intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:242

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về phát triển DVTV M&A; Cơ sở luận về phát triển DVTV M&A; Thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam; Giải pháp phát triển DVTV M&A tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----- LƯƠNG MINH HÀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN M&A DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2024
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ----- LƯƠNG MINH HÀ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN M&A DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TÔ KIM NGỌC 2. PGS.TS. ĐỖ THỊ VÂN TRANG HÀ NỘI, 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng trong công trình đều được trích dẫn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án có tính độc lập, số liệu và dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu đảm bảo phản ánh thực tiễn vấn đề nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2024 Nghiên cứu sinh Lương Minh Hà
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nghiên cứu sinh xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Tô Kim Ngọc và PGS.TS. Đỗ Thị Vân Trang - những người đã luôn nhiệt tình, tận tâm và đầy trách nhiệm định hướng, truyền đạt các kiến thức khoa học, không ngừng khích lệ và chia sẻ về tinh thần trong suốt thời gian thực hiện Luận án. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Khoa, các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp Khoa Tài chính, Bộ môn Định giá tài sản và Mua bán sáp nhập doanh nghiệp đã hết sức tạo điều kiện hỗ trợ cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình hoàn thành công trình nghiên cứu này. Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn thành viên các hội đồng phản biện đã có những nhận xét khoa học, góp ý xác đáng và hợp lý trên tinh thần xây dựng để có thể từng bước hoàn thiện Luận án. Nghiên cứu sinh xin được cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học cùng các Thầy Cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh tại Học viện Ngân hàng đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu để tác giả hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tác giả xin được gửi tặng công trình đến gia đình thân yêu và những người bạn đã đồng hành, đã luôn giúp đỡ, san sẻ và khích lệ tinh thần tác giả trên chặng đường học tập và hoàn thiện Luận án. Nghiên cứu này sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu đi sự tin tưởng, thấu hiểu và giúp sức của tất cả mọi người! Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2024 Nghiên cứu sinh Lương Minh Hà
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP ............................................ 8 1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ................ 8 1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với hiệu quả thương vụ ............................................................................................................. 8 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ........................................................................................ 12 1.2. Nghiên cứu về phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp17 1.3. Khoảng trống nghiên cứu rút ra từ tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu của Luận án .............................................................................................................. 21 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LUẬN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 23 2.1. Cơ sở luận về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp .............................................................................. 23 2.1.1. Tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ......................................... 23 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ....................................................................................................................... 32 2.1.3. Nội dung tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ..................................... 38 2.1.4. Phân loại dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ........................ 44 2.1.5. Hiệu quả dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ........................ 51
  6. iv 2.2. Cơ sở luận về Phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp .................................................................................................................................. 55 2.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 55 2.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ....................................................................................................................... 59 2.2.3. Sự cần thiết phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.... 68 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp... 71 2.3.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................................... 71 2.3.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................. 77 2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................. 