………………………………………………. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ……………………………………………….. x PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ……………………………………………… 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài …………………………………… 3 3. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ……………………………………... 4 5. Các đóng góp mới của luận án ………………………………………………. 4 6. Kết cấu của luận án …………………………………………………………... 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ………………………………………………………………….. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………….. 7 1.1.1. Các nghiên cứu về nhân lực và nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành .. 7 1.1.2. Các nghiên cứu về năng lực nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành ….. 10 1.1.3. Các nghiên cứu về nâng cao năng lực nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành …………………………………………………………………………….. 16 1.1.4. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu của đề tài ………………………… 17 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ………………………………………….. 19 1.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ……………………………………………. 19 1.2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu …………………………………………... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ………………………………………………………… 28 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH … 29 2.1. Khái luận về doanh nghiệp lữ hành và nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành ………………………………………………………………………….. 29 2.1.1. Doanh nghiệp lữ hành ……………………………………………………. 29 2.1.2. Nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành …………………………………… 36
  6. iv 2.2. Năng lực nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành ………………………. 46 2.2.1. Khái niệm năng lực, khung năng lực và năng lực nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành …………………………………………………………………... 46 2.2.2. Tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá năng lực nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành …………………………………………………………………………... 50 2.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành 56 2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài về đánh giá năng lực nhà quản trị tại doanh nghiệp lữ hành …………………………………………………………. 60 2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực nhà quản trị của doanh nghiệp lữ hành và bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh …………………………………………………………………….. 62 2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực nhà quản trị của các doanh nghiệp lữ hành ……………………………………………………………………………... 62 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh …………………………………………… 66 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ………………………………………………………… 68 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH ……. 69 3.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh và các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ……………………………………………………………….. 69 3.1.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh ………………………………………… 69 3.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ………….. 75 3.1.3. Tình hình nhân lực và nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ……………………………………………………………………... 81 3.2. Phân tích thực trạng đánh giá năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ………………………………………… 85 3.2.1. Tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh …………………………………………… 85 3.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ………………………………………………………. 98 3.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Quảng Ninh ………………. 103 3.3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo………………………………… 103
  7. v 3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ……………………………….. 104 3.3.3 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA của mô hình đo lƣờng …….. 107 3.3.4. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc phƣơng trình SEM và các giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………. 110 3.4. Đánh giá chung về thực trạng năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ……………………………………….... 115 3.4.1. Thành công và nguyên nhân ……………………………………………... 115 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân …………………………………………………. 117 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ………………………………………………………... 121 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH CỦA TỈNH QUẢNG NINH ……………………………………… 122 4.1. Bối cảnh phát triển du lịch Quảng Ninh và doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh thời gian tới ………………………………………………… 122 4.