Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tố tác đông đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng giai đoạn 2002-2017 trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------- DƯƠNG THỊ ÁNH TIÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------- DƯƠNG THỊ ÁNH TIÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. VÕ XUÂN VINH 2. PGS.TS. HOÀNG ĐỨC T.p HỒ CHÍ MÌNH-NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy GS.TS Võ Xuân Vinh và PGS.TS Hoàng Đức. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Số liệu của luận án và tài liệu tham khảo được tác giả kế thừa có trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nội dung của luận án chưa được ai công bố ở bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận án Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023 Nghiên cứu sinh Dương Thị Ánh Tiên
- i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến thầy GS.TS Võ Xuân Vinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ định hướng nghiên cứu, hướng dẫn và động viên trong suốt quá trình học tập đến việc tạo điều kiện giúp đỡ một phần học phí cho tôi để tôi mới có thể tiếp tục và hoàn thành việc học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy PGS.TS Hoàng Đức đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô của Khoa Ngân hàng, Viện Đào tạo Sau đại học luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tôi luôn cảm thấy mình rất may mắn và tự hào khi được là học trò của các thầy các cô tại ngôi trường này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ và động viên trong thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án.
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................x TÓM TẮT LUẬN ÁN .......................................................................................... xi CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..........................................................................................1 1.1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung..............................................................................................4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 1.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5 1.6. Điểm khác biệt để tạo tính mới của đề tài.................................................................. 8 1.7. Cấu trúc luận án....................................................................................................... 10 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 13 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ....................... 13 2.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh .................................................................................. 13 2.1.1. Khái niệm....................................................................................................13 2.1.2. Quan điểm về cạnh tranh ............................................................................. 15 2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh ................. 17 2.2.1. Khái niệm....................................................................................................17 2.2.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 18 2.2.3. Phương pháp đo lường ................................................................................ 21 2.2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ............. 28 2.2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài ....................................................... 28 2.2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam.......................................................... 31
- iii 2.2.5. Khe hở nghiên cứu và nhận xét ...................................................................36 2.2.6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 42 2.3. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng ................................................................................ 49 2.3.1. Khái niệm hiệu quả ..................................................................................... 49 2.3.2. Khái niệm rủi ro .......................................................................................... 49 2.3.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả...................................................................... 50 2.3.4. Lý thuyết cạnh tranh và rủi ro...................................................................... 53 2.3.5. Lý thuyết rủi ro và hiệu quả......................................................................... 56 2.3.6. Các nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 58 2.3.6.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài ............................................... 58 2.3.6.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ................................................. 63 2.3.7. Khe hở nghiên cứu và nhận xét ...................................................................66 2.3.8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 75 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 76 MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 76 3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng....... 76 3.1.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 76 3.1.2. Đo lường biến số mô hình ........................................................................... 78 3.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng................................................................................................................................ 85 3.2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 85 3.2.2. Đo lường biến số mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ..................................................................................................86 3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 90 3.3.1. Phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên ............... 91 3.3.2. Phương pháp Momen tổng quát (Generalized Method of Moments –GMM) .......... 92 3.3.3. Phương pháp hồi quy tự động vector trong phân tích dữ liệu bảng............... 93 3.4. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................... 96 3.4.1. Mô tả quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................96
