intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu nhận thức của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN NGỌC LAN NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH) Mã số: 62340301 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Đức Bình 2. PGS. TS Phạm Đức Cường HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn 1 Tác giả luận án PGS.TS Phạm Đức Bình Nguyễn Ngọc Lan Giáo viên hướng dẫn 2 PGS.TS Phạm Đức Cường
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu bền bỉ, nghiêm túc của tác giả sau hơn bốn năm học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, những lời động viên vô cùng đáng quí của gia đình, bạn bè, cơ quan. Trước hết, tác giả xin chân thành cám ơn các thầy cô Viện Kế toán-Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã luôn nhiệt tình cung cấp cho tôi tài liệu chuyên môn bổ ích cũng như các ý kiến đóng góp vô cùng quí giá để tôi hoàn thành Luận án này. Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn hai thầy giáo hướng dẫn là PGS.TS Phạm Đức Bình và PGS.TS Phạm Đức Cường đã giúp tôi có định hướng nghiên cứu rõ ràng và tư duy khoa học vững vàng trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn các doanh nghiệp, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có được những dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của Luận án. Nhân dịp này, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã luôn tận tình hỗ trợ các nghiên cứu sinh chúng tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận án. Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Lan
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1 Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................... 1 2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 5 Điểm mới của luận án.......................................................................................... 4 6 Kết cấu luận án .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 6 1.1 Giá trị hợp lý trong kế toán ............................................................................. 6 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý ............................................... 6 1.1.2 Nội dung giá trị hợp lý ................................................................................. 9 1.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán ............................................................. 18 1.2.1 Sự cần thiết áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán ......................................... 18 1.2.2 Áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế....................... 25 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp ............................................................................................. 34 1.3.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp .......... 34 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp ... 35 1.4 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý và mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp dụng tại các doanh nghiệp ................................................ 41 1.4.1 Cơ sở lý thuyết của việc áp dụng giá trị hợp lý ........................................... 41 1.4.2 Cơ sở lý thuyết của mối quan hệ giữa nhận thức và sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp ............................................................................ 44 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 48
  5. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................... 49 2.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp và nhân tố ảnh hưởng ............................................................................................... 49 2.1.1 Sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp .......... 49 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp ... 51 2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam ............................................................................................................... 60 2.2.1 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý tại các doanh nghiệp trên thế giới ............. 60 2.2.2 Tình hình áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam......... 70 2.3 Một số nhận xét về các nghiên cứu ................................................................ 73 2.4 Khoảng trống nghiên cứu............................................................................... 74 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 76 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 76 3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 78 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 78 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 87 3.3 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 93 3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ................................................... 93 3.3.2 Thu thập dữ liệu sơ bộ (Khảo sát thử) ........................................................ 93 3.3.3 Thu thập dữ liệu chính thức ........................................................................ 94 3.4 Xử lý số liệu..................................................................................................... 96 3.4.1 Làm sạch dữ liệu ........................................................................................ 96 3.4.2 Thống kê mô tả cho biến phụ thuộc ............................................................ 97 3.4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................................. 97 3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA). ............................................................ 97 3.4.5 Phân tích tương quan và kết luận mô hình chính thức................................. 98 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 101 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 102 4.1 Kết quả thống kê mô tả về sự ủng hộ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................... 102 4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo ................................................................. 102 4.2.1 Nhân tố nhận thức lợi ích khi áp dụng giá trị hợp lý ................................. 102
  6. 4.2.2 Nhân tố nhận thức bất lợi khi áp dụng giá trị hợp lý ................................. 104 4.2.3 Nhân tố nhận thức thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý ........................... 105 4.2.4 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế............................................. 107 4.2.5 Nhân tố nhận thức áp lực thể chế qui phạm .............................................. 108 4.2.6 Nhân tố nhận thức cơ chế bắt chước ......................................................... 108 4.2.7 Nhận xét chung kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ............................... 109 4.3 Phân tích nhân tố .......................................................................................... 110 4.3.1 Kết quả kiểm định .................................................................................... 110 4.3.2 Kết quả hội tụ của các biến quan sát ......................................................... 110 4.3.3 Kết quả thống kê mô tả về các nhân tố ..................................................... 116 4.3.4 Nhận xét chung kết quả phân tích nhân tố khám phá ................................ 123 4.4 Phân tích tương quan ................................................................................... 124 4.4.1 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến và phân tích hồi quy Binary Logistic .... 125 4.4.2 Nhận xét chung kết quả phân tích tương quan và kết luận về các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 127 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 130 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 137 CHƯƠNG 5 CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................ 138 5.1 Một số khuyến nghị ...................................................................................... 138 5.1.1 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................. 138 5.1.2 Khuyến nghị với các công ty kiểm toán .................................................... 148 5.1.3 Khuyến nghị với Hội nghề nghiệp ............................................................ 149 5.1.4 Khuyến nghị với các trường đại học và giới học thuật nghiên cứu ............ 153 5.1.5 Khuyến nghị với doanh nghiệp ................................................................. 155 5.2 Đóng góp của luận án ................................................................................... 156 5.2.1 Đóng góp về mặt lý luận .......................................................................... 156 5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................... 157 5.3 Những hạn chế của luận án .......................................................................... 157 5.4 Một số gợi ý nghiên cứu trong tương lai...................................................... 158 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 162 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 176
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa Association of Chartered Certified Accountants-Hiệp hội kế toán 1 ACCA công chứng Anh quốc 2 ASB Accounting Standards Board- Hội đồng chuẩn mực kế toán 3 ASC Accounting Standards Committee-Uỷ ban chuẩn mực kế toán 4 BCTC Báo cáo tài chính 5 CMKT Chuẩn mực kế toán 6 DN Doanh nghiệp 7 EFA Exploratory Factor Analysis-Phân tích nhân tố khám phá Financial Accounting Standards Board- Hội đồng Chuẩn mực Kế 8 FASB toán Tài chính Mỹ 9 GTHL Giá trị hợp lý 10 IAS International Accounting Standards-Chuẩn mực kế toán quốc tế International Accounting Standards Board-Hội đồng Chuẩn mực 11 IASB kế toán quốc tế International Accounting Standards Committee-Ủy ban Chuẩn 12 IASC mực Kế toán Quốc tế International Financial Reporting Standards-Chuẩn mực Báo cáo 13 IFRS/IFRSs Tài chính Quốc tế/Hệ thống Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế 14 NIA New Institutionnal Accounting-Lý thuyết thể chế mới US Securities and Exchange Commission-Ủy ban chứng khoán 15 SEC Hoa Kỳ Statistical Package for the Social Sciences-Phần mềm máy tính 16 SPSS phục vụ công tác phân tích thống kê TSCD Tài sản cố định 17 TPB Theory of Planned Behavior-Lý thuyết hành vi có kế hoạch Generally Accepted Accounting Principles-Nguyên tắc kế toán 18 US-GAAP được thừa nhận của Mỹ Vietnam Association of Accountantsand Auditors-Hội Kế 19 VAA toán và Kiểm toán Việt Nam 20 VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Khái quát các đặc điểm cơ bản về GTHL .................................................... 14 Bảng 1.2: Tỷ lệ áp dụng IFRS trong mỗi khu vực tại hồ sơ 149 quốc gia ................... 23 Bảng 1.3: Các IAS/IFRS có yêu cầu áp dụng GTHL.................................................. 27 Bảng 1.4: Các chuẩn mực yêu cầu tham chiếu đến một chuẩn mực khác ................... 29 Bảng 3.1: Thang đo nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” .......................... 82 Bảng 3.2: Thang đo nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” .......................... 83 Bảng 3.3: Thang đo nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” .................... 83 Bảng 3.4: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” ............................ 84 Bảng 3.5: Thang đo nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm” ............................. 85 Bảng 3.6: Thang đo nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” ........................................ 85 Bảng 4.1: Sự ủng hộ áp dụng GTHL ........................................................................ 102 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” ............ 103 Bảng 4.3: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức lợi ích khi áp dụng GTHL” sau khi loại LI7 103 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” ............ 104 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức bất lợi khi áp dụng GTHL” sau khi loại BL5................................................................................................................... 105 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” ...... 105 Bảng 4.7: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức thách thức khi áp dụng GTHL” sau khi loại TT4, TT12 và TT15 .......................................................................................... 106 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” .............. 107 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế” sau khi loại CC9 107 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức áp lực thể chế qui phạm” .............. 108 Bảng 4.11: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” ........................ 108 Bảng 4.12: Kết quả đánh giá nhân tố “nhận thức cơ chế bắt chước” sau khi loại BC5 .... 109 Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ...................................... 109 Bảng 4.14: Bảng hội tụ của các biến quan sát theo nhân tố ...................................... 110 Bảng 4.15: Bảng ký hiệu, thành phần và đặt tên các nhân tố .................................... 112 Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................. 125 Bảng 4.17: Bảng kết luận về các giả thuyết được xây dựng lần 2 ............................. 128 Bảng 4.18: Bảng thứ tự theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ............................. 130 Bảng 3.8: Số lượng các công ty có số vốn từ 120 tỷ trở lên và tỷ trọng vốn trong tổng thể .. 194 Bảng 3.9: Số lượng Phiếu khảo sát thu về theo đối tượng và ngành nghề ................. 194
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các cấp độ xác định GTHL ........................................................................ 15 Hình 1.2: Sự ủng hộ áp dụng GTHL theo các nhóm đối tượng ................................... 34 Hình 1.3: Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL của DN ......... 36 Hình 1.4: Các nhân tố thuộc nhận thức ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL ..... 37 Hình 1.5: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) ................................ 46 Hình 2.1: Lựa chọn áp dụng mô hình định giá cho các khoản mục tài sản phi tài chính dài hạn tại Anh, Đức và theo IFRS............................................................................. 61 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 76 Hình 3.2 Quá trình xây dựng các mô hình nghiên cứu của Luận án............................ 78 Hình 3.3: Các nhân tố của nghiên cứu gắn với các thành phần của mô hình TPB ....... 80 Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu cơ bản về các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam .................. 80 Hình 3.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 .............................................................. 86 Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 .............................................................. 87 Hình 3.7: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 1 ..................................................... 91 Hình 3.8: Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất lần 2 ..................................................... 92 Hình 3.9: Các công đoạn của việc thu thập dữ liệu chính thức ................................... 94 Hình 4.1: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIA - Nhận thức lợi ích nâng cao chất lượng BCTC ................................................................................ 117 Hình 4.2: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIB – Nhận thức lợi ích tác động tích cực với công tác quản lý................................................................ 117 Hình 4.3: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LIC – Nhận thức lợi ích tạo độ tin cậy để huy động vốn ........................................................................... 118 Hình 4.4: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố LID – Nhận thức lợi ích hợp pháp quốc tế ................................................................................................ 118 Hình 4.5: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLA – Nhận thức hậu quả tiêu cực khi áp dụng.................................................................................... 119 Hình 4.6: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BLB – Nhận thức đặc tính bất lợi khi áp dụng ...................................................................................... 119 Hình 4.7: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTA – Nhận thức thách thức về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh ....................................... 120 Hình 4.8: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố TTB – Nhận thức thách thức về sự phức tạp và tốn kém khi áp dụng ................................................... 120
  10. Hình 4.9: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố CCA – Nhận thức áp lực thể chế cưỡng chế và tuân thủ qui phạm quốc tế ................................................ 121 Hình 4.10: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố QPA – Nhận thức áp lực tuân thủ yêu cầu của các Công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước ............. 122 Hình 4.11: Mức độ đồng ý trung bình của người trả lời với nhân tố BC – Nhận thức cơ chế bắt chước........................................................................................................... 122 Hình 4.12: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam ........................................................................................ 127
  11. 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài Hệ thống Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), trong đó có chuẩn mực về giá trị hợp lý (GTHL) được xây dựng dưới một cơ chế tổ chức, quản lý và giám sát minh bạch. Điều này được thể hiện qua các tài liệu được công bố công khai bao gồm: Hiến chương của IFRS; Sổ tay quy trình soạn thảo IFRS và Khuôn khổ mang tính chất nguyên tắc của việc lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). BCTC lập theo IFRS chứa đựng thông tin có chất lượng cao, minh bạch và so sánh được, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận với nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý. IFRS là ngôn ngữ được các nhà đầu tư quốc tế hiểu và chấp nhận. IFRS là bộ chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS Foundation) thực hiện đối với 149 quốc gia đến tháng 12 năm 2016: 125 quốc gia áp dụng IFRS bắt buộc với tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng; 13 quốc gia áp dụng IFRS với một số đơn vị có lợi ích công chúng và chỉ có 11 quốc gia không yêu cầu hay cho phép áp dụng IFRS với các đơn vị có lợi ích công chúng (IFRS Foundation, 2016). Quá trình hội tụ kế toán quốc tế ngày càng được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế về kế toán cũng như các quốc gia trên thế giới, hội tụ kế toán quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan và một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy của xu hướng hội tụ kế toán quốc tế nói chung hay việc áp dụng IFRS nói riêng. Giới khoa học trong lĩnh vực kế toán cho rằng nói đến IFRS là nói đến “một khuôn khổ kế toán dựa trên GTHL” (FitchRaitings, 2005) và “BCTC lập theo IFRS chủ yếu liên quan đến việc đo lường tài sản và nợ phải trả ở bảng cân đối kế toán theo GTHL” (Ernst & Young, 2005). GTHL được Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) qui định trong các CMKT quốc tế, song, trước đây, các yêu cầu về xác định GTHL cũng như trình bày thông tin về GTHL chưa nhất quán. Bởi vậy, đến tháng 5/2011, IASB chính thức ban hành IFRS 13 – Đo lường GTHL (có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 hoặc sớm hơn do các DN lựa chọn). IFRS số 13 được ban hành là kết quả hợp tác giữa IASB và FASB trong việc xây dựng các yêu cầu về xác định và trình bày GTHL, phù hợp với IFRS và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Hoa Kỳ (US GAAP). IFRS 13 được ban hành để áp dụng thống nhất định nghĩa GTHL, đây là một chuẩn mực độc lập để hướng dẫn cách xác định GTHL và yêu cầu thuyết minh BCTC về GTHL. Theo đó, việc xác định và thuyết minh GTHL khi lập và trình bày BCTC theo IFRS 13 sẽ giảm thiểu độ phức tạp trong việc áp dụng GTHL, đồng thời đảm bảo việc nhất quán
  12. 2 trong thực hiện các CMKT có nội dung liên quan về GTHL. Đây là một tiền đề quan trọng cho các nước đã, đang và sẽ áp dụng IFRS tham khảo để áp dụng GTHL trong công tác kế toán. Ở Việt Nam, giá gốc được qui định là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam, vai trò của GTHL đã được đề cập đến từ hơn mười năm nay nhưng còn nhiều hạn chế và khác biệt với thông lệ, chuẩn mực quốc tế (Dương thị Thảo, 2012). Bởi vậy, một rào cản của quá trình hội tụ với IFRS ở Việt Nam là việc áp dụng GTHL. Hai mươi sáu CMKT của Việt Nam được Bộ Tài chính ban hành theo năm đợt từ năm 2001 đến năm 2005 là chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế tại Việt Nam, cũng như chưa phù hợp với CMKT quốc tế, mà trong đó có nguyên nhân quan trọng là chưa có các qui định về GTHL. Sở dĩ như vậy là do Luật kế toán của Việt Nam ban hành năm 2003 chưa có qui định về GTHL mà chỉ có nguyên tắc giá gốc áp dụng cho việc ghi nhận tài sản (Hà Thị Ngọc Hà, 2016). Song, với Luật kế toán sửa đổi, bổ sung số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/ 2015 (sau đây gọi là Luật kế toán năm 2015), trong đó một trong các nội dung quan trọng được bổ sung đó là qui định các nguyên tắc kế toán liên quan đến GTHL. Các qui định về GTHL được đề cập trong 3 Điều là Điều số 3, số 6 và Điều số 28 trong Luật kế toán năm 2015. GTHL là vấn đề quá phức tạp nên phải qui định trong văn bản pháp luật cao nhất về kế toán, từ đó tạo ra tiền đề pháp lý cho việc áp dụng GTHL trong kế toán. Ngoài ra, trong nguyên tắc kế toán cũng qui định rõ: tài sản không được ghi cao hơn giá trị có thể thu hồi; nợ phải trả không được ghi thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán; Giá trị có thể thu hồi (recoverable amount) là giá cao hơn giữa GTHL và giá trị sử dụng (value in use). Như vậy, để thực hiện được nguyên tắc kế toán trên, cần thiết phải xác định được GTHL của tài sản. Để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL cũng như áp dụng IFRS ở Việt Nam, điều quan trọng đặt ra là cần phải có sự nhận thức và vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, cũng như rất cần có sự ủng hộ của các DN để một mặt tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng, một mặt có thể triển khai thực hiện các qui định liên quan đến GTHL một cách có hiệu quả. Đối với các DN nói chung hay DN Việt Nam nói riêng, sự ủng hộ áp dụng GTHL như thế nào về cơ bản sẽ dựa trên sự nhận thức, cân nhắc của DN giữa lợi ích và bất lợi khi áp dụng, cũng như những nhận thức về xu hướng hội tụ kế toán quốc tế trên thế giới, về áp lực thể chế, áp lực tuân thủ các qui phạm và những thách thức khi áp dụng. Sự nhận thức, cảm nhận này ở môi trường Việt Nam, DN Việt Nam có thể sẽ không tương đồng với các kết luận rút ra từ các nghiên cứu trên thế giới. Nhận
  13. 3 thức của các DN Việt Nam về GTHL là như thế nào, ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng của các DN ra sao, là những vấn đề cần được nghiên cứu, để qua đó, tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam. Trước những đòi hỏi đó, tác giả Luận án đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các DN Việt Nam” với việc tìm hiểu các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng như thế nào đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ đưa ra những khuyến nghị, đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các DN … thực hiện các công việc theo lộ trình phù hợp để tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, hướng tới hội tụ kế toán quốc tế. 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Mục tiêu cụ thể bao gồm: Thứ nhất, xây dựng và kiểm định các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự ủng hộ và đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. 3 Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Những nhân tố nào thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam? - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc nhận thức của các DN đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam như thế nào? - Câu hỏi 3: Các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và Hiệp hội cần làm gì để đẩy mạnh việc áp dụng GTHL trong kế toán ở Việt Nam?
  14. 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc nhận thức của DN đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Chỉ nghiên cứu các nhân tố thuộc nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL tại các DN Việt Nam. Các nhân tố là các nhân tố chính thuộc về sự nhận thức, cảm nhận, đánh giá của các DN Việt Nam. Các DN ở đây là DN của Việt Nam, không bao gồm các DN nước ngoài ở Việt Nam. Việc nghiên cứu áp dụng GTHL thuộc kế toán tài chính, không nghiên cứu cho kế toán quản trị. + Đối tượng khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát tại các DN có lợi ích công chúng gồm các công ty đại chúng niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty đại chúng chưa niêm yết. Việc khảo sát được tiến hành với các DN có quy mô lớn (với số vốn từ 120 tỷ trở lên), là những DN có thể làm đại diện cho tổng thể trên phương diện vốn (với số vốn chiếm tỷ trọng gần 90% của tổng thể). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát quan điểm của: nhà quản lý DN, giám đốc tài chính, người quản lý tài chính, kế toán trưởng, trưởng phòng Tài chính Kế toán, người phụ trách kế toán ...(những người đại diện cho DN trên góc độ là đối tượng lập Báo cáo tài chính). + Thời gian khảo sát: Luận án đã thực hiện điều tra, khảo sát thử trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2016 và khảo sát chính thức trong tháng 9, 10 năm 2016, thông qua bảng hỏi đối với người trả lời khảo sát. 5 Điểm mới của luận án Nghiên cứu này được thực hiện có những đóng góp mới sau: (i) Tổng hợp sự đánh giá của các DN Việt Nam về những lợi ích, bất lợi, thách thức khi áp dụng GTHL cũng như những nhân tố thuộc về áp lực từ các tổ chức quốc tế, áp lực tuân thủ yêu cầu từ các công ty kiểm toán và Hiệp hội trong nước và cơ chế bắt chước đối với việc áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam. (ii) Hệ thống hoá và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về nhận thức của các DN ảnh hưởng đến sự ủng hộ áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, qua đó đề xuất với các cơ quan quản lý N, các nhà hoạch định chính sách, các DN … thực hiện các công việc theo lộ trình phù hợp tăng cường áp dụng GTHL trong kế toán tại các DN Việt Nam, hướng tới hội tụ kế toán quốc tế.
  15. 5 6 Kết cấu luận án Nghiên cứu này được thiết kế theo cấu trúc gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Tổng quan nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Các khuyến nghị và kết luận
  16. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giá trị hợp lý trong kế toán 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của giá trị hợp lý Thuật ngữ “Giá trị hợp lý” trong kế toán là một cơ sở đo lường ngày càng được sử dụng phổ biến trong kế toán tại các quốc gia. Richard (2005) nghiên cứu về lịch sử của GTHL, theo cách tiếp cận mang tính phát triển, chỉ ra có 3 giai đoạn trong việc sử dụng GTHL. Đầu tiên là giai đoạn “tĩnh” ở thế kỷ 19, thời điểm giá thị trường là phương pháp tiếp cận phổ biến để đánh giá bảng cân đối kế toán. Hai là, giai đoạn “động” ở thế kỷ 20, dựa vào kế toán giá gốc (historic cost accounting-giá gốc) và nguyên tắc hoạt động liên tục, cho phép ghi giảm tài sản, và trả tiền thường xuyên hơn của cổ tức. Ba là, giai đoạn “hướng về phía trước” bắt đầu với việc áp dụng IFRSs từ năm 2005, dựa vào sự kết hợp giữa kế toán GTHL (FVA – fair value accounting) và giá trị sử dụng (value in use). Omiros và Lisa (2011) cho rằng lịch sử của nền tảng kế toán phù hợp với BCTC, và những nỗ lực để đạt được tính hợp pháp đối với bất kỳ cơ sở nào, được giải quyết qua ba giai đoạn xác định. Giai đoạn đầu tiên, trong vòng từ 1850-1970, bao gồm sự phát triển của BCTC được chuẩn hóa để sử dụng bên ngoài vào các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ công cộng, và kết thúc với việc các Hội đồng Chuẩn mực kế toán đã được thành lập ở Anh và Mỹ. Từ 1970-1990 là giai đoạn mà trong đó các khái niệm lý thuyết của BCTC đã được kiểm tra thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề của việc sử dụng giá trị hiện tại đối ngược với chi phí giá gốc. Giai đoạn cuối cùng, 1990-2005, là việc hợp nhất của công việc của IASC và khung khái niệm của nó, và tính cấp bách của việc thiết lập các tiêu chuẩn để giải quyết vụ mua lại, sáp nhập và các công cụ tài chính. Qua các nghiên cứu, có thể sơ lược về lịch sử của GTHL qua các giai đoạn như sau: (i) Giai đoạn 1850 – 1970 Hoạt động kế toán chuyển đổi mạnh từ mục tiêu ghi chép thông tin sang lập báo cáo kế toán. Các tập đoàn lớn có nhu cầu thu hút vốn rất cao từ các nhà tài trợ bên ngoài, khiến dữ liệu tài chính được đòi hỏi tính minh bạch cao. Trọng tâm của kế toán thời kỳ này là làm thế nào để đánh giá tài sản và xác định thu nhập từ chúng. Tài sản được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán và lợi nhuận được xác định là chênh lệch của giá trị tài sản giữa hai thời điểm. (Edwards, 1989).
  17. 7 Ở giai đoạn này, công chúng đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động của công ty, đòi hỏi tính đầy đủ và hợp lý của thông tin kế toán, pháp luật trở nên thiết yếu. Đạo Luật công ty cổ phần ở Anh năm 1844, 1856 yêu cầu định giá tài sản theo giá cập nhật. BCTC của ngành ngân hàng và hầu hết các DN ngoài quốc doanh đều sử dụng giá trị thị trường (Brief, 1966). Tuy nhiên, trong thời gian này, chưa có tiêu chuẩn định giá trong các BCTC. Mặc dù công ty luật của Anh đã cung cấp một mẫu tiêu chuẩn của tài khoản cho một số DN nhất định, và yêu cầu các tài khoản được kiểm toán (thông qua Đạo luật năm 1868), nhưng nó đã không diễn giải chi tiết các quy tắc đánh giá và đo lường. (Omiros và Lisa, 2011). Năm 1898, ở Mỹ, thuật ngữ “Giá trị hợp lý” lần đầu tiên được sử dụng, khi được nói đến trong các tài liệu về quy định cho các ngành công nghiệp được quyền kiếm “lợi nhuận hợp lý” trên "GTHL" của DN. (Omiros & Lisa, 2011). Trong những năm 1920-1930, GTHL được hiểu là chi phí tái tạo tài sản của công ty. Tuy nhiên, chưa có một định nghĩa thống nhất chung về giá trị thị trường (Omiros & Lisa, 2011). (ii) Giai đoạn 1970-1990 Đây là giai đoạn mà sự xuất hiện của GTHL trong thời đại của sự phát triển các qui định và khái niệm. Năm 1973, ở Mỹ, Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) được thành lập, đã chú trọng nhiều hơn vào các dòng tiền trong tương lai và FASB đã đề cập đến các loại giá khác nhau như: giá gốc, giá bán, chi phí thay thế…, làm cơ sở định giá. Năm 1979 với “Chuẩn mực kế toán SFAS 33” yêu cầu dữ liệu về chi phí hiện tại và giá trị có tính cả lạm phát. Khái niệm chi phí hiện tại dựa trên chi phí thay thế của tài sản thực được sử dụng. Khái niệm này được điều chỉnh thành giá trị công ty bằng cách áp dụng “giá trị có thể thu hồi – recoverable amount” khi nó nhỏ hơn chi phí thay thế. Khủng hoảng tín dụng cuối thập niên 80 đã có ảnh hưởng lớn tới sự thay thế giá gốc ở Mỹ là. Ủy ban Chứng khoán Hoa kỳ (SEC) yêu cầu FASB nên ủng hộ việc sử dụng giá trị thị trường cho một số chứng khoán nợ và tài sản của một số định chế tài chính. Năm 1988, ở Anh, Viện kế toán viên công chứng của Scotland (ICAS) đã ủy thác cho hội đồng nghiên cứu để xem xét các báo cáo DN ở một số công ty lớn của Anh. Nhà chức trách đặt mục đích tái cơ cấu báo cáo DN. Việc sử dụng “giá trị thuần có thể thực hiện được” được ủng hộ. Uỷ ban CMKT quốc tế (IASC), được thành lập năm 1973, sau được đổi thành Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) vào năm 2001, cơ quan soạn thảo ra những tiêu
  18. 8 chuẩn quốc tế cho lĩnh vực kế toán, đã đề cập đến GTHL trong nhiều chuẩn mực kế toán như: IAS 16-Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, IAS 17-Thuê tài sản, IAS 18-Doanh thu, IAS 22-Hợp nhất kinh doanh... Trong những năm 1980, giá trị thị trường được sử dụng như một phần của một hệ thống đo lường hỗn hợp. Tiếp đó, sự phổ biến của các công cụ phái sinh từ cuối thập niên 80 đã mang lại động lực cho các nhà thiết lập chuẩn mực để phát triển IAS 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị. Sự phát triển của IAS 39 đã củng cố những nguyên tắc của IASB về GTHL, vì GTHL cho tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính mang lại nhiều thông tin phù hợp và có thể hiểu được hơn là phương pháp tính toán dựa vào chi phí. Song không phải IFRS yêu cầu tất cả tài sản và nợ phải được tính bằng GTHL. Cũng không phải IFRS yêu cầu tất cả các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được tính bằng GTHL. (iii) Giai đoạn 1990-2005 Sử dụng GTHL được phát triển đáng kể trong thời kỳ này ở Mỹ và ở hệ thống chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực hợp nhất kinh doanh. IASB và FASB đã làm việc với nhau để thay đổi IFRS 3-Hợp nhất kinh doanh bằng cách nhìn rộng rãi hơn về kế toán hợp nhất kinh doanh và sử dụng giá thị trường. IAS 39 cũng đã được các nhà thiết lập chuẩn mực nghiên cứu phát triển bởi sự phổ biến của các công cụ phái sinh từ cuối thập niên 80. Uỷ ban Châu Âu (EU) đã có các qui định về dự phòng liên quan tới GTHL và một số dự phòng khác có liên quan để đơn giản bớt sự quá phức tạp trong IAS 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị. Với IAS 40-Bất động sản đầu tư (áp dụng GTHL cho bất động sản đầu tư và áp dụng GTHL vào tài sản phi tài chính) và IAS 41 –Nông nghiệp (yêu cầu mô hình GTHL được thực hiện bởi tất cả các DN có hoạt động nông nghiệp)- cả hai đều được ban hành năm 2000 cho thấy IASC /IASB đã dần thực hiện các mô hình GTHL (Barlev & Haddad, 2003). Vào năm 2005, EU chấp nhận IFRS, đây là kết quả của việc vận động hành lang của các Tổ chức Giám sát ngân hàng và Chính phủ Pháp. Đồng thời EU đã ban hành các qui định bổ sung, sửa đổi một số chuẩn mực. Trong các chuẩn mực này, các DN có sự lựa chọn việc lập BCTC các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính theo GTHL với thay đổi giá trị được ghi nhận vào báo cáo lỗ hoặc lãi. (iv) Giai đoạn 2005 đến nay Năm 2005, IASB coi GTHL như là phương pháp đo lường hợp lý nhất. Tuy nhiên, IASB không thể áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt về việc áp dụng không đúng IFRS. Tuy nhiên, các nguyên tắc của GTHL đã được hợp pháp hóa đến một mức độ nhất định (Henry, 2009). Tại năm 2005, một khảo sát về chuẩn mực GTHL của IASB
  19. 9 đã thống kê có 17 chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu áp dụng GTHL trong một số trường hợp cụ thể, 8 chuẩn mực yêu cầu GTHL thông qua tham chiếu đến một chuẩn mực khác và 13 chuẩn mực không yêu cầu áp dụng GTHL (Omiros & Lisa, 2011). Năm 2006, FASB ban hành SFAS số 157 đưa ra những khái niệm và khuôn khổ áp dụng GTHL trong kế toán. Trong đó FASB định nghĩa: “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản, hoặc có thể được thanh toán khi chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày định giá”. FASB cũng đưa ra một hệ thống thang áp dụng GTHL trong đó có ba cấp độ theo mức độ thông tin sẵn có để xác định giá trị. Từ năm 2006, IASB và FASB đã làm việc với nhau để xem xét các nội dung khác biệt giữa CMKT quốc tế và CMKT tài chính của Hoa Kỳ. IASB và FASB đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ nghiên cứu, xây dựng để ban hành một bộ các CMKT quốc tế chung có chất lượng cao trên toàn cầu, trong đó có GTHL. Tháng 5/2009, IASB công bố Dự thảo Chuẩn mực về đo lường GTHL. GTHL trong dự thảo này tương tự như định nghĩa GTHL được đưa ra trong SFAS số 157 Đo lường GTHL của Hội đồng CMKT tài chính của Hoa Kỳ (FASB) ban hành năm 2006. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về GTHL và tháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13-Đo lường GTHL (Fair Value Measurement) (có hiệu lực từ 01/01/2015 hoặc sớm hơn do các nước lựa chọn). Chuẩn mực này đã đánh dấu một quan điểm chính thức của các tổ chức ban hành CMKT về xu hướng sử dụng GTHL ngày càng phổ biến. Đồng thời IFRS số 13 được ban hành là kết quả hợp tác giữa IASB và FASB trong việc xây dựng để ban hành CMKT về GTHL phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về lập và trình bày BCTC (IFRS) và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Hoa Kỳ (USGAAP). 1.1.2 Nội dung giá trị hợp lý 1.1.2.1 Định nghĩa giá trị hợp lý Định nghĩa GTHL thực tế đã được đề cập đến trong các CMKT quốc tế từ rất lâu. Chuẩn mực đầu tiên đề cập đến định nghĩa GTHL là chuẩn mực kế toán quốc tế số 16 “Bất động sản, Nhà xưởng và Máy móc thiết bị” (IAS 16), được ban hành vào năm 1982. Trong chuẩn mực này, GTHL được định nghĩa “GTHL là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá” (Nguyễn Ngọc Lan, 2013). Định nghĩa GTHL được đề cập đến trong IAS 17 “Thuê Tài sản” cũng ban hành năm 1982. Theo chuẩn mực kế toán này, “GTHL là giá mà có thể nhận được
  20. 10 từ việc bán một tài sản hoặc trả tiền để chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá" (Nguyễn Ngọc Lan, 2013). Như vậy, IAS 17 đề cập đến GTHL của cả tài sản và nợ phải trả. Điểm này khác với định nghĩa GTHL trong IAS 16 chỉ đề cập đến GTHL của tài sản. Như vậy, tại thời điểm năm 1982, IASB đã phát hành hai chuẩn mực đề cập đến GTHL nhưng chưa có sự thống nhất giữa hai chuẩn mực về định nghĩa GTHL. Tiếp theo đó, các định nghĩa về GTHL lại được xuất hiện trong các CMKT quốc tế khác, song, trước khi IFRS 13 được phát hành, vẫn chưa có sự thống nhất định nghĩa về GTHL trong các CMKT quốc tế. Với IFRS 13, IASB đã chính thức ban hành một chuẩn mực độc lập để hướng dẫn đo lường hay xác định GTHL, đồng thời ban hành yêu cầu về thuyết minh GTHL trong BCTC. Chuẩn mực này áp dụng cho bất cứ chuẩn mực nào trong các IAS/IFRS yêu cầu hoặc cho phép áp dụng GTHL hay thuyết minh về việc xác định GTHL. Với hệ thống CMKT của Mỹ, năm 2006, FASB cũng đã phát hành chuẩn mực riêng về GTHL - FAS 157 cũng với mục đích thống nhất cách hiểu và áp dụng GTHL trong các CMKT cụ thể của Mỹ. Định nghĩa GTHL trong IFRS 13 có cách tiếp cận tương tự như FAS 157. Nguyên tắc chủ đạo của IFRS 13 cũng giống như của FAS 157 là: GTHL là mức giá trị trên quan điểm thị trường, không phải mức giá trị đối với từng đơn vị cụ thể. IFRS 13 là kết quả hợp tác giữa IASB và FASB trong ban hành CMKT về GTHL phù hợp với cả IFRS và US GAAP. Các tổ chức lập qui trong lĩnh vực kế toán (các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán) đã coi GTHL như một giải pháp tối ưu để đo lường và đánh giá trong kế toán. Việc FASB và IASB đều ủng hộ và sử dụng GTHL trong các qui định về kế toán dẫn đến các nghiên cứu về GTHL đều xoay quanh quan điểm của hai tổ chức lập qui này. Bởi vậy, Luận án sẽ trình bày các định nghĩa về GTHL theo các nghiên cứu dựa trên quan điểm về GTHL của IASB và FASB. Theo Rankin và cộng sự (2012) thì “GTHL được xác định là mức giá nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”. Rani Devi và cộng sự (2012) định nghĩa GTHL: “GTHL là mức giá nhận được khi bán một tài sản hay chuyển nhượng nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày định giá”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0