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh ………………………………... 122 4.1.2. Cơ hội và khó khăn của các doanh nghiệp lữ hành tỉnh Quảng Ninh….. 122 4.2. Phƣơng hƣớng và quan điểm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ………………………………… 125 4.2.1. Phƣơng hƣớng phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Quảng Ninh ……… 125 4.2.2. Quan điểm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh ……………………………………………………………. 126 4.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh …………………………………………………. 129 4.3.1. Nâng cao nhận thức của nhà quản trị về việc nâng cao năng lực bản thân 129 4.3.2. Nâng cao một số kiến thức còn hạn chế của nhà quản trị ………………... 130 4.3.3. Hoàn thiện các hoạt động nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh …………………………………………… 131 4.3.4. Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhà quản trị ……………………... 140 4.3.5. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ nhân lực …………………………………………………………………………. 142 4.4. Một số kiến nghị …………………………………………………………... 143 4.4.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch ……. 143 4.4.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ……………………….. 144
  8. vi 4.4.3. Kiến nghị với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh ………... 145 4.4.4. Kiến nghị với các cơ sở đào tạo du lịch ………………………………….. 145 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ………………………………………………………… 147 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa từ viết tắt AQ Adversity Quotient (Chỉ số vƣợt khó) ASK Knowledges – Skills – Attitude (Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ) CEO Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành) CP Cổ phần CTDL Chƣơng trình du lịch DN Doanh nghiệp DNDL Doanh nghiệp du lịch DNKDLH Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành DNLH Doanh nghiệp lữ hành ĐLDL Đại lý du lịch EQ Emotional Quotient (Chỉ số trí tuệ cảm xúc) IQ Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) KDL Khách du lịch KDLH Kinh doanh lữ hành KNL Khung năng lực NCS Nghiên cứu sinh NQT Nhà quản trị NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định QLKT Quản lý kinh tế QTKD Quản trị kinh doanh QTNL Quản trị nhân lực TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTg Thủ tƣớng UBND Ủy ban nhân dân VHDN Văn hóa doanh nghiệp
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến 14 năng lực NQT tại DNLH Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về năng lực 24 NQT tại DNLH Bảng 2.1. Các cấp độ năng lực của cá nhân 49 Bảng 2.2. ASK cần thiết cho CEO doanh nghiệp nhỏ Việt Nam 53 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cá nhân và 56 năng lực quản trị theo các tác giả trong và ngoài nƣớc Bảng 2.4. Khung nghiên cứu của đề tài 60 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 73 2020 Bảng 3.2. Thống kê mô tả về số năm hoạt động, quy mô vốn và quy mô 77 lao động của các DNLH tỉnh Quảng Ninh Bảng 3.3. Các lĩnh vực kinh doanh của các DNLH tỉnh Quảng Ninh 78 Bảng 3.4. Số lƣợt khách tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh từ năm 79 2010-2020 Bảng 3.5. Doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh từ 2015 80 – 2020 Bảng 3.6. Số lƣợng nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh 82 Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 Bảng 3.7. Số lƣợng nhà quản trị trong các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh 83 Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020 Bảng 3.8. Thống kê mô tả về phân cấp, trình độ, chuyên môn của NQT 83 tại các DNLH tỉnh Quảng Ninh Bảng 3.9. Thống kê mô tả về chức vụ, giới tính NQT tại các DNLH của 84 tỉnh Quảng Ninh Bảng 3.10. Thống kê mô tả về tuổi, kinh nghiệm quản lý, thu nhập hàng 85 tháng của NQT tại các DNLH của Quảng Ninh Bảng 3.11. Bảng minh họa điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá 88 năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh
  11. ix Bảng 3.12. Tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo 104 Bảng 3.13. Kết quả chạy EFA các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT 105 Bảng 3.14. Giá trị kiểm định KMO 106 Bảng 3.15. Bảng tổng phƣơng sai 106 Bảng 3.16. Hệ số tải nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và hệ số tin cậy 107 cronbach’s alpha Bảng 3.17. Tiêu chí đánh giá tính phân biệt của Fornell-Larcker 109 Criterion Bảng 3.18. Hệ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) 110 Bảng 3.19. Trọng số hồi quy 111 Bảng 3.20. Chỉ số GoF 113 Bảng 3.21. Tác động của GoF 113 Bảng 3.22. Giá trị VIF bên ngoài 114 Bảng 3.23. Giá trị VIF bên trong 115