- iv 3.4.2. Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 96 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 98 CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 99 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................... 99 4.1. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng ......................................... 99 4.1.1. Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 99 4.1.2. Phân tích hệ số tương quan ........................................................................ 103 4.1.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á ....................... 105 4.1.4. Kết quả nghiên cứu trường hợp Việt Nam ................................................. 113 4.1.5. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước ............. 118 4.2. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng.................... 121 4.2.1. Thống kê mô tả các biến ............................................................................ 121 4.2.2. Phân tích hệ số tương quan ........................................................................ 122 4.2.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á ........................................... 123 4.2.4. Kết quả nghiên cứu trường hợp Việt Nam ................................................. 130 4.3. So sánh kết quả nghiên cứu luận án với kết quả các nghiên cứu trước ................ 136 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 140 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................ 142 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................................. 142 5.1. Kết luận nghiên cứu .............................................................................................. 142 5.2. Gợi ý chính sách.................................................................................................... 148 5.3. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 153 5.3.1. Về mặt lý thuyết ........................................................................................ 153 5.3.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................ 154 5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai.................................... 156 5.4.1. Hạn chế của luận án................................................................................... 156 5.4.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................. 156 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 161
- v PHỤ LỤC 01 ...................................................................................................... 182 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ................... 182 PHỤ LỤC 02 ...................................................................................................... 193 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM ...................................................... 193
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng việt ADB Asian Development bank Ngân hàng phát triển Châu Á CBV Competence-Based View Cạnh tranh dựa trên năng lực CE Cost Efficiency Hiệu quả chi phí CMT Competitive Market Thị trường cạnh tranh CR Concentration ratio Tỷ lệ mức tập trung DEA Data Envelopment Analysis Phương pháp phân tích bao dữ liệu ES Efficient Structure Cấu trúc hiệu quả FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định GCC Gulf Cooperation Countries Các quốc gia hợp tác vùng vịnh HHI Herfindahl-Hirschman Index Chỉ số HHI HTTC Hệ thống tài chính IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KNSL Khả năng sinh lời MO Market Orientation Định hướng thị trường MQH Mối quan hệ NLCT Competition capability Năng lực cạnh tranh New Empirical Industrial Tổ chức công nghiệp thực nghiệm NEIO Organization mới NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NPLs Non-Performing Loans Nợ xấu Phương pháp bình phương nhỏ OLS Ordinary Least Square nhất PBT Profit Before Tax Lợi nhuận trước thuế PLL Provision for loan losses Dự phòng rủi ro tín dụng PTE Pure Technical Efficiency Hiệu quả kỹ thuật thuần PVAR PanelVector Autoregression Tự hồi quy vector dữ liệu bảng
- vii Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng việt REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Return On Assets Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở ROAA Return On Average Asset hữu bình quân Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROAE Return On Average Equity-ROAE bình quân Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở ROE Return On Equity hữu SCP Structure-Conduct-Performance Cấu trúc-Hành vi-Hiệu quả SE Scale Efficiency Hiệu quả quy mô SFA Stochastic Frontier Approach Tiếp cận biên ngẫu nhiên System-Generalise Method of Phương pháp momen tổng quát hệ SGMM Monments thống TE Technically Efficiency Hiệu quả kỹ thuật
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu có liên quan ................................ 33 Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu (3.1) ............................... 82 Bảng 3.2. Các biến đo lường mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng ......................................................................................................... 90 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á ......................................................................................................................... 100 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ............... 102 Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á ................................................................ 103 Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, trường hợp Việt Nam .......................................................................................... 104 Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng, trường hợp Đông Nam Á .................................................................................... 106 Bảng 4.6. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, nghiên cứu trường hợp Việt Nam .................................................................................................................... 113 Bảng 4.7. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước (mục tiêu nghiên cứu thứ nhất) ........................................................................................... 119 Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến, nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á .......... 121 Bảng 4.9. Thống kê mô tả các biến, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ................ 122 Bảng 4.10. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á .............................................................................. 122 Bảng 4.11. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ................................................................................... 123 Bảng 4.12. Xác định bậc độ trễ tối ưu cho phương pháp ước lượng PVAR ......... 123 Bảng 4.13. Kiểm định tính dừng dữ liệu của Lerner, ROA, ROE và Zscore, nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á .............................................................................. 124 Bảng 4.14. Kiểm định tính ổn định dữ liệu của của Lerner, ROA, ROE và Zscore nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á .................................................................. 124