83 2.4.1. Phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Mỹ................. 83 2.4.2. Phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại các nước Châu Âu ............................................................................................................................. 86 2.4.3. Phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Châu Á .......... 88 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 90 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ............................ 91 3.1. Tổng quan hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam .......... 91 3.1.1. Theo số lượng thương vụ ............................................................................... 91 3.1.2. Theo Giá trị thương vụ ................................................................................... 92 3.1.3. Theo các ngành kinh tế ................................................................................... 93 3.1.4. Theo chủ thể thực hiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp .......................... 94 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam .......................................................................................................................... 96 3.2.1. Theo các tiêu chí định lượng .......................................................................... 96 3.2.2. Theo các tiêu chí định tính ........................................................................... 117 3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ............................................................................ 127
  7. v 3.3.1. Dữ liệu và mô hình nghiên cứu .................................................................... 127 3.3.2. Kết quả mô hình ........................................................................................... 132 3.3.3. Kết luận từ nghiên cứu định lượng ............................................................... 134 3.4. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam............................................................................................................ 137 3.4.1. Kết quả đạt được .......................................................................................... 137 3.4.2. Các hạn chế còn tồn tại ................................................................................ 142 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................................. 147 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 159 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁP TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ....................................................... 160 4.1. Định hướng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ........................................................................................................................ 160 4.1.1. Bối cảnh phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thời gian tới ................................................................................................................................ 160 4.1.2. Bối cảnh phát triển dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập thời gian tới ............ 162 4.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam................................................................................................................. 163 4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ........................................................................................................................ 167 4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tư vấn ................................................ 167 4.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.... 171 4.2.3. Hoàn thiện danh mục sản phẩm dịch vụ hỗ trợ dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ................................................................................................. 174 4.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng dữ liệu, thông tin ........................................................ 178 4.2.5. Chú trọng đối tượng các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ .............. 181 4.3. Các khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam ................................................................................................ 185 4.3.1. Đối với công ty thực hiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp .................... 185
  8. vi 4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý ......................................................................... 189 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 198 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 199 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 200 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CAR Cummulative Abnormal Return (lợi nhuận bất thường tích luỹ) DD Due Diligence (thẩm định chi tiết/rà soát đặc biệt) DVTV Dịch vụ tư vấn DN doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng thu nhập quốc nội M&A Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp NHĐT ngân hàng đầu tư NHTM Ngân hàng thương mại CTTV công ty tư vấn CTCK công ty chứng khoán TTCK thị trường chứng khoán TĐG thẩm định giá TC tài chính UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà nước WACC chi phí sử dụng vốn bình quân