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, HỘP Tên sơ đồ, hình vẽ, hộp Trang Hình 1.1. Mô hình ASK 10 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp lữ hành 34 Hình 2.2. Sơ đồ phân chia cấp bậc nhà quản trị trong tổ chức 42 Hình 2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực NQT tại DNLH 54 Hình 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH 60 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của đề tài 62 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh 69 Hình 3.2. Số lƣợng doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh qua các 76 năm 2015 – 2020 Hình 3.3. Số lƣợng DNLH của Quảng Ninh năm 2020 theo hình thức sở 77 hữu Hình 3.4. Cơ cấu thị trƣờng khách quốc tế của các DNLH tỉnh Quảng 80 Ninh Hộp 3.1: Phƣơng pháp đánh giá năng lực NQT tại một số DNLH Quảng 87 Ninh Hộp 3.2: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức NQT tại DNLH Quảng Ninh 90 Hình 3.5. Biểu đồ thống kê giá trị trung bình của kiến thức NQT tại 91 DNLH tỉnh Quảng Ninh Hộp 3.3: Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng NQT tại DNLH Quảng Ninh 93 Hình 3.6. Biểu đồ thống kê giá trị trung bình của kỹ năng NQT tại DNLH 94 tỉnh Quảng Ninh Hộp 3.4: Tiêu chuẩn đánh giá thái độ NQT tại DNLH Quảng Ninh 96 Hình 3.7. Biểu đồ thống kê giá trị trung bình của phẩm chất/ thái độ NQT 97 tại DNLH tỉnh Quảng Ninh Hình 3.8. Biểu đồ mô hình đo lƣờng 108 Hình 3.9. Biểu đồ mô hình phƣơng trình cấu trúc 111
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Về mặt lý luận : Du lịch đang ngày càng trở nên quan trọng và là ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Nhu cầu du lịch ngày càng phát triển và không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội (KT-XH), nó trở nên phổ biến và là thói quen trong nếp sống sinh hoạt của con ngƣời ở xã hội hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của con ngƣời, hoạt động du lịch đặc biệt là kinh doanh lữ hành (KDLH) phát triển rất sôi động, thu hút đông đảo các doanh nghiệp lữ hành (DNLH) với nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, từ đó làm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động KDLH. Do đó, mỗi DNLH phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hƣớng đi đúng cho mình. Trong bối cảnh cạnh tranh đang diễn ra gay gắt không chỉ ở lĩnh vực KDLH mà toàn ngành du lịch. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tìm ra chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp đúng đắn thì DNLH cần có những con ngƣời chèo lái vững vàng, sáng suốt. Nói cách khác, đội ngũ nhà quản trị (NQT) trong DNLH phải là những ngƣời thực sự có năng lực, mọi DNLH phải chú trọng nâng cao năng lực NQT. Các năng lực bao gồm nghị lực, khả năng nhận thức tốt, nhìn xa trông rộng, khả năng tƣ duy sáng tạo đặc biệt là tƣ duy chiến lƣợc, tham vọng, ham muốn chinh phục khó khăn, thách thức, khả năng giao tiếp truyền thông giỏi, có tài thuyết phục mọi ngƣời, đầu óc tổ chức và làm việc khoa học, khả năng lãnh đạo tổ chức thích nghi với môi trƣờng, hiểu biết sâu rộng về KT-XH, chính trị, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, có tài quản lý các nguồn lực… Cùng với các bên liên quan khác nhƣ chính quyền, cộng đồng địa phƣơng, du khách, DNLH đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ du lịch ở điểm đến. Trong đó, DNLH đóng vai trò là cầu nối trung gian chủ yếu của chuỗi cung ứng giá trị dịch vụ du lịch. Những nghiên cứu về DNLH nói chung, quản trị DNLH, nhân sự trong DNLH… nói riêng là những nghiên cứu khá phổ dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu về năng lực NQT tại các DNLH vẫn là một “mảnh đất màu mỡ”. Về mặt thực tiễn: Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng to lớn về tự nhiên, văn hóa, là một trong những điểm du lịch lớn của cả nƣớc, đặc biệt là du lịch nghỉ dƣỡng, khám phá,… hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Theo nội dung quy hoạch tổng thể