- ix Bảng 4.15a. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả lợi nhuận và rủi ro trong mô hình nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á ................... 125 Bảng 4.15b. Phân tích quan hệ nhân quả Granger giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả lợi nhuận và rủi ro ngân hàng , trường hợp Đông Nam Á .................................... 127 Bảng 4.16 trình bày bậc trễ tối ưu là 1, thỏa mãn giá trị lớn nhất của CD, giá trị nhỏ nhất của MBIC và MQIC. ................................................................................... 130 Bảng 4.17. Kiểm định tính dừng dữ liệu của Lerner, dROA, dROE và Zscore, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ................................................................................... 131 Bảng 4.18. Kiểm định tính ổn định dữ liệu của Lerner, ROA, ROE và Zscore nghiên cứu trường hợp Đông Nam Á .............................................................................. 131 Bảng 4.19a. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng nghiên cứu trường hợp Việt Nam.............................................. 132 Bảng 4.19b. Phân tích quan hệ nhân quả Granger giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả lợi nhuận và rủi ro tín dụng ngân hàng, nghiên cứu trường hợp Việt Nam........... 133 Bảng 4.20. So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước ..... 138
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................7 Hình 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ................................................... 70 Hình 4.1a. Vòng tròn đơn vị kiểm định tính ổn định dữ liệu cho Lerner, ROA và Zscore ................................................................................................................. 125 Hình 4.1b. Vòng tròn đơn vị kiểm định tính ổn định dữ liệu cho Lerner, ROA và Zscore ................................................................................................................. 125 Hình 4.2a. Vòng tròn đơn vị về tính ổn định của mô hình, bao gồm Lerner, dROA và Zscore ................................................................................................................. 132 Hình 4.2b. Vòng tròn đơn vị về tính ổn định của mô hình, bao gồm Lerner, dROE và Zscore ................................................................................................................. 132
- xi TÓM TẮT LUẬN ÁN Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh, Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á Nội dung: Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh là đòn bẩy, là điểm tựa thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, tác động lên sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Chủ đề này có rất nhiều quan điểm trên thế giới đã nghiên cứu nhưng kết quả vẫn chưa thống nhất và có sự khác biệt rất đáng kể. Trong bối cảnh Đông Nam Á, các nghiên cứu kết hợp có tính hệ thống trong phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng vẫn chưa nhiều. Bên cạnh đó, nghiên cứu này góp phần kiểm chứng tính vững của kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho chủ đề này trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Với lý do trên cho thấy việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và phân tích mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các NHTM ở Đông Nam Á và Việt Nam là rất cần thiết và có giá trị. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng trong trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Thứ hai, phân tích mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp SGMM hai bước được sử dụng trong luận án để ước lượng cho mục tiêu thứ nhất. Mục tiêu thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp PVAR cho nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các NHTM. Dữ liệu nghiên cứu: Mẫu dữ liệu bao gồm 118 ngân hàng từ 08 quốc gia bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái lan và Việt Nam, giai đoạn 2002-2017. Tác giả đã loại bỏ dữ liệu NHTM ở 03 quốc gia bao gồm Brunie, Đông Timo và Myanmar vì thiếu báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách Kết quả nghiên cứu mục tiêu thứ nhất trường hợp các quốc gia Đông Nam Á cho thấy, hầu hết các yếu tố được lựa chọn trong mô hình (3.1) đều tác động đến
- xii năng lực cạnh tranh ngân hàng. Trường hợp Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoại trừ yếu tố độ trễ của năng lực cạnh tranh, các yếu tố thuộc đặc trưng ngành ngân hàng, yếu tố niêm yết và tái cơ cấu, còn lại các yếu tố đều tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng. Xét mức độ tập trung thị trường trong hệ thống NHTM Việt Nam, các yếu tố được lựa chọn trong mô hình (3.1) đều tác động, ngoại trừ yếu tố vốn chủ, yếu tố tiền gửi khách hàng, niêm yết và lạm phát. Kết quả nghiên cứu trong hai trường hợp có nhiều điểm khác biệt. Đây là cơ sở để gợi ý các chính sách cho NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho mục tiêu thứ hai, trường hợp các NHTM Đông Nam Á cho thấy, sự thay đổi đồng thời của hiệu quả ROA và rủi ro đều làm thay đổi năng lực cạnh tranh ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H14. Giữa hiệu quả ROA và rủi ro luôn có mối tương quan mật thiết với nhau. Giả thuyết “bad management” của Berger và DeYoung (1997) được kết quả nghiên cứu này ủng hộ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh ngân hàng thay đổi bởi nguyên nhân gây ra từ hiệu quả ROE và rủi ro ngân hàng. Đồng thời rủi ro thay đổi bởi nguyên nhân gây ra từ hiệu quả ROE và năng lực cạnh tranh. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H14 và H16, lý thuyết cạnh tranh bất ổn của Keeley (1990) cũng được kết quả này ủng hộ. Hiệu quả ROE và rủi ro luôn tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả này phù hợp với với giả thuyết “bad luck” của Berger và DeYoung (1997). Bên cạnh đó, trường hợp Việt Nam, trong hoạt động kinh doanh cả ba yếu tố năng lực cạnh tranh, hiệu quả ROA và rủi ro luôn tác động qua lại đồng thời lẫn nhau. Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H14, H15 và H16. Từ kết quả nghiên cứu ở hai trường hợp có nhiều điểm khác biệt, đây là cơ sở căn cứ để luận án đề xuất các gợi ý chính sách cho các NHTM Việt Nam. Từ khoá: ASEAN, năng lực cạnh tranh, hiệu quả, rủi ro, ngân hàng thương mại.
