Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam
lượt xem 15
download
Luận án đánh giá thực trạng vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước trên góc độ vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp. Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao vai trò của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam
- 1
- 2 2
- iv
- iv LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban giám đốc Học viện Tài chính, của tập thể lãnh đạo và các thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Tài chính DN, Bộ môn Tài chính DN - Học viện Tài chính, đặc biệt là công lao hướng dẫn tận tình, chu đáo của tập thể giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Tá và TS. Trần Nguyên Nam. Em xin được gửi tới các thầy, cô lời cảm ơn trân trọng nhất. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và những tư liệu quý báu được cung cấp từ các nhà quản lý DN, các cán bộ tại Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ và chia sẻ những khó khăn để tác giả hoàn thành tốt luận án. Tác giả luận án Trần Xuân Tú
- iv MỤC LỤC
- iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ
- iv DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT DNNN Doanh nghiệp Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn CTCP Công ty cổ phần DN DN UBND Ủy ban nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà SCIC nước ROE Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu VĐTNN Vốn đầu tư Nhà nước
- iv AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên CPTPP Thái Bình Dương Ủy ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước SASAC Trung Quốc JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế NFSC Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
- 9 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới trong lĩnh vực quản lý đối với DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước, các Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố thực hiện đồng thời cả ba chức năng: quản lý Nhà nước về kinh tế, chủ quản cấp trên đối với DN và đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với DN. Phương thức này dẫn tới những bất cập như: không tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của DN; đầu tư vốn vào DN dàn trải, manh mún, phần lớn DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước có quy mô nhỏ, cơ cấu không hợp lý; quá trình sắp xếp DNNN, DN có vốn đầu tư Nhà nước chưa gắn với đổi mới cơ chế quản lý vốn, cổ phần hóa, sắp xếp DNNN chậm và chưa triệt để; chưa tập trung nguồn lực để xây dựng DNNN có tầm cỡ. Để khắc phục những bất cập trên, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã kết luận “Phải đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính Nhà nước can thiệt trực tiếp, cụ thể vào quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của DN; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của DN” Qua nghiên cứu mô hình quản lý vốn Nhà nước tại mốt số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam; căn cứ vào các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, các các văn bản Luật do Quốc
- 10 hội thông qua và thực tiễn quá trình đổi mới, sắp xếp DN ở Việt Nam, ngày 20/6/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ- TTg thành lập Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và Quyết định 152/2005/QĐ-TTg ban hành Điều lệ và tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân sự, ngày 01/8/2006, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chính thức đi vào hoạt động. Với tư cách là tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ, thực hiện hai chức năng chính: Một là tiếp nhận và đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên,..và hai là thực hiện đầu tư và kinh doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, mô hình quản lý vốn Nhà nước tập trung tại SCIC đã phát huy hiệu quả đối với các nguồn lực tài chính của Nhà nước đầu tư tại các DN, đồng thời góp phần quan trọng vào công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN cũng như công tác tái cơ cấu DN có vốn đầu tư Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của SCIC luôn đạt mức cao so với mức bình quân chung của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. Không chỉ thực hiện tái cơ cấu phần vốn Nhà nước tại DN, SCIC còn đem lại các giá trị gia tăng cho DN trong danh mục quản lý thông qua việc giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đó gia tăng giá trị của DN và phần vốn Nhà nước tại DN. Trên thực tế, hầu hết các DN sau khi chuyển giao về SCIC đều đạt tốc độ tăng trưởng khá. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) lũy kế thu cổ tức về cho cổ đông Nhà nước đến nay đã đạt hơn 2.600 tỷ đồng (gấp hơn ba lần số vốn Nhà nước đầu tư ban đầu), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình đạt hơn 40%/năm trong ba năm qua. Công ty cổ phần Viễn thông FPT lũy kế đến nay đã thu