  14. 2 phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Quảng Ninh sẽ trở thành một Trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia. Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2030, sẽ thu hút 23 triệu lƣợt KDL trong đó 10 triệu KDL quốc tế với tổng doanh thu xã hội đạt 130 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho 120 nghìn lao động trực tiếp. Quy hoạch cũng đƣa ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu về tiếp thị quảng bá và xây dựng thƣơng hiệu, sản phẩm du lịch mới, các dự án hạ tầng giao thông vận tải, dự án hạ tầng du lịch, dự án nhân lực, dự án bảo vệ môi trƣờng, quản trị công và hợp tác, các nhóm giải pháp khác... Trong đó, giải pháp về nhân lực du lịch tại Quảng Ninh đƣợc đánh giá là đang rất cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà của chính bản thân các doanh nghiệp (DN) phục vụ du lịch của tỉnh, trong đó có các DNLH. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 nhƣ hiện nay sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến mục tiêu chung đã đặt ra trong Quy hoạch du lịch Quảng Ninh, ngành du lịch Quảng Ninh đang không ngừng nỗ lực khắc phục ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid để phục hồi và tiếp tục hƣớng đến mục tiêu chung của toàn ngành. Hiện nay, hệ thống DNLH tỉnh Quảng Ninh cũng đã đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển theo hƣớng hiện đại, hợp lý. Quảng Ninh có 76 DNLH tính đến cuối năm 2020 theo thống kê của phòng Quản lý lữ hành – Sở Du lịch Quảng Ninh... Tuy nhiên, tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh hiện nay vẫn còn tồn tại việc hƣớng dẫn viên du lịch là ngƣời nƣớc ngoài, chất lƣợng khách sạn, nhà hàng, phƣơng tiện vận chuyển,... hàng loạt dịch vụ theo CTDL bị giảm sút, chƣa đúng nhƣ theo cam kết với du khách; việc thành lập doanh nghiệp gắn với việc cấp phép đang rất bất cập, chính quyền địa phƣơng xử lý sai phạm nhẹ, nên doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt xong lại tiếp tục làm sai; nhân lực du lịch ở Quảng Ninh thì đa phần là biết tiếng Trung, vẫn chƣa chú trọng về tiếng Anh. Theo đánh giá của các ban ngành: Nhân lực du lịch của Quảng Ninh khá dồi dào về số lƣợng, tuy nhiên chất lƣợng còn thấp so với tiềm năng, chƣa đáp ứng yêu cầu chất lƣợng phục vụ theo tiêu chuẩn quốc gia , vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của NQT tại các DNDL Quảng Ninh nói chung và DNLH Quảng Ninh nói riêng. Với điểm đến du lịch phát triển sôi động nhƣ Quảng Ninh thì năng lực NQT tại các DNLH càng đƣợc coi trọng. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực trạng năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy một số hạn chế nhƣ nhận thức của NQT về việc nâng cao năng lực bản thân chƣa cao, một số kiến thức, kỹ năng còn hạn chế, các hoạt động bao gồm quy hoạch NQT kế cận,
  15. 3 tuyển dụng NQT, bố trí và sử dụng NQT, bồi dƣỡng nâng cao năng lực NQT, đánh giá năng lực NQT, chế độ đãi ngộ, khen thƣởng NQT chƣa hoàn thiện, chƣa thực sự quan tâm đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp (VHDN) khuyến khích NQT học tập nâng cao trình độ, các DNLH của tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hƣởng nặng nề của đại dịch Covid- 19,… Nhƣ vậy cần phải nâng cao năng lực NQT là điều rất cần thiết hiện nay của ngành du lịch Quảng Ninh và DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Xuất phát từ“ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn”đề tài: “Nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng các tiêu chí đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH của tỉnh Quảng Ninh dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của Quảng Ninh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án tiến hành các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về nhân lực và NQT tại DNLH, năng lực NQT tại DNLH, nâng cao năng lực NQT tại DNLH. Các nội dung sau khi tổng quan làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu. Thứ hai, xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH, đánh giá sự tác động của các yếu tố đến năng lực NQT tại DNLH. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Thứ ba, tiến hành thu thập, phân tích và xử lý thông tin, đánh giá, quan điểm của các nhà khoa học, các nhà quản lý về du lịch, NQT và nhân viên tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Thứ tư, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về năng lực và nâng cao năng lực NQT tại DNLH, trƣớc vấn đề đặt ra từ thực tiễn cho NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh là làm thế nào để nâng cao năng lực nhằm góp phần mang lại