- xiii ABSTRACT Title: Market Power, Efficiency, and Risk: Commercial banks in Vietnam and ASEAN countries. Content: Reasons for choosing research topics: Market power is leverage, which is the fulcrum to promote effective business operations, affecting the stability of the bank. This is a topic with many views in the world that have been studied, but the results are still inconsistent and there are big differences in research results. In the ASEAN countries context, there are not many systematic combined studies in analyzing the factors affecting market power and the relationship between market power, efficiency, and banking risks. Research on factors affecting market power and the relationship between market power, efficiency, and risks of Vietnamese commercial banks to contribute to verifying the stability of experimental research results for the topic in the case of ASEAN countries. The above reason shows that it is very necessary to study the factors affecting market power, and analyze the relationship between the market power, efficiency, and risks of commercial banks in ASEAN countries and Vietnam, which is necessary and valuable. Research Objectives: Firstly, analyzing the factors affecting banking market power in the case of Vietnam và ASEAN countries. Second, analyze the relationship between market power, efficiency, and risk in the case of commercial banks of Vietnam and ASEAN countries. Research Methods: The author uses a two-step SGMM estimation method to study the first target. Secondly, the author uses the two-step SGMM estimation method to study the impact between the market power, efficiency, and risk of commercial banks and the PVAR estimation method for the study of causality. Granger Causality between the market power, efficiency, and risk of commercial banks.
- xiv Research data: The data sample includes 118 banks from 08 countries including Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, and Vietnam, period from 2002-2017. The author removes data of commercial banks in 03 countries including Brunie, East Timor, and Myanmar because of the lack of financial reports. Research results and policy implications The results of the first objective study in the case of Southeast Asian countries show that most of the factors selected in model (3.1) affect banking competitiveness. In the case of Vietnam, all factors affect the bank's competitiveness except the lag factor of competitiveness, growth of industry assets, industry development, listing, and restructuring. Considering the level of market concentration in Vietnam's commercial banking system, all factors affect, except for equity, customer deposits, listing, and inflation. The results of the study in the two cases have many differences. This is the basis for suggesting policies for Vietnamese commercial banks. Research results for the second goal, the case of Southeast Asian commercial banks show that the simultaneous change of ROA efficiency and risk changes the bank's competitiveness. This result accepts hypothesis H14. There is a causal relationship between ROA efficiency and bank risk. The results also support the "bad management" hypothesis of Berger and DeYoung (1997). Besides, the research results show that the change in ROE efficiency and risk changes competitiveness; and changes in competitiveness and ROE efficiency change risks. This result accepts hypotheses H14 and H16, supporting the theory of “Unstable competition” of Keeley (1990). In particular, there is a causal relationship between ROE efficiency and bank risk. This result supports the “bad luck” hypothesis of Berger and DeYoung (1997). Besides, in the case of Vietnam, there is always a simultaneous cause- and -effect relationship between competitiveness, ROA efficiency, and risk in the business operations of Vietnamese commercial banks. Research results accept hypotheses H14, H15, and H16. From the research results in the two cases, there are also many differences, this is the basis for the thesis to make policy suggestions for Vietnamese commercial banks.
- xv The research results of the thesis serve as a basis for making some policy suggestions for Vietnamese commercial banks. Keywords: ASEAN, market power, efficiency, risk, commercial bank.