- 11 cổ tức gần 500 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần giá trị vốn Nhà nước đầu tư ban đầu), tỷ suất ROE trong ba năm qua trung bình đạt trên 70%/năm... Bên cạnh việc củng cố, tái cơ cấu các DN tiếp nhận, SCIC đã đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước đang đầu tư ở những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ chi phối, tập trung nguồn vốn vào những lĩnh vực, ngành nghề quan trọng của nền kinh tế; Đánh giá về mô hình SCIC, Kết luận số 78- KL/TW ngày 26/7/2010, Bộ Chính trị đã chỉ đạo cần tiếp tục củng cố, phát huy mô hình này. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN đặt SCIC là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập, là một trong 5 Tập đoàn, Tổng công ty đặc biệt có Điều lệ tổ chức và hoạt động do Chính phủ trực tiếp ban hành. Tuy vậy, hiện nay nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, hoạt động, việc thực hiện ví trí, vai trò của SCIC còn nhiều vướng mắt. Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao năng lực quản trị và tài chính để SCIC sớm trở thành một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp của Chính phủ như mục tiêu ban đầu đặt ra; thực hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu tại các DN nhận chuyển giao, đồng thời thực hiện tốt vai trò trong thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Xuất phát từ những đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính DN, tái cơ cấu DNNN, Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. Có thể khái quát các nghiên cứu đó như sau:
- 12 2.1. Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính 2.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Nghiên cứu đề xuất giải pháp tái cấu trúc tài chính được thể hiện trong các nghiên cứu: - Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Tú (2006) "Đổi mới cơ cấu vốn của các DNNN Việt Nam hiện nay"[12, nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn của DN Nhà nước trong giai đoạn 2000 – 2005 trên cơ sở số liệu điều tra 375 DNNN tại Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính. Đánh giá những tồn tại trong cơ cấu vốn của các DN, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm cải thiện cơ cấu vốn của DNNN, trong đó, đưa ra ứng dụng xây dựng cơ cấu vốn cho Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1. - Luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Hương Quỳnh (2009)[13]”Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của DNNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" đã thực hiện nghiên cứu về cơ cấu nguồn vốn của các DNNN trên 104 DNNN, thời gian nghiên cứu là 2005 – 2007. Trên cơ sở thực trạng những tồn tại trong cơ cấu nguồn vốn của các DN, tác giả đã đề xuất các quan điểm định hướng và giải pháp thiết thực để tái cơ cấu nguồn vốn các DNNN. - Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2009)[14]”Quản lý vốn nhà nước tại DN sau cổ phần hóa" . Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vấn nhà nước tại DN, thực trạng về cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam, trên cơ sở đó tái giả đề xuất giải pháp thực hiện quản lý vốn nhà nước tại DN sau cổ phần hóa. - Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Hòa "Cơ chế quản lý vốn NN đầu tư tại DN ở Việt Nam" (2012)15], Mã LA.12.0474.3 đã hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn NN tại DN. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý vốn NN tại DN ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn NN tại DN ở Việt Nam.
- 13 - Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Ngọc Lan "Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam" (2014) [16] đã hoàn thiện cơ sở lý luận về Tập đoàn và cấu trúc vốn của Tập đoàn. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cấu trúc vốn tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, tác giả đã đề xuất những giải pháp cụ thể đặc biệt liên quan đến tái cấu trúc nợ và tái cấu trúc vốn chủ sở hữu tại Tập đoàn. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Thanh Thế, Viện Đại học Mở với đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của SCIC” (2015)[17]. Tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận về mô hình hoạt động của SCIC, đánh giá thực trạng hoạt động của SCIC trên các lĩnh vực quản lý, đầu tư kinh doanh vốn, tình hình tiếp nhận vốn,..trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động của SCIC trong thời gian tới. - Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Phương Mai “Giải pháp tái cấu trúc tài chính các DN trong ngành Thép ở Việt Nam” (2016) [18]đã hoàn thiện cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính, tái cấu trúc tài chính. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cấu trúc tài chính các DN ngành Thép ở Việt Nam, tác giả đề xuất một hệ thống giải pháp cụ thể liên quan đến tái cấu trúc các khoản nợ của các DN ngành Thép ở Việt Nam. - Luận án Tiến sĩ kinh tế của Dương Thị Hồng Vân (Kinh tế quốc dân, năm 2014)[19] “Nghiên cứu các nhân tố tác động tới cơ cấu vốn của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố tác động cơ cấu vốn của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, Học viện tài chính (năm 2004) [20]về “Tái cơ cấu vốn nhằm tăng cường năng lực tài chính, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các DNNN”. - Đề tài nghiên cứu “Nguyên nhân chủ yếu phải tái cơ cấu nguồn vốn của DN”của TS. Bạch Đức Hiển và TS. Đoàn Hương Quỳnh (năm 2010)[21].