  16. 4 hiệu quả kinh doanh cho DNLH, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Câu hỏi thứ nhất, có những tiêu chí, phƣơng pháp và mô hình nào đánh giá năng lực NQT tại các DNLH? Câu hỏi thứ hai, có những yếu tố nào ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH? Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến năng lực NQT tại DNLH của tỉnh Quảng Ninh? Câu hỏi thứ ba, làm thế nào để nâng cao năng lực NQT tại DNLH của tỉnh Quảng Ninh? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tƣợng nghiên cứu là năng lực NQT tại các DNLH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Trong giới hạn luận án khung nghiên cứu đƣợc hình thành với một số nội dung cơ bản nhƣ sau: Có rất nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau về năng lực NQT nhƣng luận án dựa trên mô hình ASK để xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực NQT tại các DNLH với 3 nhóm kiến thức, kỹ năng, phẩm chất/ thái độ. Đề xuất mô hình nghiên cứu đánh giá năng lực NQT tại các DNLH với các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH bao gồm 6 yếu tố là giáo dục, đào tạo, đặc điểm cá nhân, môi trƣờng doanh nghiệp, các hoạt động nâng cao năng lực NQT và môi trƣờng ngành du lịch. Về không gian nghiên cứu: Luận án đánh giá năng lực NQT tại tất cả các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó để nghiên cứu tình huống, luận án lựa chọn ba DNLH của tỉnh Quảng Ninh là Công ty CP Du lịch Hạ Long Công ty CP Du lịch và Thƣơng mại Entity, Công ty CP Du lịch và Thƣơng mại Than Việt để làm rõ hơn thực trạng năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng từ 2015 - 2020, đề xuất giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Các đóng góp mới của luận án Về lý luận: Luận án đã hệ thống và xác lập khung lý luận về năng lực NQT tại DNLH bao gồm: khái niệm năng lực NQT tại DNLH, tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá năng lực NQT tại DNLH. Trong đó tiêu chí đánh giá năng lực NQT tại DNLH đƣợc
  17. 5 phát triển thành 3 nhóm kiến thức (gồm 10 tiêu chí), kỹ năng (gồm 8 tiêu chí) và thái độ (gồm 5 tiêu chí) theo mô hình ASK. Nhận diện và xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH với 1 biến phụ thuộc (năng lực NQT tại DNLH) và 6 biến độc lập (giáo dục, đào tạo, đặc điểm cá nhân, môi trƣờng doanh nghiệp, các hoạt động nâng cao năng lực NQT tại DNLH và môi trƣờng ngành du lịch). Điểm mới ở đây là NCS đã đƣa vào mô hình nghiên cứu 1 biến độc lập là môi trƣờng ngành du lịch có ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH. Về thực tiễn: Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh, kiểm định độ tin cậy trong khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực NQT tại DNLH, phân tích giá trị trung bình của các thang đo và phân tích hồi qui đa biến để xác định đƣợc hệ số quan trọng cũng nhƣ mức độ tác động của các thang đo đến năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh với Phƣơng trình cấu trúc tuyến tính biểu diễn về sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến năng lực NQT là: NLQT = 0,011*CNHAN + 0,154*DTAO + 0,099*GDUC + 0,258*MTDL + 0,073*MTDN + 0,429*NCNL Luận án đã đƣa ra đánh giá về thành công, một số hạn chế và nguyên nhân của chúng, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh. Luận án đã đề xuất đƣợc 5 giải pháp bao gồm nâng cao nhận thức của NQT về việc nâng cao năng lực bản thân trong bối cảnh hiện nay, nâng cao một số kiến thức còn hạn chế của NQT, hoàn thiện các hoạt động nâng cao năng lực NQT, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho NQT, xây dựng văn hoá doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ nhân lực. Các giải pháp có thể giúp cho các DNLH nói riêng, các doanh nghiệp nói chung vận dụng nâng cao năng lực NQT tại các doanh nghiệp. Luận án cũng đã đƣa ra 4 nhóm kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch,với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, với Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh, với các cơ sở đào tạo du lịch nhằm nâng cao năng lực NQT tại các DNLH của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các DNLH của tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan quản lý, các DNLH nói chung và các cơ sở đào tạo du lịch của Việt Nam.
  18. 6 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về đánh giá năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh Chƣơng 4: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực nhà quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Quảng Ninh.
  19. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh (NCS) tổng hợp các công trình liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 vấn đề: (1) Các nghiên cứu về nhân lực và nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành; (2) Các nghiên cứu về năng lực nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành; (3) Các nghiên cứu về nâng cao năng lực nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành. 1.1.1. Các nghiên cứu về nhân lực và nhà quản trị trong doanh nghiệp lữ hành Nhân lực trong doanh nghiệp nói chung đã không còn là những nghiên cứu mới trên thế giới. Tầm quan trọng của nhân lực đối với các loại hình doanh nghiệp đã đƣợc rất nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu. Trong lĩnh vực du lịch nói chung và lữ hành nói riêng, vấn đề nhân lực luôn đƣợc coi trọng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào nhân lực trong lĩnh vực nói chung và nhân lực tại một số loại hình doanh nghiệp du lịch nhƣ khách sạn, nhà hàng,… Còn bàn về DNLH, hiện nay không có nhiều các công trình nghiên cứu về DNLH, các công trình thƣờng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các nghiệp vụ trong DNLH nhƣ vận hành và quản lý đại lý du lịch (ĐLDL), quản lý CTDL, mối quan hệ giữa DNLH với nhà cung cấp (NCC) và khách hàng (KH). L.K. Singh (2008), A.K Bhatia (2012) cùng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ĐLDL – đây chỉ là một nội dung kinh doanh của DNLH. L.K. Singh viết về xúc tiến du lịch, thủ tục đăng ký kinh doanh ĐLDL, luật du lịch, các tổ chức du lịch và dịch vụ, điều lệ và chức năng của các tổ chức du lịch, hoạt động du lịch và du lịch trọn gói. A.K Bhatia nghiên cứu chức năng và hoạt động của ĐLDL, lập kế hoạch và thiết lập một ĐLDL, quản lý CTDL inbound và outbound, mối quan hệ giữa NCC và ĐLDL,… vai trò của ĐLDL. Các tác giả hầu nhƣ đƣa ra những cơ sở lý luận về các vấn đề xoay quanh hoạt động của DNLH và ĐLDL. David Weaver, Laura Lawton (2006); John R.Walker & Josielyn T.Walker (2011) đã đƣa ra khái niệm DNLH, các vấn đề xoay quanh hoạt động kinh doanh lữ hành trƣớc những thách thức, thời điểm bất ổn trong khu vực và quốc tế do hậu quả của các cuộc khủng bố, an ninh, dịch bệnh, thiên tai, chính trị,… Đồng thời có cái
  20. 8 nhìn đa chiều về ngành du lịch với đặc điểm, nhu cầu, cơ hội nghề nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Nghiên cứu sâu về vấn đề nhân lực du lịch có thể kể đến tác giả Baum (2007, 2015), cùng với các nghiên cứu của mình ông đã chỉ ra sự bất ổn trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là vấn đề nhân lực và công việc trong ngành du lịch, nhân lực quá tập trung vào các phân ngành nhƣ khách sạn, nhà hàng mà bỏ qua lĩnh vực lữ hành. Càng ngày, việc làm trong ngành du lịch càng đƣợc coi trọng hơn và công tác phát triển nhân lực đã đƣợc chú ý ở các doanh nghiệp du lịch. Tác giả đã tổng hợp một số thay đổi ảnh hƣởng đến việc làm và các kỹ năng đối với nhân lực du lịch. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu đến nhân lực du lịch nói chung có khá nhiều. Các công trình phân tích, đánh giá đến thực trạng nhân lực tại ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong đó có doanh nghiệp lữ hành tại một số địa phƣơng, vùng trong nƣớc. Thậm chí đề cập đến nguyên nhân gây ra các vấn đề nhân lực không đủ năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của ngành đó là do hạn chế trong công tác đào tạo nhân lực, khẳng định đào tạo nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao năng lực nhân lực nói chung. Nguyễn Mạnh Hùng (2019) trình bày ba nội dung đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch đƣợc xác định gồm: tăng trƣởng về số lƣợng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch. Trong đó việc phát triển chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,… Đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới và một số vùng du lịch trong cả nƣớc về phát triển nhân lực du lịch, từ đó có thể vận dụng cho phát triển nhân lực du lịch của Việt Nam nói chung và phát triển nhân lực NQT tại DNLH ở Việt Nam nói riêng. Trần Sơn Hải (2011) đã phân tích thực trạng phát triển nhân lực ngành du lịch, số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; từ đó đề xuất giải pháp phát triển nhân lực đến năm 2020. Bàn về nhân lực trong DNLH không có nhiều công trình nghiên cứu đến loại hình doanh nghiệp du lịch này, trong khi các công trình nghiên cứu về nhân lực tại các khách sạn, nhà hàng thì khá nhiều. Điển hình nghiên cứu về nhân lực trong DNLH có thể kể đến tác giả Vũ Văn Viện (2017) đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng phát triển nhân lực của các DNLH vùng duyên hải Bắc Bộ giai đoạn 2010 - 2016. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng cơ cấu nhân lực, các hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1