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do nghiên cứu Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro được xem là nhân tố then chốt. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng cao sẽ tạo ra khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh càng lớn, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và góp phần tăng tính ổn định của nền kinh tế. Sự tương tác lẫn nhau giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro luôn được các học giả trên thế giới quan tâm nhiều thể hiện ở các lý thuyết có liên quan như lý thuyết quyền lực thị trường, lý thuyết cấu trúc hiệu quả, lý thuyết cạnh tranh ổn định và cạnh tranh bất ổn hay các lý thuyết về hiệu quả và rủi ro tiêu biểu trong nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997). Hiệu quả và rủi ro là yếu tố tạo nên sự sống còn của ngân hàng. Hiệu quả là cầu nối, qua đó cạnh tranh làm tăng thêm tính ổn định cho ngân hàng (Schaeck và Cihák, 2014), từ đó giảm thiểu được rủi ro. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả ảnh hưởng tương quan thuận với nhau tại thị trường ngân hàng ở Trung Quốc (Tan và Floros, 2013a). Ở các ngân hàng thương mại Châu Âu giai đoạn 1990-1999, yếu tố hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến năng lực cạnh tranh (De Guevara và cộng sự, 2005). Tại thị trường này, vào những năm 1990, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng bán lẻ cao hơn vì chúng hoạt động hiệu quả hơn (De Guevara và Maudos, 2007). Trong khi đó, Casu và Girardone (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh ngân hàng dường như không được nâng cao khi hiệu quả tăng hay nói cách khác hiệu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng khối Châu Âu. Yếu tố năng lực cạnh tranh và rủi ro ngân hàng luôn tác động qua lại lẫn nhau. Tại thị trường ngân hàng Nhật Bản vào những năm 2000-2009, năng lực cạnh tranh càng lớn, sức khỏe tài chính của ngân hàng càng tăng, rủi ro càng bị đẩy lùi (Liu và Wilson, 2013). Nghiên cứu của Kabir và Worthington (2017) cho rằng, thông qua cạnh tranh sẽ gây ra nhiều rủi ro hơn cho các ngân hàng Hồi Giáo và các ngân hàng hương mại khác tại các thị trường tài chính mới nổi ở 16 quốc gia đang phát triển, giai đoạn 2000-2012. Bên cạnh đó, giữa giữa năng lực cạnh tranh và rủi ro ngân hàng còn tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính (Ariss, 2010).
- 2 Hiệu quả về mặt chi phí và rủi ro ngân hàng có mối quan hệ nghịch biến tại các ngân hàng Mỹ (Berger và DeYoung, 1997), hay các ngân hàng thương mại và các ngân hàng Hồi Giáo thuộc quốc gia vùng vịnh (Gulf Cooperation Countries-GCC) (Saeed và Izzeldin, 2016). Tại thị trường ngân hàng Trung và Đông Âu, rủi ro tăng lên sẽ làm cho hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị suy giảm (Rossi và cộng sự, 2005). Trong khi đó, tại thị trường nàynghiên cứu của Koutsomanoli-Filippaki và cộng sự (2009) lại nhấn mạnh giữa hiệu quả và rủi ro có mối quan hệ cùng chiều. Như vậy, từ các lược khảo trên cho thấy giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều và kết quả vẫn chưa thống nhất, có sự khác biệt lớn về kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, vấn đề này đã hình thành câu hỏi: “Yếu tố nào là nền tảng làm gia tăng năng lực cạnh tranh? Liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không?”. Bên cạnh đó, mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng tập trung chủ yếu các nghiên cứu ở Châu Phi (Kouki và Al-Nasser, 2017), Châu Mỹ (Kasman và Carvallo, 2014) hay Châu Á tại thị trường tài chính Trung Quốc (Tan và Floros, 2018). Chủ đề này nghiên cứu ở các thị trường tài chính mới nổi, đặc biệt tại Đông Nam Á vẫn chưa nhiều. Xét trong bối cảnh Đông Nam Á, sau cuộc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008–2009, các ngân hàng thương mại được hợp nhất, hội nhập tài chính quốc tế, tư nhân hóa, bãi bỏ quy định và cải cách tài chính được thực hiện bởi các cơ quan quản lý để giảm thiểu rủi ro lĩnh vực ngân hàng (Khan và cộng sự, 2016). Nhờ đó, thị trường ngành ngân hàng ở Đông Nam Á đã chuyển sang cấu trúc thị trường tập trung hơn, lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên nhưng hiệu quả chi phí lại giảm (Khan và cộng sự, 2018). Chính vì thế, trong bối cảnh khoa học và thực tiễn, cần có nghiên cứu về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng Đông Nam Á là cần thiết. Bối cảnh thực tiễn trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam là quốc gia có trên 50 ngân hàng đang hoạt động nhưng lại thiếu ngân hàng trụ cột có sức cạnh tranh với ngân hàng của các quốc gia trong khu vực (Nguyễn và Nguyễn,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 647 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 521 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 325 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 205 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thể chế, năng suất yếu tố tổng hợp và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển
233 p | 193 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 272 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 224 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 56 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 45 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 35 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 235 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 37 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 28 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 35 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 49 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 25 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn