intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trường hợp tiểu vùng Tây Bắc

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

68
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được thực hiện để giải quyết 3 mục tiêu nhằm Tìm hiểu hành vi lựa chọn nguồn tài trợ vốn của DNNVV thông qua việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tín dụng và lựa chọn tín dụng. Đánh giá thực trạng lựa chọn và tiếp cận tín dụng của các DNNVV Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trường hợp tiểu vùng Tây Bắc

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  §ÆNG C¤NG THøC NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH h−ëng ®Õn lùa chän nguån tµi trî vèn cña dnnvv - tr−êng hîp tiÓu vïng t©y b¾c Hµ Néi - 2017
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  §ÆNG C¤NG THøC NGHI£N CøU C¸C NH¢N Tè ¶NH h−ëng ®Õn lùa chän nguån tµi trî vèn cña dnnvv - tr−êng hîp tiÓu vïng t©y b¾c Chuyªn ngµnh: tµi chÝnh – ng©n hµng M· sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. TS. VŨ ĐÌNH HIỂN TS. NGÔ CHUNG Hµ Néi - 2017
  3. CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn khoa học của luận án đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
  5. MỤC LỤC CAM KẾT CỦA NGHIÊN CỨU SINH LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN .......................................... 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 1.4.1. Đối tượng ................................................................................................ 3 1.4.2. Phạm vi ................................................................................................... 3 1.5. Phương pháp và quy trình nghiên cứu .......................................................... 3 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 1.5.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 4 1.6. Các đóng góp của luận án............................................................................... 6 1.7. Bố cục luận án ................................................................................................. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DNNVV................................................................................................................... 8 2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 8 2.1.1. Tổng quan về lựa chọn tài trợ vốn của DNNVVV ................................... 8 2.1.2. Khoảng trống của các công trình đã công bố ......................................... 15 2.2. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 17 2.2.1. Các lý thuyết cơ cấu vốn và lựa chọn nguồn tài trợ vốn......................... 17 2.2.2. Lý thuyết tài chính hành vi và lựa chọn nguồn tài trợ vốn ..................... 18 2.2.3. Lý thuyết vốn xã hội và lựa chọn nguồn tài trợ vốn ............................... 21 2.2.4. Lựa chọn lý thuyết phù hợp cho nghiên cứu .......................................... 24 2.2.5. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng ...................................................... 25 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu................................................................ 32 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LỰA CHỌN CÁC NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DNNVV TÂY BẮC .................................................................................... 35 3.1. Khái quát về DNNVV Việt Nam .................................................................. 35 3.1.1. Định nghĩa DNNVV ............................................................................. 35 3.1.2. Vai trò của DNNVV ............................................................................. 37 3.2. Khái quát thị trường tài chính ở Việt Nam ................................................. 40 3.2.1. Thị trường tài chính chính thức ............................................................. 40 3.2.2. Thị trường tài chính không chính thức .................................................. 42 3.3. Khái quát về các nguồn tài trợ vốn cho DNNVV ........................................ 44 3.3.1. Phân loại nguồn tài trợ vốn ................................................................... 44 3.3.2. Các nguồn tài trợ vốn cho DNNVV Việt Nam ...................................... 47 3.4. Khái quát về các DNNVV Tây Bắc .............................................................. 50 3.4.1. Về số lượng........................................................................................... 50
  6. 3.4.2. Về cơ cấu .............................................................................................. 51 3.4.3. Hoạt động kinh doanh của DNNVV Tây Bắc ........................................ 53 3.5. Thực trạng nguồn vốn và lựa chọn nguồn vốn của DNNVV Tây Bắc ............... 55 3.5.1. Thực trạng nguồn vốn ........................................................................... 55 3.5.2. Thực trạng lựa chọn nguồn vốn ............................................................. 58 3.6. Đánh giá thực trạng nguồn tài trợ vốn của DNNVV Tây Bắc .................... 62 3.6.1. Các nhận xét ......................................................................................... 62 3.6.2. Phân tích các nguyên nhân .................................................................... 63 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................ 68 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 69 4.1. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 69 4.1.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính ............................................................... 69 4.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................ 70 4.2. Nghiên cứu định lượng ................................................................................. 72 4.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng............................................................ 72 4.2.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng............................................................. 72 4.3. Thống kê mô tả các DNNVV trong mẫu nghiên cứu .................................. 81 4.3.1. Thống kê đặc điểm của chủ doanh nghiêp ............................................. 81 4.3.2. Thống kê đặc điểm của doanh nghiệp.................................................... 84 4.3.3. Thống kê đặc điểm về nguồn vốn của DNNVV .................................... 85 4.3.4. Thống kê kết quả khảo sát yếu tố hành vi tài chính, mạng lưới xã hội ... 87 4.4. Kiểm định sự phù hợp của thang đo và phân tích nhân tố khám phá ... 91 4.4.1. Kiểm định sự phù hợp của thang đo ...................................................... 91 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá .................................................................. 92 4.5. Kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc..................... 94 4.5.1. Kiểm định sự tham gia tín dụng và các biến độc lập .............................. 94 4.5.2. Kiểm định lựa chọn tín dụng và các biến độc lập ................................ 101 4.6. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến tham gia và lựa chọn tín dụng.. 108 4.6.1. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến tham gia tín dụng của các DNNVV . 108 4.6.2. Hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn tín dụng ............ 113 Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 120 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................... 121 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 121 5.2. Một số khuyến nghị .................................................................................... 122 5.2.1. Khuyến nghị với các DNNVV và các hiệp hội doanh nghiệp .............. 122 5.2.2. Khuyến nghị với các ngân hàng thương mại ........................................ 125 5.2.3. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................. 128 5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 128 Tóm tắt chương 5 .............................................................................................. 130 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á CIC Trung tâm thông tin tín dụng CIEM Viện nghiên cứu kinh tế trung ương DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN Doanh nghiệp nhà nước EFA Phân tích nhân tố khám phá NSNN Ngân sách nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SXKD Sản xuất kinh doanh SMEDF Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Sig. Mức ý nghĩa TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TCTD Tổ chức tín dụng TCTC Tổ chức tài chính UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam Đồng VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV Hồ Chí Minh ................................ 12 Bảng 2.2. Một số định nghĩa tiêu biểu về vốn xã hội ....................................... 21 Bảng 2.3: Bộ tiêu chuẩn và tiêu chí đo lường vốn xã hội ................................. 23 Bảng 3.1: Tiêu chí xác định DNNVV của Ngân hàng thế giới ......................... 35 Bảng 3.2: Tiêu chí phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ - CP ........ 36 Bảng 3.3: Số lượng các DNNVV vùng Tây Bắc giai đoạn 2000 - 2015 ........... 51 Bảng 3.4. Số DNNVV Tây Bắc theo hình thức sở hữu năm 2015 .................... 52 Bảng 3.5. Số DNNVV Tây Bắc theo hình thức pháp lý năm 2015 ................... 52 Bảng 3.6. Cơ cấu ngành kinh doanh của DNNVV Tây Bắc 2015 .................... 53 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu kinh doanh của DNNVV Tây Bắc năm 2014........... 53 Bảng 3.8: Chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của DNNVV Tây Bắc năm 2014 .... 55 Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn của DNNVV Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015 ..... 55 Bảng 3.10: Lựa chọn các nguồn vốn của DNNVV Tây Bắc .............................. 58 Bảng 3.11: Nguồn huy động vốn qua ngân hàng thương mại ............................. 59 Bảng 3.12: Nguồn huy động vốn qua tổ chức tài chính phi ngân hàng ............... 60 Bảng 3.13: Nguồn huy động vốn qua người thân, bạn bè................................... 61 Bảng 3.14: Nguồn huy động vốn qua các nguồn khác ....................................... 61 Bảng 3.15: Tình hình tiếp cận các khoản vay ưu đãi .......................................... 62 Bảng 4.1. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng ....................................... 72 Bảng 4.2: Đặc điểm về của chủ doanh nghiệp ................................................. 82 Bảng 4.3: Đặc điểm của doanh nghiệp khảo sát ............................................... 84 Bảng 4.4. Đặc điểm nguồn vốn của các doanh nghiệp được khảo sát .............. 86 Bảng 4.5. Thống kê các yếu tố thuộc hành vi tài chính .................................... 88 Bảng 4.6. Thống kê thái độ đối với nợ của chủ sở hữu .................................... 89 Bảng 4.7. Thống kê mức độ sử dụng mối quan hệ, mạng lưới với các nhóm ... 90 Bảng 4.8: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến Thái độ với nợ................ 91 Bảng 4.9: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến mạng lưới xã hội ............ 92 Bảng 4.10: Kết quả phân tích EFA với số liệu thu được .................................... 93 Bảng 4.11: Thống kê mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và tham gia tín dụng .... 95 Bảng 4.12. Kiểm định Chi - Square test mối quan hệ giữa tham gia tín dụng với các biến đặc điểm của chủ sở hữu/doanh nghiệp ............................. 96 Bảng 4.13. Thống kê mối quan hệ giữa các biến hành vi và tham gia tín dụng .. 97
  9. Bảng 4.14. Kiểm định Chi -Square test giữa tham gia tín dụng và các biến tài chính hành vi................................................................................... 99 Bảng 4.15: Thống kê mối quan hệ giữa các biến vốn xã hội và tham gia tín dụng ..100 Bảng 4.16. Kiểm định Chi -Square test giữa tham gia tín dụng và biến vốn xã hội ..... 101 Bảng 4.17: Thống kê mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và lựa chọn tín dụng ..102 Bảng 4.18. Kiểm định Chi -Square test giữa lựa chọn tín dụng và biến kiểm soát ..103 Bảng 4.19. Thống kê mối quan hệ giữa các biến hành vi và lựa chọn tín dụng .......104 Bảng 4.20. Kiểm định Chi -Square test giữa lựa chọn tín dụng và các biến tài chính hành vi................................................................................. 106 Bảng 4.21. Thống kê mối quan hệ giữa các biến vốn xã hội và lựa chọn tín dụng . 107 Bảng 4.22. Kiểm định Chi -Square test giữa lựa chọn tín dụng và biến vốn xã hội108 Bảng 4.23: Tổng hợp hệ số mô hình hồi quy tham gia tín dụng lần 1 .............. 109 Bảng 4.24: Tóm tắt mô hình hồi quy tham gia tín dụng lần thứ hai ................. 110 Bảng 4.25: Khả năng dự báo của mô hình lựa tham gia tín dụng ..................... 110 Bảng 4.26: Tổng hợp hệ số hồi quy tham gia tín dụng lần 2 ............................ 111 Bảng 4.27: Khả năng dự đoán của mô hình ..................................................... 113 Bảng 4.28: Tổng hợp hệ số hồi quy lựa chọn tín dụng lần 1 ............................ 114 Bảng 4.29: Tổng hợp hệ số hồi quy lần thứ hai ............................................... 115 Bảng 4.30: Kiểm định Omnibus ...................................................................... 116 Bảng 4.31: Tóm tắt mô hình ............................................................................ 116 Bảng 4.32: Khả năng dự báo của mô hình ....................................................... 117 Bảng 4.33: Tổng hợp hệ số hồi quy lựa chọn tín dụng lần ba........................... 117 BIỂU ĐỒ Biểu 3.1. Tình trạng nguồn vốn của các DNNVV Tây Bắc ............................. 56 Biểu 3.2: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn .......................................................... 57 Biểu 3.3: Nhu cầu, thời hạn khoản vay ........................................................... 57 HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ...................................................... 5 Hình 2.1: Trật tự ưu tiên các nguồn tài trợ ....................................................... 9 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết .......................................................... 33
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là bộ phận năng động và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Không chỉ góp phần tăng trưởng GDP, các DNNVV còn là lĩnh vực chủ chốt trong tạo việc làm, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao mức sống của người dân. Tại Việt Nam số lượng DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp gần 40% GDP quốc gia, 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nước, khoảng 29% kim ngạch xuất khẩu, giải quyết hơn 60% lao động phi nông nghiệp trong cả nước (Hồ Sỹ Hùng, 2007; CIEM, 2011). Bởi vậy sự phát triển ổn định và bền vững của DNNVV đối với nền kinh tế Việt Nam là rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng như các DNNVV trên toàn cầu các DNNVV Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn, đặc biệt các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho DNNVV nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Đa số các DNNVV luôn trong tình trạng thiếu vốn và chỉ một số ít trong đó (20%) tiếp cận được vốn vay ngân hàng và (80%) doanh nghiệp còn lại khó tiếp cận vay ngân hàng hoặc ngân hàng cho vay không ổn định “lúc được, lúc không” dẫn tới các doanh nghiệp quyết định đi vay từ gia đình, bạn bè, nhóm tự giúp đỡ, cá nhân cho vay, tổ chức cầm đồ mặc dù nguồn này chỉ tài trợ khoảng 8% - 9% nhu cầu đầu tư (CIEM, 2013). Các DNNVV có những đặc tính khác với các doanh nghiệp lớn. Sự khác biệt này dẫn đến sự khác nhau trong xu hướng cũng như hành vi của doanh nghiệp trong các quyết định tài chính. Các cơ sở khoa học cho giải thích và dự báo áp dụng cho doanh nghiệp lớn đôi khi không phù hợp khi vận dụng vào bối cảnh của DNNVV. Bởi vậy các chính sách, giải pháp cho DNNVV phải được xây dựng trên
  11. 2 cơ sở khoa học phù hợp và được thực nghiệm đầy đủ. Điều này đỏi hỏi phải được nhìn nhận, phân tích trên một góc độ mới mẻ và năng động hơn. Có rất ít các nghiên cứu về hành vi của DNNVV trong các quyết định tài chính dựa trên lý thuyết tài chính hành vi và lý thuyết vốn xã hội mà chủ yếu dựa trên lý thuyết cơ cấu vốn truyền thống. Tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là khu vực trọng điểm về an ninh - quốc phòng. Đặc thù kinh tế xã hội chính trị của vùng Tây Bắc khiến vai trò của DNNVV càng trở nên có ý nghĩa khi đa phần người dân Tây Bắc có tâm lý ỷ lại, không muốn thoát nghèo, phụ thuộc vào các hỗ trợ bao cấp của Nhà nước. Do vậy, nhiều nghiên cứu trước đây đã cho rằng hỗ trợ các DNNVV phát triển hoạt động kinh doanh và tiếp cận vốn dễ dàng hơn sẽ ngay lập tức và trực tiếp tạo ra việc làm và giá trị kinh tế cho vùng Tây Bắc. Chính vì các lý do kể trên NCS chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Trường hợp tiểu vùng Tây Bắc” làm luận án tiến sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án được thực hiện để giải quyết 3 mục tiêu: Thứ nhất: Tìm hiểu hành vi lựa chọn nguồn tài trợ vốn của DNNVV thông qua việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tín dụng và lựa chọn tín dụng. Thứ hai: Đánh giá thực trạng lựa chọn và tiếp cận tín dụng của các DNNVV Tây Bắc. Thứ ba: Dựa vào kết quả nghiên cứu của hai mục tiêu trên để đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng của DNNVV Tây Bắc và một số khuyến nghị chung. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án được tiến hành nhằm trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia tín dụng của DNNVV ? 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn tín dụng của DNNVV ?