- 14 - Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Bùi Văn Vần và nhóm nghiên cứu (2014) [22] về "Đổi mới cơ cấu tài chính của các DN may thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam" đã đánh giá thực trạng về cấu trúc tài chính và đưa ra các giải pháp tái cấu trúc tài chính đối với các DN thuộc tập đoàn Dệt may Việt Nam. - Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Vũ Công Ty và nhóm nghiên cứu (2012)[23] về "Tái cấu trúc tại các Tổng công ty xây dựng ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp" đã luận giải khá kỹ càng về nội dung và các chiến lược tái cấu trúc DN trong đó tái cấu trúc tài chính là một bộ phận quan trọng. - Đề tài nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Đăng Nam và nhóm nghiên cứu (2014)[24] về "Các giải pháp xử lý nợ phải trả trong quá trình tái cấu trúc DNNN ở Việt Nam" nghiên cứu sâu về khía cạnh tái cấu trúc các khoản nợ phải trả- một bộ phận của tái cấu trúc tài chính từ đó đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý, tái cấu trúc các khoản nợ phải trả góp phần quan trọng trong thành công của quá trình tái cấu trúc các DNNN ở Việt Nam. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính tại các nước phát triển thường gắn liền với những nghiên cứu về tái cấu trúc DN trong giai đoạn từ 1981-1989 và tiếp đến là giai đoạn 1999-2000. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các làn sóng mua bán, sáp nhập trên thế giới. Kết quả của những làn sóng mua bán sáp nhập DN, hình thành nên những tập đoàn lớn, các Công ty đa quốc gia kinh doanh đa ngành. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra tại Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ 20 đó là rất nhiều các tập đoàn, các công ty đa ngành đã phải cắt giảm chiến lược đa dạng hóa của họ để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với mục tiêu nâng cao khả năng sinh lời. Các nghiên cứu của Lewis(1990) chỉ ra gần một nửa các công ty lớn của Mỹ đã thực hiện tái cấu trúc trong những năm 80. Kết luận
- 15 này cũng trùng với công bố về tình hình tái cấu trúc được đăng tải trên tạp chí PhốWall (1985) có đến 398/850 (47%) các hãng lớn ở Bắc Mỹ tiến hành tái cấu trúc. Các nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của Hoskisson, Johnson (2005) thống nhất quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu trước đó như Muller (1987), Markides 1995, Bowman and Singh (1993)[81] tái cấu trúc DN được cấu thành bởi ba bộ phận cơ bản là tái cấu trúc tài sản (asset restructuring), tái cấu trúc tài chính (financial restructuring) và tái cấu trúc hoạt động (operational restructuring). Các nghiên cứu đều khẳng định tái cấu trúc tài chính là một trong ba nội dung quan trọng thuộc về tái cấu trúc DN. Bổ sung cho những quan điểm trên, Patrick A.Gaughan (2002) cho rằng tái cấu trúc tài chính không chỉ là một thành phần quan trọng gắn liền với các hoạt động tái cấu trúc DN. Đây còn là một quyết định tài chính quan trọng, có thể thực hiện một cách độc lập khi xuất hiện những yếu kém trong cấu trúc tài chính do ảnh hưởng bởi những nguyên nhân bên trong và bên ngoài DN. Phát triển trên những quan điểm về tái cấu trúc tài chính ở trên, tái cấu trúc tài chính của các DN trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế còn được tập trung làm rõ trong nghiên cứu của nhóm tác giả Michaecl Blatz, Karl- J.Kraus và Sascha Haghani (2006). Trong nghiên cứu này, tái cấu trúc tài chính được coi là một trong ba trụ cột cơ bản trong quá trình tái cấu trúc DN được thực hiện đồng thời với tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc chiến lược. Bằng việc nghiên cứu hoạt động tái cấu trúc của hơn 1.500 DN tại Đức sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, các ông đã chỉ ra rằng tái cấu trúc tài chính là một trong những khâu then chốt, cùng với tái cấu trúc hoạt động và tái cấu trúc chiến lược có thể giúp các công ty vượt qua khủng hoảng và có khả năng tăng trưởng tốt hơn. Cụ thể, sau tái cấu trúc tài chính các công ty có khả năng đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt hơn 130% so với mức trung bình trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh.
- 16 Nghiên cứu của William P.Mako (2001), về tái cấu trúc tài chính các DN tại Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đòi hỏi phải tái cấu trúc khu vực DN của các nước này. Một trong số đó là do cấu trúc tài chính của các DN kém bền vững trong điều kiện khủng hoảng, suy thoái vì sử dụng nợ với mức độ cao. Đây cũng là một đặc điểm khá tương đồng với điều kiện tái cấu trúc của các DN ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu cũng chỉ ra chiến lược tái cấu trúc trên ba giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra, nỗ lực từ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế là những yếu tố quyết định đến thành công của tái cấu trúc tài chính DN. * Những nghiên cứu trong nước và quốc tế của các tác giả nên trên là đóng góp cần thiết để NCS bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu bổ sung, đánh giá thực trạng của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam. 2.2. Các nghiên cứu về Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Việc xem xét các nghiên cứu có liên quan đến vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước cho thấy: Thứ nhất, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tái cấu trúc tài chính các DN, song các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở đối tượng các DN niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hoặc một đối tượng DNNN cụ thể. Chưa có nghiên cứu nào về vai trò SCIC trong tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Thứ hai, các nghiên cứu mới chỉ đề cập đến giải pháp tái cấu trúc tài chính cho một DN hay một nhóm ngành DN cụ thể. Chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tổng thể tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ vĩ mô.