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các dạng cấu trúc M&A .......................................................................... 24 Hình 2.2. Sự tham gia của tư vấn M&A theo giai đoạn của thương vụ ................... 46 Hình 2.3: Nội hàm phát triển DVTV M&A ............................................................. 57 Hình 2.4: Cấu trúc sản phẩm dịch vụ một NHĐT điển hình ......................................... 76 Hình 2.5: Tỷ trọng giá trị M&A xuyên quốc gia trong giá trị vốn FDI đầu tư vào các nước trên thế giới giai đoạn 2000 - 2023 ................................................................. 80 Hình 3.1: Số lượng thương vụ M&A tại Việt Nam 2000 – 2023 ............................ 91 Hình 3.2: Hoạt động M&A tại Việt Nam 2000 –2023 ............................................ 92 Hình 3.3: Tỷ trọng số thương vụ M&A tại Việt Nam theo giá trị giao dịch ........... 92 Hình 3.4: Tỷ trọng M&A theo ngành kinh tế theo giá trị thương vụ giai đoạn 2000 - 2023 ......................................................................................................................... 92 Hình 3.5: Thống kê giá trị và số lượng thương vụ M&A sử dụng tư vấn tại Việt Nam 2000 – 2023 ............................................................................................................. 99 Hình 3.6: Tỷ trọng số lượng thương vụ sử dụng DVTV M&A tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2023 ............................................................................................................. 94 Hình 3.7: Tương quan giá trị thương vụ M&A sử dụng tư vấn và không sử dụng tư vấn giai đoạn 2000 – 2023 ..................................................................................... 101 Hình 3.8: Tỷ trọng và doanh thu phí tư vấn tại các CTCK Việt Nam 2000 – 2023 ..... 102 Hình 3.9: Tỷ trọng doanh thu tư vấn so với tổng doanh thu cung cấp dịch vụ tại các CTCK 2000 – 2023 ............................................................................................... 116 Hình 3.10: Tỷ trọng theo quốc gia các CTTV M&A Việt Nam 2000 – 2023 ........ 121 Hình 3.11: Giá trị bình quân một giao dịch M&A theo DVTV 2000 – 2023 ....... 138 Hình 3.12: Tổng hợp đánh giá chất lượng DVTV M&A tại Việt Nam ................. 140 Hình 3.13: CAR cổ phiếu VCF trước và sau ngày M&A .......................................... 141 Hình 3.14: Tăng trưởng tổng tài sản 38 CTCK 2000 – 2023 ................................ 142 Hình 3.15: Giá trị doanh thu tư vấn tại 10 CTCK lớn nhất về Tổng tài sản 2000 – 2023 ....................................................................................................................... 144
  11. ix Hình 3.16: Tỷ trọng doanh thu tư vấn tại 10 CTCK hàng đầu 2000 – 2023 ......... 145 Hình 3.17: Sự phát triển thị trường vốn Việt Nam 2011 – 2023 ........................... 155 Hình 3.18: Hoạt động M&A theo giá trị thương vụ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á 2000 – 2023 .............................................................................................. 156 Hình 3.19: Tỷ trọng FDI/GDP các nước ASEAN 2000 – 2022 ............................ 157
  12. x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Bảng xếp hạng các tư vấn hàng đầu tại Mỹ 2023 .................................... 84 Bảng 2.2. 10 công ty tư vấn M&A 2023 tại Châu Âu theo giá trị và số lượng thương vụ .............................................................................................................................. 87 Bảng 3.1: M&A tại Việt Nam theo đối tượng thực hiện 2000 – 2023 .................... 95 Bảng 3.2: Tỷ trọng giá trị và số lượng thương vụ M&A công bố theo quốc gia bên mua tại Việt Nam 2000 - 2023 ................................................................................ 95 Bảng 3.3: Bảng các biến sử dụng trong mô hình ................................................... 104 Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình đối với bên Bán ........ 108 Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình đối với bên Mua ....... 108 Bảng 3.6: Tác động của DVTV M&A đến CAR bên Mua .................................... 115 Bảng 3.7: Tác động của DVTV M&A đến CAR của cổ đông bên bán .................. 115 Bảng 3.8: Kiểm định t-test CAR theo nhóm thương vụ sử dụng DVTV M&A .... 115 Bảng 3.9: Mô tả các công ty trong mẫu nghiên cứu............................................... 115 Bảng 3.10: So sánh chỉ tiêu tài chính các công ty theo DVTV M&A 2000 – 2023..... ................................................................................................................................ 115 Bảng 3.11: Các CTTV luật hàng đầu trong các thương vụ M&A tại Việt Nam 2000 – 2022 ....................................................................................................................... 120 Bảng 3.12: Danh sách 10 CTTV tài chính M&A tại Việt Nam 2000 - 2023 ............. 6 Bảng 3.13: Các yếu tố tác động đến việc sử dụng DVTV trong thương vụ M&A....... 130 Bảng 3.14. Kết quả hồi quy logit yếu tố ảnh hưởng nhu cầu DVTV M&A và mức độ ảnh hưởng biến độc lập tới biến phụ thuộc ............................................................ 133 Bảng 3.15: Nguồn lực cho DVTV M&A tại Việt Nam 2023 ................................ 139 Bảng 3.16: Danh sách các công ty tư vấn M&A uy tín hàng đầu tại Việt Nam 2009 – 2023 ........................................................................................................................ 150
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong xu thế phát triển và hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần đến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) như một lựa chọn tất yếu trong số các phương án tái cấu trúc nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng và tạo ra giá trị vượt trội cho chủ sở hữu. Kể từ những thương vụ đầu tiên thực hiện vào khoảng năm 1995, tính đến nay M&A đã có lịch sử gần 30 năm xuất hiện tại Việt Nam. Tổng giá trị các thương vụ được công bố trong giai đoạn từ 2000 đến hết 2023 ước tính lên tới hơn 90,5 tỷ USD. Trong đó, riêng thương vụ sáp nhập ngược giữa Vinfast (Việt Nam) và Black Spade Acquisition Co (Hong Kong) năm 2023 đã có giá trị ước tính 23 tỷ USD. Những chuyển biến này cho thấy vị trí và vai trò không thể thiếu của hoạt động M&A trong chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại. Dịch vụ tư vấn M&A được hiểu là tập hợp các chiến lược, giải pháp cung cấp cho bên Mua hoặc bên Bán theo yêu cầu nhằm giúp các bên hoàn tất thương vụ một cách hiệu quả và thu về các lợi ích nhất định. Quá trình thực hiện một thương vụ M&A thường kéo dài và yêu cầu sự tham gia của nhiều bên. Trong đó, các công ty tư vấn đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở nhiều mặt như (Bowers & Miller, 1990): người tìm kiếm các đối tác phù hợp, người kết nối thông tin, người giúp hoàn thành thương vụ hay người hỗ trợ cho thương vụ đem lại giá trị cho cổ đông. Trong giai đoạn 1993 – 1996 tại Mỹ, bên Bán có sử dụng ngân hàng đầu tư (NHĐT) tư vấn sẽ thu về giá trị phụ trội trong giá bán (premium price) cao hơn mức thặng dư trung bình 31,6% so với mức 26,1% nếu không sử dụng dịch vụ tư vấn (DVTV); trong khi nếu bên Mua có sử dụng DVTV, chi phí phụ trội phải trả trong giá mua là 30,3%, thấp hơn mức 32,3% của bên mua không sử dụng dịch vụ (Mạc Quang Huy, 2009). Tại các nước phát triển, các công ty tư vấn thường có mặt trong các thương vụ với tỷ lệ rất cao, khi bên Mua và bên Bán thực hiện M&A, thường từ 80% trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại Việt Nam vẫn ở mức thấp, theo số liệu thống kê Thomson Reuters, tỷ lệ sử dụng tư vấn M&A chưa đến 35% số các thương vụ M&A được công
  14. 2 bố. Thêm vào đó, nội dung tư vấn chưa đa dạng, hiệu quả tư vấn đối với bên Mua chưa đạt kỳ vọng và thị phần cung cấp DVTV phần lớn vẫn thuộc về các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Thực trạng đó là hệ quả do nhiều nguyên nhân. Các công ty Mua, công ty Bán khi thực hiện giao dịch M&A chưa thực sự nhìn nhận đúng về vai trò của các công ty tư vấn, nhiều trường hợp đơn vị tư vấn chưa tạo được sự tin tưởng hoàn toàn do những đặc thù về thông tin tại thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay các hoạt động tư vấn M&A của công ty trong nước vẫn còn sơ khai, chưa có tổ chức đứng ra xếp hạng các trung gian như các công ty tư vấn và điều này cũng là một trong các hạn chế của nước ta trong lộ trình nâng hạng tiến đến thị trường mới nổi (emerging market). Những tồn tại đó đã dẫn tới hoạt động tư vấn M&A nói chung và DVTV M&A nói riêng tại Việt Nam chưa phát triển và do vậy, phần nào chưa tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A và tỷ lệ thất bại trong các thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 60% số thương vụ công bố, theo một khảo sát của công ty kiểm toán KPMG (Hoàng Ngân, 2024). Phát triển DVTV M&A không chỉ có ý nghĩa đối với các công ty thực hiện M&A mà còn đối với sự phát triển của các dịch vụ NHĐT và sự hoàn thiện của thị trường tài chính. Tuy nhiên, các công trình tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu đối với hoạt động M&A nói chung, trong một số ngành nổi bật như tài chính – ngân hàng hay các công ty niêm yết ở các giai đoạn cụ thể hoặc khai thác các khía cạnh chuyên sâu như pháp lý, tài chính, quản trị công ty hậu sáp nhập. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu cơ sở luận về DVTV M&A, đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam, đánh giá mối liên hệ của việc sử dụng tư vấn với hiệu quả thương vụ M&A, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng DVTV M&A trong các thương vụ M&A sẽ góp phần hình thành các cơ sở luận chuyên sâu và gợi ý các giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Từ đó, “Nghiên cứu hoạt động tư vấn M&A doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
  15. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Luận án nhằm thực hiện hai mục tiêu tổng quát như sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam từ góc nhìn các tổ chức cung cấp DVTV, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế đó. Thứ hai, đưa ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trên cơ sở thực trạng phát triển DVTV M&A và định hướng phát triển DVTV M&A. 2.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu tổng quát như sau: Một là, xây dựng khung lý thuyết về phát triển DVTV M&A, trọng tâm là hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển DVTV M&A Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVTV tại Việt Nam dựa trên hệ thống các tiêu chí đã xây dựng Ba là, nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phát triển DVTV M&A tại Việt Nam Bốn là, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV M&A, đề xuất giải pháp phát triển DVTV tại Việt Nam. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu tổng quát và cụ thể, Luận án lần lượt giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: DVTV M&A là gì? Những tiêu chí nào đánh giá sự phát triển DVTV M&A? Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tư vấn M&A hiện nay tại Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Việc sử dụng DVTV M&A có những tác động như thế nào đến hiệu quả của thương vụ M&A tại Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển DVTV M&A tại
  16. 4 Việt Nam? Câu hỏi 5: Những giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển DVTV M&A tại Việt Nam là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là Phát triển DVTV M&A. Hoạt động tư vấn M&A bao gồm nội hàm rộng và bao quát, từ mục tiêu, động cơ, phương tiện, nội dung đến quá trình, hành động đạt mục tiêu của hoạt động này. Trong phạm vi của Luận án, để đạt mục tiêu nghiên cứu một cách trọng tâm thông qua một kết cấu chặt chẽ, logic từ các chương, mục và mục con của nội dung công trình, nghiên cứu sinh tập trung vào đối tượng phát triển dịch vụ tư vấn M&A. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Hoạt động tư vấn M&A bao gồm nội hàm cùng ngoại diên rộng và bao quát, từ mục tiêu, động cơ, phương tiện, nội dung đến quá trình, hành động cũng như các chủ thể liên quan để đạt mục tiêu của hoạt động này. Do đó, Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển của DVTV M&A tại Việt Nam từ góc nhìn các tổ chức tư vấn nhằm hướng đến giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả và trọng tâm. Phạm vi về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu với các thương vụ M&A tại Việt Nam và các tổ chức tư vấn M&A tại Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Ngày 10/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động, sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự vận động của thị trường tài chính nói chung, cung cấp một phương tiện hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt nam thực hiện các dự án kinh doanh cần nguồn vốn lớn, trong đó có hoạt động M&A. Các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, công ty luật với tư cách tổ chức cung cấp DVTV nói chung, tư vấn M&A nói riêng, cũng bắt đầu xuất hiện và phát triển từ khoảng thời gian này. Do đó, Luận án nghiên cứu sự phát triển DVTV M&A đối với các thương vụ M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2023. Các cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia được thực hiện năm cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
  17. 5 Khuyến nghị chính sách được xác định theo lộ trình thực hiện dự kiến đến 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính: luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích các dữ liệu thứ cấp về tư vấn M&A trong các thương vụ M&A cũng như tại các công ty cung cấp dịch vụ M&A. Đồng thời, Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (phỏng vấn sâu) với các chuyên gia cao cấp có kinh nghiệm thực hiện M&A và tư vấn M&A tại Việt Nam. Phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview) là phương pháp nghiên cứu phổ biến dành cho các nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm các đánh giá, các cảm nhận của người được phỏng vấn với các vấn đề nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện theo một khung câu hỏi có sẵn nhưng tuỳ nội dung trả lời của chuyên gia, câu hỏi sẽ được điều chỉnh để phù hợp với đối tượng phỏng vấn mà vẫn đảm bảo nội dung chính. Thời lượng các cuộc phỏng vấn từ 45 đến 60 phút. Nội dung các cuộc phỏng vấn đều được ghi âm và đều được sự đồng thuận của người được phỏng vấn về mục đích sử dụng cũng như bảo mật thông tin. Với tính chất như vậy, phỏng vấn bán cấu trúc có cỡ mẫu rất khác so với phỏng vấn cấu trúc (structure interview) thường được biết đến dưới hình thức bảng hỏi điều tra theo mẫu cố định. Thông thường, cỡ mẫu sẽ do mức độ bão hoà thông tin quyết định. Nghiên cứu định lượng: Các kỹ thuật hồi quy định lượng được sử dụng gồm: hồi quy logit (Logistic regression), hồi quy Bình phương tổng quát khả thi (Feasible Genaralized Least Squared - FGLS) và nghiên cứu sự kiện (event study). Trong đó, nghiên cứu sự kiện và hồi quy FGLS được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả của sử dụng DVTV đối với việc tạo ra giá trị cho cổ đông công ty thực hiện M&A (bên Mua, bên Bán). Luận án sử dụng hồi quy FGLS trong tình huống kết quả của các kiểm định hồi quy Bình phương nhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) với dữ liệu bảng tồn tại các khuyết tật ảnh hưởng đáng kể đến tính vững của các kết quả hồi quy. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình FGLS là lợi nhuận bất thường tích lũy (Cummulative Abnormal Returns - CAR) trong khoảng thời gian 01 tuần (05 ngày làm việc) trước và sau thời điểm công bố
  18. 6 thông tin (Estimation Window). Sự có mặt của DVTV M&A đóng vai trò như biến giải thích về thay đổi của CAR trong các giao dịch M&A của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Ước tính về CAR của bên bán và bên mua tuân theo các quy trình được thiết lập sử dụng trong các nghiên cứu sự kiện phổ biến (Fama và cộng sự., 1969) và (Bradley Micheal và cộng sự., 1988). Thời gian để xác định lợi nhuận bình thường (Normal Return – NR) của chứng khoán là giai đoạn 120 ngày trước ngày xảy ra sự kiện (ngày -135 đến -15 trước ngày 0). Với giả thiết trong khung thời gian này không có sự kiện M&A nào diễn ra. Như vậy lợi nhuận trung bình giai đoạn từ -135 đến - 15 có thể dùng như NR để ước lượng CAR trước ngày giao dịch. Hồi quy logit áp dụng trong mô hình xem xét khả năng sử dụng DVTV trong một thương vụ M&A dựa trên các đặc điểm của thương vụ đó, vận dụng mô hình từ nghiên cứu của (Cao Kien và cộng sự., 2017) với thị trường Malaysia. Mô hình giúp xem xét sự phát triển về quy mô của DVTV M&A thông qua đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng DVTV trong một thương vụ M&A tại Việt Nam. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu về M&A và DVTV M&A, Luận án đã đóng góp về mặt cơ sở luận trên các khía cạnh sau: Một là, Luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí đầy đủ và bao quát nhằm đánh giá mức độ phát triển DVTV M&A trên góc nhìn tổ chức tư vấn bao gồm bốn tiêu chí định tính và sáu tiêu chí định lượng. Hai là, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở luận về hoạt động M&A, tập trung vào các nội dung liên quan đến DVTV M&A. Ba là, Luận án đã đưa ra quan điểm cá nhân về khung lý luận cơ bản của DVTV M&A và phát triển DVTV M&A. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã đóng góp về mặt thực tiễn trên những khía cạnh sau: Một là, phân tích khái quát thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng, tập trung cho giai đoạn từ năm 2000
  19. 7 đến năm 2023. Luận án là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng thực nghiệm, đánh giá một cách sâu, rộng về thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam trên góc nhìn tổ chức tư vấn. Hai là, đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triển DVTV M&A trong điều kiện Việt Nam từ góc nhìn của các công ty cung cấp DVTV. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện toàn diện, hiệu quả các giải pháp, hướng đến sự phát triển của DVTV M&A tại Việt Nam về cả số lượng và chất lượng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Danh mục bảng biểu, nội dung chính của Luận án được kết cấu làm bốn chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển DVTV M&A Chương 2. Cơ sở luận về phát triển DVTV M&A Chương 3. Thực trạng phát triển DVTV M&A tại Việt Nam Chương 4. Giải pháp phát triển DVTV M&A tại Việt Nam
  20. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp Các nghiên cứu về DVTV M&A trên thế giới hầu hết tập trung vào hai nội dung chính, đó là: i) hiệu quả DVTV và ii) các yếu tố ảnh hưởng đến DVTV. 1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp với hiệu quả thương vụ Thu hút số lượng hàng đầu trong loạt công trình về tư vấn M&A, hiệu quả các giao dịch M&A có sự tham gia của nhà tư vấn luôn gây được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học. Mặc dù vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn toàn đồng thuận, các tác giả vẫn tìm thấy các bằng chứng cả tích cực lẫn tiêu cực của tư vấn M&A lên các thương vụ trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, vai trò của tư vấn M&A còn thể hiện ở khía cạnh vĩ mô, trong việc có những đóng góp đáng kể vào thúc đẩy các làn sóng M&A ở một số quốc gia trên thế giới. Việc tham gia của DVTV M&A lợi ích cho thương vụ được giải thích dựa trên các giả thuyết chính gồm: • Giả thuyết về 'giao dịch tốt hơn' (better deal): giả thuyết này giải thích rằng các công ty tư vấn sẽ nỗ lực thực hiện nghiệp vụ một cách tốt nhất, mang lại những cơ hội tốt hơn cho khách hàng (bên mua, bên bán), từ đó tạo uy tín, thu hút sự chú ý của thị trường trong sử dụng dịch vụ. Với tư cách là 'người mai mối' chuyên nghiệp, Russo và Perrini (2006) cho rằng các tư vấn có thể xác định các mục tiêu M&A tốt hơn, giúp tăng thêm giá trị cho công ty mua lại và tạo ra sức mạnh cộng hưởng lớn hơn với chi phí thấp hơn. Các nghiên cứu của Bowers & Miller (1990), Thomas (1995), Servaes và Zenner (1996), Ismail (2010) cũng cùng quan điểm này. • Giả thuyết 'thông tin bất cân xứng' (information asymetries): các bên tham gia thương vụ thường không có đầy đủ thông tin phục vụ ra quyết định, sự tham gia tư vấn sẽ giải quyết vấn đề này và từ đó tăng lợi ích cho các bên. Trong giả thuyết này Bowers & Miller (1990), Servaes và Zenner (1996), Angwin (2001) Kisgen và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2