  12. 3 3. Thực trạng lựa chọn nguồn tài trợ vốn của các DNNVV Tây Bắc hiện nay như thế nào ? 4. Những kiến nghị nào có thể rút ra cho các DNNVV nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án hành vi lựa chọn nguồn tài trợ vốn của DNNVV. 1.4.2. Phạm vi * Phạm vi nội dung Luận án nghiên cứu lựa chọn nguồn tài trợ vốn của DNNVV ở khía cạnh tham gia và lựa chọn tín dụng + Khía cạnh tham gia tín dụng: Doanh nghiệp lựa chọn đi vay hay không đi vay. + Khía cạnh lựa chọn tín dụng: doanh nghiệp lựa chọn vay tín dụng chính thức hay tín dụng không chính thức. * Phạm vi thời gian: + Các số liệu và thông tin thứ cấp liên quan đến số lượng, cơ cấu, nguồn vốn của DNNVV Tây Bắc được thu thập từ năm 2011 đến 2015, riêng các thông tin về tổng quan các công trình có liên quan được thu thập trong thời gian thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian đầu thế kỷ XXI tại các quốc gia đang phát triển. + Các số liệu và thông tin sơ cấp được tổ chức điều tra từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2016. * Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. 1.5. Phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án dùng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
  13. 4 Bảng 1.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp Bước Kỹ thuật Thời gian thực hiện nghiên cứu 1 Định tính Phỏng vấn sâu 01 tháng (tháng 4 năm 2016) Phỏng vấn trực tiếp – sơ bộ 01 tháng (tháng 5 năm 2016) 2 Định lượng Phỏng vấn trực tiếp – chính 4 tháng (từ tháng 5-tháng 9 thức năm 2016) (1) Nghiên cứu định tính: Được tiến hành để khám phá nhân tố đặc thù trong hành vi của chủ sở hữu, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 10 chủ doanh nghiệp tại thành phố Sơn La. Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 4 năm 2016. (2) Nghiên cứu định lượng: Được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn 2 là nghiên cứu chính thức. Cả 2 giai đoạn đều sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu. 1.5.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau: Bước 1: Xây dựng mô hình và thước đo Mô hình nghiên cứu và thước đo được xây dựng dựa trên các lý thuyết sau: - Lý thuyết tài chính hành vi. - Lý thuyết vốn xã hội. Từ các lý thuyết này các nhân tố được tập hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên quan điểm tài chính hành vi và vốn xã hội. Bước 2: Nghiên cứu định tính Các thước đo được xây dựng ở các quốc gia phát triển nên chưa chắc đã phù hợp với vùng Tây Bắc Việt Nam còn chưa phát triển nên cần nghiên cứu định tính để điều chỉnh các thang đo cho phù hợp. Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bộ thước đo điều chính vòng một được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ với việc phỏng vấn 80 doanh nghiệp tại thành phố Sơn La. Các thước
  14. 5 đo này được điều chỉnh thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức Nghiên cứu này được thực hiện với 477 DNNVV được khảo sát nhằm mục đích kiểm định các giải thuyết thông qua phương pháp hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Hoạt động Công cụ Kết quả Tổng quan nghiên cứu Mô hình và thang đo ban đầu Nghiên cứu định tính Điều chính mô hình và thang (10 Giám đốc doanh nghiệp) đo lần 1 Điều tra thử 80 DNNVV tại Cronbach Thang đo hoàn chỉnh Sơn La Anpha Tập huấn điều tra viên: 8 người Nghiên cứu định lượng với Cronbach Bộ thang đo chính thức mẫu 477 DNNVV Anpha, EFA Regression Kiểm định giả thuyết Thảo luận và khuyến nghị Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
  15. 6 1.6. Các đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp về cả lý luận lẫn thực tế. * Những đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất: Có rất ít các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các yếu tố hành vi tài chính đến quyết định tài chính của doanh nghiệp. Luận án đã vận dụng quan điểm của tài chính hành vi và vốn xã hội để xem xét những lý do tiềm ẩn bên trong chủ các DNNVV từ đó giải thích lý do tại sao có một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp hoàn toàn không vay nợ và giải thích lý do tại sao các khoản vay không chính thức vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ của DNNVV. Nghiên cứu này được thực hiện, góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực nghiên cứu và góp phần vào nền tảng kiến thức chung. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của vốn xã hội trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Bằng cách chia nguồn vốn xã hội của doanh nghiệp thành 4 nhóm là: mạng lưới với lãnh đạo chính quyền, mạng lưới với hiệp hội doanh nghiệp, mạng lưới với tổ chức cho vay chính thức, mạng lưới với nhóm cho vay không chính thức và đo lường mức độ sử dụng các mạng lưới này nghiên cứu đã chỉ mức độ sử dụng mạng lưới với nhóm cho vay chính thức và không chính thức sẽ ảnh hưởng đến tham gia tín dụng và lựa chọn tín dụng của DNNVV. Thứ ba: Tác giả đề xuất được kiểm định trong bối cảnh mới, là tiểu vùng Tây Bắc nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế kém phát triển nhất cả nước và tồn tại 22 dân tộc anh em sinh sống. Tại nơi đây có lẽ chưa từng có một nghiên cứu nào được thực hiện. Thứ tư: Về các thang đo lường các biến trong nghiên cứu định lượng, tuy là sử dụng của các học giả nước ngoài trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã địa phương hóa cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và của tiểu vùng Tây Bắc nói riêng thông qua phỏng vấn sâu và đảm bảo độ tin cậy của thang đo. * Những đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất: Luận án cung cấp cho các cơ quan quản lý, các hiệp hội doanh nghiệp biết thực trạng hiệu quả kinh doanh, cơ cấu vốn, lựa chọn vốn của các
  16. 7 DNNVV Tây Bắc, điều này có thể tương đối quan trọng đối với họ, bởi lẽ, cho đến nay chưa có cơ quan nào tổng hợp và đưa ra báo cáo chi tiết, cụ thể. Thứ hai: Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa góp ý cho các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại và bản thân các DNNVV hiểu về hành vi tham gia và lựa chọn tín dụng của DNNVV để có chính sách cho phù hợp nhằm khuyến khích các DNNVV tham gia vào thị trường tín dụng và lựa chọn tín dụng chính thức để nền kinh tế năng động, linh hoạt hơn. Thứ ba: Luận án cũng đưa ra được một số khuyến nghị cho hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan của Chính phủ nhằm giúp các DNNVV tăng cường tiếp cận tín dụng. 1.7. Bố cục luận án Bố cục luận án gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về lựa chọn nguồn tài trợ vốn của DNNVV Chương 3: Thực trạng lựa chọn nguồn tài trợ của DNNVV Tây Bắc Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị
  17. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN NGUỒN TÀI TRỢ VỐN CỦA DNNVV 2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 2.1.1. Tổng quan về lựa chọn tài trợ vốn của DNNVVV Các DNNVV là bộ phận năng động và có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của mọi quốc gia, thường chiếm từ 95% đến 98% tổng số doanh nghiệp. Không chỉ góp phần tăng trưởng GDP, các DNNVV còn là lĩnh vực chủ chốt trong tạo việc làm, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao mức sống của người dân (Hallberg, 2000, Lê Xuân Bá 2006, Hồ Sỹ Hùng 2007). Mặc dù vậy, các DNNVV đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sản phẩm kém chất lượng, công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý hạn chế, …và đặc biệt tình trạng thiếu vốn. Nghiên cứu của Ayyagari et al (2006), Tambunan (2008) cho rằng đại đa số các DNNVV ở các quốc gia đều gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Mặc dù các nguồn tài trợ vốn cho DNNVV rất đa dạng. Nghiên cứu của Chittenden et al (1996), Berger and Udell (1998), Baldwin, Gellaty và Gaudreault (2002), Bakker and Klapper (2004) cho rằng các DNNVV có thể huy động tài trợ từ bên trong như: vốn tự có, lợi nhuận giữ lại hoặc các nguồn tài trợ bên ngoài như: các khoản vay từ gia đình, bạn bè, các đối tượng cho vay cá nhân, tín dụng thương mại, quỹ đầu tư mạo hiểm, bao thanh toán, tín dụng từ các tổ chức tài chính, ...Về lý thuyết, các DNNVV có hoạt động kinh doanh tốt thì thể lựa chọn nguồn tài trợ vốn mà họ cần trong điều kiện các thông tin đều sẵn có. Tuy nhiên, nghiên cứu của Peirson và cộng sự (1999) cho rằng luôn tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay nên nghiên cứu của Ang (1991) đã đề xuất một trật tự ưu tiên lựa chọn nguồn tài trợ dựa trên quan hệ giữa chi phí và tổng vốn đầu tư được minh họa trong hình 2.1
  18. 9 Chi phí tài trợ CP vốn góp mới Vốn đóng góp mới CP đi vay mới Nợ vay mới D3 Cp vốn nội bộ Vốn nội bộ D2 D1 Tổng số vốn đầu tư Hình 2.1: Trật tự ưu tiên các nguồn tài trợ Nguồn: Ang, J. (1991) D1, D2 và D3 đại diện cho lịch trình nhu cầu đầu tư. Khi nhu cầu đầu tư là thấp tại D1 thì vốn đầu tư được tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ, tại đó chi phí vốn tương đối rẻ hơn. Nếu nhu cầu đầu tư tại D2, sau khi đã hết quỹ nội bộ, các quỹ bên ngoài được sử dụng cụ thể là trong các hình thức vốn vay. Cuối cùng, nếu nhu cầu đầu tư là rất cao ở D3, góp vốn mới được sử dụng sau khi nội lực và vốn vay đã cạn kiệt. Trong số các nguồn tài trợ cho DNNVV thì nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng là quan trọng và phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Carey và Flynn, 2005) do sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng và các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, các ngân hàng lại phân phối tín dụng không hiệu quả, thiếu công bằng với các DNNVV do bị chi phối bởi Chính Phủ nên đã quá ưu ái cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước (Perotti, 1993). Điều này cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm tín dụng và hạn chế tiếp cận tín dụng cho các
  19. 10 DNNVV (Sherif và cộng sự 2002). Ngoài ra Peirson và cộng sự (1999) cho rằng luôn tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay và đây là một trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV (Berger và Udell, 1998). Những trở ngại trong tiếp cận tín dụng dẫn đến nhiều doanh nghiệp có quan điểm không muốn đi vay (tham gia tín dụng). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kon và Storey (2003) chỉ ra có nhiều doanh nghiệp “Đủ khả năng” cũng không muốn sử dụng nợ trong cơ cấu vốn mặc dù các doanh nghiệp này có nhu cầu đi vay và mở rộng quy mô vì họ nghĩ rằng hồ sơ vay vốn của họ sẽ bị từ chối. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra phần lớn các DNNVV không sử dụng nợ trong cơ cấu vốn. Kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới năm 2012 cho thấy trung bình chỉ có 36% các DNNVV đi vay, có nghĩa là hơn 60% số DNNVV không tiếp cận với nguồn vốn vay. Tuy nhiên, có rất ít tài liệu nói về tình trạng các doanh nghiệp tốt không đi vay vì sợ bị từ chối hoặc đã vay nhiều lần nhưng không được vì nhóm đối tượng này các ngân hàng rất khó có được thông tin và nó cũng không ảnh hưởng đến rủi ro trong danh mục cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khi chấp nhận tham gia tín dụng lại có xu hướng lựa chọn tín dụng không chính thức làm nguồn tài trợ chính. Nghiên cứu của McMillan và Woodruff (1999) chỉ ra nguồn tín dụng phi chính thức gồm các khoản vay từ người thân, bạn bè, tín dụng thương mại được các DNNVV sử dụng thường xuyên ở Mexico trong khi đó chỉ có khoảng 2,5% số doanh nghiệp được khảo sát có vay ngân hàng trong giai đoạn khởi nghiệp. Tương tự như vậy, dựa trên kết quả khảo sát được tiến hành ở Nagppur, Ấn Độ, Kampala và Uganda, Aliber (2002) chỉ ra rằng các nguồn tín dụng không chính thức tại Ấn Độ còn quan trọng hơn so với các nguồn tín dụng chính thức ở trên khía cạnh trong giai đoạn khởi nghiệp va duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc lựa chọn tín dụng ở các nước có khác nhau. Tại các nước phát triển thì vốn tự có và tín dụng ngân hàng là các nguồn tài trợ chính của DNNVV. Nghiên cứu của của Hughes (1997) sử dụng dữ liệu điều tra khảo sát
  20. 11 DNNVV tại Anh trong giai đoạn 1987-1989 cho thấy các DNNVV phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại nhưng tín dụng ngân hàng mới là nguồn quan trọng nhất. Ngoài ra, các nguồn đến từ thuê tài chính, vốn góp cổ đông, bao thanh toán cũng là lựa chọn của DNVVN tại Vương quốc Anh. Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành tại Anh là của Doherty (2013) chỉ ra các DNNVV ngoài huy động vốn từ các nguồn tín dụng truyền thống như: vay ngân hàng, thấu chi, thẻ tín dụng thì có đến 22% số doanh nghiệp khảo sát lựa chọn tài trợ vốn từ công chúng qua phát hành các giấy tờ có giá. Nghiên cứu Berger and Udell (1998) sử dụng dữ liệu khảo sát cấp quốc gia tại Mỹ năm 1993, qua quá trình phân tích, đánh gia hai ông đã kết luận các DNNVV sử dụng nhiều nhất vốn tự có, sau đó đến tín dụng từ các ngân hàng và tín dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại), ba nguồn vốn này chiếm 70% tổng nguồn vốn mà các DNNVV sử dụng cho kinh doanh. Tại các quốc gia kém phát triển thì nguồn vốn tự có và tín dụng không chính thức được các DNNVV ưu tiên lựa chọn. Nghiên cứu của Amissah và Gbandi (2014) chỉ ra rằng DNNVV ở các nước châu Phi lượng vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 15% tổng vốn, thay vào đó DNNVV chọn vốn từ các chương trình hỗ trợ cho vay doanh nghiệp xã hội của Chính phủ, nguồn này chiếm khoảng 38%, còn lại là các nguồn từ nguồn phi chính thức như bạn bè, gia đình, người thân, tín dụng tư nhân. Tại Việt Nam các nghiên cứu cũng chỉ ra đặc điểm lựa chọn tài trợ vốn của các DNNVV là vốn tự có, vay ngân hàng và vay bạn bè, người thân. Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2009) về lựa chọn vốn của DNNVV Hồ Chí Minh đã chỉ ra khi mới thành lập tỷ lệ vốn điều lệ chiếm tỷ lệ rất cao (73,20%) nhưng đến thời điểm khảo sát thì tỷ lệ này đã giảm còn 64,90% thay vào đó là do sự gia tăng của các nguồn vốn khác: nợ nhà cung cấp, vay ngắn hạn ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng và vay khác (vay nội bộ, bạn bè, người thân..).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2