- 17 Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước ở Việt Nam" có tính độc lập, không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Những gợi ý về cơ sở lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đã được đề cập được nghiên cứu sinh nghiên cứu, tiếp thu, thừa kế và phát triển trong luận án tiến sĩ của mình đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, phù hợp với các quy định hiện hành. 3. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án So sánh với những nghiên cứu trước đây, luận án đã có đóng góp nhất định về mặt khoa học và thực tiễn, đó là: Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước Thứ hai, nghiên cứu tái cấu trúc tài chính đặt trong mối quan hệ với tái cấu trúc chiến lược và tái cấu trúc hoạt động của DN có vốn đầu tư Nhà nước. Việc thực hiện đồng bộ ba mũi nhọn tái cấu trúc là điều kiện đảm bảo cho các DN có vốn đầu tư Nhà nước vượt qua những khó khăn đang phải đối mặt do ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế cũng như áp lực về cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế, đồng thời nâng cao được vai trò của SCIC trong tái cấu trúc tài chính nói riêng và tái cấu trúc DN có vốn đầu tư Nhà nước nói chung. Thứ ba, nghiên cứu thực trạng vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN và là nhà đầu tư chiến lược của Nhà nước. Qua đó chỉ ra kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong việc phát huy vai trò của SCIC trong tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước.
- 18 Thứ tư, luận án đã đề xuất các giải pháp trực tiếp và các giải pháp tạo tiền đề nâng cao vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Đề xuất các giải pháp điều kiện để đảm bảo thực hiện thành công vai trò của SCIC. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã góp thêm bằng chứng, bổ sung hoàn thiện lý thuyết vai trò của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra được thực trạng vai trò của SCIC trong tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước. Điều này có ý nghĩa thiết thực đối với SCIC và Nhà nước trong việc nâng cao vai trò của SCIC trong tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước, thực hiện thành công chiến lược tái cấu trúc DNNN. 4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát: Xây dựng cơ sở lý luận về vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước, trên cơ sở đó khảo sát, đánh giá thực trạng vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 2006-2017 và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính đối với các DN có vốn đầu tư nhà nước giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, những vấn đề lý luận cơ bản về tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước và vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư nhà nước. - Thứ hai, đánh giá thực trạng vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước trên góc độ vi mô và vĩ mô của DN.
- 19 - Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Tổng quan về Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước? Những vấn đề cơ bản về tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư nhà nước? Vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước? - Thực trạng vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước? - Giải pháp nâng cao vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Về không gian, luận án nghiên cứu vai trò và hoạt động của SCIC trong tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước mà SCIC đang nắm giữ. Về thời gian: luận án sử dụng số liệu dựa trên các báo cáo của SCIC từ khi thành lập năm 2006 đến năm 2017. Đồng thời, luận án sử dụng số liệu báo cáo tài chính của các DN có vốn đầu tư Nhà nước mà SCIC đang nắm giữ trong giai đoạn nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu tình huống. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh để mô tả
- 20 số liệu thống kê về thực trạng của SCIC, các DN có vốn đầu tư nhà nước do SCIC đang nắm giữ. Nghiên cứu định tính được sử dụng để đánh giá các hoạt động của SCIC trong tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước do SCIC đang nắm giữ. -Phương pháp nghiên cứu tình huống: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để thấy rõ vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước trên góc độ là Người đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN (Thông qua ví dụ SCIC tham gia tái cấu trúc tài chính Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex)). 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, những vấn đề cơ bản về tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nhà nước. Luận án cũng trình bày các quan điểm, nội dung, phương pháp, trình tự tiến hành và các nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong quá trình tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước. Đồng thời, luận án phân tích sâu, đánh giá vai trò của Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước. Đây là tiền đề lý luận cần thiết để nghiên cứu thực trạng vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, luận án đi sâu đánh giá thực trạng vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước trên hai góc độ vĩ mô và vi mô của DN. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc phát huy vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước. Đây là cơ sở thực tiễn để luận án đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư nhà nước trong thời gian tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn